Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Khi ngành ngoại giao VN quá kém


Tôi cố gắng hết sức để tìm ra một điểm sáng nào đó nhằm không đứng về phe phái hay đả kích cá nhân hay tổ chức nào, nhất là soi vào kinh tế, chính trị của VN thì việc tìm ra một điểm sáng nhằm ca tụng người nhà của đảng CSVN mà bất thành, là nó còn khó hơn mò kim đáy bể, nên cuối tuần tôi lại đi sang lĩnh vực khác là ngành ngoại giao đối ngoại của VN thì thấy điểm kém và điểm xấu dễ hơn là đi mua lọ nước hoa,…

Đó sau khi VN tổ chức APEC xong thì mọi thứ gần như im lặng đáng sợ, đó là sự thất bại của cái Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, dù rằng nó được đổi tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và đối tác Canada gần như mất tích là bây giờ vẫn không hồi âm, mặc dầu Canada mới là quốc gia có nhiều lợi ích nhất về ngoại thương CPTPP cùng với VN.

Rồi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và quy tụ tới 28 nước thành viên EU, đó là cái EVFTA này VN đeo đuổi nhiều năm tốn kém, và hiện nay nó cũng hết còn đề cập nữa. Còn cái Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, hay Regional Comprehensive Economic Partnership, gọi tắt là RCEP, do TQ dẫn đầu đề xuất thì nó cũng bị sứt mẻ, vì ai cũng ngại hàng hóa của TQ tràn ngập thị trường họ,…

Đã thế trong hành động gần đây thì nhiều nước như Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thuế vào ngành thép của VN vì lý do họ nghi ngờ thép TQ mang nhãn mác VN, phía VN thì phản ứng phát ngôn mơ hồ ấp úng, rồi thủy sản tôm cá của VN cũng thế,…

Trong đối thoại và hợp tác với nước đàn em Campuchia, đó là VN cũng gặp thất bại ê chề là bất chấp ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Campuchia, và cả ngành ngoại giao, rốt cuộc sau đó Campuchia đã gây sốc cho VN nhiều điều khó tưởng tượng nổi là họ lên kế hoạch trục xuất người VN ở Campuchia, kể cả những người VN sống lâu năm ở xứ này,…

Thậm chí là trong chiến lược tranh giành sự ủng hộ của quốc tế về tranh chấp Biển Đông thì ngành ngoại giao của VN thất bại ê chề là kém xa rất nhiều ngành ngoại giao của Philippines, có thể nói Philippines thể hiện đẳng cấp vượt bậc VN về chuyện này, mặc dầu Philippines lại là quốc gia cực kỳ kém cỏi trong vấn đề bang giao quốc tế, vậy mà họ luôn thể hiện sự đẳng cấp vượt chội cao hơn VN, dù rằng quan chức Philippines không được đào tạo bài bản như VN.

Mặc dầu ngành ngoại giao của VN bị thất bại tồi tệ trong năm 2017 vừa qua, nhưng người ta vẫn quen thói khó sửa là vẫn ca ngợi là một năm đầy thành công của ngành ngoại giao VN, nó giống như con bệnh đang mắc chứng bệnh quá nặng, thay vì cần khai bệnh tật ra để mà cải sửa thì họ vẫn nói là họ khỏe mạnh, kết cục bệnh nhân ngày càng ốm yếu là hết thuốc chữa.

Hãy nhớ rằng, kể từ năm 2013 trở về năm 2018, hay kể cả trước đây, đó là ngành ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng là quá kém cỏi trong công tác đối ngoại bang giao quốc tế.

Có một điều tôi xem lại hồ sơ trong năm 2017 vừa qua khi ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng, có thể là đổ vỡ hoàn toàn trong chiến lược đối ngoại từ chính trị cho tới kinh tế.

Mặc dầu ai cũng rất ngạc nhiên là lĩnh vực ngoại giao của VN bổ nhiệm rất chặt chẽ là từ người phát ngôn  Bộ Ngoại giao Việt Nam cho tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng thế, chưa tính cấp phó, thì hầu hết được đào tạo bài bản là chặt chẽ không chút sơ hở nào. Đó là họ phải tốt nghiệp rất chặt chẽ chuyên môn về ngoại giao như vào chuyên ngành Học viện Quan hệ Quốc tế,  Học viện Ngoại giao Việt Nam,… tức là quốc gia này có hẳn một trường đại học, gọi là Học viện Ngoại giao để đào tạo quan chức về ngoại giao mà còn đưa ra nước ngoài gọi là học cử tuyển để lấy bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ về ngoại giao, bang giao quốc tế.

Không nói về những ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao mà chỉ cần nói về “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam” thì rất ít sơ hở, ví dụ như Lê Hải Bình, từng giữ chức à Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đó là còn với thành tích kinh nghiệm quá chặt chẽ tới mức không một chút sơ hở nào, là ông Lê Hải Bình này từng là “là Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”, rồi nay là kinh nghiệm “Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao”,…

Còn thời nay thì bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, và bà này còn đương chức vụ trước đó là “Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”m bà này có bằng thạc sĩ Ngoại giao và Truyền thông Quốc tế, Đại học West of England (UK),…Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-ngoai-giao-co-nu-phat-ngon-vien-moi-363974.html

Đó là câu chuyện hiếm có nơi nào trên thế giới như ở VN là ngành ngoại giao được chọn lọc rất kỹ càng, nhưng khốn nỗi họ hay phát biểu trước quốc tế hay quốc nội rất nhàm chán là hay lặp đi lặp lại câu nói gần như họ học thuộc lòng như một cái máy tính được lập trình cài đặt sẵn trong đầu. Còn phát biểu trước quốc tế thì rất tệ là không sáng tạo từng tình huống bị phóng viên hay đối tác hỏi chệch hướng thì trả lời lẩm cẩm,…

Chuyện khó hiểu là ngành ngoại giao các nước tiên tiến như Mỹ, Âu châu, Nhật,… thì những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao như Bộ trưởng Bộ ngoại giao thì thường là họ không nhất thiết phải kinh nghiệm hay được đào tạo từ ngành ngoại giao. Họ có thể là một luật gia, một chuyên gia, hay nhà kinh tế học, hoặc một kỹ sư, hoặc chủ tịch và giám đốc điều hành một tập đoàn kinh tế nào đó,…ví dụ Mỹ có Rex Tillerson, là chủ tịch và giám đốc điều hành của ExxonMobil, thậm chí bà Hillary Clinton (chẳng liên quan đến ngoại giao), hay viên tướng 4 sao, là đại tướng Colin Powell – từng giữ chức vụ chỉ huy tối cao các  Lực lượng Bộ binh Mỹ tại Vùng Vịnh, và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân, và là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lần thứ 65, đó là Colin Luther Powell cũng chẳng liên quan gì tới ngành ngoại giao trong việc giáo dục cả.

Các chính quyền các nước Âu châu, Nhật,… nổi tiếng về ngoại giao rất thận trọng, nhưng những nhân vật ngoại giao đều cũng chả liên quan gì nhiều tới giáo dục phải là chính trị ngoại giao cả, đó là họ chỉ cần những người có kinh nghiệm giao tiếp hay có kinh nghiệm chiến lược trong nghề nghiệp của họ,…


Thậm chí Mark Zuckerberg ( Chairman & Chief Executive Officer, FB) sau đang âm mưu tranh cử tổng thống thứ 46 của Mỹ thì nếu đắc cử tổng thống thì cũng có thể  tiến cử nữ Sheryl K. Sandberg - Chief Operating Officer & Director làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ, mà đố ai “bẻ lưỡi” được Sheryl K. Sandberg.

9 nhận xét:

  1. Đại sứ quán cs ở chi lê sản xuất vây cá mập kìa Chị. http://autoxe.net/doi-song/kinh-hon-tren-noc-toa-dai-su-quan-viet-nam-tai-chile-phoi-kho-gan-100-con-ca-map.html

    Trả lờiXóa
  2. Nước khác họ cử người đã qua kinh nghiệm làm việc thực tế tức là đã chứng minh được năng lực thực tế. Còn VN thì nhân viên này chỉ biết có học lý thuyết thôi. Mà lý thuyết và thực tế lại rất khác xa nhau. Nhất là trong cái học viện ngoại giao của VN thì chất lượng của nó cũng không ra gì nên khi đụng chuyện thực tế thì nhân viên ngoại giao của VN rất lúng túng, khả năng xử lý tình huống kém. Đã vậy lại còn phải nói theo chỉ thị của đảng cộng sản VN nữa nên nó càng kém càng nhàm chán.

    Trả lờiXóa
  3. Rất Quan Ngại khi PT viết bài này. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  4. em luôn quan ngại sâu sắc thưa chị.
    cảm ơn chị!

    Trả lờiXóa
  5. Nhân vật chị PT nói đến đây:
    https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-yeu-cau-quoc-te-nhin-nhan-cong-bang-thanh-tuu-nhan-quyen/4215047.html

    Trả lờiXóa
  6. Cũng khó trách những nhân viên ngoại giao VN lắm chị ! Đâu chỉ có VN , cỏn có Trung Quốc , Bắc Hàn .... Mọi nhân viên ngoại giao đều phải theo ý đảng chỉ đạo . Nếu đảng không quan tâm thì lúc đó hoặc câm hoặc trả lời có lệ với cánh báo chí quốc tế mà thôi . Ngay từ ban đầu , họ chịu ảnh hưởng phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với đảng , và bị cấy vào não trạng chủ nghĩa Mac Le nên họ đã mất tự do trong phát ngôn cho dù họ học các trường ĐH quốc tế đi nữa . Không chỉ riêng ngành ngoại giao , mà còn nhiều bộ phận khác trong đảng không dám phát ngôn trái ý đảng . Họ được phép phát ngôn...... chửi tục tĩu mà thôi . He he .

    Trả lờiXóa
  7. Chúng tôi rất quan ngại về điều này.

    Trả lờiXóa