Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Triệu chứng BOT và gánh nợ xấu ngân hàng VN


Trước hết tôi nhắc nhở trong nghiệp vụ đầu tư dùng đòn bẩy tài chính là đi vay ngắn hạn mà tài trợ cho các dự án dài hạn thì nó là con đường nhanh nhất kéo nhau xuống vực sâu. Trong kinh tế học lớn hơn là các chính phủ trên thế giới hay bị vỡ nợ cũng thế là đi vay bằng ngoại tệ thiết kế ra các dự án dài hạn mà phát hành trái phiếu ngắn hạn để tài trợ các dự án vĩ cuồng kỳ hàn dài dai dẳng là thời gian trả nợ quá ngắn khi các tờ trái phiếu đáo hạn mà công trình đầu tư còn ngổn ngang thì mình khoét thêm hố nợ sâu hơn, kết cục khi phát hành nợ mới thì lợi suất trái phiếu sẽ cao bốc lên trời thì kinh tế thiếu vốn và vỡ nợ là không tránh khỏi. Các dự án BOT ở VN cũng vậy là bị vỡ kế hoạch vì người của đảng lâu nay họ vẫn có thói quen tư duy thiết kế ra theo kế hoạch và ném kế hoạch ấy theo chỉ tiêu đề ra mà họ tin rằng sẽ hoàn hảo, nhưng bây giờ đã khác là phí tổn và chi phí thuế má ở VN tăng quá cao người ta không thể trang trải cho các dự án BOT sai kế hoạch ấy thì vỡ hết kế hoạch.

Ôi thôi, VN sắp bước vào chu kỳ vận chuyển hàng hóa cao độ là chuẩn bị đón Tết Tây, rồi Tết Ta, và người ta cần phải thanh toán nợ nần ngân hàng thì có lẽ doanh nghiệp họ sẽ vận chuyển hàng hóa mạnh hơn mà triệu chứng BOT này đang cản trở vận chuyển hàng hóa của họ thì tôi e rằng nó sẽ giật sập luôn cả kế hoạch kinh tế theo chỉ tiêu đề ra. Tôi nghiệm ra rằng có lẽ BOT ở VN cần phải dừng hẳn qua Tết tây, Tết ta rồi hãy tính lại. Nếu mà vận chuyển hàng hóa đình đốn là rất nguy hiểm cho kinh tế. Đó là kinh nghiệm trên thế giới là tại TQ, và các nước Tây phương xưa kia bị lãnh đòn suy giảm kinh tế khi nghiệp đoàn vận tải họ biểu tình cả nước là mang xe tải ra xa lộ đình công, khiến hàng hóa bị kẹt cứng dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng như nước Pháp mấy năm trước chẳng hạn, và hậu quả mấy ông lãnh đạo bị cách chức và bay chức. Nó cũng dễ giải thích thôi, VN là quốc gia dựa vào xuất nhập khẩu lớn hơn tổng sản lượng kinh tế GDP thì rủi ro càng lớn nếu vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ thì hậu quả sẽ lung lay chế độ cũng khó tránh khỏi nên hết sức thận trọng về BOT này mà giải quyết cho hợp lý và tránh mang cái Bộ Công an can thiệp vào đây là càng gây bất ổn.

Đó là bài toán kinh tế tưởng đơn giản nhưng rất nguy hiểm là cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị ở VN sai hết trong thẩm lượng dự án đầu tư BOT. Đó là nhóm lợi ích quyền lợi của thiểu số bộc lộ công khai chi phối cả đất nước này.

Đó là nhiều người giật mình và cả những nhà báo ở VN cũng vậy là nhiều người tự hỏi vì sao tôi không ở đất nước này mà có những tiên báo dự đoán chinh xác cao độ về ngõ ngách nền kinh tế VN mà qua triệu chứng BOT. Đó là trước đây tôi nghiệm ra trong sự nghi ngờ là vì sao cái NHNN VN này tích cực bơm tiền lẻ mệnh giá 100 VND cấp cứu BOT Cay Lậy và tổng vốn đầu tư chỉ có 1.300 tỷ VND để truy thu cả hai ngả đường là trục đường chính Nam-Bắc quốc lộ 1, và trục đường tránh thị xã Cay Lậy (tuyên đường mà người ta buộc phải dời cái trạm BOT về đó). Vì tuyến quốc lộ 1 là đương bộ có sẵn, nó sở hữu toàn dân là có trước cả cái đảng cộng sản VN. Vì giới tài xê khi lưu thông trên đoạn đường ấy họ đã đóng phí hàng năm, có khi xe tải nặng phải đóng trên mức 17 triệu VND nên không thể viện cớ bất cứ lý do nào mà thu phí hay đặt trạm phí ở đó cả, và đừng lý luận nào ở đây cả.

Tuy nhiên trong hành động mới đây ông Thống đốc NHNN VN lên tiếng trên tờ Thanh Niên thừa nhận rằng: “Nhà đầu tư BOT không đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu”, tức là tôi trích một đoạn “Trong văn bản trả lời chất vấn vừa gửi đại biểu, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, nhiều chủ đầu tư dự án BOT năng lực tài chính còn hạn chế, vốn chủ yếu vay ngân hàng.”, và một đoạn nữa: đến cuối tháng 9, dư nợ đối với các dự án BOT, BT giao thông đã lên 90.311 tỉ đồng, tăng 3,53% so với cuối năm trước, chiếm 1,46% tổng dư nợ trong nền kinh tế.”. Ông Hưng-Thống đốc NHNN VN nói, nguồn trích dẫn tờ Thanh Niên: https://thanhnien.vn/thoi-su/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-nha-dau-tu-bot-khong-dam-bao-du-von-chu-so-huu-906773.html

Vậy là đã rõ bài toán mà tôi đã tư vấn cho nhà báo. Nó cũng giải thích khá đơn giản, đó là tôi ngạc nhiên là tờ tiền mệnh giá 100 VND ấy vì sao NHNN VN sốt sáng bơm ròng cho BOT Cai Lậy nhanh chóng như vậy. Và nó chỉ là tầm vóc vi mô nhỏ hẹp có 1.300 tỷ VND, trong khi tầm vóc vĩ mô lớn lao trên toàn quốc có giá trị kinh tế GDP tới 203 tỷ $, và xuất nhập khẩu hay tiêu dùng nữa có giá trị cả triệu và hàng triệu tỷ VND mà nền kinh tế thiếu tiền mệnh giá nhỏ từ 1000 VND, 2000 VN và 5000 VND mà NHNN VN này không in ra mà còn viện dẫn in ra sẽ lỗ nhiều tỷ VND thì đúng là quá rõ là nếu mà người dân VN họ có thay đổi chính trị thì cũng đáng, vì cả hệ thống chính trị cho tới kinh tế của VN hiện nay là vi phạm luật pháp vì làm sai hết, là họ không còn đại diện cho lợi ích của người dân mà đại diện cho nhóm lợi ích của vài thiểu số xâu xé đất nước.

Lý do dễ giải thích, đó là hiện nay đám người của Bộ GTVT vẫn cương quyết giữ nguyên cái trạm BOT Cai Lậy đó, ở bài báo này: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-kich-ban-giai-quyet-bot-cai-lay-cua-bo-giao-thong-3680172.html  mà đám người ở Bộ GTVT ấy vẫn lươn lẹo lỳ đòn, mà lẽ ra chính phủ VN này nên giải tán cái đám người Bộ GTVT ấy, thậm chí là truy tố cá nhân, kể cả ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ra tòa xét xử vì những sai trái đáng ghê tởm của ông này mà báo lề đảng là tờ Tuổi Trẻ cũng không còn phải kiêng nể ai, vì nó vi phạm quá nghiêm trọng.

Chuyện thứ nữa là vì sao NHNN VN đã biết được những chủ đầu tư vón ít nợ nhiều đòn bẩy tài chính lớn là đi vay ngân hàng làm dự án mà vẫn cho vay thì làm sai phạm nghiêm trọng về hệ thống tài chính ngân hàng VN.

Tôi hay nghi ngờ vì sao cả hệ thống chính trị cao nhất ở VN đã nhiều lần im tiếng về triệu chứng BOT Cai Lậy ấy, và họ duy ý chí quyết giữ cái trạm BỌT đặt chốt cả hai ngả đường mà hay thường thấy. Nếu như chi phí một dự án đầu tư BOT có giá 10 đồng thì trong ấy đi vay ngân hàng tới trên 8 đồng, hoặc tổng số tiền mà NHNN VN cho biết là châm vốn vào BOT hơn 90.311 tỷ VND, có thể là 100.000 tỷ VND thì chết kẹt cả hệ thống ngân hàng nếu người ta thu phí là di dời tất cả các trạm BỌT về chỗ “làm đâu thu đấy” thì chủ đầu tư BOT sẽ không thể kiếm ra phí tổn tài chính vay ngân hàng để trả nợ lẫn lãi đắp vào ấy. Thí dụ tổng mức đầu tư cho dự án là hơn 1,398 tỷ VND. Thời gian thu hồi vốn khoảng 7 năm 5 tháng. Bây giờ mình dễ tính ra nếu dời cái trạm thu phí ấy về vị trí đúng chức năng đầu tư của nó có lẽ người ta phải cần thời gian thu phí kéo dài tới mấy chục năm có khi là cả nửa thế kỷ, hoặc tệ lắm cũng 35-năm.

Điều đó có nghĩa là cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị cho tới thẩm định dự án đầu tư BOT ấy đều tính sai. Nếu thu phí tới 30-35 năm với việc dời cái trạm BOT Cai Lậy ấy về đường tránh thị xã Cai Lậy thì các khoản vay đáo hạn ngân hàng kỳ hạn như dự tính 5-7 năm thì cả hệ thống ngân hàng sẽ chất thêm nợ xấu khó đòi và sẽ mất. Nếu như triệu chứng domino dây chuyền  lan rộng cả nước thì hệ thống ngân hàng cho vay sẽ chất thêm núi nợ xấu cao hơn nữa,…

Tức là toàn bộ dự toán và tính toán của chủ đầu tư BOT, Bộ GTVT, các ngân hàng thương mại được sự chỉ định của NHNN họ tính toán đặt trạm BOT bóp yết hầu hai ngả đường ấy thì kỳ hạn thanh toán nợ vay có thể thu hồi vốn dự tính chỉ mất 5-năm là chi trả được các khoản vay cả lãi lẫn gốc (dự kiến) thì sẽ đảm bảo mọi thứ theo chỉ tiêu đề ra là cả NHNN cũng có lời, Bộ GTVT cũng có lợi, và nhóm lợi sẽ còn có lợi lớn khi có thể kỳ hạn dư ra mấy năm ấy tha hồ vét tiền.

Tuy nhiên sự việc bị đổ vỡ và bị vạch trần là nếu vây giờ BOT Cai Lậy dời về vị trị của nó là làm đâu thu tiền đó thì cả hệ thống cùng ôm của nợ là không ai chịu trách nhiệm, vì kỳ hạn thu hồi vốn sẽ kéo dài mà còn lỗ lã, nếu kéo dài kỳ hạn thu phí 10-năm, hay 20-năm, hoặc 30 năm để bù đắp phí tổn thì cũng không dễ là bởi vì các khoản vay nợ đáo hạn kỳ hạn ngắn như 5-năm thì chết kẹt cho cả hệ thống ngân hàng cho vay, điều đó nó lại làm gia tăng sổ nợ xấu ngân hàng. Đó là chỉ là cái BOT Cai Lậy thôi chứ tính hết các BOT trên đất nước này thì nó có thể làm hệ thống ngân hàng ở VN rơi vào tình trạng nguy ngập là không thể thu hồi vốn khi chơi trò con buôn cho vay dễ dãi, vì tin rằng có hệ thống công an, cảnh sát cơ động bảo vệ là họ đã quen thói bóp cổ người dân nhiều chục năm qua, có lẽ cái trò này bây giờ chấm dứt. Vì quan chức VN hiện nay quá giàu, tham nhũng quá nặng mà chẳng ai bị đem ra tòa xét xử hay tịch thu tài sản, nên vì đó mà người dân VN họ cũng không còn phải gồng gánh để mà nuôi quan tham ấy nữa bằng sức lao động của họ là bây giờ không dễ gì bóc lột được người dân như xưa nữa.

16 nhận xét:

  1. Tôi có xem một số bình luận và hồ sơ vê nó có lẽ hôm nào tôi phân tích tổng hợp lại như việc Mỹ áp thuế VN bị nghi ngờ dán mác TQ, kể cả Âu châu, Thổ Nhĩ Kỳ họ cũng áp thuế VN chứ không chỉ có Mỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cam on chi phuongtho toi di tim may thang nay hom nay moi gặp lai hihi

      Xóa
  2. Vấn đề đáng nói hơn ở đây bây giờ là Tổng Trọng (tức Trọng Lú) đã biến mất cả tuần nay, không thấy đâu, nghe thiên hạ đồn rằng Lão Lú đã đi trị bệnh ở Singapore. Có thể có gì đó ghê gớm tương tự như đã xảy ra với Trần Đại Quang

    Trả lờiXóa
  3. BOT đa phần là của Doanh nghiệp 'sân sau' lãnh đạo cấp cao cs và các dự án BOT luôn được chỉ định thầu. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  4. Vẽ tượng đài , cổng chào , trụ sở..đã lỗi thời...BOT cũng sắp sửa đi vào dĩ vãng..khi bị lật tẩy ..là một trong những thủ phạm ( triệu chứng )phá hoại nền kinh tế...nếu thực sự họ muốn giải cứu nền kinh tế thì phải trị nguyên nhân ( thể chế ) không còn phù hợp bởi vì đcs đã đứng trên cả Hiến pháp

    Trả lờiXóa
  5. Không biết tình hình BOT Cai Lậy rồi sẽ như thế nào. Cảm ơn chị Phương Thơ đã phân tích thấu đáo!

    Trả lờiXóa
  6. Trạm BOT Cai Lậy có vốn chỉ 200 tỷ, nhưng ngân hàng lại cho vay tới 1,100 tỷ, gấp 5 lần số vốn, nghĩa là đòn bẩy 1:5. Vậy thì quá rủi ro, lỡ mà không hiệu quả thì mất toi 1,100 tỷ của ngân hàng, rồi lấy tiền đâu mà trả lại người gởi và chi trả kinh phí hoạt động. Vì vậy, họ mới lỳ đòn tới cùng, quyết tâm giữ cái BOT Cai Lậy và đưa cả bộ công an và cả Nguyễn Xuân Phúc vào để đàn áp.

    Họ vẽ ra 3 kịch bản cho BOT Cai Lậy thì cái nào cũng có lợi cho họ mà thôi. Kịch bản 1 là giữ trạm BOT, mở thêm lanes để thu phí, Kịch bản 2 là thu phí tự động bằng máy móc. Kịch bản 3 là đặt 2 trạm thu phí, 1 ở quốc lộ 1, 1 ở đường tránh, để thu phí cả 2 đầu. Vậy thì với kịch bản nào thì họ cũng thu tiền, và dân cũng mất tiền cả.

    Ván bài BOT là ván bài chót của chế độ, vì họ tính moi tiền của dân theo kiểu này để bù đắp ngân sách và mua chuộc sự trung thành của đảng viên. Nếu ván bài BOT thất bại, thì sẽ sập kinh tế, có thể sập luôn chế độ, nên họ mới làm đủ cách để duy trì cái trạm BOT.

    Đặt trạm BOT thì kinh tế chết, vì hàng hóa bị ứ đọng, ùn tắc và chi phí vận tải gia tăng. Chỉ cần tài xế tiếp tục dùng bất bạo động, cho kẹt xe kéo dài trong dịp cuối năm, Tết Ta, Tết Tây thì kinh tế chết ngay. Mà không đặt trạm BOT, thì không còn tiền bù vô ngân sách, không còn tiền mà mua chuộc đảng viên, lại còn làm đảng viên bị mất tiền, thì sập chế độ. Đường nào cũng chết cả, từ lúc approve dự án BOT là chết rồi.

    Trả lờiXóa
  7. BOT Cai lậy tạm lắng, thì BOT Ninh An, Khánh Hòa lại căng thẳng. Tình hình sắp bùng nổ như ở Cai Lậy và có thể càng tệ hại hơn nữa. BOT đang sụp đổ hàng loạt, chuẩn bị kéo cả chế độ sụp theo. http://www.congtin.vn/bot-ninh-an-khanh-hoa-that-thu-chu-tich-khanh-hoa-hop-khan-cap-de-doi-pho.html

    Trả lờiXóa
  8. Quá chính xác . Đây có thể gọi là sự sụp đổ đảng cộng sản do bị chi phối những nhóm mafia sân sau của các quan chức . Mượn danh nghĩa Việt Nam vay ngoại tệ với lãi suất cao và ngắn hạn . Các nhóm mafia vay ngân hàng trong nước với lãi suất ưu đại , và dài hạn và có khả năng mất trắng . Bởi vậy , ngân hàng không sụp đổ mới là chuyện lạ .

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn chị đã cho những thông tin có ích.

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là bọn chúng không thể qua mặt được chuyên gia kinh tế tài chánh PT được. Mọi động thái ý đồ của bọn chính quyền cộng sản VN đều bị chị PT chỉ ra rõ ràng. Bọn chúng không phải cứ muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.

    Trả lờiXóa