Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Khi những kẻ tâm thần đề xuất sáp nhập  Bộ GD-ĐT và Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN)


Trước hết tôi nhắc lại chuyện bi hài kịch mà có lẽ trên thế giới nàu còn duy nhất một quốc gia là kể từ khi đảng CSVN lên cầm quyền xứ này cả nửa thế kỷ rồi thì người ta có những cụm từ mà chẳng ai nuốn nghe nó nữa, đó là “cải cách giáo dục”rồi khẩu hiệu sao chép của TQ, đó là ta hay nghe “Vietnam's economic reform is a long-term plan to shift from a command economy to a mixed economy” . Tức là ta tạm hiểu “Cải cách kinh tế của VN là một kế hoạch dài hạn để chuyển từ nền kinh tế chỉ huy (đó là chính quyền trung ương đưa ra các quyết định kinh tế. Chính phủ tập thể sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất làm vai trò dẫn dắt nền kinh tế qua các quả đấm thép) sang một nền kinh tế hỗn hợp”,…Tức là quốc gia này bây giờ vẫn còn ở cái vạch xuất phát của mấy thập niên của thế kỷ trước là đến bây giờ họ vẫn còn “cải cách”.

Đối với hồ sơ cũng như sơ đồ bộ máy là nhánh xương sống mạch máu của VN là các ban bộ thì ta có chuyện hài là phát minh vĩ đại của đỉnh cao trí tuệ như các bộ, xin trích
1-  Bộ Khoa học và Công nghệ;
2-  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3-  Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
4-  Bộ Tài nguyên và Môi trường;
5-  Bộ Thông tin và Truyền thông;
6-  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
7-  Bộ Công Thương;

Và nhiều “Bộ”khác nữa có cái tên rất lạ lẫm. Thí dụ kinh điển nhất và tai tiếng nhiều nhất, đó là Bộ Công thương VN. Cái bộ này có lẽ nó được đảng CSVN đổi tên mấy chục lần với cái tên nghe khá buồn cười. và có lẽ Bộ Công thương nên đổi thành "Bộ Con buôn". Bộ này mà tôi hay nhắc là nó được ông TT Tướng Nguyễn Tấn Dũng sáp nhập Bộ Thương mại, và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương, thì tai tiếng đều ở cái bộ này ra cả. Tôi chắc chắn rằng quốc tế họ không bao giờ hiểu và ít khi nào truy cập vào cái tên Bộ Công thương này, vì nó có tên gọi rất kỳ lạ. Có lẽ là họ sáng chế và chơi chữ là ghép chữ từ Bộ Công nghiệp & Bộ Thương mại, lấy cụm từ "Công" của Bộ Công Nghiệp, và cụm từ "Thương" của Bộ Thương mại ghép lại thành Bộ Công thương. Đấy là chuyện quái đản mà có lẽ tôi đã học thuộc lòng nó. Tức là bạn đọc truy cập hồ sơ ở đây thì có lẽ người cộng sản họ phát minh ra nhiều cái vĩ đại quái đản: http://www.moit.gov.vn/lich-su-phat-trien

Có lẽ chính quyền VN họ nên trả lại Bộ Công thương thành Bộ Thương mại, và Bộ Công nghiệp. Đối với Bộ Thương mại thì cần trung lập tách rời. Vì trên thế giới người ta khi kiểm kê hay thống kê ngoại thương kinh tế thì họ chỉ có truy cập cái tên Bộ Thương mại (quốc gia nào đó). Còn những bộ khác như  Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp thì nên hợp nhất bắt chước học tập TQ là Ministry of Industry and Information Technology (MIIT), tức là Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của chính phủ TQ. Đó là VN nên đổi thành cái tên Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin VN. Ngay cả TQ họ vẫn giữ trung lập cái tên về thương mại dễ nhớ, đó là Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Ministry of Commerce of the People's Republic of China). Khi đổi tên như vậy nó rất quen thuộc theo thông lệ quốc tế. Thậm chí là chính quyền Mỹ có cái tên về ngoại thương là Bộ Thương mại Hoa Kỳ (U.S. Department of Commerce). Có lẽ ai làm kinh tế có thể truy cập vào đó để theo dõi trong những bộ thương mại ấy thì có những cơ quan nào,…

Trở lại hồ sơ việc người ta đề xuất sáp nhập Bộ GD-ĐT và Bộ Khoa học - công nghệ thành một cái bộ gì đó có lẽ tôi sẽ định hình ghép thành cái siêu bộ siêu đỉnh cao học thuật và khoa học công nghệ. Đó là chẳng lẽ ghép thành Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Khoa học (có lẽ là thế) hoặc ghép luôn thành Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ. Ôi thôi nghe ra quả là siêu phàm là những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 21 này. Vì một đứa trẻ khi bắt đầu đi học sẽ được chứng nhận giấy tờ liên quan là Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Khoa học. Đúng là quái thai. Hãy nhớ rằng giáo dục là trung lập, nó phải có cái tên Bộ Giáo dục. Nếu muốn chán những cái tên giáo dục thì đổi gọn lại từ cái tên Bộ Giáo dục và Đạo tạo thành tinh gọn là Bộ Giáo dục, cho theo quy ước.

Ở VN còn có Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Đó là một cái bộ dư thừa và vô duyên, dù rằng về lý thuyết nó hoàn toàn hợp lý với chức năng của một quốc gia chậm tiến đang phát triển. Tuy nhiên bộ này nó chẳng làm lên tích sự gì cả. Vì trọng lượng của nó quá kém. Vì chẳng có ai đứng ra chịu trách nhiệm nó dù rằng về thực tiến cái tên gọi Bộ Kế hoạch & Đầu tư nó rất quan trọng và thích hợp cho VN. Tuy nhiên đó bộ này có vai trò trọng yếu thì chính quyền VN cần bổ nhiệm vai trò một ông bà mang hàng cấp Phó thủ tướng lãnh đạo bộ này để vạch ra kế hoạch của các dự án đầu tư mang đúng cái tên của nó chi phối từ trung ương tới địa phương,...để tham mưu quản trị các dự án đầu tư cho chính phủ. Tức là người năm giữ chức vụ Bộ trưởng kiêm Phó thủ tướng của Bộ Kế hoạch & Đầu tư ấy có thẩm quyền hơn các các Bộ trưởng để thi hành chính sách quản trị chặt chẽ các dự án đầu tư chi phối rất lớn của quốc gia, và nó còn ngăn chặn được tham nhũng hay nhóm lợi ích chi phối và hạn chế tối đa sự lãnh phí các dự án đầu tư lỗ lã hay đội vốn,…

VN còn có  Bộ Thông tin và Truyền thông thì mâu thuẫn với Bộ Khoa học và Công nghệ. Vì thực tế cái bộ 4T của Trương Minh Tuấn thì theo thông lệ người nắm giữ bộ này thì phải là người lý luận Mác-Leenin, khỗn nỗi cái Bộ 4T này thì quản lý lĩnh vực rất chuyên môn về công nghệ như viễn thông, tin học,...và bộ này được nuông chiều quá mức về ngân sách, còn Bộ Khoa học và Công nghệ thì mờ nhạt là chả bao giờ phát minh ra sáng kiến gì cho khoa học cả.


Kết luận của tôi có lẽ tư duy của lãnh đạo VN có chuyện hài hước là hiện nay ngoài ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng thì còn đến 5 cấp Phó thủ tướng ngồi chơi xơi nước. Thậm chí có ông Phó thủ tướng không biết làm việc gì phân công thì cứ chạy ngược chạy xuôi chỉ bảo cái này, rồi nói cái kia cho cấp bộ khác là nó rất vô duyên và dư thừa,….kinh điển thời ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì dưới nữa có tới 7 hay 8 cấp Phó thủ tướng, họ cũng chẳng biết làm chuyện gì ra hồn cả, thay vì người ta bổ nhiệm những ông Phó thủ tướng nào có năng lực nắm giữ chức vụ vai trò của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho đến khi nền kinh tế VN “hết còn đầu tư”là chuyển sang mô hình kinh tế cao hơn thì giải thể cái Bộ Kế hoạch & Đầu tư đó cũng được. 

8 nhận xét:

  1. Từ sau 1975 tới giờ, thì cs chỉ lo đổi tên, nhập - tách rồi tách - nhập. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam đã đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay lãi suất cao
    ...khà ..khà ..họ giỏi thiệt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi Mỹ và Châu âu siết ngoại thương và nâng lãi suất ..thì chúng ta sẽ thấy ...họ giỏi thiệt..khà..khà..bồi thêm một đòn chí mạng là siết chặt dòng kiều hối..thì phải khen là họ siệu giỏi..cả thầy và trò sẽ tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc đến thiên đường định hướng..khà ..khà..thêm một chút hương vị chiến tranh Bắc Triều...nữa thì quả là họ quá giỏi kiểu AQ

      Xóa
  3. Tất cả đều do BCT ( bọn cướp tặc ) mà ra . He he .

    Trả lờiXóa
  4. Thiếu tiền thì ta in ra, chúng ta chuyên chính vô sản làm gì có lạm phát, sợ gì thiếu tiền, trích một đỉnh cao trí tệ. Chúng ta đào bitcoin sợ gì thiếu ngoại tệ https://www.techsignin.com/tintuc/may-dao-bitcoin-litecoin-ve-viet-nam/ he he

    Trả lờiXóa
  5. Bộ 4T là quan trọng nhất chị ạ vì mục tiêu tối thượng của Đảng ( gắn mác nhà nước) là bảo vệ Đảng cầm quyền bảo vệ chế độ, còn những thứ khác không quan trọng, không có ngô thi ăn khoai
    Sứ mệnh của 4T là tuyên truyền định hướng tư tưởng toàn dân ( chính sách ngu dân) để dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Nếu để nhân dân hiểu được quyền lợi và các hệ lụy hiện tại thì họ sẽ vùng lên truất quyền của Đảng

    Trả lờiXóa
  6. Bộ kế hoạch đầu tư chức năng hiện giờ là cấp giấy chứng nhận đầu tư ( đối với doanh nghiệp nước ngoài) và giấy phép đăng ký kinh doanh - tức là thành lập doanh nghiệp mới ( đối với cty có vốn đầu tư trong nước)

    Trả lờiXóa