Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

 Khủng hoảng kinh tế của Iceland và kinh nghiệm của Việt Nam có gì giống nhau


Đây là câu hỏi của một số nhà nghiên cứu kinh tế VN đặt câu hỏi cho tôi rằng khi họ cảm thấy có điều gì giống nhau rất bất an.

Trước hết tôi khá bất ngờ về hồ sơ này, vì xưa nay người ta chỉ chú ý tới khủng hoảng nợ công của các xứ Argentina, Hi Lạp, Venezuela,…

Đầu tiên là tôi có đọc hồ sơ này mà các nhà nghiên cứu kinh tế VN gửi cho tôi, và tôi nhận thấy hồ sơ ấy quá dài là sẽ không ai có thể đọc nó vì tập tài liệu đó trích dẫn từ Wikipedia thì phải. Nó rất dài tới mấy ngàn trang nếu truy cập hết đường link dẫn.

Hãy nhớ rằng như tôi hay nói nhiều lần là Wikipedia họ chỉ ghi chép lại từ các nhà phân tích linh tinh đủ thể loại, nếu may mắn họ ghi chép được từ các bài báo phỏng vấn của các chiến lược gia chuyên phân tích nền kinh tế khu vực đó thì may ra có bài tài liệu có phẩm chất, còn mơ hồ đi phỏng vấn mấy tay nhà báo tốt nghiệp văn chương chuyển qua viết báo viết kinh tế thì chệch hướng và sai trái,….

Trở lại hồ sơ khủng hoảng tài chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế quốc gia Iceland, nó hoàn toàn khác với quốc gia Ireland (thiên đường trốn thuế  đang cất giữ tới 312,5 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ là chỉ xếp sau TQ, Nhật và đứng trước Brazil, vì năm 2008, Ireland tích trữ tới 54,3 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ). Cho nên ta hết sức thận trọng để phân biệt hai cái tên của hai nước là Iceland và Ireland.

Bởi  vì nền kinh tế Ireland có sản lượng GDP cao hơn VN là chiếm tới 0,47% tổng sản lượng GDP của các nền kinh tế thế giới, tức là cao hơn tới 0,14% của GDP các nền kinh tế của thế giới (tính cho năm 2016). Bởi vì GDP của VN năm 2016 chỉ có gần 203 tỷ $ của Ireland là hơn 294 tỷ $.

Đối với hồ sơ khủng hoảng nợ của Iceland (nền kinh tế chỉ có cái GDP khoảng 20,05 tỷ $ của năm 2016, vì năm 2017 chưa kết thúc, WB bút ghi trong sổ sách). Đó là quốc gia này lâm khủng hoảng nợ nần rồi suy thoái kinh tế nó bắt lửa cháy hâm nóng bởi 3 ngân hàng to lớn của Iceland. Nó bao gồm: Kaupthing Bank, Landsbanki, và ngân hàng Glitnir (thêm Bank cho hợp lý tên gọi). Đó là ba ngân hàng này bị vỡ nợ tới 62 tỷ USD nợ nước ngoài so với cái GDP chỉ có 17,64 tỷ $ năm 2008 thì làm sao mà mà trả nợ và tất nhiên nó gây ra khủng hoảng kinh tế là điều ai cũng đoán ra cả.

Tất nhiên sự sụp đổ của hệ thống tài chính và cháy sang tất cả các lĩnh vực kinh tế của Iceland thì nó được nuông chiều bởi giá cổ phiếu đẩy lên cao y như tại VN bị khủng hoảng năm 2007-2008-2009 vậy. Đó là cái thị trường cổ phiếu của xứ này được bơm bóng tăng cao kỷ lục nhất mọi thời gian của nó vào tháng 7/2007 lên tới 8.174,28 điểm qua chỉ số ICEX, sau ấy thị trường cổ phiếu bẻ bóng và sụt giá cuối năm 2008 chỉ còn 583 điểm, và tiếp tục sụt giá nữa, có lẽ giảm đi tới 95% giá trị của nó qua vài tháng đầu năm 2009.

Sự sụp đổ hai công cụ tài chính và ngân hàng ấy tất nhiên giới đầu tư nước ngoài và giới đầu tư nhà giàu trong nước của xứ Iceland tháo chạy khỏi đất nước. Ôi thôi hậu quả dễ thấy là như tôi hay nói chứng bệnh tiếp theo là đồng nội tệ Krona của Iceland có ký hiệu hối đoái quóc tế là ISK sụt giá kỷ lục từ mức 58 ISK đổi được 1 USD vào tháng 11 năm 2007 thì vào đầu năm 2009 thì phải tới gần 152 ISK mới đổi được 1 USD, tức là trước đó thì đồng bạc này rơi giá tới hơn 50% chỉ trong 1 tuần lễ. Đó là triệu chứng gây khủng hoảng nợ nần của xứ này.

Thực tế triệu chứng gây ra khủng hoảng nợ nần của xứ Iceland khá giống VN, đó là sự tích các khoản nợ của chính phủ đo bằng tỷ lệ phần trăm của GDP, nhưng xứ Iceland thì đi tắt nhanh hơn. Đó là vào quãng năm 2007, sự tích lũy nợ kiểu này của xứ Iceland chỉ ở khoảng 27,5% sơ với GDP thì đến năm 2008 vọt lên mức 67,1% của GDP. Điều đó có nghĩa là quốc gia này buộc phải đi vào hướng tài trợ nợ và trả lãi, đẫn đến GDP sút giảm, vì tiền đầu tư giành cho GDP suy giảm, vì kinh tế làm ra đồng nào thì đi trả nợ đồng đó thì lấy đâu mà có tiền tài trợ cho tăng trưởng GDP nữa.

Tất nhiên khi nợ nần tăng cao như vậy thì tất nhiên xứ Iceland này bị đánh sụt hạng tín nhiệm, đó là vào năm 2008, mức tín nhiệm của xứ Iceland bị hạ thấp xuống từ cấp cao nhất là Aaa (Moody's) vào năm 2002, và  bị hạ thấp xuống còn Baa1 (tiêu cực), vào tháng 4/2008 các cơ quan khác cũng đánh sụt mức tín nhiệm ấy thì hí tổn tài chính đang rẻ bỗng chốc vọt lên trời khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm đang ở mức 4,9% nhiều năm trước bổng chốc vọt lên trời tới hơn 15% vào tháng 10/2008 thì ta tự hỏi làm sao mà tồn tại được với chi phí tài chính hao tổn như vậy.

Đối với VN thì có may mắn là được quốc tế nâng đỡ khá nhiều nên khủng hoảng chưa xẩy ra là chủ yếu quốc gia này đi vay vốn tài trợ rất lớn đi từ WB (do người Mỹ làm chủ đầu tư), và ADB (do người Nhật làm chủ đầu tư), và vay nợ với lãi suất phi thị trường là lãi suất rất thấp, thời gian ân hạn trả nợ và lãi rất dài, có thể 20-năm tới 40-năm. Chứ thực tế mà đi vay nợ như xứ Iceland thì VN đã lâm khủng hoảng từ lâu rồi như chuyện quốc gia này lâm khủng hoảng trong quá khứ là phải đổi tiền nhiều lần khi chưa được tài trợ nợ kiểu này mà còn bị khủng hoảng khi đó là nền kinh tế khép kín.

Tức là người cộng sản họ có cái đầu rất tồi tệ trong điều hành kinh tế. Nói trắng ra là không phải tôi kiêu ngạo hay ngạo mạn gì, đó là tôi nói thẳng luôn là với cái đầu và bộ não của tôi có thể bằng 100 cái đầu và bộ não của những ông bà giáo sư tiến sĩ kinh tế quốc doanh ở VN đang điều hành và quản trị về vấn đề kinh tế, ngoại thương, tài chính, chứng khoán,…

Đối với nợ công, hãy nhớ rằng, các khoản nợ đó thường chỉ đề cập đến nợ quốc gia, hoặc một số quốc gia khác còn định nghĩa bao gồm các khoản nợ của các chính quyền trung ương, các chính quyền tỉnh thành, và các chính quyền địa phương. Tuy nhiên đối với VN, vì theo mô hình kịnh tế thị trường định hướng XHCN là nhà nước làm chủ sở hữu các quả đấm thép là tập đoàn kinh tế quốc doanh, nên sổ nợ công sẽ được tính luôn vào đó có vẻ nó phù hợp cho VN.

Nguyên nhân gây ra nợ cộng để dễ hiểu là ai cũng có thể biết được dù không cần am hiểu kinh tế. Đó là nợ công nó được tích lũy bởi các chính phủ quốc gia đó hay để thâm hụt ngân sách hàng năm, tức là chính phủ đó chi tiêu nhiều hơn từ các nguồn thu như nguồn thu từ thuế chẳng hạn.

Nợ công của một số nước chủ yếu đi vào ch tiêu cho phúc lợi xã hội, và thúc đẩy việc làm. Đó là nợ công của các chính phủ khác khi đi vay hay in ra một đồng thì phần lớn bơm vào kinh tế để tạo ra bao nhiêu việc làm hay như việc đầu tư cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nợ công của VN phần lớn đi vào chi tiêu cho các dự án đàu tư thua lỗ của các quả đấm thép, hay tài trợ cho mấy triệu đảng viên quá đông, thí dụ dễ thấy là mỗi năm ngân sách dùng cho chi tiêu của đoàn thanh viên thanh niên cộng sản HCM là bao nhiêu, đó cũng là nợ công tích lũy của VN,…


6 nhận xét:

  1. Thời hạn của chúng Cộng sản Việt đã hết./.

    Trả lờiXóa
  2. Ta cân nhắc vai trò của Trần Đại Quang, có thể đảm nhiệm cho Quốc gia Việt vào đúng thời điểm này, hồi sinh Tô Lâm./.

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện của Quý cô Phương Thơ và Tinh hoa Tài chính thế giới, bàn tay sắt./.

    Trả lờiXóa
  4. Nợ công VN sẽ kéo dài và dai dẳng . Biết là nợ công liên quan đến chính phủ và chính phủ tồn tại cho đến hôm nay cũng nhờ Mỹ , Nhật , Hàn và TQ hỗ trợ tài chính cho VN . Nếu loại bỏ các nước trên ra , ngoại trừ TQ thì khủng hoảng tài chính VN chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2018 .

    Trả lờiXóa