Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Khi Luật sư Trịnh Văn Quyết vi phạm bán chui thao túng giá chứng khoán nhiều lần


Trịnh Văn Quyết có lẽ có khá nhiều fan hâm mộ, và có lẽ có khá nhiều người hay chỉ trích tôi, và có lẽ họ bây giờ mới tỉnh ngộ là họ bị lừa vì tôi đã khuyến cáo nhiều lần rồi về trò đánh bạc được bảo kê trên thị trường cổ phiếu VN.

Trịnh Văn Quyết có những chiêu trò có lẽ là món ăn ưa chuộng là “ăn hoài không chán”. Hay nói cách khác là “quen mui thấy mùi ăn mãi.”, nhưng nó vẫn là công cụ lừa được một số kẻ nhẹ dạ cả tin, đó là chuyện đầu tư PR bằng truyền thông báo chí.

Thí dụ như tôi hay nói, khi mới đây dẫn nguồn báo chí trích dẫn “Ông Trịnh Văn Quyết  - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) đã mua 37 triệu cp như đăng ký, nâng tỷ lệ sở hữu từ 15.39% lên 21.19%, tương đương 135,187,150 cp FLC.”. Nguồn dẫn: https://vietstock.vn/2017/12/chu-tich-trinh-van-quyet-da-mua-37-trieu-cp-flc-739-572491.htm  

Sau nhiều tai tiếng gây phấn nộ một số nhà đầu tư non kinh nghiệm vì bị ăn quả lừa của Trịnh Văn Quyết này thì giá cổ phiếu mã ROS này có màn trình diễn tồi tệ có lúc sụt giá hơn 22% trong vòng chỉ có hơn 3 tuần lễ thì họ lại lật đật đăng đàn như “ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua mấy chục triệu cổ phiếu, ROS, FLC”,… gì đó để đỡ giá tăng lên. Tôi thì ngạc nhiên cái mã ROS này trong đầu tuần tháng 11/2017 được đánh lên với mức giá gần 214.000 VND cho một cổ phiếu, và hôm giao dịch ngày 15/12/2017 thì chỉ còn 136.900 VND cho mỗi cổ phiếu, cái mã FLC cũng thế, là trồi sụt khá ngoại mục.

Đó chỉ là trò khôn lỏi trong nước thôi, chứ thực ra mà cái đám họ hàng Trịnh Văn Quyết, và đám quan chức mờ ảo mờ ám nào đấy ở VN này mà đi đánh bạc chơi stock hay niêm yết chứng khoán trên thị trường nước ngoài thì có lẽ các cơ quan quản lý chứng khoán và hối đoái họ đã  phạt cho âm vốn, có khi bị bắt cho ngồi tù, và các cơ quan chứng khoán nước ngoài ấy sẽ niêm phong và công bố cái tên công ty đó trên thị trường và cấm cá nhân hay đám tay chân của Trịnh Văn Quyết giao dịch chứng khoán ở đó, và công ty có liên quan tới mã chứng khoán ấy chỉ có một cách là tuyên bố phá sản hoặc thay đổi tên hiệu.

Trước đây tôi hay vạch ra cái chiêu trò đầu tư đóng chốt hai đầu như đầu tư theo quỹ đầu tư mạo hiểm "Hedge Fund" khét tiếng của Mỹ mà xưa kia tôi cũng đã cầm đầu các "Hedge Fund" này đi đầu tư vào các tài sản rủi ro là đầu tư vào quỹ tiền của họ và khả năng trí tuệ rất giỏi, nó không có phạm luật nào cả. Vì đầu tư vào các tài sản rủi ro nên phải phòng hờ đầu tư vào cái này một ít và đầu tư vào cái kia một ít trong đối nghịch giá cả từ đầu tư vàng, dầu thô, trái phiếu,… Một ví dụ đơn giản của các "Hedge Fund". Đó là chẳng hạn tôi thấy rằng căng thẳng Trung Quốc và Ấn Độ leo thang có thể dẫn tới xung đột võ trang hủy diệt vì hai quốc gia này đều có phương tiện răn đe hạt nhân, nhưng nó vẫn không thể xẩy ra, và tôi nhận thấy có món lời lớn là giá dầu lửa sẽ bắt đầu tăng vọt vì tâm lý của giới đầu tư, vì hầu hết các tuyến đường huyết mạch mà tàu buôn TQ hay chở hàng hóa đi qua Ấn Độ Dương, điều đó có nghĩa là nguồn cung dầu thô sẽ bị chặn lại vì Ấn Độ sẽ phong tỏa cảng biển và đường biển sân nhà của Ấn Độ. Vế bên kia là lĩnh vực vận chuyển hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng nặng. Điều đó có thể dẫn tới giá chứng khoán của vận chuyển hàng hóa tàu biển sẽ bị sụt giá nặng nề. Đó là hai vế đầu tư đóng chốt rủi ro.

Khi căng thẳng như vậy thì giá cổ phiếu dầu lửa sẽ tăng mạnh, vế bên kia là giá cổ phiếu vận chuyển hàng hóa sẽ bị sụt giảm mạnh vì bị phong tỏa nhiều đường biển khi nổ ra căng thẳng cao trào.

Tức là nếu tôi đầu tư đóng chốt hai đầu ấy thì sẽ giảm thiểu rủi ro là không mất vốn hay thua lỗ nặng. Tuy nhiên nếu chiến tranh không thể xẩy ra mà chỉ có thể xẩy ra lúc khác thì thiên hạ ồ ạt dự phòng là gia tăng mua dầu tích trữ cho kho dầu chiến lược để phòng hờ, vì hai ông kẹ Ấn-Trung này chỉ trì hoãn để hoãn binh chứ họ gia tăng âm thâm xây thanh lũy kiên cố để răn đe mà mất thời gian nửa năm mới hoàn thành thì ngay lập tức giá cổ phiếu của dầu khí và vận chuyển sẽ có thể tăng vọt lên trời vì người ta gia tăng vận chuyển và mua dầu thô tích lũy trong thời gian đó thì những người đầu tư kiểu Hedge Fund sẽ lời lớn khi hai chốt đầu tư đều tăng mạnh,….

Đó là Trịnh Văn Quyết đầu tư đóng chốt hai đầu lấy nền móng đầu tư kiểu này thực ra không do kiếm lời như vậy mà là chiêu trò thủ đoạn khá tinh vi, nhưng chẳng thể qua mắt tôi. Đó là Trịnh Văn Quyết quy lại tuyên bố đã mua 37 triệu cp như đăng ký, nâng tỷ lệ sở hữu từ 15.39% lên 21.19%, tương đương 135,187,150 cp FLC thì giao dịch chứng khoán đang diễn ra mà giá cổ phiếu FLC này đang sụt giảm 2,78% đang diễn ra phiên giao dịch buổi chiều ngày 19/12/2017. Vế bên kia là mã ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) đã tăng hết biên độ là 6,97% gần như mở cửa đã tăng sẵn như vậy là không có dao động gì cả là như việc nó tăng bằng đó phần trăm được định giá sẵn.

Tức là một dòng tiền lớn đã chảy qua mã FLC vậy mà nó vẫn sụt giá, trong khi mã ROS kia tất nhiên phải thiếu hụt tiền, nhưng mã ROS vẫn tăng mạnh dù rằng bất chấp thị trường cổ phiếu VN đang giao dịch cùng thời gian đang sụt giá mạnh.

Đó là chiêu trò làm giá là họ là đẩy giá này tăng rồi thu hút hi sinh để giá kia giảm, tức là làm giá như vậy thì Trịnh Văn Quyết sẽ nghĩ rằng nhà đầu tư dù có đang rút vốn từ FLC hay cổ phiếu các công ty bất động sản khác thì vẫn trút vốn đầu tư vào mã ROS kia, rốt cục giới đầu tư tính toán kỹ lưỡng nhưng non tay thì hay bị lừa là nghĩ là dù mã FLC sụt giá mạnh là dù có hết vốn đầu tư nhưng mã ROS kia lại tăng mạnh hơn giá sụt thì họ sẽ lầm tưởng Trịnh Văn Quyết đang có lời lớn và công ty  ROS ấy đang có vốn hóa thị trường đủ rộng để có đủ tiền trang trải rủi roc ho công ty mã FLC kia,…

(*) Ngay tại thị trường cổ phiếu TQ là ở Thượng Hải và Thẩm Quyến thì Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) họ xử phạt rất nặng nề những trò chơi gian lận chứng khoán kiểu này kể từ khi bóng bể trên thị trường cổ phiếu của họ vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015. Đó là cơ quan CSRC có thể hủy niêm yết và cấm cá nhân, hay tổ chức công ty đó gian lận chứng khoán bằng hình thức phạt rất nặng là tước quyền cấm cá nhân, hay cả các CEO chủ tịch công ty đó giao dịch chứng khoán tới 5-năm trở lên, và có thể nặng hơn là ngồi tù, hủy tất cả các giao dịch chứng khoán của công ty đó là cấm công ty đó giao dịch chứng khoán ngay lập tức khi có giấu hiệu gian lận để xử lý. Hiện nay ở TQ có tới cả chục công ty kinh doanh bất động sản bị đuổi khỏi giao dịch và bị xóa tên mã chứng khoán kể từ đầu năm 2016 cho tới nay vì trò gian lận chứng khoán. VN thì coi nhẹ chuyện này, và vì phạt nhẹ nên người ta lờn thuốc chây lỳ, thậm chí là còn khuyến khích gian lận chứng khoán tăng thêm nữa, vì tâm lý quá lắm lời được mấy trăm tỷ mà chỉ bị phạt có mấy chục triệu thì dại gì không gian lận.

Tuy nhiên khi trò gian lận kéo dài gây tâm lý nghi ngại thì giới đầu tư rút vốn thì giật sập luôn cả cái thị trường cổ phiếu đó thì đỡ đòn không kịp lại đổ lỗi do những tay đầu cơ bên ngoài gây ra thì nó là chuyện dễ thấy không xa lạ gì ở VN. Cho nên cái UBCK Nhà nước VN cần có hình phạt thật nặng nề trò gian lận kiểu này thì may ra quốc tế mới nâng hạng thị trường chứng khoán VN được. 

4 nhận xét:

  1. Tôi nói này hổng phải được voi đòi tiên chứ, mỗi ngày cô viết đều đều có một bài à, đọc hổng đã, thích đọc bài của cô viết lắm 😀😄😆

    Trả lờiXóa
  2. Đuổi cổ những tay cầm trịch trong UBCK...LÀ VIỆC CẦN PHẢI LÀM ...như thằng thầy đã từng làm...còn những nhà đầu tư thì tránh xa hai mã này kẻo phải mang họa "cờ bạc "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn nếu làm không được...thì " cứ khen cho chúng chết "..khà..khà

      Xóa
  3. Sàn VN toàn là dạng cheating and frauds kiểu này đó chị. Họ dùng nhiều mưu kế để làm giá chứng khoán, có bị phát hiện thì chỉ phạt hành chánh vài chục triệu vnd mà thôi. Vì vậy, giá cổ phiếu và chỉ số indexes đều là ảo, là giả hết, để đánh lừa nhà đầu tư. Ai dại dột bỏ tiền vô, là sẽ bị bọn đó làm cho cháy túi.

    Trả lờiXóa