Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Khi giá điện VN chuẩn bị tăng trong bất ổn


Trong hành động mới đây, tổ hợp điện lục EVN quốc doanh nhà nước VN được cơ quan chủ quản của nó là Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là tăng giá điện lên  6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành, và đám chuyên gia kinh tế quốc doanh nhà nước lý giải “Việc tăng giá điện lần này, theo một số chuyên gia kinh tế là có thể dự đoán được do đã gần 3 năm giá điện chưa tăng, kể từ thời điểm tháng 3/2015. Điều này có thể gây nên mất cân bằng tài chính cho EVN và khó thu hút vốn đầu tư phát triển nguồn điện mới.”,…

Trước hết tôi thận trọng cân nhắc chuyện nhạy cảm này. Đó là tôi có thói quen là khi nói tới cái Bộ Công thương, mà tôi hay mỉa mai là Bộ Con buôn không giống ai này. Bởi những kẻ bởi cái bộ cồng kềnh này thì đa số là những kẻ bất tài vô năng lực, và là đảng viên cao độ am hiểu lý luận chính trị cao cấp cũng cao độ và cái Bộ Công thương này đang quản lý các đại công ty quốc doanh nhà nước có lẽ chiếm hầu hết tất cả các khoản nợ đáng ghê tởm mà nó chuyển qua gánh nợ công cho toàn dân phải gánh bởi đầu tư vào đâu thì thua lỗ khủng khiếp tới đó, dù rằng thuần về kinh tế và kinh doanh thì các đại công ty nhà nước này sử dụng hầu hết miễn phí mà còn lãng phí tài nguyên quốc gia rất lớn lao, vậy mà kinh doanh và đầu tư đều lỗ nặng cả triệu tỷ bạc.

Cái Bộ Công thương  này nóp có thời ông TT Tướng Nguyễn Tấn Dũng sáp nhập Bộ Thương mại, và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương này thì mọi tai tiếng đều ở cái bộ này ra cả. Tôi chắc chắn rằng quốc tế họ không bao giờ hiểu và ít khi nào truy cập vào cái tên Bộ Công thương VN này, vì nó có tên gọi rất kỳ lạ. Có lẽ là họ sáng chế và chơi chữ là ghép chữ từ Bộ Công nghiệp & Bộ Thương mại, lấy cụm từ "Công" của Bộ Công Nghiệp, và cụm từ "Thương" của Bộ Thương mại ghép lại thành Bộ Công thương. Đó là chuyện quái thai của một ông thủ tướng mà hồ sơ thành tích người ta ghi chỉ học hành tới cấp tiểu học, và không hiểu làm sao ông X này có lúc làm tới chức vụ  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì quả là chuyên lạ khó tin nổi.

Trở về bối cảnh tổ hợp điện lực quốc doanh nhà nước EVN đề xuất tăng giá điện 6,08%, họ lý giải đã chịu đựng khổ hạnh cầm cự tới 3 năm mà không tăng giá điện, có lẽ họ ám chỉ họ đang chịu lỗ để trợ giá điện.

Đó là tôi nhắc lại chuyện cũ khó quên là chính trong 3-năm qua nền kinh tế thế giới bị bứt neo và trôi vào giảm phát, đó là cả thời gian dài 2 năm khi giá dầu thô sụt giá từ đỉnh cao trên 100 $ cho 1 thùng dầu và rơi về mức chỉ còn gần 27 $ một thùng dầu của đầu năm 2016, và trước ấy từ năm 2015 cả hơn nhiều năm thì giá dầu thô sụt giá dưới 50 $ cho chi phí một thùng và duy trì trung bình chập chờn kéo dài mấy năm dưới mức 42 $ / thùng, giá than đá, và nhiều thứ khác dùng cho chạy điện sụt giá hơn phân nửa là giảm giá tồi tệ nhất trong lịch sử nhiều năm. Vậy mà giá điện ở VN không chịu giảm mà còn tăng lách nhắt để bù đắp cho khoản đầu tư dàn trải thua lỗ đội sổ của EVN.

Tôi nhắc lại một đoạn cũ trước đây, xin trích “Ta nhắc lại chuyện bi hài là trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, điều đó nôm na là khi TQ bán hàng 1 cái điện thoại giá 100 bạc thì nay họ bán với giá còn 95,4 bạc, và VN cũng hạ tỷ giá để bán ngần ấy giá của TQ. Tuy nhiên khi phá giá đồng RMB như vậy, thì hàng hóa TQ phải mất một thời gian đáng kể thì mới thay thế được các hợp đồng đã ký, mà chắc gì khi phá giá đồng bạc là lấy hết được thị trường của VN hay nước khác. Khi thị trường đã không tín nhiệm hàng hóa nước nào đó cho dù có phá giá đồng bạc thêm 10 - 20% cũng vậy, mà trái lại phí tổn đồng lương của nhân công còn bị cắt hạ bấy nhiêu mà còn bị nước khác kiện ra tòa của WTO hay các tổ chức thương mại khác.”

Hiệu ưng ứng sau ấy thật bất ngờ thì qua đầu tháng 9, ba ông kẹ là Điện lực (EVN), Công nghiệp than - khoáng sản (TKV), Dầu khí (PVN) đồng loạt ăn vạ kêu lỗ hàng ngàn tỷ bạc VND do điều chỉnh tỷ giá hối đoái, mà nói trắng ra là sự sụt giá của đồng bạc VND và 3 ông kẹ này đề nghị tính vào hóa đơn của giá điện bù lỗ là dự tính đề xuất tăng giá điện một lúc lên tới cả 17-20% để trang trải khoản thua lỗ về tỷ giá, họ lý giải nếu tỷ giá sụt mất 1.000 VND so với USD thì họ đang vay 1 tỷ USD thì thua lỗ 1.000 tỷ VND, và còn nếu nhập khẩu than, hay xăng dầu thì lỗ nặng.

Đó là chuyện quái đản của những cái đầu lãnh đạo đặc sệt bùn đất trong đầu. Trong khi cùng thời điểm đó thì các nền kinh tế bị bứt neo rơi vào giảm phát thì giá hàng hóa dư thừa, giá than, thép sụt, dầu thô giá kéo dài ở lãnh thổ con Gấu và nhiều nước sản xuất dư thừa nguồn cung điện và có nhiều nước Âu châu còn thưởng tiền khuyến khích khách hàng hay các hộ gia đình càng xài nhiều điện thì càng được miễn phí và cho không, miễn rằng họ tận dụng giá điện giảm giá kinh hoàng  gần như miễn phí ấy là gia tăng sản xuất là được, nó cũng hữu là tạo ra nhiều việc làm và tăng lương cho nhân công cũng như nhà nước sẽ có nguồn thu thuế vì giá điện thấp do chi phí sản xuất ra điện quá rẻ,…

Vế bên kia thì VN, đi ngược lại là manh nha tăng giá điện chỉ vì tỷ giá hối đoái bị sụt giá do đồng bạc VND bị phá giá. Khốn nỗi chuyện phá giá đồng bạc ấy lại do người nhà của đảng là các đồng chí cùng hội cùng thuyền gây ra, đó là cái NHNN VN.

Ôi thôi về hồ sơ giá điện tăng thì tôi không nhắc và phân tích nữa, đó là tôi chỉ nhắc lại cái chuyện tăng giá điện quái đản của EVN. Đó là một công ty chuyên về điện, não trạng và bộ óc của lãnh đạo thì bé hạt tiêu, nhưng đầu tư vào tất cả các nghiệp vụ rủi ro ngoài chuyên môn như  đầu tư chứng khoán, kinh doanh tài chính ngân hàng, rồi kinh doanh đầu tư điện thoại, khách sạn, bất động sản,…và thua lỗ nặng nề chất lên một núi nợ quá lớn lao mà lẽ ra chính phủ VN phải ngăn chặn nó thì họ mù tịt về nó, bây giờ hệ thống điện cũ kỹ không có tiền đầu tư và nợ đầm đìa thì đề xuất tăng giá điện bù vào đó thì quả là chuyện thần tiên.

Hãy nhớ rằng là tôi cảnh báo là đa số các chế độ bị dân chúng nổi loạn lật đổ chính quyền thì nó đều nguyên nhân gây ra nạn lạm phát, giá điện, giá xăng và các thứ sinh hoạt đời sống người dân gia tăng lên người ta hết còn chịu đựng và đứng lên lật đổ chế độ đó.

Đó là điều dễ hiểu, bởi lẽ thống kê chỉ ra rằng hế 10 nước bị dân chúng hay quân đội lật đổ thì đều dính tới chuyện nạn lạm phát gia tăng bởi chi phí sản xuất ra tăng như điện nước, xăng dầu, và các sắc thuế khác, và vế đối lập là xưa nay cũng chưa từng có chế độ nào bị dân chúng lật đổ bởi nạn giảm phát cả. Dù rằng giảm phát nó cũng gây khốn đốn cho kinh tế, nhưng giá cả nó giảm, tiền có giá thì người ta vẫn chấp nhận nó.

(*) Trong vài tháng qua, VN bị lãnh đòn thiên tai, có thể nhiều triệu hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể phục hồi cho sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi và thủ công, việc tăng giá điện trong lúc này có lẽ là hơi ép người ta quá đáng và có khi phải trả giá đắt.

6 nhận xét:

  1. Chỉ bước một chân nữa là ..sụp hố thiên đường xhcn..à thì ra thế ..gần lắm rồi..cứ tăng tất tần tật mọi thứ..để tăng ga mau đến đích

    Trả lờiXóa
  2. Kiểm định trong nước là chuyện tào lao. Trường nào được kiểm định cũng đều đạt hết. Kiểu kiểm định như thế chỉ làm xấu mặt những trường đàng hoàng. Vì thế ngày nào kiểm định trong nước chưa chấn chỉnh cho tốt, ngày đó những trường đại học đàng hoàng sẽ không chơi."

    Một cán bộ Trường ĐH Tôn Đức Thắng

    https://tuoitre.vn/dh-ton-duc-thang-noi-kiem-dinh-trong-nuoc-la-chuyen-tao-lao-20171201135211502.htm

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn chị Phương Thơ nhiều nhiều!

    Trả lờiXóa
  4. Càng đọc càng tức giận bọn chính quyền đảng cộng sản VN chỉ biết gây ra tai họa rồi bắt người dân gánh chịu hậu quả. Tức không chịu được.

    Trả lờiXóa
  5. Bắt buộc phải tăng giá để trả nợ và bù đắp ngân sách, không thì bể ngân sách, rồi sập đảng. Thực chất là bắt dân nghèo nuôi VC theo một cách mới tinh vi hơn. Nhìn vào tình hình thì năm nay mưa nhiều, giá dầu cũng thấp, thì chi phí sản xuất ra điện phải rẻ hơn. Nhưng họ lại tăng giá, thì có nghĩa là không do chi phí sản xuất tăng, mà tăng để bù vào cái khác.

    Điện tăng, xăng tăng, gas tăng thì giá thành sản xuất của mọi hàng hóa và dịch vụ phải tăng, lạm phát tăng, thu nhập giảm, chi tiêu giảm, kinh tế càng suy sụp hơn. Cộng thêm nhu cầu tiêu dùng, thanh toán cuối năm luôn tăng, thì càng gây thêm lạm phát, làm giảm tiêu dùng, tăng thất nghiệp, tăng suy sụp kinh tế.

    Trả lờiXóa