Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Chuyện lạ giải cứu sân bay ở VN


VN đang ồ ạt xây sân bay bất chấp lời lỗ. Đó là sau hiệu ứng đề xuất giải cứu sân bay quốc tế Cần Thơ ế khách bằng ngân sách nhà nước, thì ở gần đấy người ta cũng đang đề xuất dự án sân bay An Giang cũng đã được Bộ Giao thông - Vận tải duyệt đầu tư giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn liếng đầu tư 3.417 tỷ VND (có lẽ sẽ đội vốn lên nhiều hơn nữa).

Trước ấy dấu hiệu lợi ích nhóm bộc lộ khá rõ trong đầu cơ đất ở sân bay quốc tế Long Thành mà người ta không cần giấu nhẹm nữa khi quốc hội VN nhấn nút phê chuẩn rút tiền hàng chục ngàn tỷ VND bơm vào cái sân bay quốc tế Long Thành, thì ít hôm sau đó các đại gia kinh doanh bất động sản công khai dự án mà họ mô tả là đã và đang sở hữu quỹ đất “khủng” quanh sân bay Long Thành, cũng trước ấy một ông tướng công an cũng chỉ rõ là đa số đất gần Long Thành ấy đều có sở hữu của quan chức và nhóm lợi ích. Thậm có nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng còn nói rằng, “Dân TP HCM đổ xô về Long Thành để mua đất. Cán bộ ký rất nhiều". Rồi có tin có cá nhân người của đảng sở hữu tới 500.000 ha đất gần hay xa sân bay Long Thành gì đó.

Ôi thôi, một quốc gia náo loạn đầu cơ đất. Họ duy ý chí xây cất các sân bay mà khoảng cách của nó có mấy chục km thì quả là chuyện lạ, có những tỉnh thành sân bay chỉ cách nhau trăm cây số thì không ế khách mới lạ kỳ.

Tôi e rằng kịch bản sau này giải cứu sân bay Long Thành có lẽ giải pháp người ta đưa ra là cho đóng cửa cái sân bay Tân Sơn Nhất để lùa khách bay ra Long thành sau ấy đón Taxi hay xe Bus về lại TP.HCM cách đấy mấp mé nửa trăm cây số..ha.ha..

Đúng là quái đản, một quốc gia có diện tích đất quá nhỏ bé, nhưng xây cất sân bay mọc lên như nấm gặp mưa là tỉnh nào cũng có sân bay, có tỉnh đòi xây tới mấy sân bay thì quả là chuyện lạ của thế kỷ.

Cũng trước đây người ta còn đề xuất giải cứu vận chuyển đường xe lửa ế khách, khi khách đi máy bay nhiều hơn đi xe lửa, khốn nỗi vận chuyển hàng không cũng đang mắc kẹt là thiếu khách. Vậy mà người ta vẫn đề xuất xây siêu đường sắt cao tốc Bắc-Nam có vận tốc 350 km/h với vốn đầu tư vẽ ra lên tới 56 tỷ USD, song hành ấy là đường xa lộ cao tốc Bắc-Nam cũng đã và đang chuẩn thuận đầu tư, rồi cũ hơn thì đang lưu hành đường sắt Bắc-Nam thời Pháp thuộc họ xây,…thì quả là chuyện dễ thấy ở các xứ thiên đường XHCN là họ hay ưa sản xuất dư thừa bất kể cung-cầu,…

Chuyện quái đản nữa là hiện nay VN đang có thang vọng sản xuất quy mô lớn xe hơi nhãn hiệu VinFAST, và có người còn lạc quan đưa ra chỉ tiêu là giai đoạn nào đó hễ cứ 10 người dân VN thì sẽ có 6 người sở hữu xe hơi.

Tôi thì giật mình là nếu tất cả các dự án được thi hành và hoàn thành thì người ta lại đặt chỉ tiêu mỗi người dân VN sau này một tuần chỉ làm việc 1 ngày, còn lại các ngày khác dành tiền và thời gian như ngày này đi xe hơi, ngày kia đi tàu hỏa, ngày khác đi máy bay thì mới giải cứu được các dự án xây cất vĩ cuồng đó, và mới thu hồi vốn bỏ ra của nhà nước để đắp vào đó..hê.hê..

(*) Hãy nhớ rằng trong đầu tư khi mình đã dồn tiền và tài nguyên, nhân lực quá lớn vào các dự án đầu tư này thì sẽ mất đi cơ hội dồn tiền đầu tư cho các dự án kinh tế trước mắt mà xã hội đang cần. Đừng nghĩ là ồ ạt đầu tư dư nguồn cung là đầu tư càng nhiều thì xã hội và kinh tế càng tốt, nó không có chuyện đó cả, bởi vì xây cái gì làm cái gì thì xem lại là thu nhập của người dân có thể trả nổi chi phí đó không? Có khả năng kiếm ra tiền để bảo trì tu bổ nó không, nếu không có thì lại bóp cổ người dân qua tất cả các thủ thuật thuế phí tinh vi để đắp vào các dự án đầu tư đó thì quả là chuyện cổ tích của những nhà làm kinh tế VN.

Khi tổ tư vấn kinh tế chính phủ VN dư thừa chuyên gia và thiếu chuyên môn


Tôi thì giật mình mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỏ sung thêm ông  Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Tức là cái Tổ Tư vấn kinh tế nâng lên 16 thành viên, vì trước ấy là 15 thành viên. Tổ tư vấn kinh tế này có 15 tiến sĩ (trừ ông cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam - Bùi Quang Vinh). Nếu bổ sung thêm ông Trần Hoàng Ngân nữa thì Tổ tư vấn kinh tế của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này có 9 Giáo sư, Phó giáo sư kiêm vai trò tiến sĩ kinh tế.

Tôi ngần ngại bi quan rằng, có khá nhiều ông bà tổ tư vấn này đang giữ quá nhiều vai trò rất đang ngại. Tức là hưởng nhiều mức lương khác nhau mà không biết có thời gian cố vấn kinh tế hay không.  Chẳng hản hạn ông Ông Trần Hoàng Ngân ứng cử tại TP.HCM, là ĐBQH khóa XIII, kiêm vai trò Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ như vậy thì làm sao mà tư vấn cái gì.

Hầu hết những thành viên Tổ tư vấn này đều có công việc “chuyên môn kinh tế với chuyên môn trùng lặp nhau”.

Trong các chức danh Associate professor, PhD,… của Tổ tư vấn kinh tế này hầu như không có ai đã kinh nghiệm thực tế trong phân tích đầu tư kinh tế. Chủ yếu được trải nghiệm trong môi trường giáo sư giảng dạy thì quả là đáng lo ngại khi họ đưa ra các chính sách đầu tư kinh tế, hay thẩm định rủi ro các dự án đầu tư, và các vấn đề rộng hơn của kinh tế.

Cụ thể như chuyên gia phân tích chuyên về kinh tế tiền tệ, kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, người lao động,…Chẳng hạn chuyên gia nghiên cứu phân tích về  kinh tế và tài chính; chuyên gia phân tích về thị trường lao động; chuyên gia phân tích về kinh tế tài nguyên thiên nhiên của quốc gia; chuyên gia phân tích về kinh tế trong nông nghiệp và các vấn đề thương mại trong nông nghiệp; chuyên gia nghiên cứu phân tích về quản lý dự án đầu tư, và các vấn đề thị trường vốn tài chính và định giá tài sản cơ bản; chuyên gia phân tích về giao dịch hàng hóa và thị trường chứng khoán,…

Tất cả họ gọi chung là chuyên gia kinh tế. Nhưng phải được lựa chọn từ chuyên môn của từng chuyên gia, và được lãnh đạo bởi Chủ tịch, là thuyền trưởng của Tổ tư vấn kinh tế, đó là nhân vật phải thật suất sắc trong kinh tế học, như Giáo sư kinh tế học chuyên nghiên cứu dự báo kinh tế học vĩ mô quốc tế dành cho những nước phụ thuộc vào ngoại thương quá lớn lao, như VN chẳng hạn.

Kết luận của tôi thật buồn cười là việc ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa thêm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh này, là ông này có những thành tích phát biểu linh tinh chẳng hiểu gì cả về kinh tế học vĩ mô quốc tế và thị trường tài chính Mỹ trước đây, phát biểu rất nhảm nhí như thể là ông nhà giáo chỉ biết dạy học trong những cuốn giáo trình kinh tế cũ kỹ lạc hậu, có lẽ bổ nhiệm ông này vào là để tuyên truyền Chủ nghĩa Marx-Lenin hay lý luận Cao cấp Lý luận Chính trị và đoàn đảng chứ ông này chẳng thể làm lên tích sự gì và dư thừa. Vì trước ấy ông này được một số môn đệ là học trò của tôi xưa kia trích dẫn khai rằng  Ông Ngân ghi bằng B noại ngữ tiếng Anh, rồi sau ấy là Cử nhân ngoại ngữ (tiếng Anh). Ôi thôi học tới chức danh PGS-TS mà không biết ngoại ngữ à, trình độ tiếng B, hay cử nhân ngoại ngữ mà cũng mang ra trong lý lịch thì quả là chuyên khó tin nổi.

Bởi vì không nhất thiết phải ghi văn bằng ngoại ngữ vào đấy, vì chả có ai ghi như vậy cả. Nó rất dư thừa và vô duyên. Có khi nào người ta ghi các cố vấn kinh tế của chính quyền Mỹ, là các giáo sư kinh tế, hay các chiến lược gia suất sắc phải ghi nói viết thông thạo 5 thứ tiếng, Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Ả rập, Bồ Đào Nha, hay chính tôi có khi nào phải ghi nói viết thông thạo tiếng Anh, Pháp, trung cấp Nhật, Việt, và sơ cấp tiếng Hoa ra không nhỉ, chưa khi nào phải ghi vào đó, mà người ta chỉ ghi nhà kinh tế học, hay chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính cao cấp của MS,… chứ chả ai ghi hết ra cả, và cũng chẳng ai ghi giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ gì đó, họ chỉ ghi ngắn gọn chuyên môn thôi.

Khi gánh nợ của VN đang tác động xấu tới kinh tế qua thuế phí.


VN đang có gánh nợ của chính phủ quá cao tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội GDP so với khả năng sản xuất GDP để trả nợ kinh tế.  Đó là khoản nợ đi từ chính thức này hết năm 2016 đã là con số 62,5% so với khả năng trả nợ của cái GDP năm 2016 là 203 tỷ $.

Ở đây ta hết sức chú ý về các gánh nợ để tính toán. Đó là nợ công, nó đo theo tỷ lệ phần trăm trên GDP; Nợ nước ngoài, nó đo chính xác nhất là nợ bao nhiêu ghi bây nhiêu và không đo theo GDP. Bởi vì khi một chính phủ bắt đầu có sổ nợ công hoặc sổ nợ của chính phủ quá cao là trên 65% so với GDP thì quỹ thị trường tiền tệ hay giới đầu tư là chủ nợ họ sẽ tách ra sổ nợ nước ngoài, và nó được cập nhật hàng tháng hay hàng quý để theo dõi trong thời gian tiếp diễn mà năm tổng kết chưa kết thúc.

Các sổ nợ khác để đo sức khỏe nền kinh tế. Đó là nợ của tư nhân (đo theo phần trăm của GDP, nợ này chủ yếu dùng cho các nước phất triển cao như Mỹ, Nhật, EU,…). Đó là khoản nợ này thường rất lớn, vì nó tính chung cho cả khoản nợ của các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính và phi tài chính cũng như cộng luôn vào đó các khoản nợ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội khác,…Các nước EU thì đội sổ nợ về khoản này, như dẫn đầu là Luxembourg nợ nần gần đạt mức 500% so với GDP năm 2016. Các nước khác như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,… thì nợ nần tư nhân này từ 270% trở lên so với GDP,…. Nợ nần kiều này nó không quan trọng với các nước này, vì đó là nợ nội bộ và người ta có thể xù nợ hoặc xóa nợ,…nó cũng giống như nợ của các khoản nợ của các hộ gia đình (đo bằng GDP). Tuy nhiên thực tế nợ của các hộ gia đình đo theo GDP nó cũng khá nghiêm trọng, vì nó có thể đánh sụt mức tiêu dùng trong nước, vì người ta lo trả nợ ít chi tiêu,…. Nợ kiểu này có thể xù nợ hoặc xóa nợ nên nó cũng không gây hốt hoảng cho thị trường tài chính để có thể làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Với các nước phức tạp hơn về kinh tế, cụ thể là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR thì trong phân tích kinh tế ta cần chú ý thêm một khoản nợ nữa mà phân tích, đó là nợ thu nhập trên đồng lương của các hộ gia đình tính theo tỷ lệ phần trăm của đồng lương hộ gia đình phải trang trải trả nợ, nó cũng chẳng khác mấy về nợ của các hộ gia đình. Nhưng chỉ khác ở chỗ là thu nhập đồng lương thôi,… nợ nần kiểu này rất khó biết được, vì con nợ cũng chả dại gì khai ra là mình đang nợ nần như thế nào, nợ này không quan trọng.

Ôi thôi nói gọn lại là các khoản nợ nần quan trọng nhất vẫn là nợ của chính phủ so với GDP, bởi vì nợ kiểu này quốc gia đó buộc phải trả nợ, bởi vì nợ kiểu này thường thường là giới đầu tư, hay các quỹ thị trường tiền tệ, hoặc các tổ chức tài chính quốc tế họ sẽ theo dõi rất kỹ, và họ sẽ phân tích đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai khi chính phủ đó cứ chất thêm nợ cao hơn núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), thì người ta sẽ tăng lãi suất lên tất cả các khoản vay nợ, tức là nó tác động rất mạnh đến chi phí lãi suất đi vay của chính phủ đó trong tương lai kể cả hiện tại.

Tôi thì ngần ngại cảnh báo rằng, VN đang mắc nợ khoản này quá rủi ro là hết còn có khả năng tài trợ các dự án đầu tư chiến lược cho kinh tế như xây cất hạ tầng giao thông vận chuyển tài trợ cho phí tổn vận chuyển hàng hóa, nhằm kiềm chế đà lạm phát, cũng như làm giảm giá thành cho doanh nghiệp sản xuất và vận chuyển. Đó là dễ thấy các nước hóa rồng hóa hổ xưa kia như Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), có thu nhập cao, trở thành nước công nghiệp tiên tiến thì họ rất khôn khéo giữ khoản nợ này thấp chỉ duy trì tring bình cỡ 17%-21% so với GDP thôi để chính phủ đi vay trả lại thấp, lợi suất trái phiếu siêu thấp để tài trợ cho vấn đề vận chuyển hàng hóa miễn phí cho doanh nghiệp như chi phí đường bộ thấp, nhằm giúp doanh nghiệp tích lũy vốn, tài xế có đồng lương cao là không bị hao hụt để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng cao. Nó là thước đo vô cùng quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước,…

Đối với VN, có lẽ tôi nghiệm ra rằng, chi phí và phí tổn đường bộ của VN đang quá cao, gây cản trở sự cạnh tranh của doanh nghiệp và móc túi giới tài xế qua các dự án hạ tầng vận chuyển đường bộ là BOT, vì nhà nước này đã cạn tiền là hết còn tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông và khoán cho đám lợi ích nhóm làm BOT thu phí sai, đó là con dao hai lưỡi có thể gây cản trở cho doanh nghiệp và giới lái xe quá nhiều, khiến họ thấy không có lời mà nghỉ việc hay ngưng sản xuất thì cùng nhau kéo xuống vực sâu.

Đã thế tôi còn hay dự báo vể dài là các loại thuế phí ở VN sẽ gia tăng nữa, như giá điện, xăng dầu và nhiều sắc thuế khác sẽ chút lên đầu doanh nghiệp và người dân, kết cục moi chi phí sản xuất sẽ tăng gây hiệu năng cạnh tranh kém cho doanh nghiệp VN, có khi là gây ra động loạn và bạo loạn là rất nguy hiểm. Vì một số chế đọ bị tước quyền lãnh đạo cũng do nhưng sắc thuế và chi phí sinh hoạt hàng ngày như điện nước, xăng dầu này gây ra bất ổn. Nên một số nước họ hi sinh và tài trợ hẳn cho người dân họ về những chi phí này, vì người ta có lời trong kinh doanh thì người ta sẽ đóng thuế cho chính phủ khoản khác cao hơn, đôi khi còn có lợi cho cả nhiều phía, còn người ta không có lời trong kinh doanh và đóng cửa không sản xuất hay vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp nữa thì đóng thuế cái gì mà đóng thuế.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Khi nào đồng  Yuan (CNY, RMB) thay thế đồng USD làm đồng tiền làm đồng tiền thế giới?


Câu trả lời của tôi thật phũ phàng là có lẽ phải đợi hết năm 2050 rồi mới tính đến chuyện thay thế đồng USD.

Đã hơn 10-năm rồi, chế độ Bắc Kinh nhiều lần nuôi tham vọng với khẩu hiệu “đồng  CNY sẽ là đồng tiền thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu,….

Tức là để làm được điều này thì Bắc Kinh phải nâng đồng Yuan phải thực hiện được hơn phân nửa các hóa đơn giao dịch toàn cầu như vàng, dầu thô, sắt thép, kim loại, đậu ngô, hay gọi chung là giao dịch “commodities”,…

Đó là Bắc Kinh phải thả neo tỷ giá đồng RMB vào đồng USD theo biên độ "có kiểm soát", và cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ nên bỏ cái thói giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate) đó đi. Bởi vì muốn đồng RMB của mình là đồng bạc dự trữ thế giới thì Bắc Kinh nên thu cái bàn tay của họ hay can thiệp chỉ định PBOC phải kiểm soát đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà PBOC cải sửa để bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Tôi thì ngạc nhiên là kể từ khi đồng RMB vào giỏ tiền SDR của IMF thì cái đồng bạc RMB ấy không những không được giới đầu tư và các quỹ giao dịch tiền tệ tích trữ, hay kể cả các thị trường giao dịch hàng hóa commodities đã không tăng mà còn sụt giảm mà còn xếp sau cả đồng JPY, vì trước ấy chưa vào giỏ tiền SDR của IMF thì đồng RMB xếp trên đồng JPY của Nhật một chút. Thậm chí có lúc người dân TQ còn mỉa mai là đồng RMB sau khi được vào giỏ tiền SDR của IMF thì nó lại trở thành “đồng tiền địa phương”, mặc dầu TQ cố gắng tạo ra nợ bằng đồng RMB ra bên ngoài bằng nghiệp vụ đầu tư như nào là đặt điều kiện mua dầu thô thì phải thanh toán bằng đồng RMB, làm sao mà bắt người bán dầu thô cho mình lấy đồng RMB được, khi mà cái núi nợ của TQ đang xây quá cao và mờ ảo là không dám công bố như các khoản nợ bằng đồng USD mà Mỹ công khai công bố hằng ngày qua việc niêm yết công khai các tờ trái phiếu kho bạc mà các quỹ tiền tệ thị trường, các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ mua nợ trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh thì giấu nhẹm khoản này.

Ôi thôi, TQ còn đang âm thầm vẽ ra các dự án như “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…để tuồn đồng RMB ra bên ngoài bằng cách tạo ra nợ niêm yết bằng đồng RMB áp đặt cho các nước khác thông qua các khoản vay tài trợ. Khốn nỗi các khoản vay ấy bằng đồng RMB mà quy đổi ra các khoản vay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm niêm yết bằng đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế thì khoản vay bằng đồng RMB mà TQ dụ dỗ các nước kia lại đắt hơn khoản vay bằng đồng USD, đó là một sự mỉa mai cho TQ. Đã thế khi đi vay bằng đồng RMB ấy thì Bắc Kinh còn đặt điều kiện là phải giao trúng thầu đầu tư các dự án ấy cho TQ, để họ chỉ thị các công ty TQ trúng thầu ấy tuồn hàng ế ẩm kém phẩm chất nhằm xây cất dự án như máy móc, sắt thép, xi măng,… thì quả là chuyện khó tin nổi, bởi vì xây cất đầu tư dự án ấy là hãy nhớ rằng nếu các chính phủ các quốc gia đó có khả năng tự làm thì nó rất tốt là sẽ đóng góp tăng trưởng cho GDP rất cao. TQ thì đòi cướp luôn cái khoản GDP này để đắp cho cái GDP đang co cụm và sụt giảm dần đi, vì lĩnh vực xây cất ở TQ đã quá chật chội. Vì dù sao lĩnh vực xây dựng tạo ra nó luôn kéo theo ngành nghề khác vào đó như máy móc, vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ để tiêu dùng cho dự án ấy, và tất nhiên nó cũng sẽ thu dụng rất nhiều lao động nhân công vào đó. TQ thì đòi bao thầu hết là đi tới đâu thì kéo đội quân lê lết tới đó thì quả là đáng ngại.

Bài phân tích đã lâu về đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), và nay đồng Yuan rệu rã, nền kinh tế TQ mất phương hướng mà toi hay đề cập và không phân tịch lại nữa.

Đối với TQ, trong hôm thứ Hai vừa qua, lãnh đạo quốc gia này không còn giấu úp mở nữa mà thẳng thừng tuyên bố là sau giai đoạn năm 2020 trở đi, TQ sẽ dần dần tiến tới lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, kể cả lẫn chính trị, với trọng tâm TQ là Trung Hoa, là tâm của vũ trụ.

Ôi thôi tôi thì miệt thị và khinh miệt quốc giá đông dân nhất địa cầu này mà nói theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà tư vấn kinh tế ở California là “TQ là quốc gia đói ăn, khắt dầu, thiếu nước thèm khát đủ thứ,…”.

Với TQ, hãy nói về thời sự là về kinh tế thì TQ thực chất vẫn là quốc gia còn rất nghèo nàn. Cái khối dự trữ ngoại hối hiện có là 3.109 tỷ $ trong tháng 10/2017 này mà phải cáng đáng tài trợ cho 1,37 tỷ dân TQ cũng như món nợ khổng lồ của họ thì so với khối dự trữ ngoại hối của Thailand thì TQ kém xa, và TQ chỉ là anh nhà nghèo kiết xác thôi chứ chả có dư dả gì, vì chỉ cần cái khối dự trữ ngoại hối của TQ mà duy trì dưới 1.500 tỷ $ là quốc gia này cũng giống như xứ Venezuela chỉ còn 10 tỷ $ vậy thôi.

Thực tế đã 10-năm nay rồi, chế độ Bắc Kinh đã có tham vọng là họ muốn đồng tiền của mình, tức là đồng RMB sẽ thay thế đồng EUR, rồi USD để làm đồng tiền chung toàn cầu. Tức là hàm ý sau này nó sẽ cho phép nó kiểm soát mọi trật tự cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, và kiểm soát nền kinh tế của TQ và thế giới.

Làm sao mà đòi sao mà đòi lấy đồng RMB làm đồng tiền thế giới được khi cái nền kinh tế TQ tính từ năm 1995 trở lại đây là hơn 22 năm rồi, đó là nền kinh tế TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng, tức là mps cho thấy nền kinh tế TQ phụ thuộc quá lớn lao vào các doanh thu xuất khẩu, là sống nhờ cậy vào thị trường bên ngoài, đó là nền kinh tế dựa vào sức mua của nước ngoài nâng đỡ thì làm sao mà đòi làm nhất thiên hạ được. Nó cũng gợi ý cho thấy, TQ vẫn còn rất nghèo, vì luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai đó thì nó biểu lộ nhược điểm là nền kinh tế TQ có tỷ lệ người dân quá đông đảo tiết kiệm chi tiêu quá cao, đó là nhu cầu tiêu dùng nội địa quá yếu. Sức chịu đựng quá kém của nền kinh tế TQ khi luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, vậy mà lợi suất trái phiếu thì lại quá cao huống hồ bất ngờ nền kinh tế TQ rơi vào trạng thái bị thâm hụt tài khoản vãng lai, thì có lẽ trái phiếu của TQ sẽ bị cháy, lợi suất vọt lên trời, dự trữ ngoại hối suy sụp,…

Đối ngược lại là vế bên kia là hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ-EU thì họ đội sổ và quen thuộc với việc bị thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi vì do thu nhập bình quân đầu người chia đều của người dân rất cao, thị trường tiêu dùng trong nước lớn, là ít phụ thuộc vào ngoại thương xuất khẩu, và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nó cho thấy thước đó thu nhập người dân cao, nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, là họ chi tiêu nhiều, và cũng nuôi sống nhiều nước xuất khẩu,…

TQ thì không được vậy, nền kinh tế cột chặt vào xuất khẩu, đồng tiền neo chặt theo tỷ giá cố định vào đồng USD, họ chấp nhận định giá đồng RMB thấp giả tạo để tiền nhiều và rẻ nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ kém phẩm chất bất kể lời lỗ, đó là dễ giải thích việc TQ định giá đồng RMB thấp ấy bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để neo cái tỷ giá rẻ có kiểm soát ấy và phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD thì làm sao mà đòi mơ mộng thay thế đồng USD được, khi mà chính cái đồng RMB  còn chưa có cái neo nào để định giá trị của nó.

Trên thế giới thì có tới sáu mươi mấy đồng bạc của những nền kinh tế lớn nhất neo tỷ giá vào đồng USD. Thậm chí là cả đồng EUR cũng phải đi theo đuôi đồng USD khi xác định quy ước thông lệ của quốc tế như tính cho Tổng sản phẩm GDP quốc nội thì quy ra tỷ giá USD hết, mặc dầu về lý thuyết khối kinh tế dùng chung đồng EUR họ quy ước dự trữ ngoại hối hay trao đổi ngoại thương xuất nhập khẩu theo đơn vị đồng EUR, nhưng khi quy định theo GDP thì đó theo đồng USD, vì nghiệp vụ này WB họ cũng chỉ ghi USD,…Ở Đức cũng vậy là thống kê về GDP họ đổi qua quy ước đơn vị đồng USD, vì nó đã theo thông lệ quy tắc của quốc tế rồi là khó sửa đổi. Có lẽ TQ phải mất 1 thế kỷ nữa may ra người ta còn tích trữ một chút đồng RMB thôi chứ chưa thể ghi đơn vị tiền tệ của họ để định giá tài sản quốc tế được.

Kết luận của tôi là cái thói lưu manh không hơn không kém của TQ trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Bắc Kinh chỉ định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, để cứu nguy kinh tế khi xuất khẩu bị đình đốn nhằm tăng cường xuất khẩu mạnh hơn nhờ đồng tiền rẻ. Thật bất hạnh các tỏ chức quốc tế, hay ngân hàng trung ương nào mà tích trữ đồng RMB thì bị lỗ nặng. Kể cả nếu giá dầu thô tăng cao thì Bắc Kinh lại chơi trò lưu manh là khi nhập khẩu dầu thô lớn thì lại âm thầm chỉ định cho PBOC tăng tỷ giá đồng RMB làm đồng tiền này đắt hơn để trả ra cho thiên hạ bán dầu thô cho mình là 1 đồng RMB có thể mua nhiều dầu thô hơn, khi mua xong thì lại hạ giá đồng RMB làm đồng sụt giá và ai ôm tờ giấy lộn ấy lỗ nặng thì ráng chịu.




(*) Hãy nhìn xem tỷ giá US Dollar  Chinese Yuan Renminbi bị phá giá nhiều đợt để cứu nguy kinh tế bằng cách hạ giá đồng tiền, còn ai cầm giữ đồng RMB bị hao hụt bốc hơi tài sản ráng mà chịu, đồng RMB giảm giá nó không do thị trường quyết dịnh như đồng USD mà thế giới quen dùng và thuộc lòng nghiệp vụ này và thị trường họ có khả năng điều tiết đồng USD tăng giảm bằng cách mua hay bán đi tài sản đồng USD như trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Hoặc gia tăng khối dự trữ ngoại hối bằng tiền Mỹ và nó triệt tiêu luôn nghiệp vụ tăng hạ lãi suất của FED manh nha thò bàn tay vào can thiệp làm tăng giảm giá trị đồng USD.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Khi Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ảo giác Hiệp định Thương mại Tự do EU-VN ( EVFTA)


Đó là trong hành động mới đây, ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phía EU không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA”

Ông Phó thủ tướng này có vẻ trịnh thượng tuyên bố thẳng thừng với đại sứ của EU Bruno Angelet như thể gọi ý cảnh cáo nói cho EU rằng sẽ không có chuyện về hồ nhân quyền vào hiệp định EVFTA.

Đó là sự dốt nát mà tôi mô tả là sự ngu xuẩn tột cùng của ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ này. Bởi vì cái hồ sơ Hiệp định Thương mại Tự do EU với một số quốc gia trên thế giới thì đều phải qua cửa ải từng nước thành viên EU đàm phát và bút ghi, nếu qua cửa ải gọi là Hiệp định Thương mại Tự do Toàn diện mà VN muốn có được như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore thì VN phải qua cửa ải pháp lý nó phải được phê chuẩn bởi Toà án Tư pháp của Liên minh châu Âu (ECJ) tại Luxembourg. VN đang đeo đuổi hiệp định như Singapore, nhưng duy ý trí là họ tưởng họ là ai. Mấy ông bà lãnh đạo CSVN này họ cứ nghĩ như thể là EU họ cần VN chứ VN không cần EU. Hãy nhớ rằng EU họ chả coi VN ra gì cả, và quốc gia này cũng chẳng có bất cứ trọng lượng nào trong con mắt họ.

Ôi thôi, chế độ CSVN họ đừng nghĩ họ là ai, đừng nghĩ là mang 92,7 triệu dân tiêu dùng ra mà dọa ai ở đây cả, bởi vì EU họ chẳng coi lãnh đạo VN ra gì cả, thậm chí cả địa dư hình thể lãnh thổ thì EU cũng chẳng có quyền lợi gì đối với họ cả. Việc TQ mà có chiếm lãnh hải biển đảo của VN thì nó cũng chẳng liên quan gì tới EU cả. Tức là EU là khối kinh tế không có b ất cứ gì có lợi khi kết thân VN. Lý do cũng dễ hiểu thôi, đó là tại Á châu thì EU đã có những đối tác đáng tin cậy khác rồi, đó là South Korea, tức Nam Triều Tiên, đã có hiệp định thương mại đang lưu hành. Rồi họ đang cân nhắc nâng cao đối tác với Indonesia (cường quốc của Đông Nam Á, có quân đội thiện chiến sẵn sàng đối đầu với TQ), rồi Thailand, nhất là Ấn Độ, một cường quốc kinh tế và quân sự đang nổi lên có số dân bò dần gần 1,3 tỷ dân sát với TQ,….Hãy nhớ rằng Ấn Độ là quốc gia dân chủ đông nhất thế giới, có quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, Anh và Đức,….

Qua ngần ấy liệt kê thì VN là cái gì với EU mà đòi đặt điều kiện, vì điều kiện thương mại ấy mà cả EU và các nước đều phải tuân thủ theo luật pháp,…của EU quy định, nếu VN không đáp ứng tiêu chí đó thì lên biến đi là vừa là biến cho nhanh và đừng bám víu vào đó nữa. Bởi vì hãy nhớ rằng EU và VN tuy bán buôn không nhiều như VN-TQ, nhưng EU mới là khách hàng nhập nhiều hàng hóa của VN nhất là chỉ xếp sau Mỹ thôi. Còn chuyện VN bán buôn với TQ nhiều, thực tế là VN mua hàng TQ chứ TQ chả là khách hàng nhập khẩu nhiều hàng hóa như EU, Mỹ nhập khẩu hàng hóa của VN. Thực tế TQ chỉ nhập khẩu hàng hóa của V N chỉ bằng phân nửa so với Mỹ nhập khẩu thôi, và EU cũng vậy là họ mới là đối tác nhập khẩu hàng hóa của VN nhiều gấp đôi TQ nhé. Cho nên mình đừng nghĩ mình là ai mà để người ta phải theo mình.

VN thì rất thèm khát thị trường Mỹ-EU mở rộng để nâng ngạch số xuất khẩu và tìm kiếm thêm vì điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế có phẩm chất. Vì dù sao hai khối kinh tế Mỹ-EU mới là hai thị trường nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất và lớn nhất thế giới chứ không phải TQ nhé. TQ mới là quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất thế giới để nuôi cả tỷ người của họ cần sản xuất và bán hàng,…

(*) Thậm chí là EU họ cũng chẳng có lợi lộc gì liên quan tới tranh chấp Biển Đông, vì họ cũng không có lại ích gi nhiều ở khu vực này mà chính VN mới là quốc gia nhiều lần cầu cứu EU áp lực TQ về cái Giàn khoan dầu Hải Dương 981 kéo chạy lon ton ở Biển Đông, khi mà NATO và Mỹ lớn tiếng cảnh cáo TQ thì Tàu nó mới rút về chứ cái chế độ CSVN thì chỉ có im lặng và thí tốt cho cảnh sát biển ra xua đổi trong tuyệt vọng, nên đừng tưởng người ta cần mình mà chính là mình mới cần người ta, bởi vì EU họ chỉ cần giảm nhập khẩu hàng hóa VN thì doanh nghiệp VN cũng phải giảm sản xuất, và giảm đầu tư cho cái GDP kia.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Khi hàng loạt sếp ngân hàng VN sẽ ngã ngựa ra đi


Đó là Luật cải sửa tín dụng, tài chính ngân hàng VN mới thông qua. Có vẻ như luật này là bản sao copy mà trước đây tôi hay mỉa mai cái NHNN VN, và hình như bây giờ họ mới giật mình lật đật sửa chữa, tuy có muộn nhưng sẽ tốt hơn, hay người nhà VN quen gọi là “có còn hơn không”.

Có lẽ nhân vật đau đớn nhất là ông chủ Minh Xoài đến Minh Him Lam, là Dương Công Minh, khi trong thời gian gần đây bỗng dưng chiễm chệ ung dung ngồi vào cái ghế nóng chủ tịch HĐQT Sacombank.

Ôi thôi tôi thì giật mình danh sách những cá nhân mà trước đây ở VN họ cũng chẳng để ý nó, cụ thể dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ liệt kê:

Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển hiện là chủ tịch của Tập đoàn T&T và Công ty Chứng khoán SHS...

Ông Dương Công Minh, chủ tịch HĐQT Sacombank đồng thời là chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Him Lam.

Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú đang là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn DOJI.
Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh là phó chủ tịch HĐQT của Masan Group.

Ngoài ra chủ tịch HĐQT VIBank Đặng Khắc Vỹ là chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings.

Bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch HĐQT Seabank là chủ tịch của BRG Group và là chủ tịch/thành viên HĐQT của nhiều công ty khác như Thăng Long GTC, Hanoi Toserco, Khách sạn Thắng Lợi, Khách sạn Hilton Hanoi, OSC Vietnam ...

Ông Vũ Văn Tiền, chủ tịch ABBank, đang là chủ tịch Geleximco.

Chủ tịch Kiên Long Bank Võ Quốc Thắng là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Đồng Tâm Group và VPF.

Ông Phương Hữu Việt, chủ tịch HĐQT NH TMCP Việt Á, cũng là chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Việt Phương.

Bà Thái Hương được biết đến với 2 chức vụ chủ tịch HĐQT NH TMCP Bắc Á và Công ty cổ phần sữa TH.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ tịch NH TMCP Quốc Dân (NCB) hiện nay cũng là chủ tịch Tập đoàn Gami, và nhiều ông chủ ẩn mặt khác,…

Và tôi phân tích đó là mặt tích cực và biết lắng nghe của ông Thống đốc Lê Minh Hưng của NHNN VN. Đó là bước đi đúng chứ không sai, và thậm chí ông Hưng có thể có thẩm quyền đuổi cổ những ông bà đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ ấy thì hoàn toàn đúng chứ không oan cho ai cả.

Bởi vì tôi lấy một ví dụ đơn giản thôi, đó là hầu hết các ông bà chủ ngân hàng đang vô khám hiện nay mà nhiều hơn nữa là những cấp Phó thì đa số họ đã và đang gieo họa cho hệ thống tài chính ngân hàng khi họ đi lên từ ông chủ kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực kinh tế khác, sau ấy họ dùng tiền mua cổ phần để kiểm soát ngân hàng (lẽ ra họ được thực hiện nghiệp vụ như nhà đầu tư kiếm lời bằng hình thức chứng khoán hay được chia tiền lời chứ không thể được kiểm soát ngân hàng, vì rất rủi ro).

Lý do cũng dễ hiểu như thế này mà tôi giải thích đơn giản. Đó là những ông và chủ ngân hàng ẩn mặt ấy họ chỉ cần bỏ tiền vài ngàn tỷ VND thôi mà đòi kiểm soát cả mấy trăm ngàn tỷ, hay cả triệu tỷ VND tiền gửi ký thác và tiền cho vay của hàng triệu người gửi tiết kiệm. Đó là khi chính sách ở trên ban ra như việc NHNN cắt hạ lãi suất hay tài trợ lãi suất rẻ để giúp doanh nghiệp dễ đi vay thì những ông bà chủ ngân hàng này cũng đang sở hữu công ty gà nhà như công ty kinh doanh bất động sản thường thấy thì sẽ chộp ngay cơ hội ấy bẻ cái vòi tín dụng đó đi vào nhóm lợi ích và tay chân gà nhà của họ hưởng lợi lớn chứ doạnh nghiệp cần vốn thì tới tay họ đã chất lên nhiều tầng lãi suất, và rất rủi ro về nghiệp vụ này.

Đám lợi ích nhóm ấy chỉ cần hùn vốn vài dăm ngàn tỷ bạc thôi mà làm chức CEO tổng quản trị ngân hàng thì họ đã tính toán món lợi vô cùng to lớn. Họ có thể can thiệp và làm lệch lạc chính sách tín dụng của NHNN để kiếm lợi riêng cho cá nhân, công ty, và nhóm lợi sân sau rất lớn. Chẳng hạn dễ hiều nhất là họ có thể dùng thủ thuật vốn liếng lãi rẻ, như lấy tiền ký thác của công chúng để châm tiền vào các dự án đầu tư lớn hơn lên tới nhiều trăm ngàn tỷ VND chẳng hạn. Nếu đầu tư thành công họ ung dung trở thành tỷ phú nhanh chóng nhờ tận dụng vốn liếng, lãi suất ưu đãi bởi tay chân ngân hàng mà họ kiểm soát để ưu đãi cho họ, và họ bỏ túi riêng tiền lời rất lớn mà còn trốn được nhiều sắc thuế,…

Tuy nhiên khi các dự án đầu tư ấy thất bại nặng nề thì điều đó họ trói buộc ngân sách nhà nước phải bung tiền ra cấp cứu hoặc châm thêm tiền lãi rẻ nhiều ngàn tỷ VND để cấp cứu dự án đầu tư kém hiệu năng ấy, hoặc thậm chí cả hệ thống NHNN phải tung tiền ra cấp cứu hoặc đứng ra bảo lãnh trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tiết kiệm nếu ngân hàng ấy bị những ông bà chủ sở hữu chéo đó đem tiền ký thác đầu tư vào đó mà mất nợ.

Ôi thôi cái thủ thuật sở hữu ngân hàng này của các đại gia VN, nhất là các đại gia kinh doanh bất động sản hay dùng thủ thuật này nó xưa như trái đất, nhưng đáng tiếc là bây giờ cái NHNN VN này mới phát hiện ra lỗ hổng tai hại này mà cải sửa dù có muộn cũng còn tốt hơn.

Tôi thì hay nghi ngờ là các ông chủ ngân hàng giả hiệu này trước đây hay dùng thủ thuật này. Kể cả một số tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước họ hay lập ra công ty tài chính sân sau và đầu tư sở hữu cổ phần các ngân hàng để có chỗ trong chân đứng tổng quản trị CEO nhằm dễ dàng thu hút bạc tỷ tiền ký thác lãi rẻ để dồn tiền đầu tư vào các dự án dễ sinh lời nhanh và cũng dễ mất tiền nhanh để làm lợi và làm giàu rất nhanh cho một số nhóm lợi ích. Kể cả họ vẽ ra các dự án đầu tư trên giấy và thu hút bạc tỷ vào dự án ấy mà thực chất là tiền bòn rút để làm giàu bất chính từ việc họ cố bám vào chức vụ CEO ngân hàng.


Đó là những thủ đoạn của các ông bà chủ doanh gia, có lẽ tôi gọi là doanh gian thì đúng hơn là rất kinh điển, nó có thể qua mắt được những nghiệp vụ ngân hàng yếu kém của hệ thống ngân hàng xã hội chủ nghĩa thôi, chứ cái này nó chỉ là trò trẻ con đối với tôi thôi. Nhưng trò chơi này cực kỳ nguy hiểm và rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính ngân hàng. Bởi vì các lãnh đạo ngân hàng lớn của Mỹ như Michael Corbat – CEO của Citigroup (NYSE: C) mà tôi là các nhà phân tích, bạn đọc xem hồ sơ phía dưới ở đây http://www.nasdaq.com/aspx/call-transcript.aspx?StoryId=4113230&Title=citigroup-s-c-ceo-michael-corbat-on-q3-2017-results-earnings-call-transcript , thì cũng chỉ có vau trò làm duy nhất một nghiệp vụ là ngân hàng thôi, và không được phép làm thêm nhiệm vụ thứ hai của công ty nào khác. Vì người ta có thể lấy tiền ký thác hay tiền tài trợ lãi rẻ trút vào các dự án đầu tưu của công ty sân sau,…hay lãnh đạo của ngân hàng Bank of America Corporation (NYSE: BAC) là Brian Moynihan - Chairman and Chief Executive Officer (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc) thì cũng chỉ chịu trách nhiệm một nghiệp vụ ngân hàng chứ không ai lại cho phép Brian Moynihan kiêm luôn thêm vai trò lãnh đạo Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM), vì nếu không may giá dầu sụt giá thì giới cổ đông BAC mất vốn oan do tâm lý sở hữu công ty gà nhà và kiêm nhiều vai trò tổng quản trị CEO như đã nói thì công chúng họ sẽ rút tiền ra thì ngân hàng đó sập ngay lập tức, vì quy tắc công chúng là người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ký thác được ấn định, và họ cũng chẳng liên quan tơi lời lãi mà ông chủ ngân hàng ấy sở hữu nhiều công ty, đó là khi giá tăng thì vào túi riêng của ông chủ sở hữu chéo ấy, chứ khi giá giảm hay khủng hoảng thì có khi tiền ký thác của công chúng đang gửi vào các dự án đầu tư giá dầu sụt giá hay bất động sản bể bóng,… và rốt cuộc khủng hoảng xẩy ra thì người dân mất vốn oan và chỉ bồi thường 75 triệu VND cho cả mấy tỷ bạc gửi ký thác,…

Triệu chứng bay bổng của lãnh đạo TP.HCM


Đó là phát biểu cái bánh vẽ của ông Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong khi nhấn mạnh rằng, “TP HCM sẽ trong nhóm 10 thành phố sáng tạo toàn cầu”, trong bản tin: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-thanh-phong-tp-hcm-se-trong-nhom-10-thanh-pho-sang-tao-toan-cau-3675933.html

Và tôi trích một đoạn: “Thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu. Dáng dấp của một siêu đô thị, một thành phố thông minh đang đến gần", ông Phong nói, giọng phấn khởi.

Trước hết hiện nay tôi vẫn còn sốc và bàng hoàng khi xem đoạn Video trên tờ Tuổi Trẻ về “Kinh hoàng bảo mẫu đày đọa trẻ mầm non tại trường tư thục”. Đó là tôi mô tả “trại tù tra tấn trẻ em trong lòng TP.HCM”, và vế kia là Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi ngồi ghế nóng thay cho Đinh La Thăng, ông nhân này lo lắng dân số TP.HCM sẽ lão hóa già cỗi và khuyến khích phụ nữ người dân thành phố này sinh nhiều hơn là mỗi cặp vợ chồng hãy sinh trên 2 đứa trẻ để tăng dân số vàng cho thành phố nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố vượt bậc, nhưng những gì mới diễn ra vừa rồi về nạn bạo hành trẻ thơ mà người ta đánh đập cả những đứa trẻ chưa tới 1 tuổi rất man rợ, vậy mà những người lãnh đạo thành phố này vẫn mơ sảng về một “thành phố toàn cầu”,…

Về hồ sơ “thành phố toàn cầu” mà quốc tế định nghĩa thì lãnh đạo TP.HCM còn định nghĩa và sáng chế ra cụm từ tiêu chuẩn khắt khe hơn “thành phố toàn cầu”, đó là “thành phố toàn cầu” đó là họ thêm cụm từ “sáng tạo”, và viết là “thành phố sáng tạo toàn cầu”.

Trôi về quá khứ thì trước đây lãnh đạo thành phố này cũng hay bay bổng với những từ ngữ như “TP.HCM là trung tâm tài chính của khu vực”, rồi “TP.HCM là nơi đáng sống nhất thế giới”, rồi họ tiếp tục trôi theo ảo giác “TP.HCM là Thung lũng điện tử công nghệ cao Silicon của Châu Á”,…

Về bối cảnh, tôi chỉ phân tích để TP.HCM trở thành “thành phố toàn cầu”, và tôi bỏ từ “sáng tạo” đi. Vì cái TP.HCM này có sáng tạo ra cái gì đâu ngoài việc sáng tạo ra “siêu máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh”, và càng bơm hút nước chống ngập thì nó càng ngập sâu hơn, và người ta còn sáng tạo ra phát minh tăng thu thuế phí cho những vật thể di chuyển vào trung tâm thành phố như xe hơi, xe máy,… với lý luận để chống nạn kẹt xe,…

Để trở thành “thành phố toàn cầu”, thì cái TP.HCM cần đáp ứng vài tiêu chí cơ bản sau. Đó là trước hết thành phố đó phải có các tiêu chí để quốc tế biết đến

1- Như có nhiều trường đại học thu hút sinh viên hay giới nghiên cứu nước ngoài đến thành phố đó học tập nghiên cứu khoa học.

2- Nguồn nhân lực lao động cao, ý tưởng sáng tạo táo bạo ứng dụng cho khoa học công nghệ của nhân loại, tất nhiên phải có thị trường vốn mạnh mẽ (vì làm cái gì cũng cần có tiền, trong khi cái TP.HCM thì đang kẹt tiền, như chuyện kẹt xe vây).

3- Thành phố đó phải có nhiều trụ sở chi nhánh chính của các đại công ty toàn cầu có ảnh hưởng toàn cầu, cũng như có nhiều cơ sở của các công ty dịch vụ hàng đầu tốt nhất thế giới đặt trụ sở chính của họ ở đó, hoặc trị sở tổng hành dinh đại diện khu vực, như Á châu, Âu châu, Bắc Mỹ,…

4- Thành phố đó phải có nhiều trụ sở chính, hay tổng hành dinh chính của các tổ chức tài chính toàn cầu. Kể cả các trụ sở chính của châu lục mà các tổ hợp tài chính ngân hàng quốc tế hàng đầu đặt tai đó đại diện cho châu lục, kể cả chính trị như Đại sứ quán các nước lớn,…

Chẳng hạn như năm 2012, cái thành phố của Thủ đô Washington, D.C. mới được Công ty tư vấn A.T. Kearney (trang nhà www.atkearney.com ) xếp hạng 10 là thành phố toàn cầu. Trước ấy thì hạng mười mấy. bỏ Los Angeles, ở California chỉ có hạng 6,….

Ôi thôi nói ra không hết, vì càng đi sâu thêm nữa thì cái “thành phố sáng tạo toàn cầu”. Bởi vì nếu nói ra thì ông tỷ phú Elon Musk, chủ nhân các thương hiệu sáng tạo toàn cầu như Tesla, SpaceX, PayPal, Hyperloop, SolarCity, OpenAI, The Boring Company, Neuralink,… sẽ rời bỏ Los Angeles, California tới TP.HCM trải nghiệm “thành phố sáng tạo toàn cầu”,….

Kết luận của tôi là ngay cả Thành phố Washington, Thủ đô Washington, D.C. nơi đặt trụ sở tổng hành dinh chính của các định chế tài chính lớn nhất thế giới như các tổng hành dinh của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Cục Dự trữ Liên bang (FED),….và nhiều trăm tổng hành dinh đại sứ quán quốc tế, rồi các trường đại học hàng đầu thế giới, viện bảo tang,… vậy mà nó vẫn bị xếp hạng 10, so với hạng 1 là New York trước đây, và bây giờ vẫn thế.

Bởi vì TP.HCM muốn có tham vọng Top 10 các thành phố toàn cầu mà còn kèm thêm cụm từ “sáng tạo” nữa thì có nghĩa là TP.HCM này bất cứ có quyết định nào về kinh tế lẫn chính trị đều sẽ gây “rúng động toàn cầu”, và nhất là họ sẽ phải có những phát minh sáng chế và các nhà khoa học đoạt nhiều Giải thưởng Nobel nhất từ Vật ký, Hóa-sinh, Y-khoa, Kinh tế,… Đúng là triệu chứng bay bổng của những lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ TP.HCM. Bởi vì cần xong cái chuyện cơ bản cần giả quyết như nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí, sân bay Tân Sơn Nhất lạc hậu xuống cấp, thiếu tiền đầu tư có dăm vài tỷ $ vì Dự án tuyến metro số có mấy chục km,… xong cái đã rồi muốn mơ cái gì thì kệ họ, đằng này họ toàn mơ cái chuyện xa vời ở đâu không thì thật là thần kinh.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Sao xã hội lại có những kẻ độc ác như  vậy nhỉ: https://tuoitre.vn/kinh-hoang-bao-mau-day-doa-tre-mam-non-tai-truong-tu-thuc-20171126144540713.htm

Có lẽ trong cuộc đời tôi chưa từng khi nào chứng kiến cảnh tàn ác đến mức như thế này. Về lý thuyết cái trường tư thục mầm non này được treo bảng hiệu thì những người bảo mẫu này cũng phải qua sự đào tạo và mới có giấy phép hành nghề. Nhưng vì sao lại đối xử với trẻ em như vậy.

Cần phải cho các cháu đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, và sau ấy tống giam những kẻ này vào ngục tù  sống hết cuộc đời cho tới chết mà không thấy ánh sáng.
Trong bài báo “Phát tín hiệu tiếp tục cho vay ngoại tệ”: http://vneconomy.vn/phat-tin-hieu-tiep-tuc-cho-vay-ngoai-te-20171126000208498.htm , mà tôi hay mỉa mai nhiều lần rồi kể cả cái thông tư vớ vẩn của ông Thống đốc bất tài vô năng lực Nguyễn Văn Bình, với Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015. Cái thông tư này sửa đi sửa lại kết cục nó trở lại vạch xuất phát như tôi hay dự báo, và bây giờ nó y như vậy.

Ôi thôi, tôi thì trích lược một đoạn “Trước quan tâm trên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong lộ trình ổn định tỷ giá và chống đô la hóa, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhóm các giải pháp, trong đó có định hướng chấm dứt quan hệ vay mượn ngoại tệ, chuyển sang quan hệ mua bán, hướng đến ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.”.

Và tôi giải thích dễ hiểu mà ai cũng có thể tưởng tượng ra là không cần phải chuyên gia tài chính của đều biết cả. Tức là nếu cái thông tư Thông tư số 24/2015/TT-NHNN được cải tiến và thi hành thì tôi e rằng doanh nghiệp khi họ có USD thì tất nhiên họ sẽ găm USD và không nhả ra là bán lại cho NHNN, vì nếu bán lại thì sau này mua lại USD thì sẽ bị trả giá đắt là ôm mớ tiền đồng mất giá mà còn bị chênh tỷ giá hối đoái tiền VND-USD thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nhân đôi. Vì cái tỷ giá hối đoái ấy nó đâu có minh bạch, nó do cái NHNN này quyết định xê dịch theo cái biên độ có lợi cho tay chân ngân hàng của hệ thống NHNN mà.

Tức là mình có thể hiểu về bối cảnh cái NHNN VN này nhiều lần ném đá dò đường qua chỉ thị “định hướng chấm dứt quan hệ vay mượn ngoại tệ, chuyển sang quan hệ mua bán, hướng đến ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.”.

Điều đó có thể giải thích như thế này, đó là sau này các doanh nghiệp, kể cả cá nhân là nhà đầu tư đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nếu gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, và nếu rút tiền ra như USD ban đầu gửi vào thì khi lấy tiền ra để trang trải các phí tổn cho đầu tư và kinh doanh thì bắt buộc đều phải rút bằng tiền Việt Nam, gọi là VND.

Đó là hình thức trưng thu cưỡng đoạt không hơn không kém phường lưu manh, và cái NHNN này vi phạm quyền sở hữu “tiền tệ” như ngoại tệ và đồng tiền khác. Và cái NHNN này họ cũng chẳng hiểu về nghiệp vụ “doanh nghiệp xuất nhập khẩu” là như thế nào. Bó cũng giống như cái tên “Eximbank”, gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đi làm sai nghiệp vụ và bây giờ nó chỉ là cái xác khô biết đi.

Đối với nghiệp vụ mà doanh nghiệp VN hay doanh nghiệp nước khác cũng vậy, là họ liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tất nhiên người ta chủ yếu ưu tiên sử dụng ngoại tệ là để thanh toán là chuyện họ hay buộc phải làm. Bây giờ nói họ xuất khẩu thu ngoại tệ và khi họ muốn tài khoản ấy an toàn là ký thác vào ngân hàng giữ tạm mà đến khi doanh nghiệp họ muốn rút ra ngoại tệ ban đầu gửi vào ấy thì bắt họ phải lấy tiền VND thì đúng là vô duyên nhảm nhí.

Bởi vì khi hệ thống ngân hàng quốc doanh VN nhận ngoại tệ mà đã là lãi suất 0% ấy rồi chẳng hạn, mà ngân hàng quốc doanh ấy họ vẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay kiếm lời nhờ sai biệt lãi suất bằng đồng USD ấy, mà trước đây cái tay mơ tiến sĩ Việt Kiều rởm Nguyễn Chí Hiếu lỡ miệng tiết lộ là ngân hàng cho vay ra 4-6% là chuyện bình thường, thì quả nhiên cái hệ thống ngân hàng quốc doanh và cái NHNN VN này đang trở thành con buôn tiền vĩ đại.

Đó là chuyện bất công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCCN,  vì NHNN lấy tiền của dân, và doanh nghiệp với giá cước lãi suất ngoại tệ, kể cả nội tệ rất bèo bọt như họ ăn tiền lời lãi suất 0% niêm yết bằng đồng USD nếu so với lãi suất gốc của Mỹ là 1,25% hiện tại, tức là tiền ký thác bằng đồng USD mà doanh nghiệp và người dân phải ký thác vào ngân hàng với lãi suất siêu thấp, thực tế còn thấp hơn lạm phát, tức là nói trắng ra là lãi suất âm. Chuyện quái đản đó khi mà VN lại đi vay bằng ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế thì phải trả lãi đắt, mà còn không vay được, vì rủi ro mắc nợ là thiếu hụt ngoại tệ trả nợ, nhưng trong đất nước họ thì chỉ có cái giỏi là bóp cổ người dân và doanh nghiệp họ bằng văn bản, thông tư “định hướng”,….

Thực chất đó là sự tuyệt vọng của cái NHNN này khi có túi ngoại tệ khoe ra chưa thể kiểm chứng là 45 tỷ $ gì đó thì lại có quá nhiều cặp mắt thèm khát nhòm ngó vào đó. Từ trả nợ, rồi nhiều thứ khác, và còn định hướng tài trợ cho doanh nghiệp nhà nước có nguồn ngoại tệ rẻ, để tiếp tục trút tiền vào các dự án đầu tư mà đảng chỉ thị định hướng  có giá trị kinh tế thấp của dự án như tham vọng và tuyệt vòng xây cái sân bay quốc tế Long Thành, xây đường xe lửa cao tốc,… Ôi thôi đúng là chuyện dài nhiều tập về “triệu chứng căn bệnh đô-đồng”.

Kết luận của tôi thật mỉa mai là cái NHNN VN này họ cũng có thể định hướng nâng cáo giá trị tiền VND bằng nghiệp vụ trẻ con, là cứ nghĩ là gia tăng khối dự trữ ngoại hối lớn thì sẽ làm tiền VND có giá, thay vì họ nên làm thế nào giảm gánh nợ công, nợ xấu xuống, giảm thâm hụt ngân sách xuống, cai nghiện chứng bệnh bơm tín dụng theo đinh hướng chỉ tiêu 21-22% kia đi thì tiền VND sẽ có giá và tăng giá lại thôi chứ không cần thực hiện nghiệp vụ phức tạp khác về kinh tế và tài chính. Có lẽ họ không làm được, vì làm như vậy sẽ đánh sụt GDP.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

KHI CHỈ SỐ KHỦNG BỐ TOÀN CẦU CỦA TQ ĐANG QUÁ CAO

TQ hiện là quốc gia có chỉ số  Khủng bố Toàn cầu (Global Terrorism Index) cao hơn Mỹ, dù rằng Global Terrorism Index của Mỹ đang bị hạng cao nhất mọi thời gian kể từ năm 2006. Năm 2016 chỉ số này của TQ là 5,54, Mỹ là 5,43, Nga chuốc nhiều thù oán khi tham chiến ở Syria, và bị nhiều tổ chức Hồi giáo chủ chiến cực đoan đe dọa sẽ giáng đòn sấm sét vào nước Nga bất cứ thời điểm và thời gian nào nếu cần thiết, từ khủng bố al-Qaeda, IS, cho đến khủng bố Hồi giáo Chechnya đe dọa hàng ngày. Vậy mà chỉ số  Khủng bố Toàn cầu của Nga vẫn thấp hơn TQ là chỉ có 5,33 thôi. Có lẽ năm 2017 thì Global Terrorism Index này dành cho TQ sẽ cao hơn, và sẽ phá kỷ lục mới. Đó là bất ổn cho TQ mà Bắc Kinh lo ngại  nhất, vì nó sẽ phá sản nhiều giấc mơ vĩ cuồng về kinh tế, chính trị, quân sự cho TQ, thậm chí gây lo ngại sụp đổ tan rã của Bắc Kinh,

Thực chất khủng bố của TQ nguy hiểm, vì nó bất ổn từ chính bên trong đất nước quá rộng lớn này. Đó là bất ổn về chênh lệch giàu nghèo quá cao, nạn cướp đất làm kinh tế của Bắc Kinh đang chuốc họa, vì hàng ngày tại TQ hầu như đều xẩy ra các cuộc biểu tình bạo động giữa người nông dân và quan chức chính quyền. Tại Bắc Kinh thì nơi đặt tring tâm chính trị, bộ não điều hành đất nước thì đang đối mặt sự tức giận của người nhập cư ở các tỉnh nghèo đến, chế độ Bắc Kinh luôn tìm cách trục xuất họ về quê, kể cả dùng vũ lực, và gây ra mâu thuẫn xung đột hàng ngày, khiến nhiều người cùng quẫn họ cài bom cho tấn công cả vào cảnh sát,…Ở Quảng Tây, thù ngày nào người dân họ cũng biểu tình phản đối kế hoạch bồi thường của chính phủ để di dời họ như việc giải tỏa để lấy đất làm dự án kinh tế, và đền bù giá rẻ mạt dẫn đến xung đột dai dẳng giữa chính quyền và người dân, nhiều vụ đụng độ đẫm máu dẫn đến nhiều thương vong giữa cảnh sát và dân thường,…

Tại tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc, thì cũng xẩy ra nạn biểu tình đụng độ đám máu giữa người dân và cảnh sát và rất nhiều thương vong thường xuyên xẩy ra cũng vẫn là là chuyện lấy đất của người dân làm các dự án xây cất bất động sản của nhóm nhà giàu và quan chức tham nhũng,…và người ta đền bù bất cho người dân họ với giá rẻ mạt,…

Xa hơn Bắc Kinh thì ở Tân Cương, Tây Tạng, rồi giáp biên giới là gần biên giới Kazakhstan, rồi người Hồi giáo, người Uyghurs nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gây bất ồn cho chế độ Bắc Kinh bởi chính sách hà khắc của Bắc Kinh áp đặt lên họ, và gây bất ổn cực kỳ nghiêm trọng và gây lo sợ cho Bắc Kinh nhiều thứ. Các tổ chức Hồi giáo Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,  Kazakhstan đe dọa sẽ đem “bão lửa” là mang bom tới tận Bắc Kinh để trả thù cho những gì TQ gây hấn đối xử bất công với người Hồi giáo,… Đó là những bất ổn quá nhiều thứ mà TQ phải căng mắt ra để giám sát.

Vì chuốc họa quá nhiều, nên hiện nay Bắc Kinh mất phương hướng, người dân TQ ở các thành thị sau nhiều năm bị tuyên truyền nhồi sọ là TQ đang bị Nhật, Ấn Độ, kể cả VN xâm lấn lãnh thổ thì ngay cả mới đây thành phố cảng Ninh Ba ở Trung Quốc xẩy ra một vụ nổ lớn kinh hoàng, có thể rất có nhiều thương vong thì cư dân ở cảng Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang giật mình, họ cứ nghĩ là do quân đội TQ khai hỏa tấn công Ấn Độ và bị Ấn Độ đáp trả dội bom hay bắn tên lửa chứ họ không nghĩ là bị khủng bố. Trước ấy vào ngày 12/8/2015, một vụ nổ lớn tại cảng Thiên Tân khiến hơn 170 người bọ thiệt mạng, gần 1000 người bị thương,  nó gây ra một quả cầu vồng và đám cháy khổng lồ hất bay cả những container chứa hàng, và thị trường tài chính và chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyết sụt giá nặng nề thì người TQ mới đầu họ cứ tưởng quân Nhật tập kích bằng máy bay hoặc bắn tên lửa tấn công TQ chứ họ không nghĩ là do “sự cố bên  trong TQ gây ra”. Đó là điều rất mỉa mai bởi hậu quả tuyên truyền nhồi sọ cực đoan của TQ.

Đối với TQ, bất ổn về kinh tế như tín dụng bơm ra quá nhiều, nợ nần quá cao, gây ra rủi ro bong bóng tín dụng và các bong bóng tài sản dễ vỡ thì nó không bất ổn nguy hiểm bằng bất ổn về xung đột bên trong, hay bất ổn về khủng bố như đã nói. 

Tôi thì nghi ngờ là mỗi khi bất ổn bên trong tại TQ dâng cao thì chế độ Bắc Kinh hay có thói quen là chuyển lửa bất ổn ra bên ngoài là đi gây hấn với các nước xung quanh để đánh lạc hướng dư luận, như rầm rộ tập trận ở Biển Đông, kiếm cớ liều lĩnh gây hấn với tranh chấp lãnh hải với Nhật, hay kể cả Ấn Độ nhưng có chừng mực rút lui khi thấy đối phương cứng rắn chứ thực chất TQ chỉ là kẻ to xác béo phì yếu đuối là chỉ giỏi bắt nạt những nước bé thôi chứ gây hấn với Ấn Độ hay đi quá xa với Nhật thì chỉ có chuốc thất bại là co cẳng chạy về nhà thu quân giới tuyến thôi. Vì TQ chưa khi nào tham gia trận đánh lớn bên ngoài lãnh thổ của họ. Gia đình thì mỗi người chỉ có một con, nếu mà đụng độ gây thương vong quá lớn thì người dân TQ sẽ không chấp nhận mất mát đó mà áp lực lên Bắc Kinh ngay.
Những hồi đáp mà tôi trả lời độc giả như thế này hay gửi hồ sơ mà tôi không thể phân tích, và sẽ tóm lược trả lời ngắn gọn trong bài này chủ yếu tôi trả lời thuần về nghiệp vị kinh tế thôi, còn về chính trị VN tôi không đề cập, vì đó là trách nhiệm của mỗi người dân VN, nó chẳng liên quan tới tôi.

Đầu tiên là câu chuyện PSG-TS Bùi Hiền đề xuất bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Và thay đổi nhiều chữ nghĩa như  C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.

Đó là tôi trả lời hồi đáp ngắn gọn là chỉ cần cụm từ “Đ, đ” loại khỏi tiếng Việt thì nó cũng đã gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho VN, đó là từ sau này trở đi khi chữ “đ, Đ” ấy loại khỏi hệ thống chữ viết tiếng Việt thì tất cả các tờ giấy bạc của VN đang lưu hành cần ghi chú hoặc phải thu hồi về nhà, vì các tờ giấy bạc của NHNN VN đang lưu hành đều có ghi chữ “Đ,đ” trong mệnh giá. Thí dụ như tờ tiền mệnh giá đủ loại đều ghi chú đằng sau con số là đồng, như trường hợp 500.000 VND, thì đều ghi “năm trăm ngàn đồng”,…và nhiều tờ giấy bạc khác. Chỉ riêng chuyện nhỏ nhặt này không thôi thì VN sẽ tiêu tốn khoảng 700.000 tỷ VND để thu hồi dần dần và chỉnh sửa lại chữ “đ, Đ”.

Còn chuyện lớn hơn, có lẽ là tất cả các giấy tờ, từ hộ chiếu, chứng minh thư, văn bằng, và nhiều thứ khác, và cả tên nước sẽ ghi lại và siêu tốn kém của cải vật chất là không thể đo lường hết được. Thậm chí các lưu trữ về dữ liệu mà quốc tế lưu trữ song hành bằng ngôn ngữ tiếng Việt ấy sẽ khó có thể được các tổ chức quốc tế rảnh việc dành thời gian chỉnh sửa nó, và thậm chí người ta loại bỏ nó và sẽ gây thiệt hại cho VN về chủ quyền nhiều thứ.

Và tôi kết luật ở mục này là cái tiến sĩ điên khùng PSG-TS Bùi Hiền kia đâu có tư cách gì mà đề xuất nó, vì thực chất cái mác phó giáo sư, tiến sĩ này đâu có giá trị nào mà đề xuất. Và cũng chẳng có chính phủ hay lãnh tụ tối cao nào của VN dám liều lĩnh ký bút cả. Nếu không muốn nói là bản án tử hình dành cho kẻ đó. Vì ngôn ngữ tiếng Việt này nó cũng chẳng đại diện cho ĐCSVN cả, mà nó đại diện cho toàn bộ người dân VN, và cả dân tộc nhiều trăm nay rồi, nhất là những cộng đồng người Việt ở nước ngoài họ vẫn bão lưu ngôn ngữ tiếng Việt truyền thống đó thì làm sao mà thay đổi được. Bởi vì giáo sư tiến sĩ ở VN họ không có chuyên môn về đầu tư hay tự kiếm ra đồng lương ngoài xã hội nên họ không hiểu hậu quả khôn lường về nó. Vì đa số họ học hành xong thì chui vào đảng để ăn lương của tiền thuế người dân là chả biết lo cho tổn thất của dân và quốc gia. Tiếng Mỹ và tiếng Anh tuy giống nhau, thực tế có nhiều từ khác nhau, và người ta cũng vẫn giữ nguyên là không thay đổi gì cả.

Chuyện thứ hai là câu chuyện chống tham nhũng ở VN.

Đó là tôi trả lời ngắn gọn là khi nào VN còn chưa có báo chí tư nhân dám sát mà báo chí quốc doanh vẫn chi phối thì chẳng bao giờ chống được tham nhũng cả. Trường hợp cá biệt bên Tàu là TQ họ chống thanm nhũng hiệu quả thì khác biệt rất lớn so với VN. Đó là hai nhân vật Tập Cận Bình, và Nguyễn Phú Trọng.

Tập Cận Bình hay kể cả Hồ Cẩm Đào họ chống tham nhũng có hiệu quả đó là cơ quan chống tham nhũng của họ rất chuyên môn là có đội ngũ tư vấn rất giỏi về pháp lý (luật sư), và các nhà phân tích kinh tế, tài chính rất giỏi và rất có chuyên môn đựa lựa chọn rất dễ dãi là không cần đảng viên, họ có thể được lựa chọn từ các chiến lược gia người TQ làm việc ở Wall Street về làm cố vấn. Bởi vì khi nói tới tham nhũng thì nó rất tinh vi về kinh tế. Những nhóm lợi ích hay những kẻ tham nhũng thì giỏi chuyện luồn lách kiểu này, như thẩm định các dự án đầu tư của quốc gia chẳng hạn, Bọn tham nhũng thì vẽ ra các dự án kém hiệu quả không sinh lời và đội vốn để vét tiền của quốc gia, nên vì thế phải có những chiến lược gia cố vấn có kinh nghiệm về phân tích kinh tế và tài chính để thẩm tra dự án là ngăn chặn nó, hoặc cố vấn cho lãnh đạo theo dõi bắt giữ kẻ đó khi thấy kẻ đó đáng nghi ngờ là hay bày ra dự án đầu tư đó,….

Tuy nhiên, đối với ông TBT Nguyễn Phú Trọng, làm trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhiều năm rồi thì tham nhũng càng tăng chứ không giảm, nạn tham nhũng lắt nhắt mấy chục tỷ bạc thì tăng lên cấp số nhân là ngàn tỷ bạc, và càng chống tham nhũng thì nạn tham nhũng càng nở rộ.

Đó là tôi giải thích như thế này. Bởi vì tay chân vây cánh của ông Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm thì đa số đều là những người chỉ có lý luận Mác Lenin chứ không có những người lý luận kinh tế thị trường tư bản. Là không có chiến lược gia nào am hiểu kinh tế tư bản. Nên bị mù về các dự án đầu tư, và nhóm lợi ích thì cứ vẽ ra cái bánh vẽ to lớn trước mặt mà cũng chẳng hay biết, và chỉ đến khi đổ bể thì mới lật đật đun củi khô củi tươi để nhóm lò gì đó.

Hãy nhớ rằng, nền kinh tế VN hiện nay là nền kinh tế xuất nhập khẩu lớn hơn tổng sản lượng GDP kinh tế, và các dự án đầu tư đều không còn như bao cấp mấy chục năm trước, nên người ta không thể ngăn chặn hay chống tham nhũng mà cái não và cái đầu không hiểu kinh tế và kinh doanh. Đó là bài học như tham nhũng ngân hàng, dự án đường sắt, rồi dầu khí, và nhiều dự án đầu tư ngàn tỷ bỏ hoang,… tất cả nó đều không có cái đầu và bộ não hiểu biết để ngăn chặn bác bỏ dự án béo bở kém phẩm chất chứa đầy sâu bọ ấy. Nó đều là dự án đầu tư tinh vi là không có chân đứng cho những ông bà Mác Lenin đứng nhìn mà chống tham nhũng, vì có biết gì đâu chống, thậm chí còn tiếp tay cho tham nhũng khi duy ý chí ủng hộ dự án đó, thay vì bác bỏ nó khi nhận thấy có quá nhiều mâu thuẫn bên trong,….Đó là hồ sơ quan trọng và ngắn gọn tôi trả lời. Đó là điều dễ hiểu nếu giả sử/xử tôi ngồi vào cái ghế chống tham nhũng ấy và có thực quyền như chức tổng bí thư thì chắc chắn rằng sau này VN sẽ chẳng bao giờ có bất cứ dự án đầu tư sâu bộ nào ở đây với tôi cả. 
Hiện nay TQ đang biểu dương khí thế khi diễn tập quân sự rầm rộ tiến sát Biển Đông (tên gọi của VN), hay biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Bắc Kinh tuyên bố trước sau như một là Biển Đông là lợi ích cốt lõi không thể thay đổi, và cái đường lưỡi bò chín đoạn đứt liền được chỉnh sủa liên tục là “lợi ích cốt lõi không thể tách rời, đó là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chiếm gọn Biển Đông lố bịch là nó liếm sát tới gần bờ biển VN chỉ cách vài trăm Hải Lý, đó lúc tham lam tuyên bố liếm sạch gần như ăn hết vùng biển VN chỉ có cách đây mấy chục hải lý và vẽ ra cái đường ranh giới đòi nuốt trọn nhiều vùng biển đảo của Indonesia  khiến Indonesia buộc đổi tên khu vực phía bắc của vùng đặc quyền kinh tế của họ thành Biển Bắc Natuna làm cho Bắc Kinh tức giận, nhưng chả dám liều lĩnh, vì Indonesia là nước theo Hồi giáo, không có ý thức hệ. Chính quyền Jakarta cũng tuyên bố sẵn sàng đối đầu quân sự với TQ và sẽ không khoan nhượng bất cứ sự đe dọa nào của Bắc Kinh, và Indonesia lập tức khi ấy Jakarta  đã thi hành ngay là họ biểu dương lực lượng  tập trận cho lính nhảy dù từ  nhiều máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 thực tập tại căn cứ không quân Ranai trên đảo Natuna, và bố trí nhiều trận địa tên lửa, căn cứ không quân để sẵn sàng đương đầu quân sự nếu Bắc Kinh lấn tới. Điều đó khiến cho Bắc Kinh xuống thang và im lặng là không dám hó hé, thậm chí Jakarta  đã cho chỉ thị lệnh cho Hải quân nước này bắt giữ bất cứ tàu bè đánh cá nào vi phạm lãnh hãi Indonesia và cho phép bắn chìm hay phá hủy bất cứ tài cá nào kháng lệnh chống trả.

Ôi thôi, tôi thì hay mỉa mai là sự tham lam, sự kiêu ngạo và ngạo mạn của Bắc Kinh khó khi nào thay đổi. Đó là Bắc Kinh từng ước đoán hàng năm khu vực Biển Đông nằm trong 9 đoạn đứt liền ấy trong đó VN là bị xâm lấn nặng nề nhất thì cũng tạo ra đến 3,5 ngàn tỷ USD giá trị thương mại mà tàu bè đi qua đó.

Đối với VN, giá trị tài sản Biển Đông của họ là vô giá, và không thể đánh mất, dù phải có tiến hành chiến tranh mà không ai mong muốn thì cũng phải làm để mà giữ nó. Bởi vì nếu biết khai thác kinh tế biển thì tương lai nó sẽ đóng góp cho kinh tế VN chiếm tới hơn 60% GDP.

Tiu nhiên có vẻ trùng hợp lạ thường là cứ hễ có sự căng thẳng nào đó ở Biển Đông thì ở nhà cái ông gì đó 73 tuổi hay làm chuyện ngược lại là hình như gây khó dễ cho EU, Mỹ, Nhật Bản, kể cả Ấn Độ họ đang nâng đỡ VN, như việc làm cho EU mất mặt mà xa lánh VN khi bày trò xét xử Trịnh Xuân Thanh (nhân vật đang gây chia rẽ VN và EU vì vụ bắt cóc).

Chuyện quái đản là ông này chống tham nhũng mà không thu hồi được tài sản thì tốt nhất là nên dẹp nó đi là đừng chống nữa, vì càng điên cuồng chống tham nhũng thì lại gây bất lợi cho VN khi liều lĩnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa lòng Âu châu là nước Đức, khiên cho Đức vừa rồi cũng chẳng cần gửi người tới VN dự APEC, dù rằng về lý thuyết ông TT Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn gửi lời mời đáp lễ khi Đức mời VN sang dự G-20 trước đó, lúc ấy là quan hệ kinh tế lẫn chính trị giữa VN và Đức là cầu nối với EU rất tốt đẹp khi chưa xẩy ra sự cố bắt cóc Trịnh Xuân Thân (nhân vật này hình như Nguyễn Phú Trọng rất thù oán, vì ông Thanh này đã khai linh tinh gì đó về ông Trọng thì phải). Và không hiểu sao APEC không thấy ai nhắc tới Đức hay đại diện EU nhỉ?

(*) VN có khá nhiều cơ hội gây chia rẽ sự căng thẳng giưa TQ và Ấn Độ, hay Nhật Bản, thì sẽ tận dụng được các cường quốc này đứng về phía VN là khiến TQ phải suy nghĩ lại. Bởi vì dù sao Ấn Độ cũng là cường quốc hạt nhân và là cường quốc về quân sự với quân số đông, dân số lớn thứ hai trên thế giới, và Ấn Độ trấn giữ đường biển Ấn Độ Dương là có thể bóp yết hầu về kinh tế nếu Ấn Độ chặn tàu buôn TQ đi qua Ân Độ Dương, thậm chí là Nhật cũng có tuyến đường biển có thể bóp yết hầu của TQ. 
Ồ thủ phạm thò bàn tay tới tận Âu châu của 27 nước thành viên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” ngay giữa lòng nước Đức là cụ Tổng Trọng đây. Đúng là bó tay nhỉ. Đức họ đã trục xuất hàng tá quan chức ngoại giao của VN ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức mà cụ Tổng Trọng này chắc vẫn giả điếc nhỉ?: https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-yeu-cau-tap-trung-xet-xu-vu-trinh-xuan-thanh-20171125170528434.htm

Ôi thôi cái Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) bị trì hoãn ngày nào thì VN sẽ tổn thất nặng nề ngày ấy, vì dù sao thị trường EU là đối tác nhập khẩu nhiều hàng hóa của VN xếp thứ hai là chỉ sau Mỹ và dự báo nếu cái EVFTA được ký kết thì sau này EU sẽ là thị trường nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của VN là sẽ đứng trước Mỹ.

Hãy nhớ rằng ngày 22/9/2017, Bộ Ngoại giao Đức đã ra thông cáo tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và trục xuất thêm một số nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam, và Đức không hoanh nghênh nhân viên hay quan chức ngoại giao của VN tới Đức nữa.

Ôi thôi, những cụm từ Strategic Partnership Agreement ( Hiệp định Đối tác Chiến lược) mà VN kỳ vọng với EU nó bị trì hoãn, thậm chí là phá sản chỉ vì một cá nhân giáo điều bảo thủ đến mức chê bai “trà VN không ngon bằng trà TQ” thì làm sao mà còn có tư cách bám ghế bám quyền nữa nhỉ.

Tôi nhắc lại là Mỹ, Tây phương, họ rất không ưa cái lão già 73 tuổi này khi nào vẫn còn cầm quyền ngồi ghế thì khi ấy VN sẽ không thể nhận thêm bất cứ cái hiệp định đầu tư nào của họ. Mà có lẽ VN nên nhập siêu của TQ và hạn chế sản xuất dư thừa đi là vừa.

Các cụm từ mà EU ưu ái dành cho VN trước đây khi chưa xẩy ra vị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì ta thường thấy EU ca ngợi VN và đả kích, chỉ trích TQ bành trướng Biển Đông và hưa hẹn ngăn chặn TQ. Đó là EU và VN có nhiều lợi ích chung và hợp tác chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn quốc tế và đa phương. Tức là tiếng Anh là “The EU and VN have many common interests, and cooperate closely with one another in international and multilateral fora”.

Đó là lợi ích rất lớn lao cho VN khi EU tham gia liên minh cùng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ để bảo vệ lợi ích một số nước Đông Nam Á bị TQ bắt nạt, thậm chí EU mới là nước đi đầu hạn chế giao thương với TQ, khiến TQ Phải xuống nước, vì dù sao quan hệ bán buôn EU-TQ thì cũng nuôi sống tới 57 triệu dân TQ.

Đối với VN, khi TPP bị thất bại thì về dài nó đánh sụt nhiều điểm phần trăm tăng trưởng GDP của VN, còn nếu EVFTA bị trì hoãn hoặc hoãn thì hành vì hiệu ứng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì tôi e rằng hàng tá doanh nghiệp VN sẽ ngưng sản xuất để nghe ngóng tình hình, vì sản xuất gia mà bán hàng bị áp thuế thì chỉ có phá sản, nên đừng nghĩ là thích bơm tín dụng, gia tăng sản xuất để xuất khẩu là được. Xuất khẩu nhiều thì phải có những hiệp định thương mại.

(*) Có vẻ như ông Trọng này muốn đạp đổ mọi thứ sau cái APEC. Ông này có vẻ như ai cũng thấy ra là nhân vật rất cuồng TQ, và gần như giao hết mọi thứ cho TQ. Chẳng trách Tổng Trọng ca ngợi Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Với các cụm từ “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Tiếng Việt tập hai


Có tụi nhà báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên bảo tôi rằng, thật bất hạnh cho chị Phương Thơ phải học lại tiếng Viêt (họk lại tiếq  Việt).
Bernanke resigned from the Fed Chairmanship on January 31, 2014 (Bernanke đã từ chức Chủ tịch Fed vào ngày 31 tháng 1 năm 2014). Dịch lại: Bernanke d’ák từ cức Củ tịc Fed zào n’ày 31 ták 1 na’k 2014),...

VN có nhiều phe phái, phe thân Tàu, thì có tiếng Tàu, phe ảnh hưởng của Pháp thuộc ngày xưa thì có tiếng Pháp (có lẽ tiếng Pháp ở VN đã ít người biết vì họ di cư ra nước ngoài), phe thân Mỹ thì ảnh hưởng của tiếng Anh (có lẽ những người giỏi tiếng Anh xưa kia thời chế độ VNCH thì cũng bỏ xứ sang Mỹ, Úc, Canada sinh sống), và đặc biệt hiện nay phe thân Liên Xô bị ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng Nga thì đang chi phối quốc gia này.

Đó là hiện nay VN có rất nhiều người đang làm những chức vụ cao, và lãnh đạo quốc gia này thì đều xuất thân ảnh hưởng là qua bên Nga-Xô học thời chiến tranh, và hầu hết các ông bà giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ của VN hiện nay vẫn còn là những người được đào tạo bên Liên Xô.

Ở VN hiện nay mặc dầu VN hiện nay là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ, và tiếng Việt bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp rất nặng, nhưng thực tế hiện nay rất hiếm những người lãnh đạo hoặc các nhà kinh tế học ở VN nói được tiếng Pháp, đó là tôi chắc chắn khẳng định điều đó.

Cho nên nó cũng giải thích phần nào ở VN hiện nay bị thao túng mọi sinh hoạt từ văn hóa, ngôn ngữ, cho đến thể chế chính trị vẫn do những người ảnh hưởng văn hóa cộng sản Liên Xô chi phối, thậm chí là đòi chỉnh sửa ngôn ngữ tiếng Việt với lòng cốt chính là pha trộn bảng chữ cái Latinh, đó là tiêu chuẩn quốc tế khi quy tắc của nó không thể thay đổi khi người ta viết những con số như 0123456789,…  
Trong hành động mới đây việc ông PGS.TS Bùi Hiền này của nhà báo mà tôi trích dẫn thì cũng không có gì lạ cả, bởi vì ông PGS.TS Bùi Hiền này rất mê muội tiếng Nga. Ông này bảo vệ luận án tiến sĩ vào năm 1975 chuyên ngành ngôn ngữ tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov (người nhà ở VN phiên âm là Lômônôxốp). Ông PGS.TS Bùi Hiền này là người cuồng Chủ nghĩa Marx-Lenin, và ông này sáng chế ra ngôn ngữ tiếng Nga ghép tiếng Việt vào đó thì cũng chẳng có gì lạ cả.


Cái nền giáo dục của VN tụt hậu quah năm cải cách như ngày này thì nó chủ yếu do những kẻ bệnh hoạn này phát minh ra, bởi vì ở VN những chức vụ chủ chốt rất quan trọng trong văn hóa người Việt hiện đại thì không có ông giáo sư tiến sĩ, hay viện sĩ nào còn ảnh hưởng ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, hay Hán Nôm đích thực, mà đa số những kẻ giữ chức vụ tối quan trọng ấy chẳng liên quan đến ngôn ngữ của tiếng Việt cả, đó là đa số đều còn ảnh hưởng của tiếng Nga có thời di sản Liên Xô,…vì họ có cái lá bùa hộ mệnh là Chủ nghĩa Marx-Lenin, nên được đề cử nắm mọi thứ từ giáo dục, chính trị, kinh tế ở VN.

Kinh nghiệm cũng cho thấy, văn hóa ảnh hưởng của ngôn ngữ tác động rất lớn đến kinh tế chính trị của VN. Chẳng ta đang nói về ông Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông - Trương Minh Tuấn, ông này được cho là Tiến sĩ Chính trị học (Chủ nghĩa Marx-Lenin) bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2011 ở VN chứ không phải ở Liên Xô hay Nga. Và được cho là ông này tự giới thiệu nói viết tiếng Nga trôi chảy. Vì duy ý chí về tiếng Nga ấy mà không hiểu vì sao Google, Facebook họ hay đặt máy chủ, cơ sở dữ liệu của họ ở đâu. Đó là Google, Facebook họ có đặc tính đặt cơ sở dữ liệu và máy chủ ở một số quốc gia nói viết tiếng Anh thông thạo, hoặc tiếng Pháp. Thí dụ ở Châu Á thì có Hồng Kông, Singapore (vì hai quốc gia này nói tiếng Anh rất cao độ, và có ngả kết nối ra khắp thế giới kể cả qua ngả TQ),…và Google, Facebook họ cũng hay đặt máy chủ và cơ sở dữ liệu lớn ở những quốc gia có thời tiết mát lạnh, như ở Bắc Âu,… chi phí thuế thấp,...quan chức có khả năng nói tiếng Anh thông thạo,...nhưng cơ sở dữ liệu và máy chủ vẫn chủ yếu là Google, Facebook đặt ở Mỹ.

(*) Tôi ước đoán về kinh tế, nếu VN biên soạn lại bộ sách tiếng Việt mới này của tiến sĩ điên khùng Bùi Hiền này thì để hoàn thiện bộ sách đó cũng như áp đặt nên người VN thay đổi ngôn ngữ ấy thì tổng chi phí để nhồi những từ ngữ mới vào đầu hơn 92,7 triệu dân VN thì ngân sách nhà nước qua tiền thuế của người dân đóng sẽ ít nhất tiêu tốn hàng trăm ngàn tỷ VND trong nhiều năm dai dẳng để dạy và học lại ngôn ngữ quái đản này của ông PGS.TS Bùi Hiền sáng chế ra. Thậm chí là Google dịch tiếng Việt cũng phải đầu tư lại mấy triệu $ để viết lại phần mềm dịch nghĩa tiếng Việt. Các trung tâm lưu trữ ngôn ngữ học viết tiếng Việt tại các trường đại học trên thế giới sẽ phải viết lại, các giáo sư ngôn ngữ học thuật trên thế giới cũng phảo học lại tiếng Việt, văn bản lưu trữ song ngữ tiếng Việt và các bản dịch lưu trữ tại các bảo tàng, học viện trên thế giới sẽ sửa lại,...rất tốn kém, đôi khi người ta bỏ luôn cho VN thiệt thòi. Ôi thôi, tôi thì không hiểu ở VN họ phát minh sáng chế ra cái gì mà toàn là phát minh sáng chế ra toàn là cái gì đâu ở hành tinh nào ấy. Vì học lại một ngôn ngữ là vô cùng tốn kém thời gian.


SSI của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) lại bị nhắc nhở gian lận chứng khoán. Đúng là bó tay nhỉ? Cái công ty SSI này đã nhiều lần gian lận về trò chơi giao dịch cổ phiếu quỹ này. Trước ấy Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng nhẹ tay ra hình thức cảnh cáo SSI về gian lận nhiều là vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trên tài khoản nhà đầu tư khi thực hiện các giao dịch chứng khoán phái sinh này.

Ôi thôi bằng chứng rõ ràng đây chứ chả phải tôi ghét cái công ty SSI này mà đổ lỗi rằng tôi đứng sau nghiệp vụ chỉ dẫn theo dõi hình thức gian lận chứng khoán. Nguồn tham khảo báo lề phải của đảng hẳn hoi nên đừng có mà đổ lỗi cho ai cả: https://vietstock.vn/2017/11/ssi-va-vne-bi-nhac-nho-vi-giao-dich-co-phieu-quy-khong-dung-quy-dinh-739-569437.htm

Tuy nhiên tôi cũng nhắc lại rằng, đối với nghiệp vụ công ty chứng khoán làm nghiệp vụ môi giới chứng khoán này nếu ở bên TQ là Bắc Kinh sẽ ra lệch cho Ủy ban Giám sát và quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đóng cửa mấy cái công ty chứng khóan này ngay lập tức, và giá chứng khoán có thể sụt giá tan tành, thậm chí là sụt hết biên độ, bên Mỹ hay Hồng Kông thì chỉ cần một phiên là tuột giá tới 40% là chuyện thường thấy. Và công ty chứng khoán này thường bị phạt rất nặng nề, nếu mà vi phạm chưa ráo mực dù nhỏ nhắt là vi phạm 2 hay 3 lần thì xem như bị cấm giao dịch, và tốt nhất nên tháo cái bảng hiệu xuống. Vì người ta đổ lỗi một phần cho các công chứng khoán gian lận này làm phù thủy giá ảo,...

Trong vụ xì bóng cổ phiếu của TQ vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015 kéo dài tới cả tháng đầu tiên của năm 2016 thì CSRC đã rat ay dẹp hẳn là cho đóng cửa ngừng giao dịch hơn 70 công ty chứng khoán, và cấm hoàn toàn nhiều công ty chứng khoán khác vì trò gian lận chứng khoán, vì dù nó chỉ nhỏ nhặt, nhưng nó có tác động tâm lý ảnh hưởng rất lớn cho toàn thị trường chứng khoán có thể bùng cháy nếu nhà đầu tư thiếu tin tưởng mà người ta nghi ngờ lại cái thị trường chứng khoán bịp bợm mà họ lại kéo tiền ra thì thiệt hại rất lớn.

Thậm chí người ta còn mở khóa đào tạo dạy “đạo đức và nghề nghiệp chứng khoán cho các công ty chứng khoán”.

Kết luận của tôi là cái công ty SSI này vi phạm nhiều lần mà vẫn không có chuyện gì xẩy ra thì kể ra cũng lạ nhỉ ? Ở Mỹ gian lận tài chính không thôi như gian lận lãi suất LIBOR thôi thì cũng đủ chứng cứ mà nộp phạt hàng tỷ USD, còn gian lận chứng khoán bị bắt quả tang nhiều lần thì đừng nói lãnh đạo các ngân hàng Anh, Pháp, Mỹ, hay các công ty chứng khoán của ngân hàng ấy sẽ bị quản thúc và bị bắt thẩm vấn, tất nhiên số tiền phạt thì rất nặng, và cho ngừng giao dịch hoặc cho đóng cửa chi nhánh đó vĩnh viễn. Cho nên mới giữ được kỷ cương luật lệ của nó.
Liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Venezuela, PDVSA,…xưa kia tôi hay đề cập và có phân tích lâu rồi trên www.bloomberg.com , và phân tích nháp linh tinh trên FB mà báo chí VN cũng trích dẫn lại. Tôi ngần ngại có vẻ như ở VN họ im lặng và để chìm xuồng vụ này, vì đây là dự án có lẽ chỉ có ai mê muội "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" họ mới chỉ định đầu tư vào Venezuela, và họ không chịu trách nhiệm mà còn bám ghế bám quyền thì rất đáng lo ngại nhỉ?

Ôi thôi trước kia PetroVietnam đầu tư vào xứ Venezuela bị lãnh đòn "lạm phát và tỷ giá hối đoái đồng Bolívar  sụt giá nhẹ" khi tưởng khôn mà đòi làm đối tác chiến lược của công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) của Venezuela, và PetroVietnam thua lỗ nặng nề, bây giờ nạn lạm phát của xứ Venezuela bung lên mất ngàn điểm phần trăm thì tôi thông báo thật phũ phàng là coi như PetroVietnam đã thua lỗ và mất trắng cả tỷ $ đầu tư vào xứ Venezuela này mà chẳng thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm nhỉ? Trướ đấy các dự án đối tác vĩ cuồng này của PVN tại Venezuela khi đó còn nhân vật cao cấp  Phó Giám đốc PVN - Nguyễn Xuân Sơn, và ông Nguyễn Xuân Sơn sau đấy leo lên chức CEO Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN - PetroVietnam, và ông này đã bị bắt,... và đây chỉ là nhân vật cò con thôi, họ không có thẩm quyền gì mà liều lĩnh tự ý đầu tư sang Venezuela một số tiền lớn như vậy. Thứ nữa người chỉ định đầu tư vào xứ Venezuela chắc hẳn phải là nhân vật rất lớn là rất mê muội giáo điều chủ nghĩa Kính tế chính trị Marx-Lenin và phải là những nhân vật cấp rất cao mới có thẩm quyền chỉ định những nhân vật tôm tép PetroVietnam tham gia đầu tư.


Có vẻ hiện nay xứ Venezuela đã vỡ nợ, và tại VN họ không nhắc tới chuyện động trời ném tiền qua cửa sổ mà ai đó là nhóm người rất có thế lực chính trị và ngồi ghế cao đứng đằng sau ấy vẫn im tiếng là khồng chịu trách nhiệm thì quả là chuyện lạ hu hữu khó tin nổi, thậm chí họ đang ngồi cái ghế cao nhất ở VN mà tôi ngần ngại nói ra.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Có thật là NHNN Việt Nam đang du nguồn cung USD và tiền VND có giá hay không?


Trích dẫn tờ Tuổi Trẻ: “Càng về cuối năm, tỉ giá USD với VND càng đi xuống, trái với quy luật của nhiều năm. Nguyên nhân là do nguồn cung USD đang rất dồi dào.”.

Và họ hay lý luận “dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 46 tỷ USD, tạo dư địa khá tốt trong việc ổn định tỷ giá.”. Nguồn dẫn: https://tuoitre.vn/cung-doi-dao-cuoi-nam-gia-usd-cang-re-20171123192447173.htm  

Trước hết tôi nhắc lại sự, đó là tính từ đầu năm cho tới nay tỷ giá hối đoái USD / VN không tăng bao nhiêu cả khi đồng bạc VND chỉ tăng được 0,18% so với đồng USD.

Trong khi tỷ giá hối đoái đồng USD / RMB thì đồng RMB của TQ neo chặt tỷ giá hối đoái của họ vào đồng USD thì đồng RMB tăng được 5,25% so với đồng USD, và đồng bạc VND của VN thì xa rời cái biên độ tăng giá mà thực chất mất giá nặng nề vì năm giữ đồng nội tệ VND không có lời. Bởi lẽ, đối với chỉ số USD tính ra đồng USD được theo dõi qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK, qua chỉ số US Dollar Index (DXY/USDX) được biết đến hàng ngày. Nếu lấy chỉ số cơ bản lúc ban đầu là 100 vào năm 1973 thì chỉ số USDX này từng đạt mức cao nhất là 164,72 vào tháng 2/1985, và mức thấp kỷ lục 71,32 vào tháng 4/2008. Đồng USD tính theo chỉ số USDX tính từ đầu năm 2017 cho tới nay đang mất giá  là 9,05% kể từ khi đồng USD này ra đời theo quy ước của nó vào năm 1973.

Thực tế Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED)  còn đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar". Nó chỉ tổng kết hàng năm, nên khác với chỉ số US Dollar Index (USDX, DXY) được tính toàn hàng ngày của thị trường để ước đoán đối chiếu giá trị của đồng $ này thôi. Bởi vì đồng USD đang giảm giá mạnh so với rỏ tiền mà VN ấn định vào 8 đồng bạc. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB thì giấy bạc VND đang sụt giá 6,86% so với đồng Dollar Singapore có ký hiệu hối đoái là SGD, tức là VN nhiều tháng nay đang lỗ lã nặng nề nếu nhập khẩu xăng dầu chế biến thành phẩm từ Singapore  vì VN nổ tiếng nhập khẩu xăng dầu từ Singapore và Hàn Quốc. Còn nếu nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc thì còn bi thảm là lỗ nặng hơn, bởi vì đồng bạc VND đang sụt giá tới hơn 10,15% so với đồng South Korean Won (ký hiệu hối đoái là KRW), trong khi nếu bây giờ VN trả nợ cho Nhật bằng đồng JPY thì VN đang phải bù thêm hay in thêm bạc là tiền VND để bù đắp tới 4,71% do đồng bạc VND sụt giá nặng với đồng JPY,….

Về lý luận tỷ giá hối đoái đồng tiền VND tăng giá mấy hôm nay thì nó có vẻ nghe vô duyên và mị dân, hình như cái NHNN VN nhiều năm họ vẫn không thay đổi tư duy lý luận “con lừa thế kỷ”. Bởi họ càng lý luận úp mở thì càng dễ chết nhanh, vì nếu một nhà đầu tư hay một người dân họ được đào tạo qua về am hiểu tài chính cơ bản thì họ dễ nhận ra là NHNN VN đang là “con lừa thế kỷ”. Lý do cũng dễ giải thích là từ hôm 20/11 cho tới thời điểm đang diễn ra hiện nay thì chỉ số USDX sụt giá liên tục mấy ngày liền là từ mức trên 94 rơi xuống mức 93, thậm chí có lúc hôm giao dịch trong ngày thù chỉ số USDX sụt giá rơi gần ngưỡng 92.

Vế bên kia thì cái NHNN VN vội vàng tung ra chiêu trò quen thuộc là họ ăn hoài không chán món ăn ấy đã gần 10-năm rồi. Đó là họ vẫn hay lý luận dư nguồn cung USD, dự trữ ngoại hối chỉ theo hướng tăng chứ ít khi nào hay chưa bao giờ họ nói là họ đã bán ra bao USD ra thị trường để thu hồi đồng bạc VND đang tràn ngập thị trường để nâng tỷ giá đồng bạc VND.

Tôi nhắc lại chuyện dễ hiểu như thế này thì ai cũng giật mình, đó là đồng USD đang rơi về mức tuần thứ 3 của tháng 5/2015 khi USDX chạm ngưỡng 93, và tỷ giá hối đoái của đồng USD khi đó đổi ra đồng bạc VND chỉ có 1 USD = 21.500 VND thôi, bây giá tỷ giá gần như cân bằng thì trên thị trường hối đoái quốc tế thì 1 USD nay có giá trên mức 22.727 VND. Tức là VN nếu đi vay nợ phát hành bằng đồng nội tệ thì cứ mỗi tỷ USD quy ra thì nhà nước VN đang lấy đi hay làm hao hụt hơn một ngàn mấy trăm tỷ đồng tiền VND khi họ phát hành nợ. Tức là họ đang in bạc ra mấy ngàn tỷ VND ấy đắp vào sổ nợ ấy chứ nó không tăng thêm tiền như các nước khác phát hành nợ bằng đồng nội tệ đều được giới đầu tư và thị trường tài chính quốc tế tin cậy mua nợ, chứ giấy bạc VN thì chả ai mua. Vì giá trị đồng tiền nó còn tùy thuộc thêm vào sự đánh giá tín nhiệm của các tổ chức Standard & Poor's, Moody's,… VN thì xếp hạng đầu cơ cao độ là rủi ro rất cao là không có bất cứ sức mạnh nào về đồng bạc VND. Xếp hạng mà Standard & Poor's cho VN mức hiện nay là BB-, và Moody's là B1 (tích cực), mức  hạng này làm sao mà dư dả USD được. Trái phiếu làm sao mà phát hành được ra thị trường.

Đối với sức mạnh của một đồng tiền, nó tùy thuộc vào sức mạnh trái phiếu chính phủ của quốc gia ấy phát hành, như trái phiếu kho bạc, sức mạnh nền kinh tế, rồi sức mạnh đồng tiền còn tùy thuộc vào mức nợ của quốc gia, hay lãi suất ngân hàng trung ương. Hãy thận trọng là người nhà ở VN là cái NHNN VN ấy họ hay khoe có 46 tỷ $ dự trữ ngoại hối thì còn tùy thuộc vào các khoản nợ mà VN cần trang trải đủ trong những tháng như 3-tháng, hay 6-tháng, và nó cũng tương ứng bằng ấy tháng tài trợ cho nhập khẩu có đủ ngoại tệ hay không?

Tôi nhớ không lầm là vào năm 2007 thì dự trữ ngoại hối của VN là gần mức 23,7 tỷ $ (GDP thì đạt mức 77,4 tỷ $), ngoại thương của VN thì dưới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức nợ của VN khi ấy còn rất thấp, vậy mà vẫn thiếu hụt USD nghiêm trọng. Bây giờ cho dù là cái khối dự trữ ngoại hối của VN lên mức 46 tỷ $, nhưng xuất nhập khẩu của VN bây giờ lớn gần 150% so với GDP 203 tỷ $, cộng thêm mức nợ nần phình to quá cao và cao hơn rất nhiều so với các nước xung quanh,…

Qua đấy làm sao mà nói dư dả nguồn cung USD được thì quả là chuyện là và hài hước rất buồn cười và khó tin nổi.

Khi VN muốn đủ thứ về các Hiệp định thương mại tư do theo định hướng XHCN


Trước hết là cái Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị đổ vỡ và nó biến thái sang Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), và Canada cũng chẳng hồi âm, và bây giờ là cái Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) bị trì hoãn đàm phán và đang phải thương lượng lại.

Về lý thuyết, trước đây lẽ ra cái TPP kia suýt nữa là thành hình, thực tế nó đã có thể hình thành bởi sự đồng thuận tới 10 nước, và chỉ còn hai nước Mỹ, Nhật thương thuyết về hồ sơ này, vì dù sao Mỹ cũng là nước nhập siêu, hay bijh thâm hụt thương mại với Nhật rất lớn là năm 2014 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại với Nhật tới 68 tỷ $, năm 2015 là 69 tỷ $, còn năm 2016 thì Mỹ thâm hụt cũng gần như bằng con số 69 tỷ $,… Mỹ và Nhật cũng đã thống nhất việc Nhật sẽ nới lỏng nhượng bộ cho lĩnh vực nông nghiệp và xe hơi của Mỹ,….văn bản khung pháp lý gần như đồng thuận.

Tuy nhiên có một quốc gia cộng sản là VN thì đòi hỏi quá mức là gây bất bình cho nhiều nước không hẳn họ đòi hỏi VN phải cởi mở thương mại. Bởi vì cái nền kinh tế của VN chỉ chiếm 0,31%-0,33% của GDP thế giới. Đó là các nước họ đòi hỏi VN cần cởi mở về nhân quyền, tự do tôn giáo, công đoàn độc lập,…. Chế độ CSVN thì duy ý chí miễn cưỡng nó khiến nhiều nước cũng không mặn mà cho cái TPP kia lắm, bởi vì đa số các nước tham gia TPP thì đều là các nước tự do thị trường và tự do báo chí, tôn giáo, công đoàn độc lập, và duy nhất VN là khác, và quốc gia cộng sản này chỉ muốn đàm phan thương mại chứ không muốn đàm phán cái kia, kết cục người ta xé bỏ nó cũng không có gì lak cả. Lý do nếu như ban đầu VN chấp nhận những điều kiện đó  và ký trước thì Mỹ hay Canada rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan là buộc phải giữ lời hứa của những nước lớn là Mỹ và Canada đành phải ký.

Hãy nhớ rằng, trong phân tích kinh tế thì cái TPP rất có lợi cho Mỹ về Á châu, nhưng người Mỹ vẫn không tin CSVN. Còn về ngoại thương, thực chất việc TPP kia được đồng thuận của 12 nước tham gia trước đây là giữa Hoa Kỳ và 11 đối tác thương mại khác giáp với Thái Bình Dương giữa Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam thì chính Canada mới là nước được hưởng nhiều lợi thế nhất, về kế đến là VN, nhưng Canada mới đây tạm biệt TPP-11, và bỏ chạy luôn khỏi cái CPTPP mà chỉ hưa hẹn sẽ quay lại đàm phán nếu thấy thích hợp. Đó là bởi vì nhân vật chính là Thủ tướng Justin Pierre James Trudeau của xứ Canada rất hiểu rõ về nhân quyền và tự do tôn giáo của VN và cũng như bà Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump không đi thăm VN cũng do chuyện này mà tôi ngần ngại nói ra, vì dù sao làm sao mà người ta tới VN khi mà chính bà Melania Trump trước đây đã trao cái giải gì đó cho bà Nấm hay Mẹ Nấm gì đấy, và bà bày đang bị chế độ CSVN bắt bớ xét xử và bỏ tù gì đó,….

Hãy nhớ rằng xứ Canada họ không đói khổ hay thiếu thốn gì về kinh tế, nên đừng nghĩ là họ sẽ đánh đổi mọi thứ, thậm chí tôi còn ước lượng là tới năm 2050 tới hay nếu nhiệt độ trái đất ấm dần lên thì Canada mới là cường quốc kinh tế nổi lên khó ai so bì được là do băng tan, các đường biển của Canada sẽ là trung tâm vận chuyển hàng hóa toàn cầu rất chiến lược, và là nơi thu hút đầu tư rất lớn của thế giới tập kết ở đây. Nhất là Đại sứ Bruno Angelet thì đặt nhân quyền và tự do gì đó là họ nhắc lại người bị câu lưu bao gồm Blogger Phạm Đoan Trang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, và sau này VN cần minh bạch là muốn xét xử ai thì cần công khai,… thì vế bên kia thì ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vẫn muốn duy ý chí là  không muốn, và không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA.

Ôi thôi tôi thì hay giật mình là vì sao mình chỉ là hạng cò con tép tôm là cần người ta, và cần thị trường mà sao cứ phải muốn người ta và thị trường cần mình nhỉ. Một chế độ minh bạch thì đâu nhất thiết phải sợ cái chuyện nhỏ nhặt mà EU họ đặt gia như vậy.

Tôi thì cảnh báo và cảnh cáo rằng EU mới là khối kinh tế nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới nhiều nhất, vì dù sao khối kinh tế này có tới 27 nước thành viên. VN là quốc gia đạt thặng dư thương mại lớn rấ lớn với EU, đó là trong tất cả các thị trường mà VN xuất khẩu để thu vét USD, EUR về nhà thì dẫn đầu là Mỹ, thứ hai là EU chứ không phải TQ hay Nhật, Hàn Quốc kia. Và đừng có đòi hỏi quá lố và chế độ CSVN họ nên ngừng cái chuyện nhảm nhí là hay viện dẫn vào dân số như VN có số dân 92,7 triệu người gì đó, hay mấy chục triệu người dùng Google, Facbeook để áp đặt người khác phải theo ý của họ. Đó là tôi cảnh báo là chế độ CSVN họ nên quên cái trò viện dẫn dân số đông ấy đi để bắt chuyện đàm phán kinh tế. Đó là họ cần nghĩ ngược lại rằng là họ muốn giữ được chế độ hay giữ được ghế lãnh đạo thì chế độ CSVN họ cần ngoại thương để mà tạo ra nhiều triệu lao động cho dân họ và tăng lợi tức thu nhập cho người dân họ thay vì hay mang mấy chục triệu người dân họ ra để đàm phán thương lượng, họ nên quên cái chuyện quen mang con bài này ra mặc cả đó đi.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Trong hành động mới đây nghị gật quốc hội VN bấm nút thông qua Luật nợ công mới của VN. Cụ thể họ sửa lại sổ nợ để cho đúng theo thông lệ quốc tế. Đó là nợ công của VN bây giờ sẽ không tính vào “nợ tự vay, tự trả của DNNN”.

Tức là định nghĩa mới rất mơ hồ và hàm hồ, và VN định nghĩa mới về nợ công, cụ thể: “Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.”.

Ôi thôi, họ lý luận là để tính lại nợ công theo thông lệ quốc tế. Tôi thì ngần ngại là VN có cái gì theo thông lệ quốc tế. Bởi quốc tế họ đâu có quy định doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy chỉ huy kinh tế, hay nhà nước quốc tế ấy đâu có sở hữu 100% của DNNN đâu mà theo thông lệ quốc tế cái gì?

Có lẽ do đặc thù cái nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN mà người nhà của đảng, vì họ muốn như vậy, là dồn tiền, tài nguyên đất đai vào các quả đấm thép doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy chỉ huy nền kinh tế, và nhà nước VN là chủ sở hữu vốn của các DNNN ấy thì có lẽ theo thông lệ quốc tế thì quốc tế sẽ định nghĩa nợ công của VN như sau:

“Nợ công của VN tính theo định nghĩa quốc tế, nó bao gồm nợ theo định nghĩa của Việt Nam như đã nói và cộng thêm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.”

Định nghĩa này  mà quốc tế định nghĩa họ ghi như vậy cho VN thì phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, Vì VN muốn như vậy. Cho nên vì nhà nước VN làm chủ đầu tư và chủ sở hữu chủ của DNNN, do đó mà nhà nước VN không thể xù nợ hay hoán đổi nợ được, hoặc không thể bày ra cái luật phá sản để mà chạy nợ hay làm giảm nợ công xuống được.

Lý do đơn giản dễ thấy và ta thường thấy, nếu nhà nước VN chối bỏ những đứa con doanh nghiệp mắc nợ của họ thì nhà nước VN nếu muốn chối bỏ trách nhiệm trả nợ cũng không sao, miễn rằng nhà nước VN không được tẩu tán tài sản, như bán cổ phần tài sản của doanh nghiệp quốc doanh vay nợ đó vào doanh nghiệp khác hay các tổ chức khác,… Vì nếu doanh nghiệp quốc doanh ấy mất khả năng chi trả thì nó vẫn còn tài sản sở hữu của doanh nghiệp đó,…thì chủ nợ cho vay vẫn còn vớt vát thu hồi được các khoản vay nợ đó.

Thí dụ đơn giản cho vui thôi, nếu EVN vay nợ ngoài bảo lãnh mà tuyên bố không có khả năng trả nợ thì cũng không sao, đó là chủ nợ họ sẽ có quyền thu tiền điện hóa đơn để trừ nợ thay vì nộp ngân sách nhà nước,...hê.hê.. Đúng là quái đản.