Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Khi lãnh đạo Chính phủ VN nghiện đầu tư vào nhà máy in tiền.


Trong bài báo: “Dồn dập bơm tiền bốn tháng cuối năm?”: http://vneconomy.vn/tai-chinh/don-dap-bom-tien-bon-thang-cuoi-nam-2017083109102667.htm

Đúng lãnh đạo nào thì quốc gia ấy. Trong đoạn trích rất đáng báo động: “Cùng đó, như nhiều lần gợi mở gần đây, Chính phủ đã chính thức nêu rõ yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ dự kiến khoảng 18% ban đầu lên 21-22% - là một trong những biện pháp góp phần hỗ trợ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7%.”.

Ôi thôi thôi thì mỉa mai là một cái chính phủ hồ đồ nghiện tăng trưởng GDP cao mà cũng nghiện in tiền. Đó là thói quen đặc sản của  “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay Socialist-oriented market economy.

Đối với VN,lãnh đạo quốc gia có món ăn mà có lẽ thành con nghiện, đó là họ hay dùng thủ thuật kích cầu cứu tăng trưởng bằng thủ thuật in tiền lên hay đưa đến lạm phát cao và bất ổn.

Thậm chí nếu tính từ 2000-2011 thì lãnh đạo chính phủ quốc gia này đã dùng thủ thuật kích cầu bằng tín được đo qua tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng nhanh chóng từ 35% lên mấp mé vượt 125% GDP của họ. Và từ thời gian 2011-2017 có lẽ còn lớn lao hơn.

Họ kích cầu bằng thủ thuật tài chính trong một thế giới đại đồng XHCN của họ với một đồng bạc không được tín nhiệm ngay cả với dân chúng quốc gia đó, thì tất nhiên người dân hay những nhà giàu có tài sản lớn họ phải bảo vệ tài sản có giá trị như vàng các đồng ngoại tệ khác như USD, Yên Nhật (JPY), EUR,… là điều dễ hiểu nên đừng hồ đồ mị dân là oán trách người dân VN họ ưa tích trữ vàng-đô, hay bất cứ tài sản nào, miễn rằng đó không phải là giấy bạc VND là được, và người nhà cua đảng là những lãnh đạo quốc gia này hay cả cái Ngân hàng Nhà nước cũng đừng đổ lỗi cho ai hết hoặc đừng mị dân với chiêu bài “chống đô la hóa”, hay “chống vàng hóa”.

Hãy nhớ rằng đối với ngay cả các quốc gia có đồng tiền mạnh được thị trường tin dùng là đồng tiền có giá trị quốc tế nhưu đồng USD, EUR, JPY,… nếu họ dùng thủ thuật kích cầu bằng tài chính như tăng trưởng tín dụng (tăng dư nợ cho vay bằng dồng nội tệ) của họ dù có 10%, 15%, hay 20%,….thì nó vẫn không quan trọng mà cái quan trọng của họ là cấp phát tín dụng bơm đúng chỗ mà nền kinh tế cần. Còn ở VN thì tôi nghi ngờ họ kích cầu bằng thủ thuật bơm tín dụng để nâng đỡ tài sản quốc doanh nhà nước đầu tưu ở thị trường cổ phiếu và bất động sản. Thậm chí họ tôi nghi ngờ cái NHNN này họ lãi suất bất thường cũng chỉ để bơm vốn lãi rẻ cho doanh nghiệp kém phẩm chất sân sau của nhóm doanh nghiệp quốc doanh nhà nước được sở hữu bởi một nhóm người lãnh đạo ở VN thì rất nguy hiểm.

Tôi nhắc lại là tăng trưởng tín dụng khu vực đồng EUR đến tháng 7.2017 này chỉ có 2,6%, trong khi của Nhật bằng đồng JPY là chỉ có 3,30%. Đồng JPY có giá trị cao là nhiều năm nền kinh tế đánh mất này có mức tăng trưởng tín dụng bằng đồng JPY thậm chí là âm. Đông EUR thì dù có bơm tiền mạnh nhưng họ cũng chỉ có mức tăng trưởng tín dụng ấy tring bình nhiều năm kể từ khi đồng tiền này ra đời chỉ cỡ 3,71-3,72% mà thôi. Tức tăng dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ của họ là rất thấp nên tiền của họ rất hiếm và luôn có giá dù nền kinh tế dùng đồng EUR trả giá nhiều năm trong nợ nần, nhưng đồng EUR vẫn được tín nhiệm cao, và được giới đầu tư ưa chuộng là chỉ xếp sau đồng USD của Mỹ mà thôi.

Ôi thôi, đối với VN thì tăng dự nợ cho vay bằng đồng nội tệ của họ thật vĩ đại là cái nhà máy in tiền có lẽ hoạt động hết công suất mà người ta nếu gom tiền ra đếm có lẽ chất cao lên tới sao Hỏa bằng mệnh giá cao nhất của họ thì quả là tiền như giấy lộn. Nó cũng giải thích phần nào quốc gia này có thành tích trong quá khứ là phải đổi tiền nhiều lần vì người ta xây cái bậc thang đồng tiền mất giá quá cao nên cần tháo bớt xuống qua hình thức in giấy bạc khác,…

Về hồ sơ VN đeo đuổi con số tăng trưởng GDP cao theo chỉ tiêu đề ra là 6,7% năm 2017. Tôi thì giải thích ngăn gọn thế này. Ta xem như tăng trưởng GDP thích hợp của nền kinh tế nó như nhiệt độ cơ thể trung bình là 36,77 độ C, tương đương với 98,2 độ F là thích hợp để cỗ máy kinh tế không bị nóng lạnh thất thường mà lâm nguy.

Chẳng hạn khi nền kinh tế tăng trưởng cao như cơ thể con người đang nóng lên hơn 100 độ F, điều đó cho thấy con bệnh kinh tế đang lâm nguy, tức là bệnh nhân đang sốt quá nóng là cần cho uông thuốc để hạ nhiệt xuống (ở VN thì càng tăng trường càng cao thì càng hồ hởi lach quan). Tức là cần làm giảm tăng trưởng GDP xuống, như tăng lãi suất và những thủ thuật tài chính khác.

Hiệu ứng ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng thấp đi, tức là bệnh nhân đột ngột lạnh đi (cảm lạnh), đó là nhiệt độ rơi xuống 80 độ F chẳng hạn, tức là con bệnh có nguy cơ sắp chết thì ta cần làm gì để đưa con bệnh tăng lại nhiệt độ lý tưởng ở 98,2 độ F, thì mình cần chuẩn đoán bệnh tật ở đâu ra để bốc thuốc cho đúng bệnh chứ nếu thấy con bệnh bị lạnh thất thường như GDP sụt giảm thì cứ chỉ nghĩ đến việc bơm nước biển và cho thuốc chống cảm lạnh (như việc bơm tiền vào kinh tế) thì con bệnh sẽ càng mau chóng chết nhanh hơn.


Đó là bài học mà ở VN họ chả biết cái gì để điều hành kinh tế cả. Họ chỉ nghĩ đến chuyện kích cầu bằng tăng tiền vào kinh tế. Một thủ thuật tài chính đơn giản dễ làm nhất mà ai cũng có thể làm được, là chỉ cần đầu tư vào cái nhà máy in tiền thật lớn. Đó là đặc sản của “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

(*) Tôi nhắc lại rất thận trọng là khi người ta nói đến việc tăng dự nợ cho vay, hay tăng trưởng tín dụng ở quốc gia nào thì ta đang hiểu đó là họ đang nói đến tăng trưởng tín dụng bằng đồng nội tệ chứ không phải là ngoại tệ. Vì làm gì có chuyện VN nói tăng trưởng tín dụng bằng đồng USD hay EUR,...lên đến 21-22% so với GDP vì làm gì có lắm ngoại tệ như vậy.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Dân Làm Báo, Dân Luận, VOA, RFI, Bauxite Việt Nam, Bà Đầm Xòe, VNTB, và nhất là các tờ báo cộng đồng người Việt trích dẫn đăng lại thì làm sao mà FB tôi không sập. Vì hầu hết các bài viết tôi đều đá xoáy vào vấn đề nhạy cảm về kinh tế và thị trường tài chính VN như tỷ giá hối đoái, “chống vàng hóa”, rồi “chống đô la hóa”, mức nợ, và nêu đích danh những ông bà điều hành kinh tế VN kể cả những ông bà bộ trưởng,…. Những dư luận viên chuyên gia kịnh tế cao cấp ở VN,….

Điều đó gây chú ý cho người nhà của đảng lo ngại các khoản đầu tư hay những dòng tiền kiều hối ở Mỹ chảy về VN yếu đi. Khốn nỗi người ta hay trích dân “theo phân tích tài chính cao cấp của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS), bà Phương Thơ, Betsy Graseck" và người ta chỉ cần truy cập Google thì giật mình là chả phải FB mang cái tên Phương Thơ này là trò đùa mà nó có nguồn gốc rất đáng ngại khi bà Phương Thơ này nói ra thì người ta sẽ tin bà ta hơn, vì bà ta quá nổi tiếng là con người thật nên cần ngăn chặn bà ta.

Thí dụ như người nhà ở VN tốn kém soạn kế hoạch huy động USD, vàng của người dân miễn phí với lãi suất 0% thì tôi lại đi lật tẩy họ phải đi vay thiên hạ với lãi suất 6-7%, mà đi vay cũng không ai dám mua nợ nên chào bán trái phiếu bị ế và trái phiếu quốc trái của chính phủ  VN bị rách và bị cháy là không có khả năng đáp ứng yêu cầu trả nợ khi đi vay vì quá rủi ro thì ai mà chả tức điên lên hử.

Chuyện quái đản hơn nữa nhiều fan cuồng bà Phương Thơ hay xúc động là lấy nguyên bài viết của tôi gửi thẳng cho ban bộ ở VN kể cả văn phòng thủ tướng chính phủ khi tôi mỉa mai cái ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và châm biếm cái ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và cả cái ban tư vấn kinh tế của thủ tướng thì tự hỏi người nhà của đảng không nổi điên lên sao được hử. Nếu tôi ở VN chắc là bị hỏi thăm rồi..hi.hi.. Bó tay cái quốc gia này, họ chỉ ưa những điều nói ngọt tẩm chất độc thôi.


Đó là tôi cảnh báo là một sự sụp đổ về thị trường tài chính hay chứng khoan ở VN nó đe dọa đến sự tồn vong của ĐCSVN, nên người ta phải lo ngại là không có gì lạ cả. Nên người nhà ở VN rất lo ngại chuyện này. Vì xưa kia tôi lập FB có đến 250.000 theo dõi chỉ trong thời gian vọn ven có vài tháng và chỉ nói về kinh tế thế giới không đụng chạm đến VN thì FB tồn tại đến 3 năm mà không cần cài đặt mật khẩu.

Vì những FB kia như Lê Quang Định, hay Osin,.... gì đó dù họ có nói ra thì cũng chả có nhà đầu tư ở nước ngoài nào biết và tin cậy được, nó không đe dọa được VN, vì họ không có chuyên môn, nên ở VN họ chả cần quan tâm mấy người này mà trái lại người của đảng phe này phe kia còn lợi dụng họ tung tin đấu đá nhau. Đó là lý do họ không bị chú ý.
NHỮNG CÂU CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC VN

Trong động thái mới đây, một con Bull, hay nói trắng ra là con Bò có tên Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) có câu nói phát biểu rằng "Tăng thuế VAT: Rau thịt không ảnh hưởng, dân nghèo đừng lo": http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tang-thue-vat-rau-thit-khong-anh-huong-dan-ngheo-dung-lo-396032.html#inner-article

Tôi thì không hiểu làm sao mà để những con Bò này làm chức vụ cao như thế nhỉ. Đúng là phẫn nộ cực đỉnh mà người ta phải có giới hạn chịu đựng của nó là ném cái bọn đầu đất này đang cưỡi cổ đè đầu người dân VN.

Về hồ sơ chủ đề bài báo tôi trích dẫn lại bài đăng cũ về đất nước vô chủ thiếu người điều hành cầm lái con tàu. Nó chả bao giờ mà tôi nói sai hay nói oan cho ai cả, dù tôi hơi nặng lời, nhưng không thể kiềm chế được.

Đó là VN là một quốc đã đi gần hết một chặng đường gần nửa thế kỷ rồi là không có chiến tranh hay mâu thuẫn đảng phái, và quốc gia này được lãnh đạo độc quyền (độc tài) của một đảng. Đó là ĐCSVN, và đối với Nhật thì phải trải qua 24 đời thủ tướng và những đảng phái thay phiên nhau cầm quyền. Có ông thủ tướng Nhật cầm quyền chưa được 1-năm phải ra đi. Nội các Nhật thì cũng vậy, có những ông bà lãnh đạo vài năm rồi mất tăm là không còn lãnh nhận chức vụ nào nữa. Tuy nhiên ở VN có điều lạ, đó là một ông bà cấp cao lãnh đạo thì làm công việc nhà nước “cống hiến đến mấy chục năm”, họ làm chức vụ này rồi nhảy qua chức vụ kia ngồi ghế lãnh đạo cả nửa thế kỷ,….một gương mặt như ông Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có 50-năm làm công chức nhà nước kể từ năm 1967. Và có 22 năm làm chức vụ cao cấp từ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội và lên chức Tổng bí thư và nhiều ông bà khác cũng thế. Qua đó làm sao mà đưa đất nước đi lên được khi cả mấy chục năm thì vẫn là những gương mặt cũ nhàm chán.
Quan chức lãnh đạo thì miệng lưỡi lươn lẹo, như việc mới đây giới chức Bộ GT&VT lý luận "giảm phí BOT Cai Lậy thì tăng thời gian thu phí, đó là tất yếu phải đánh đổi”. Rồi một ông quan lớn ở cấp hàng thứ trưởng Bộ Công thương lý luận "giá điện tăng, mọi người đều được lợi", rồi giá điện cũng thế,…và nhiều thứ khác rất buồn cười. Còn Bộ Tài nguyên & Môi trường thì lý luận còn hài hước hơn. 

Chuyện quái đản nữa là quan chức VN hãnh diện nằm trong lòng cộng đồng khối Pháp ngữ, tức là các quốc gia nói tiếng Pháp. Khỗn nỗi quan chức cấp cao VN tham dự khối Pháp ngữ thì không biết tiếng Pháp, mà đọc văn bản bằng tiếng Việt cầm tờ giấy ai đó soạn sẵn là đọc như con Vẹt,….trong kinh tế ngoại thương thì cái gì cũng muốn hội nhập cho nhiều vào, nhưng chả hiểu “hội nhập là gì cả”. Họ hay kết giao về kinh tế ngoại thương và học tập kinh nghiệm của các nước tư bản, nhưng lại hay ở nhà tuyên truyền rằng “communism better than democracy  (chủ nghĩa cộng sản tốt hơn dân chủ),…nhưng cứ bán buôn và kết giao với các nước tư bản dân chủ.
Kết cục đất nước này mất sáng tạo đổi mới và quốc gia này quanh năm đi học tắt của thiên hạ là họ chả thể phát minh ra những sáng kiến gì cho  phát triển kinh tế cả. Từ học kinh nghiệm chiến lược phát triển kinh tế của các chaebol Hàn Quốc cho đến học tập kinh nghiệm linh tinh đủ thứ chắp vá của thiên, rốt cục toàn là học được những cái thất bại ê chề phũ phàng.

Hiện nay, ở VN đang có câu chuyện học tập cách đánh thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) của các nước tư bản Âu châu, Mỹ,…. Tức là họ đang học cái nâng cao nghiệp vụ về thuế VAT của các nước giàu có là hay bị lãnh đòn giảm phát (họ mới cần tăng thuế để khuyến khích người dân chi tiêu vì sợ lạm phát tăng lên). Đối với VN thì quốc gia này hay gặp về "inflation risk" (rủi ro về lạm phát) khi vế bên kia là họ đang ra sức "kiềm chế lạm phát" (keeping up with inflation), nhưng vẫn thích học tập thiên hạ. Đúng là mâu thuẫn khó hiểu. Một kế hoạch mà giới chức Bộ Tài chính VN vạch ra ra là tăng thuế VAT lên tới mức 12% để áp dụng vào thời điểm thích hợp. Có lẽ họ sẽ không có khái niệm đối tượng nào gọi là "chịu thuế VAT, và được miễn thuế VAT” ("VAT-able", "and which are exempt from VAT"). Vì chế độ CSVN thì rất hiếm khi nào họ miễn giảm thuế bao giờ cả. Vì trong điều hành kinh tế cũng vậy là họ chỉ quen dùng thủ thuật kích thích kinh tế bằng tài chính dù tiền dư thừa, nhưng rất hiếm có khi nào họ kích thích kinh tế bằng thủ thuật “giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân”.

Tôi thì nghi ngờ là cái Bộ Tài chính VN họ đang học tập kinh nghiệm của về cách thu thuế của Vương Quốc Anh, hay kinh điển hơn là thuế VAT của  Ireland thì thật là thảm họa cho người dân VN phải chịu mức thuế ấy. Tôi thì ngần ngại mỉa mai là ở VN có lẽ họ chỉ có Cơ quan thu thuế giá trị gia tăng – VAT chứ sẽ chẳng có Cơ quân nào hoàn thuế VAT. Hãy nhớ rằng tại Âu châu thì hầu hết các nước đều áp dụng thuế VAT này, nhưng khác biệt là rất lớn so với VN, vì các nước Âu châu là nước có lợi tức thu nhập cao, một số nước dư thừa tiền bạc là doanh nghiệp và người dân họ nộp thuế nhiều đến nỗi cơ quan thuế không muốn thu thuế hay nhận thuế nữa. Đó là bởi vì người dân và doanh nghiệp các quốc gia ấy có được điều kiện kinh doanh và đầu tư mà chính phủ của họ tọa thuận lợi trợ giúp tối đa và không có tham nhũng hay nhũng nhiễu nào cả. Trợ cấp xã hội, hoặc các vấn đề an sinh xã hội, từ y tế, giáo dục, chăm sóc người cao tuổi,… được nhà nước trợ cấp miễn phí, một số nước Bắc Âu thì còn manh nha đi phát lương miễn phí cho trẻ em có tiền tiêu xài,…

Đó là khác biệt rất lớn so với thuế ở VN. Bởi vì đối với các nước đnag phát triển còn nghèo như VN thì bất kể hành động tăng thuế nào đều dẫn đến làm giảm sức mua của người dân, lạm phát sẽ gia tăng, vì người dân có lợi tức thu nhập quá thấp, và phải trang trải mọi thứ từ y tế, giáo dục, thất nghiệp,….thì làm sao mà họ gánh thêm thứ thuế nào nữa. Đó là bởi vì thuế VAT hay các sắc thuế khác ở VN tăng lên thì cơ bản đó là nợ công của VN tăng cao, thâm hụt ngân sách triền miên và họ cần tăng thu thuế để đắp vào đó chứ nói tăng thu thế là tốt đẹp cho xã hội thì đấy là chuyện rất buồn cười.

Hãy nhớ rằng kinh nghiệm của UK hay Vương Quốc Anh, thì thuế VAT là khá cao, đó là kể từ năm 2010 là tỷ lệ này là 20%, nhưng thuế khóa rất minh bạch và rõ rằng là UK họ không đánh lên mức thuế nào khác là rất ít, thực tế thuế khóa của họ rất dễ chịu thuế kháo rất rõ ràng nên UK có London là nơi mà giới người giàu khắp nơi trên thế giới đổ tới sinh sống nhất vì thuế thu và hoàn thuế rất minh bạch,…

Tôi thì mỉa mai là người nhà của đảng tại VN họ hay đi so sánh thuế của các nước khác. Nhưu việc họ so sánh thuế ở Malaysia, Indonesia.  Làm sao mà đi so sánh với họ được. Đó là khi so sánh việc gì thì cần nhìn xem họ như thế nào. Chẳng hạn khi so sánh tăng thuế VAT thì mình có khí cụ nào đỡ được phí tổn sản xuất cho doanh nghiệp và người dân mình hay không khi nó tác động đến chi phí sinh hoạt kinh tế của đất nước đó. Chẳng hạn ta cần tính xem giá xăng dầu của VN có đang đắt hay rẻ so với họ. Hãy nhớ rằng Indonesia họ đang bán xăng lẻ của họ trợ giá là có 0,47 $ cho chi phí 1 lít xăng, Malaysia thì chỉ có 0,48 $ cho chi phí 1 lít xăng, còn nhiều năm tính tring bình thì hai nước này chỉ bán xăng lẻ cho người dân họ là dưới 0,5 $ / lít xăng. Và hầu như giá cả xăng dầu rất ít khi điều chỉnh. Còn VN thì giá xăng cao ngất ngưỡng mà cộng thêm đủ loại chi phí thuế khóa thì làm sao mà đi so sánh với thiên hạ được.

Đối với VN thì nhìn danh mục thuế mà người ta đặt câu hỏi là What goods are subject to VAT? (Hàng hóa nào chịu thuế VAT?), thì nhìn vào là nó đánh vào tất cả mọi thứ mà mỗi lần người dân họ móc ví tiền ra trả thì đều bị trừ đi mấy phần trăm tiền phải trả thuế vào đấy thì quả là rất đáng ngại là nó đánh thuế rộng như thuế xăng dầu, điện nước, giá thực phẩm mà bất cứ người dân nào cũng phải móc ví tiền ra chi trả hàng ngày.


Bây giờ, nếu được hỏi lại, người ta chờ bà bộ trưởng có câu trả lời khác về người em chồng phó tổng giám đốc VN Pharma và về trách nhiệm cá nhân mình.



 TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI LIÊN BANG FDIC


Federal Deposit Insurance Corporation ( FDIC), hay Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang bảo hiểm những gì?

Đó là câu hỏi của nhiều người. Đầu tiên bạn đọc truy cập đường dẫn tham khảo của FDIC ở đây mà tôi cũng cấp ngắn gọn về nó: www.fdic.gov/deposit/covered/categories.html

Về chuyên môn, FDIC chỉ đảm bảo bảo hiểm tiền tiết kiệm, hay các tài khoản tiền gửi khác. Hãy nhớ rằng FDIC họ không bảo hiểm cổ phiếu, trái phiếu, hoặc quỹ mutual funds, tức là các quỹ tương hỗ, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm như quỹ đầu tư đối trọng “hedge fund”. Tính đến tháng 9/2015 và bây giờ vẫn thế là không thay đổi, tức là tính đến thời điểm tháng 3/2017 thì FDIC đang bảo hiểm đảm bảo cho  6.300 ngân hàng ở Mỹ. Trong đó tất cả các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase (NYSE: JPM); Bank of America Corp (NYSE: BAC);  Wells Fargo & Co (NYSE: WFC), Citigroup (NYSE:C),… đều bắt buộc được bảo hiểm hầu hết các tài khoản tiền gửi ký thác tiết kiệm của thân chủ. Đó là 250.000 USD cho mỗi tài khoản ký thác. Trước đây trong cơn bão tài chính năm 2008, FDIC tạm thời nâng mức bảo hiểm đảm bảo này lên gấp đôi là từ 250.000 $ cho mỗi tài khoản lên 500.000 $ cho mỗi tài khoản. Tất nhiên số tiền đó phải bằng hoặc cao hơn số tiền bảo hiểm đảm bảo đó. Nếu sợ rủi ro thì bạn gửi tiền tiết kiệm nhiều như 500.000 $ chẳng hạn thì bạn có thể chẻ ra thành hai món bảo hiểm, tất nhiên bạn phải có hai trương mục đứng tên khác nhau,…

Đối với các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley (NYSE: MS); Goldman Sachs (NYSE: GS) thì khi cơn bão tài chính Mỹ bùng phát Quốc hội Mỹ đã Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank, phục hồi một số điều khoản trong luật Glass-Steagall để vẽ ra làn ranh giới giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại bằng đạo Luật Glass-Steagall 1933 để ngăn chặn các ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thương mại) sử dụng các quỹ của người gửi tiền cho các khoản đầu tư rủi ro của họ, như đầu tư vào thị trường chứng khoán, và các tài sản rủi ro khác. Nó còn được gọi là Luật Ngân hàng năm 1933. Đối với các ngân hàng đầu tư họ chỉ được làm nghiệp vụ như đầu tư chứng khoán, IPO cho các nghiệp vụ chứng khoán, hay đầu tư vào các tài sản rủi ro khác bằng tiền cổ phần viên của họ, và ngăn chặn các ngân hàng đầu tư không được nhận tiền ký thác tiết kiệm của công chúng để đi đầu tư làm các nghiệp vụ kể trên. Thực tế Quốc hội Mỹ cũng đã giảm nhẹ Quy tắc Volcker bởi Đạo luật Dodd - Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act thông qua 21/7/2010.

Thực tế Quy tắc Volcker là nhằm xác định lại bằng Đạo luật Dodd- Frank đã bị hủy trước đó vào năm 2000. Quy tắc Volcker rất quan trọng đối với hệ thống tài chính Mỹ mà nhiều nước khác.

Trước đây, về kinh nghiệm Đại khủng hoảng năm 1929, luật pháp Mỹ đã tạo ra một bức tường ngăn cách giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại bằng đạo Luật Glass-Steagall 1933. Mà trong đạo luật Dodd - Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act thông qua 21/7/2010, qui tắc Volcker bị giảm nhẹ nhưng diện áp dụng rộng gồm cả ngân hàng và tài chính phi ngân hàng.

Quy tắc Volcker không chỉ quan trọng với Mỹ mà với khu vực tài chính của bất kể nền kinh tế thị trường của bất cứ quốc gia nào. Nó tập trung vào: Phân biệt hoạt động rủi ro dựa vào quỹ riêng tiền tự có (proprietary trading) không cần bảo hiểm và hoạt động ngân hàng dựa vào vốn huy động của người gửi tiền, cần được nhà nước bảo hiểm. Phân biệt giữa hoạt động đầu tư rủi ro dùng tiền riêng của mình và hoạt động quản lý đầu tư rủi ro tiền của người khác.

Tuy nhiên, Qui tắc Volcker nhằm xác định lại bằng đạo luật Dodd- Frank đường ranh giới giữa những hoạt động này đã bị hủy trước đó vào năm 2000. Nó gồm vài điểm sau: Cần cấm hoạt động ngân hàng thương mại nhận tiền ký gửi (deposit banks) tham gia hoạt động có rủi ro cao như đầu tư vào các quỹ rủi ro (hedge funds) hay vào quỹ buôn bán cổ phiếu (equity funds). Cấm ngân hàng thương mại tham gia vào buôn bán chứng khoán bằng quỹ riêng (proprietary trading), dù luật bắt buộc công ty chia làm 2 quỹ riêng không được phép thông tin cho nhau.


(*) Đối VN, quốc gia này lén lút học tập chép lại một phần luật tài chính cũ kỹ của họ đem áp dụng cho hệ thống tài chính VN, bó chẳng qua được mắt tôi cả. Học của thiên hạ cái gì mình hiểu thì nên học đó là tốt thôi, nhưng chép và học của thiên hạ như học luật tín dụng của Mỹ mà không được đào tạo học hành tử tế theo kinh nghiệm của người Mỹ thì chỉ có đi học cái thất bại của họ thôi.

TÌM HIỂU VỀ KHÍ CỤ ĐẦU TƯ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH (DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VN)

Tại VN hiện nay đang manh nha phát triển thị trường phái sinh, tuy nhiên tôi cảnh báo nó không dễ như người ta tưởng tượng nếu chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ đầu tư kiểu này, tại TQ đi trước VN cả chục năm mà họ còn bị thất bại nhiều lần về xây dựng thị trường giao dịch cũ nhất mà cũng khó hiểu nhất này.

Trước hết về định nghĩa phái sinh: Cụ thể hiểu đơn giản, phái sinh là một hợp đồng tài chính rất phức tạp và lắm rủi ro chứ không phỉa là ít rủi ro như người ta nghĩ, đó là giá trị của nó xem như từ một tài sản cơ bản. Trong giao dịch mà người mua và người bán đồng ý về bao nhiêu giá tài sản sẽ thay đổi trong một thời gian cụ thể mà họ giao kết hợp đồng,...".

Hãy nhớ rằng, hầu hết các tài sản ẩn chứa tiềm ẩn rủi ro cao cho giao dịch phái sinh như giao dịch "Commodities" như  các loại hàng hóa như vàng, dầu thô,... Vì giá cả của các mặt hàng giao dịch này biến động khó lường và rất khó đoán.

Các phái sinh khác như cổ phiếu hoặc trái phiếu, như lãi suất trái phiếu 10 năm của trái phiếu kho bạc hay nhưng đơn vị tiền tệ, nhất là đồng USD,...để bảo hiểm rui ro giá cả của họ trong giao dịch,...

Trong giao dịch thương mại, giao dịch phái sinh chi phối rất lớn hầu hết các lĩnh vực kinh tế, Đó là ước đoán có khoảng  605 nghìn tỷ $, gấp đến 6 hoặc 7 lần so với tổng sản lượng GDP kinh tế của tất cả các nước trên thế giới cộng chung lại. Thực tế hầu hết có cả 1000 công ty to lớn nhất thế giới đều sử dụng công cụ giao dịch phái sinh này cho các nghiệp vụ đầu tư của họ để giảm thiểu rủi ro tối đa cho họ. Chẳng hạn, họ có thể sử dụng một hợp đồng tương lai (futures contract) như việc cam kết hứa hẹn giao hàng nguyên liệu, hay các tài sản khác với giá thỏa thuận mà họ giao kết. Điều đó các công ty đó sẽ được bảo vệ rủi ro nếu giá cả tăng lên cao.  Các nhà buôn và giới đầu tư họ cũng có thể làm hợp đồng giao kèo để bảo vệ rủi ro cho khỏi bị tác động bởi những biến đổi tỷ giá hối đoái và lãi suất tăng giảm gây bất lợi cho họ (tất nhiên tôi cảnh báo rằng sẽ không nguyên vẹn như lý thuyết, vì tài sản quá lớn lên chẳng ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ trả tiền hết để bảo hiểm rủi ro cho các hợp đồng phái sinh này, kể cả khi giá cả đi xuống thì lỗ nặng, vì người ta chỉ bảo hiểm các giao dịch tài sản đó ở chiều tăng giá). Bạn đọc xem thêm ở đây: dealbook.nytimes.com/2013/01/03/banks-face-new-checks-on-derivatives-trading/

Về chuyên tinh vi hơn, hầu hết các giao dịch phái sinh được thực hiện bởi các quỹ phòng hộ hay hedge funds, cũng có thể gọi là quỹ đầu tư đối xung, hay quỹ đầu tư đối trọng, cũng như các nhà đầu tư khác họ giao dịch kiểu này để đạt được nhiều đòn bẩy về tài chính và đòn bẩy về lợi nhuận và giảm hạn chế rủi ro cho họ. 

Tại Mỹ khi giao dịch phái sinh này thì có khá nhiều lựa chọn, như  lựa chọn giao dịch cổ phiếu thì có thể được giao dịch trên sàn NASDAQ hoặc Board Options Exchange Chicago (CBOE),... hoặc các hợp đồng tương lai cũng có thể được giao dịch trên sàn giao dịch ICE,... Nói trung, hầu hết các hợp đồng như lĩnh vực tài chính, nông nghiệp đặc biệt là cà phê, bông vải, và tiền tệ,.., và nhiều thứ hàng hóa khác nó được giao dịch phổ biến và nằm dưới sự giảm sát của Commodity Futures Trading Commission (CFTC), tức là Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai hoặc Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái, US Securities and Exchange Commission (SEC).

Đối với trò chơi nguy hiểm nhất là types of financial derivatives, hay "các loại phái sinh tài chính". Nó được đổ lỗi cho việc là một nguyên nhân chính gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và thế giới tồi tệ nhất trong hệ thống tài chính hiện đại vào năm 2008 về nhiều lý do như giao dịch mortgage-backed securities (MBS), Interest rate swaps (hoán đổi lãi suất), nó liên quan đến lãi suất khá chuyên môn là lãi suất LIBOR mà tôi hay phân tích rất khó hiểu này,...bạn đọc xem thêm ở đây: www.treasurer.ca.gov/cdiac/publications/math.pdf

Nói chung đây là chỉ là về lý thuyết, còn thực hành đi vào chuyên môn nó không đơn giản và rất phức tạp, chỉ khi nào bạn đã có kinh nghiệm thì nó rất đơn giản và dễ quản lý nó. Bạn đọc tham khảo xem thêm ở đây: www.cftc.gov/ConsumerProtection/FraudAwarenessPrevention/CFTCFraudAdvisories/index.htm, nói ra không hết, vì thực tế chỉ có giảng dạy nhiều chục tiết mà tôi tham gia giảng dạy xưa kia tại thị trường Hồng Kông và Thượng Hải thì người ta chỉ biết được 50% là khá rồi.


(*) Hãy nhớ rằng ngân hàng to lớn nhất nước Đức, là Deutsche Bank (NYSE: DB), họ là nhà phân tích và rất chuyên môn về nghiệp đầu tư phái sinh này. Tuy nhiên tính từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra ở Mỹ năm 2007 rồi cuộc khủng hoảng nợ nần ở Âu châu thì giá trị cổ phiếu của Deutsche Bank niêm yết bằng đồng $ này đã sụt giảm tan tành là giảm đến mức 127% giá trị của nó. Cổ phiếu của Deutsche Bank  niêm yết bằng đồng EUR tại thị trường Frankfurt cũng gần như có biểu đồ di chuyển không khác gì cổ phiếu của tổ hợp ngân hàng đầu tư  Lehman Brothers đổ vỡ hơn 1 thế kỷ rưỡi tồi tại. Đó là Deutsche Bank thực quá nhiều vào nghiệp vụ giao dịch chứng khoán phái sinh này.
ĐẦU TƯ VÀO VÀNG KHÓ HAY DỄ

Nhiều nhà phân tích kinh tế VN dự đoán giá vàng có thể vọt lên trời 1.900 -- 2.200 USD một ounce vàng trong thời gian tới, vì nhiều lý do như copy đọc báo lá cải tại Anh, Mỹ, rồi chỉnh sửa chép lại như cái máy, vì có bao giờ họ giao dịch các khí cụ đầu tư này đâu mà biết, vì VN có sàn vàng đâu mà đoán mò. Lý do nếu giá vàng có thể vọt lên trời 2.200 $ một ounce vàng có nghĩa là đồng USD sẽ rơi thấp hơn mức 71,32 vào tháng 4/2008, và giá dầu lửa sẽ tăng lên 270 $ cho chi phí một thùng dầu, nước Nga sẽ giàu to vượt sản lượng GDP của Đức, Nhật.

Ta nên nhắc lại, về lý thuyết hầu hết các hợp đồng trên thị trường thế giới được định giá bằng đồng USD, như vàng và dầu lửa. Ngoài ra còn có đến gần một nửa trong số các giao dịch quốc tế của thế giới vào các hàng hóa khác nó cũng được định giá bằng USD.

Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, điều đó có nghĩa là tỷ giá đồng USD chi phối giá vàng, tức giá trị đồng USD được theo dõi qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK, qua chỉ số US Dollar Index (DXY/USDX). Nếu lấy chỉ số cơ bản lúc ban đầu là 100 vào năm 1973 thì chỉ số USDX này từng đạt mức cao nhất là 164,72 vào tháng 2/1985, và mức thấp kỷ lục 71,32 vào tháng 4/2008. Ngoài ra tỷ giá, và giá trị của đồng USD cũng được đo bằng trái phiếu kho bạc Mỹ và số tiền USD mà tổ chức của chính phủ nước ngoài, các ngân hàng trung ương, cũng như các tổ chức tài chính khác các nước làm dự trữ bằng đồng USD . Chỉ số USDX còn là một thước đo của sức mua tương đối của đồng USD. Do đó, giá trị hiện tại USDX cho bạn biết phần trăm thay đổi của đồng USD kể từ đó.

Thí dụ U.S. Dollar Index (DXY) giao dịch ở mức 95,62 có nghĩa là đồng USD đang mất giá tính trung bình cho 6 rổ tiền kể trên là 4,38% (ta lấy phép cộng trừ mốc chuẩn DXY/USDX là 100 trừ đi 95,62 thì cho ra con số 4,38%). Xét hiệu suất 52 tuần trở lại thì DXY từng tăng lên mức 100,51, điều đó có nghĩa là đồng USD tăng giá bằng ấy phần trăm đằng sau dấu phẩy đó, và từng đẩy giá vàng rơi mức thấp kỷ lục là gần 1.050 USD một ounce vàng vào giữa tháng 12 năm ngoái.

Thực tế giá vàng bị tác động tăng giá như hiện nay là trong ngắn hạn do tâm lý việc Anh quốc"Brexit" ra khỏi EU, bị tác động khi ba cơ quản thẩm định tín dụng trái phiếu chi phối đến 96% thị phần các tờ giấy nợ trái phiếu trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings đánh sụt trái phiếu của Vương quốc Anh mất điểm a toàn ba chữ AAA. Cụ thể đưa  Standard & Poor’s trái phiếu Anh quốc về mức AA (tiêu cực); Moody's (Aa1, tương ứng cấp AA + tiêu cực); Fitch Ratings tước hẳn một cấp về mức AA (tiêu cực). Đối với European Union -- EU thì bị Standard & Poor’s cảnh cáo khi hạ thấp trái phiếu của EU từ mức AA + (tiêu cực) về cấp AA (ổn định), điều này khiến các trái phiếu của Anh quôc cộng với EU hết còn an toàn như trước.

Vì dù sao cả Anh quốc và EU hiện nay cộng lại là khối kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới là chỉ xếp sau Mỹ. Cụ thể trong năm 2015, Tổng sản lượng GDP của cả Anh và khối EU này tạo ra lên đến 16.221 tỷ $ (thấp hơn năm 2014 là 18.514 tỷ $), trong khi năm 2015 GDP của Mỹ chiếm 17.947 tỷ $. Điều đó cho thấy vàng tăng giá là tất nhiên, nhưng không vì thế mà vàng sẽ vọt lên 1.895 USD một ounce vào ngày 5/9/2011, hoặc một số chuyên gia kinh tế tại VN khẳng định vàng sẽ vọt lên 1.900 -- 2.200 USD một ounce vàng trong thời gian tới.

Đó là lý luận ngu xuẩn, họ chả hiểu biết gì về giao dịch trái phiếu, cổ phiếu, dầu thô, vàng là gì cả, vì ở nhà tại VN thì biết gì mà phân tích bừa.

Về giá vàng tăng giảm như tôi hay nói, đó là kinh nghiệm bất cứ khi nào thị trường chứng khoán Âu, Mỹ, Nhật sụp đổ, nhất là TTCK Wall Street điều chỉnh, hay trôi vào thị trường con Gấu đều thúc đẩy giá vàng tăng.

Hoặc như tôi hay phân tích trước đây, là bất cứ khi nào giá vàng bị tác động mạnh nhất, nó đều chi phối bởi yếu tố của các cơ quan thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings và AM Best, khi họ hạ thấp giá trị trái phiếu của các nước có một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK trong chỉ số DXY của đồng USD, hoặc một sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ gây ra, và vàng thường bật tăng mạnh mẽ mà không bị tác động yếu tố suy thoái toàn cầu, nếu thị trường chứng khoán tăng điểm phục hồi từ thị trường điều chỉnh hay từ lãnh thổ con Gấu tăng về thị trường con Bò, giới đầu tư bán tháo vàng mua cổ phiếu đẩy giá vàng xuống.

Một ví dụ về giá vằng bật tăng mạnh mẽ mà ít ai đoán ra. Chẳng hạn, vào ngày 18/4/2011, cơ quan thẩm định tín dụng Standard & Poor’s hạ thấp giá trị các tờ trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ từ cấp AAA (ổn định) xuống AAA (negative: tiêu cực), đồng thời hạ thấp trái phiếu ngắn hạn của Mỹ xuống cấp "A-1+". Điều này khiến nhà đầu tư bán tháo trái phiếu dài hạn của Mỹ, đồng thời bán tháo các loại trái phiếu ngắn hạn các công ty Mỹ, kể cả hình thức bán tháo cổ phiếu. Khiến gia trái phiếu của Mỹ cắm đầu xuống đất và lợi suất trái phiếu tăng vọt lên trời. Điều này khiến vàng từ 1.486 USD một ounce thì đến ngày 28/4, tức 10 ngày sau đó, vàng vọt lên 1.566,40 USD một ounce vàng.

Đến ngày 5/08/2011, Standard & Poor’s tước mất điểm tín nhiệm ba chữ A hoa của Mỹ là từ AAA xuống còn AA+, việc này đã gây rúng động thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ cũng như các thị trường khác trên thế giới. Trước ấy vàng chốt ở mức 1.661,80 $ một ounce vào ngày 4/8/20/11, thì đến ngày 5/9/2011, như đã nhắc, và vàng vọt lên trời 1.895,90 $ một ounce, là bởi vì các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu và cổ phiếu Mỹ vì lo sợ đồng USD giảm giá và trái phiếu Mỹ thành "junk bonds", tức trái phiếu rác, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vọt lên trời.

Đó là nguyên nhân gây ra giá vàng tăng mạnh, các tây đầu cơ vàng khi đó thiếu kinh nghiệm về phân tích tài chính mà cứ phân tích hiệu suất giá quá khứ và tín hiệu tăng giảm, cũng như khối lượng giao dịch vàng bằng phân tích kỹ thuật thì hầu như lỗ lã nặng nề. Nhiều tỷ phú $ bỗng chốc biến thành triệu phú $.

Về hồ sơ lý luận của nhiều nhà kinh tế cho rằng, khi sản lượng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ xuống thấp (tức là họ lý luận tời lời thấp nên giới đầu tư bán tháo trái phiếu Mỹ để mua vàng). Đây là một lý luận phân tích có lẽ họ học hành tiến sĩ tài chính bên Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, của các nước XHCN lạc hậu trước đây theo lối con buôn ở chợ là ai trả lãi cao thì ta cho vay, đi vay lãi cao thì chỉ có mất nợ.

Ở đây tôi nhắc lại là. Hãy thận trọng nhớ rằng, khi sản lượng, lợi suất trái phiếu xuống thấp hợp lý, điều này có nghĩa là thị trường và giới đầu tư có nhu cầu cao mua trái phiếu kho bạc Mỹ cũng như đồng USD vì họ thấy rằng trái phiếu và đồng USD Mỹ đang an toàn. Hiệu ứng ngược lại khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt lên trời, tức là đầu tư vào trái phiếu Mỹ sẽ có tiền lời nhiều, nhưng rủi ro quá lớn, giới đầu tư thiếu tin tưởng sự phục hồi nền kinh tế Mỹ, thậm chí là một sự suy thoái kinh tế đe dọa, khiến nhu cầu yếu đối với trái phiếu kho bạc và đồng USD thấp, đồng USD sẽ mất giá.

Một ví dụ cụ thể, vào  vào tháng Giêng năm 2011 - Đồng USD suy yếu và giảm giá, sản lượng trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ treo ở trên cao là 3,36%, và nó tiếp tục tăng lên 3,75% trong tháng 2/2011, giới đầu tư bắt đầu hốt hoảng bán tháo liên tục trái phiếu kho bạc Mỹ và đẩy giá vàng cứ thế tăng dần.


(*) Các phân tích gồm: Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS), và chuyên viên phân tích rủi ro về quý kim Leo Larkin, thuộc tổ chức Standard & Poor’s
Dành cho ai quan tâm đến lĩnhc vực đầu tư tài chính và chứng khoán. Bài Viết của chiến lược gia Dennis Lynch của Morgan Stanley, bạn đọc truy cập hồ sơ ở đây: https://www.morganstanley.com/articles/resisting-the-herd

Trong bài viết này chiến lược gia Dennis có đề cập rằng: “Thị trường chứng khoán chủ yếu là tâm lý của  đám đông”. Hãy nhớ rằng chiến lược gia Dennis,  đã có kinh nghiệm  hơn 22 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và chứng khoán.

Và bài phân tích của Dan Skelly (cũng là chiến lược gia phân tích giàu kinh nghiệm của Morgan Stanley) với lời tựa: “Could Financials Finish Strong in 2017?”: https://www.morganstanley.com/ideas/financials-2017

(*) Hầu hết các bài viết trên trang chủ của Morgan Stanley (NYSE: MS) đều do các nhà phân tích của Morgan Stanley thực hiện,  nó khác hoàn toàn khác ở VN là hầu hết các phân tích của các ngân hàng ở VN kể cả Ngân hàng Nhà nước  của họ là hiếm khi nào họ tự phân tích lấy mà hay trích dẫn đăng lại của các nhà phân tích trên báo Mỹ.


Tôi thông báo rằng, hiện nay tôi không có bất cứ trang Facebook (NASDAQ: FB) cá nhân nào ở VN. Trong thời gian gần 3,5 năm rưỡi tôi đã học được tiếng Việt được cộng đồng FB chỉ dẫn. trong hồ sơ FB này có lẽ tôi nhớ rất rõ hai diễn viên chính là Bạch Huệ, Bạch Hoàn. Hai cô bé này đều bị cận thị nặng và có vẻ như hai chi em song sinh, có những tin tức về chính trị rất hay mà tôi hay truy cập. Nhất là cô chị Bạch Hoàn rất liều lĩnh khó hiểu là chuyên đi phanh khui những thời sự nóng bỏng ở VN, dù rằng người ta cáo giác cô này có quá khứ không đáng tin, nhưng đó chỉ là bọn dư luận viên cay cú với cô nhà báo Bạch Hoàn này thôi, vì tôi e rằng cả cái trang FB Tuổi Trẻ cung chẳng thể có lượt người theo dõi như cô nhà báo Bạch Hoàn này. Còn cô em Bạch Huệ thì Very cute and very beautiful.

Đối với vài cá nhân khác. Có lẽ Mạnh Quân tờ Dân Trí và Hiếu gió (Đức Quốc) có mâu thuẫn nặng nề và tôi thừa biết ai là người chiến thắng.


Riêng đối với ông Nguyễn Duy Hưng – CEO -- Công ty, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thì có mẫu thuẫn hiểu lầm khi tôi phân tích nhầm khi chơi trò vay ký quỹ quá lớn là quá rủi ro khiến cổ phiếu công ty này sụt giá tan tành mấy phiên liền và người ta hủy kết bạn với tôi. Và nhiều vấn đề khác rất ấn tượng. Có lẽ APEC 2017 tôi sẽ đến VN lần thứ 2.