Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

PHÂN TÍCH LẠI "CÁI BẨY ĐỒNG RENMINBI TRUNG QUỐC (RMB, CNY) VÀO SDR" (PHÂN TÍCH LẠI THEO YÊU CẦU)

Như tôi định nghĩa, đó là bất cứ nước nào cũng có thể vào trong giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) với tiêu chí mà tôi định nghĩa ngắn gọn như sau, đó là: "lắm tiền, nợ nhiều và xuất và nhập khẩu lớn". Từ định nghĩa trên thì rõ ràng chỉ cần tiêu chí "xuất khẩu lớn" là TQ đã vào được cái giỏ tiền SDR mà khỏi cần nói đến "nợ nhiều mà tiền dự trữ cũng nhiều", hay quốc gia ấy thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như Mỹ chẳng hạn (tất nhiên nó không thể áp dụng cho các đồng nội tệ yếu, là không được lưu hành rộng trong ngoại thương quốc tế). Đồng nội tệ VND vẫn có thể nộp đơn vào giỏ tiền SDR nếu đáp ứng được tiêu chí trên (do nhiều tờ báo VN dẫn nguồn của chuyên gia của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley phân tích nên tôi hạn chế tối đa sự trùng lập). Trong lịch sử 47 năm, kể từ khi Câu lạc bộ Paris gồm 10 nước nhà giàu, nó bao gồm: Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, đề xuất lập ra, nói chung khi lập ra thì SDRs là tài sản dự trữ mang tầm vóc quốc tế nhằm bổ sung hỗ trợ cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên,... 

Vào ngày 30/11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã trao quy chế đặc biệt khi đưa đồng Chinese Yuan Renminbi (CNY) trở thành một đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), để cho vay dựa trên đồng USD, đồng EUR, đồng bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY),...và xếp theo thứ tự hiện nay là đồng USD chiếm 41,73%, của đồng EUR (30,93%), đồng CNY (10,92%), yen Nhật (8,33%) và đồng bảng Anh (8,09%). Ta thận trọng, các thông số trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tại thời điểm năm 2010 giá trị đồng USD chiếm 41,9%, của đồng EUR chiếm 37,4%, bảng Anh chiếm 11,3% và yen Nhật chiếm 9,4%. Về đại thể, các giá trị của SDR trong điều khoản của đồng USD, nó được xác định hàng ngày và được trích dẫn của IMF. Nó được tính bằng tổng của số lượng cụ thể của từng loại tiền giỏ trị giá bằng đồng USD, trên cơ sở tỷ giá niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày tại thị trường London.

Nói chung, theo quy ước mới đã được thông qua trong năm 2015 về các giá trị của SDRs. Nó được dựa trên giá trị xuất khẩu của các công ty phát hành, số lượng dự trữ bằng đồng tiền tệ tương ứng đã được tổ chức bởi các thành viên khác của IMF, kim ngạch trao đổi nước ngoài, và các khoản nợ ngân hàng quốc tế và chứng khoán nợ quốc tế bằng đồng tiền tệ tương ứng (như tôi định nghĩa ngắn gọn ở trên). Về lãi suất SDR được xác định hàng tuần và được dựa trên bình quân gia trọng của lãi suất đại diện trên các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ của giỏ SDRs,... Trong Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs), nó được xem như là một tài sản dự trữ quốc tế (mang biểu tượng tượng trưng thôi), được tạo ra của IMF vào năm 1969 để bổ sung dự trữ chính thức các nước thành viên của nó.

Giá trị của nó hiện đang dựa trên một rổ của bốn loại tiền tệ lớn, và giỏ sẽ được mở rộng để bao gồm đồng Renminbi Trung Quốc (RMB) là đồng tiền thứ năm, có hiệu lực ngày 01/10/2016. SDRs có thể được trao đổi với các đồng tiền tự do sử dụng. Tính đến ngày 30/11/2015, thì có khoảng 285 tỷ USD của các thành viên góp vào, nó bao gồm đủ loại ngoại tệ của các nước, nếu tính ra tỷ giá hối đoái của các đòng tiền đó mà ta gọi tạm cho dễ hiểu là đồng tiền SDRs là khoảng 204 tỷ SDRs theo đuôi con số lẻ dư 100 triệu SDRs. Về phân tích sơ lược việc đồng RMB vào thị trường tiền tệ của giỏ SDRs, điều đó nôm na là đồng RMB sẽ được thị trường quốc tế chấp nhận sử dụng để định giá các hợp đồng giao dịch quốc tế, và có thể đưa đến nhiều nước sẽ trao đổi bán buôn thông qua đồng RMB để hạn chế rủi ro vì lý do nào đồng USD mất giá hay tăng giá, hoặc Trung Quốc khi xuất khẩu hàng hóa được định giá bằng đồng USD sẽ giảm xuống.

Mẫu chốt ở đây là kể từ ngày 01/10/2016, tất cả các ngân hàng trung ương các nước tham gia SDRs sẽ phải giữ đồng RMB như là đồng tiền dự trữ của họ, còn nước khác có thích hay không thì tùy họ. Đối với TQ một quốc gia đất rộng người đông, và sau cả hơn một thế kỷ nay, họ bị làm nhục bởi nhiều nước Nga, Nhật, Tây phương. Với dân số lớn nhất hành tinh là hễ cứ có 5 người trên quả đất này là một công dân của Trung Quốc. Điều đó nôm na, nếu chỉ cần mỗi người dân của họ cầm 1 tờ bạc RMB thôi cũng đủ cho họ lưu hành đồng RMB lớn lao ra thế giới, vậy mà đồng bạc RMB của họ mấy chục năm qua vẫn là đồng tiền cấp vùng chỉ dùng cho người nghèo, còn tầng lớp nhà giàu thì ôm đồng USD, EUR, bảng Anh (GBP), Franc Thụy Sĩ (CHF),... làm đồng tiền dự trữ và tiêu xài và mua bất động sản, đó là nỗi nhục của TQ. Tất nhiên, nếu xếp theo thứ tự sản lượng kinh tế GDP thì IMF có lý khi xếp TQ thứ 3.

Bởi vì ta sẽ tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2014 là 17.419 tỷ USD, chiếm 28,10% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới (đứng số 1), còn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trung bình trong khối kinh tế khu vực đồng Euro đạt 13.402,70 tỷ USD, chiếm 21,62% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, là khối kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đối với TQ là 10.360,10 tỷ USD (chiếm 16,71% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, thực tế chỉ chiếm 15% mà thôi).

Tuy nhiên, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố trong năm 2014, GDP Trung Quốc "dựa trên sức mua tương đương" (based on purchasing power parity), hay viết tắt là PPP, thì nền kinh tế của TQ là 17.630 tỷ USD, điều này khiến TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (do dân số đông và thông kê chưa được kiểm chứng). Liên minh châu Âu - EU, quy tụ 28 thành viên, là Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh, thì lớn thứ hai, với 17.610 tỷ USD, trong khi Mỹ rơi xuống vị trí thứ ba, và Mỹ chỉ sản xuất ra 17.460 tỷ USD, còn tính cho 19 nước thành viên khu vực đồng EUR thì Mỹ xếp thứ hai.

Đó cũng là lý do tại sao mà IMF buộc phải đưa đồng RMB tham gia SDRs. Trong năm 2014, TQ xuất khẩu 2.343 tỷ USD hàng hóa. Tức lớn hơn so với 28 nước EU cộng lại đến 170 tỷ USD (EU là 2173 tỷ USD), và lớn hơn Mỹ 722 tỷ USD (do xuất khẩu hàng hóa của Mỹ 1.621 tỷ USD), TQ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2013. TQ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm đến 17%, EU là 16%, ASEAN là 10%, Nhật Bản là 7%,... Khi kinh tế TQ suy yếu, dù đồng RMB có hạ giá, nhưng trong năm 2015 vừa qua, Mỹ đã xuất khẩu được 2.230.000.000.000 USD, mặc dù xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 13% với sản lượng kinh tế GDP). Đó là gần bằng mức xuất khẩu đỉnh cao nhất của TQ trong năm 2014, khi TQ xuất khẩu được 2.343.000.000.000 USD (2.343 tỷ USD). Đối với TQ, kinh tế của họ dựa vào xuất khẩu hầu như bao trùm mọi lĩnh vực, nên năng lực đồng RMB sẽ còn lâu mới là đơn vị tiền tệ khả tín đáng tin, vì lý do nào đó xuất khẩu của TQ yếu đi thì ta lại chứng kiến cảnh đồng RMB của TQ sẽ phá giá nữa.

Hãy nhớ rằng trong năm 2015, Mỹ phải nhập khẩu đến 2.762 tỷ USD hàng hóa, đó là nền kinh tế Mỹ thể hiện sức tiêu dùng nội địa rất lớn, nên họ mua hàng của thế giới và trả ra bằng bạc mặt là đồng USD, còn TQ thì sức tiêu dùng nội địa quá kém. Trong tháng 8/2015, đồng RMB đã trở thành đơn vị tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới, và đồng RMB đã vượt qua Nhật (JPY), rồi đồng đô la Canada (CAD) và đồng đô la Úc (AUD),...nó cũng chả ngạc nhiên chút nào. Nhưng việc đảo chiểu của đồng RMB rơi xuống vực chỉ là thời gian, vì TQ hiện nay đang mắc nợ quá lớn,... Để làm việc tuyên truyền đồng RMB ra thị trường quốc tế này, thì trong năm 2013, Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư của Anh để đầu tư 13,1 tỷ USD tương đương với ngân khoản 80 tỷ RMB, trên thị trường vốn, chủ yếu thông qua trung gian tại thị trường London, việc này khiến London thành tâm điểm của một trung tâm thương mại giao dịch lớn cho đồng RMB, ngoài thị trường tài chính châu Á truyền thống, kể cả Trung Quốc cũng đã bật đèn xanh cho phép kinh doanh ngoại hối tại thị trường Thượng Hải.

Thật không may, tham vọng của TQ chỉ là cái bẫy đã giăng ra của các nước kia. Đối với TQ, họ đang có tham vọng quá nhiều và thực lực thì quá yếu và đã quen trong môi trường "tỷ giá cố định", hay "reference rate" (tỷ giá tham chiếu), và quen "thao túng tiền tệ" (currency manipulation) để bán hàng nhờ đồng tiền rẻ, bằng cách neo tỷ giá đồng RMB với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác, TQ họ giữ tỷ giá bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD, khiến đồng RMB được định giá thấp vừa phải để bán hàng dễ cạnh tranh thì nay sẽ bị hạn chế. Mẫu chốt ở đây là trong phát triển kinh tế, TQ đã quen đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Bây giờ, khi đồng RMB được giới đầu tư chú ý và tích trữ hoặc kiếm lời nhờ kỳ vọng tăng giá thì họ mua đồng RMB về làm dự trữ, điều này khiến đồng RMB của TQ tuồn ra nước ngoài, dẫn đến làm cán cân vãng lai của TQ bị thâm hụt.

Đấy là công việc mà TQ phải trả giá và phải làm quen nghiệp vụ khó hiểu này khi đồng RMB là ngoại tệ dự trữ vào rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Thứ nữa, một nghiệp vụ đầu tư kinh điển nữa là số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ sẽ phải thay đổi. Vì xưa nay, TQ luôn đạt số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Thông thường, các nước ghi đạt thặng dư tài khoản nhiều hiện, nó biểu hiện một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, với mức tiết kiệm cao của dân chúng, đó là nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu, TQ thì đội sổ ở lĩnh vực này nên là mối nguy cho họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu các quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai, lại có nhập khẩu mạnh mẽ, nó gợi ý xem như một tỷ lệ tiết kiệm thấp của quốc gia đó và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao như là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế, và mức tiêu dùng nội địa mạnh, đối với TQ thì quá yếu mặt này (chúng ta hết sức thận trọng nhầm lẫn đề cập đến vẫn đề “tài khoản vốn”, với “tài khoản tài chính” trong hồ sơ này, vì nó cũng không ảnh hưởng đến sản lượng GDP kinh tế, mặc dầu nó là khái niệm và về nghiệp đầu tư rất chuyên môn).

Trên lý thuyết, nếu TQ thả nổi đồng RMB, việc này có nghĩa là TQ phải cho phép tất cả các dân chúng tại TQ hay giới đầu tư nước ngoài có thể giữ ngoại tệ và mua tài sản nước ngoài. Nhưng sẽ khiến dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD của giảm đi, và cũng giảm bớt sự mất cân bằng thương mại với Mỹ, khiến TQ phải giảm bớt xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vốn dĩ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ, có lẽ TQ sẽ khó mà bỏ được việc này, nên sẽ còn nhiều trò vi phạm của TQ khi tham gia SDR này. Nói chung, nếu TQ muốn tuyên truyền đồng RMB ra quốc tế thì cần có mạng lưới giao dịch trung gian rộng khắp trên thế giới, nếu làm được việc này thì cũng mất cả nửa thế kỷ, vì cần thuyết phục được mạng lưới các ngân hàng trung ương, các định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng tư nhân lớn và các thị trường chứng khoán điều tiết nghiệp vụ này thì vô tình "buộc cái thòng lọng vào xiết cổ TQ" là họ phải tôn trọng luật lệ tài chính quốc tế. Có lẽ TQ sẽ rất khó đáp ứng tiêu chuẩn này.

Chi tiết ở đây là nếu chính quyền Bắc Kinh mở rộng thị trường tài chính và chứng khoán, nếu phản ứng giới đầu tư và đầu cơ họ lao đầu vào mua đồng RMB bằng nhiều hình thức như kể cả mua trái phiếu do Bắc Kinh phát hành, điều này khiến đồng RMB đột ngột tăng giá trị so với đồng USD, EUR, hay JPY (Nhật),...quá mạnh thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật,...thì dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn dĩ đang sản xuất dư thừa quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp là họ giữ tỷ giá quen thuộc xưa nay là mua trái phiếu kho bạc Mỹ (như hình thức dự trữ ngoại hối của họ) nhằm làm hạn chế nguồn cung đồng USD để đồng RMB được định giá thấp có kiểm soát nhằm giành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nhờ tiền rẻ được định giá thấp hợp lý thì nay đồng RMB sẽ trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy mà TQ lo sợ nhất.

Nếu TQ lại ngựa quen đường cũ như can thiệp vào thị trường ngoại hối để đồng RMB khỏi tăng giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn sẽ bị lỗ lã nặng nề vì đồng RMB tăng giảm đột ngột. Nếu chính quyên Bắc Kinh mà duy ý chí như trước đây. Cụ thể họ tiếp tục chỉ định cho các ngân hàng tay chân quốc doanh âm thầm mua vào các tài sản nước khác, như là mua vào đồng USD, JPY, EUR để làm sụt giá đồng RMB để tiếp tục tài trợ cho chứng bệnh "nghiện xuất khẩu" của họ vào các thị trường đó mà họ phải cạnh tranh thì gây phản ứng hốt hoảng của thị trường và giới đầu tư là bán tống bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng RMB thì vô tình đẩy đồng RMB rơi giá mạnh khó kiếm soát tỷ giá hối đoái nữa, là khi ấy tiền RMB của TQ rẻ mạt thì có gia tăng sản xuất và xuất khẩu chỉ chất thêm nợ và vỡ nợ vì càng xuất khẩu thì càng thua lỗ, do lợi suất và chi phí lãi suất sẽ tăng mạnh, còn tài sản của thiên hạ tích trữ bằng đồng RMB hao hụt sụt giá dám chịu,...thì chả ai dám liều lĩnh cất giữ tài sản bằng đồng RMB,... Đó là thế kịt rất nhức đầu cho giới chức điều hành kinh tế và tài chính của TQ.


Hiện nay, hay về dài, khối kinh tế khu vực đồng EUR và Nhật tiếp tục dùng biện pháp QE, bơm tiền dìm lãi suất tới số không khiến đồng tiền EUR, JPY mất giá có lẽ TQ sẽ đứng ngồi không yên và mất ngủ, nếu TQ vừa gia nhập SDR mà lại chóng quên mất trí nhớ lại khơi mào đi kích hoạt phá giá đồng RMB như vài tháng trước thì mất mặt với quốc tế, thiên hạ thì sợ đồng bạc RMB mất giá mà ồ ạt bán tháo thì quả là khó đỡ đòn nổi khủng hoảng. Nói chung, đây chỉ phân tích sơ lược thôi, vì thực tế phải đợi TQ sau ngày 01/10/2016, và "một thời gian dài đáng kể", có lẽ TQ sẽ tuyên bố xin ra khỏi giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) này. Bởi thực tế, không nhất thiết phải là đồng bạc này hay đồng bạc kia phải nằm trong cái giỏ tiền quản lý của IMF, vì thế giới còn có những đồng bạc được ưa quốc tế ưa chuộng mà còn an toàn hơn cả đồng USD hay EUR như đồng Dollar Úc (AUD), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF),...

(*) Ở đây ta chỉ hiểu cái đơn giản, quan trọng là phân tích chuyển được cái phức tạp nhất ra cái đơn giản nhất để ai cũng dễ hiểu chứ chả ai đi chuyển cái đơn gian ra phức tạp cả. Vì phân tích cái gì dù về tài chính phức tạp thì quan trọng nhất là phải phân tích ra cho công chúng ai cũng cảm nhận ra được phần nào. Đó mới là chuyện khó nhất trong phân tích tài chính hay kinh tế.

(**) Thực tế bài phân tích này của tôi đã rất lâu rồi là 1 hay 2 năm rồi gì đó khi ở nhà tại VN, giới phân tích tài chính của VN hồ hởi sảng là hay lạc quan lệch lạc về đồng RMB sẽ tốt cho giao dịch, và người ta còn đề xuất khuyến nghị các doanh nghiệp hay NHNN VN tích trữ đồng RMB làm giao thương, kết quả bây giờ đồng RMB vẫn là đồng tiền địa phương cấp vùng đầy rủi ro mà tốn kém khi dùng nó trong ngoại thương. Vì phải chuyển đổi tỷ giá và bị chênh lệch giá ở Thượng Hải khác với Hồng Kông, London,...


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Trong hành động mới đây tờ tuổi Trẻ loan tin rằng ông Tổng thống Donald J. Trump sẽ khẳng định tới VN. Điều đó đúng hay sai, tin vịt hay tin thật?

Trước hết tôi xác nhận đó l;à 100% rằng ông chủ Nhà Trắng Donald Trump chắc chắn tới VN đó là tin thật chứ không phải là tin giả hay tin vịt bao giờ cả. Vì hồ sơ này của Nhà Trắng có thông cáo để các doanh nghiệp Mỹ chuẩn bị kế hoạch tháp tùng Donald Trump sang VN thăm dò đầu tư, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) cũng đã có bản tin đó từ Nhà Trắng để họ có kế hoạch tư vấn cho các tập đoàn đại công ty Mỹ tới VN.

Tuy nhiên tôi vẫn cảnh báo rằng nó chỉ là lên lịch thôi vì các doanh nghiệp Mỹ vẫn không có thiện cảm hay quan tâm đến đầu tư vào VN khi mà ngày nào ông Tổng bí thư bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng còn đương chức. Vì ông này không thích hợp cho việc Mỹ bang giao hay dồn tiền, công nghệ để đầu tư vào VN, kể cả khuyến khích Việt kiều là người Việt định cư ở Mỹ sau 1975 về VN dồn trí thức khoa học để đưa VN vùng lên. Có lẽ ngày nào ông Tổng Trọng này còn bám quyền thì ngày đó VN sẽ phải chờ đợi bằng ấy thời gian. VN cần có ông Tổng bí thư có quyết đoán là hiểu thị trường.


Đối với VN việc căng thẳng Âu châu, Đức-VN vừa qua do hiệu ứng Trinh Xuân Thanh người ta đổ lỗi cho ông Tổng Trọng đứng sau việc này, có lẽ người nhà ở VN hay cố vấn cho ông Trọng hoặc chính ông ta quá tự tin kiêu ngạo mà gây ra họa lớn cho VN về mất thể diện quốc gia, họ có thể  không hiểu cụm từ Strategic partnership agreement ( Hiệp định đối tác chiến lược), Importing into the European Union  from VN (Nhập khẩu vào EU từ VN), rồi The European Union and VN have many common interests, and cooperate closely with one another in international and multilateral fora. (EU và VN có nhiều lợi ích chung và hợp tác chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn quốc tế và đa phương). Đúng là đáng tiếc khi ở VN có một lãnh chúa già nua bảo thủ giáo điều lạc hậu thời Liên Xô, Nga, СССР này không thích hợp lãnh đạo đất nước VN với dân só trẻ, năng động, và họ cần có một người lèo lái đất nước hieuernthij trường thì nền kinh tế VN mới bùng nổ mà đi lên để thoát ra cái bóng của những cái đầu giáo điều bảo thủ gây trì trệ cho quốc gia giàu tiềm năng tại Á châu này với dân số rất lớn, địa lý lãnh thổ quốc gia rất chiến lược mà hiếm có quốc gia nào có được như VN.


Khi VN vay nợ GDP theo đúng lịch trình rất sát con số tăng trưởng GDP đề ra


Hiếm có nơi nào trên thế giới như ở VN, đó là quốc gia này là nước đầu tiên hay công bố về tăng trưởng GDP của họ rất sớm, thậm chí có những quý mà còn đến nửa tháng sản xuất thì họ đã có sẵn con số tăng trưởng GDP cho quý đó rồi. Đó là trường hợp trùng hợp gấp rút. Thí dụ GDP quý 1 của năm 2015 ở mức 6,03%, thì quý 2 là tăng ở mức 6,44%,…. Và cứ thế theo thông lệ tăng theo cái bậc thang đi lên, cụ thể cũng năm 2015 ấy thì GDP quý 4 bất ngờ tăng vọt lên mức 7,01% (mức cao nhất 5-năm trước đó). Và khép lại năm 2015 ấy tăng trưởng GDP của VN chạm con số đúng chỉ tiêu đề ra. Đó là họ có khả năng điểu khiển được con số tăng trưởng GDP rất khớp mà Nhật phải lật đật 20-năm khủng hoảng chưa tìm ra, Âu châu mất 7-năm còn chưa ra khỏi hầm tối về con số tăng trưởng GDP và lạm phát theo mục tiêu 2% mà họ ước muốn.

Trong năm 2016 thì GDP quý 1 thì chỉ đạt 5,46%,…kết cục GDP quý cuối cùng là quý 4 thì bất ngờ tăng lên mức 7,19%, và chốt sổ vượt chỉ tiêu đề ra. Và trước ấy là GDP quý 2 và quý 3 của năm 2016 đạt mức cao hơn quý 1.

Ly kỳ nữa là câu chuyện GDP của quý 1,2,3 của năm 2017 cũng tăng trưởng vượt kỳ vọng là rất “tầm vóng thống kê XHCN”.

Đó là VN vừa công bố hồ sơ GDP của quý thứ 3 năm 2017 tăng đột biến như hay thường thấy trong thống kê lối cũ của họ là “quý sau cao hơn quý trước” để dễ tính toán bút ghi con số cho nó đạt chỉ tiêu. Chẳng hạn GDP quý 1 của năm 2017 chỉ đạt 5,15%, quý 2 thì 6,28% và quý 3 bùng nổ lên 7,46%. Việc người ta viện dẫn vĩ mô kinh tế, và hiệu ứng đầu tư chủ yếu là gì đó thì ai cũng rõ nên tôi không đề cập nó, vì nó đăng đầy trên báo chí tuyên truyền rồi, nó do cơ quan “ Tổng cục Thống kê Việt Nam”, hay  General Statistics Office of Vietnam.

Về hồ sơ kịch bản tăng trưởng GDP của VN thì ai cũng dự đoán nó đúng cả, là người ta sẽ làm đẹp con số tăng trưởng GDP rất ấn tượng với lý thuyết tư duy nhiệm kỳ mà quan chức cộng sản VN họ rất thạo cái này. Đó là họ có thể rất cao siêu và siêu giỏi là có thể điều khiển được con số tăng trưởng GDP của họ.

Khốn nỗi cái con số tăng trưởng GDP quý 1 của VN bao giờ cũng thấp là nhiều do, thậm chí là thấp hơn, và nạn lạm phát cũng được kiểm kê tương đối chính xác là nó tích lũy từ cái mức tăng trưởng GDP cuối cùng của năm vì người ta chạy đua tăng tốc đầu tư, chi tiêu, mua sắm, hay gấp rút hoàn thành kế hoạch đề ra để chốt sổ ăn tết Tây cho đến Tết ta. Tuy nhiên qua năm thì có những tháng đón tết tây người ta nghỉ làm, nghỉ lao động dài dai dẳng lên họ không thể ăn gian con số tăng trưởng quý đầu tiên được.

Đối với VN, con số tăng trưởng GDP quý 1 của năm 2017 vừa là siêu thấp (có thể thấp hơn). Đó là tàn dư về nạn ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng lớn bị đình chỉ ngừng thi công vì thiếu tiền trả nợ lẫn lãi cho chủ nợ nước ngoài đầu tư các dự án xây cất ở VN như đường sắt trên cao, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, rồi ở TP.HCM cũng thế. Và chuyện chuyên môn hơn là giá cả hàng hóa sản xuất nông nghiệp hay thủy sản sút giảm, như hiệu ứng giá heo gà rớt giá thảm hại, rồi nông sản cũng thế khiến cho sản xuất kinh tế ngừng trệ đình đốn, tiêu dùng trong nước đương nhiên thấp đi thì tất nhiên người ta không thể dám ghi gian là thổi phồng con số tăng trưởng GDP cao được của quý 1 như thông lệ của VN.

Kết luận của tôi là GDP của VN gần cận mức đỉnh cao nhất mọi thời gian vào quý thứ 4 của năm 2007, đó là con số khi đó VN đạt được 8,48%, rồi sau ấy lao xuống vực khủng hoảng lạm phát tiền tệ vì vỡ bong bóng GDP là đến quý 1 của năm 2009 thì GDP của VN bị xẹp xuống còn 3,12% khiến quốc gia này khốn đốn đẩy hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản tan tành, một số đồng tiền mệch giá thấp biến mất khỏi thanh toán. Đó là kết cục “VN đi vay GDP” để bù đắp nhiệm kỳ thành tích và chỉ tiêu ảo giác. Kết quả đẩy nền kinh tế gánh nặng thuế khóa và nợ công tăng nhanh.

Ta còn nhớ vào quãng những năm 1999, đó là vào tháng 2, khi ấy 1 USD chỉ mua được 13.874 VND, rốt cuộc vào tháng 3/2017 thì có lúc 1 $ mua được 22.842 VND thì nó cho thấy sự tàn phá kinh khủng về nạn lạm phát của VN do lãnh đạo quốc gia này nghiện in tiền là tăng dự nợ hay tăng trưởng tín dụng bằng đồng nội tệ đưa vào kinh tế.

Vế bên kia ta nhắc lại chuyện cũ là đồng Baht Thái xưa kia từng mất giá kỷ lục mọi thời đại của nó trong tháng 1/1998, vì trước ấy Thailand gặp khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 1997, và cả Đông Á là Baht Thái  phải mất đến 55,51 Baht (THB) mới mua được 1 $, tuy nhiên bây giờ chỉ cần 33,32 Baht Thái là mua được 1 USD. Điều đó có nghĩa là sau gần 20 năm thì chính phủ Thailand do phe dân sự và quân sự thay phiên nhau cầm quyền đã trả lại taiof sản cho người dân Thailand là hễ cứ 1 USD thì lấy lại được 22,19 Baht. Khiến cho thu nhập lợi tức của người dân Thailand tích lũy mà tăng lên.

Về bên kia là ngược lại tại xứ VN, thì sau 18 năm thì người ta đã lấy đi (móc túi vô hình bằng lạm phát) của người dân là 8.968 VND cho 1 USD thì quả là khủng khiếp với trò điều hành kinh tế in tiền này. Đó là chưa tính những năm tháng mà quốc gia VN này đổi tiền nhiều lần khiến nó xóa sạch sẽ tài sản tích lũy của người dân nhiều thế hệ phải lao động vất vả để dành tài sản thì bỗng chốc chả còn gì cả bởi bàn tay vô hình siêu quản lý kinh tế nào ấy thò vào từng nhà lấy hết tiền của họ. Điều đó khiến lợi tức thu nhập người dân VN rất nghèo khó dù họ lao động nặng nhọc và làm nhiều giờ hơn nước khác, kết cục họ vẫn nghèo.


Hãy nhớ rằng năm 2007-GDP của VN bình quân cả năm tăng ở mức  8,46% (lạm phát 12,6%), năm 2008-GDP rơi xuống còn 6,31% (lạm phát bung lên gần 20% là ở mức 19,89%), năm 2009 VN tung ra gói kích cầu rất lớn hàng tỷ USD (thực chất là in tiền VND, quy đổi ra tỷ giá USD khoảng 8-9 tỷ USD), sau ấy cơn hoảng loạn của quốc tế rút vốn khỏi VN và tiền VND tràn ngập thị trường thì đến năm 2011, VN lãnh đòn lạm phát lên mức 18,14%, giá vàng bùng phát, USD cũng cũng bùng nổ, và GDP chỉ còn 5,89%, nợ xấu ngân hàng tích lũy khiến khiến nền kinh tế quanh năm chống đỡ vàng-đô, GDP sút giảm, vì doanh nghiệp và người dân lo trả nợ và giảm đầu tư, và người ta còn đổ lỗi là đòi phế truất ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2013 gì đó mà bất thành. Thực tế lỗi đó không do ông Dũng mà do hệ thống đảng chỉ huy của ông Nguyễn Phú Trọng định hướng theo chủ trương đường lối kinh tế của Bộ Chính trị và đảng.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Khi VN kích cầu bằng đồng nội tệ đi ngang, đồng USD suy yếu


Trong hồ sơ bài báo: “Bloomberg: VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất châu Á”. Nguồn dẫn: http://cafebiz.vn/bloomberg-vnd-la-mot-trong-nhung-dong-tien-on-dinh-nhat-chau-a-20170926134756351.chn



                                            (Hình 1 tỷ giá USD/VND. nguồn:  Bloomberg và NHNN)                          

Trước hết tôi hay giật mình cái lối chơi chữ mị dân mà bao nhiều năm rồi cái NHNN VN này vẫn không thay đổi là vẫn tư duy tuyệt vọng là có thể lừa được người thiếu kinh nghiệm. Đó là như tôi hay cảnh báo việc NHNN VN đang dùng thủ thuật kích thích kinh tế bằng nghiệp dễ làm nhất là họ nới lỏng việc tăng trưởng tín dụng cho vay bằng đồng nội tệ VND theo chỉ tiêu đến 22% thì trong hành động mới đây hai chủ nợ hàng đầu của VN là ADB, WB để khuyến cáo chính phủ VN và cái NHNN là họ nên hết sức thận trọng, dù rằng chế độ Hà Nội bỏ ngoài tai, vì thực tế nếu ADB và WB họ chỉ cần ngưng tái cấp vốn và đòi lãi và nợ là hậu quả một sự sụp đổ đồng bạc VND theo đúng chỉ tiêu 22%, hay 30% cũng không có gì ngạc nhiên cả.

Về bối cảnh hồ sơ bài báo Australia and New Zealand Banking Group (ASX: ANZ), Standard Chartered PLC (LON: STAN) mà VN hay viết là Australia & New Zealand và Standard Chartered, thì ta không quên là hai ngân hàng này đã rút vốn khỏi VN vàn bán cổ phần đầu tư của họ, bởi vì họ có thể thấy rằng không có lời vì tỷ giá hối đoái đồng bạc VND không tăng giá mà thực chất là sụt giá mạnh, đó là đồng USD đo theo chỉ số USDX qua các gồm sáu loại ngoại tệ chính, tính theo lối "trung bình gia trọng" của các ngoại tệ trong rổ tiền là đồng Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Thực tế bây giờ cách đong đếm chính xác hơn là bổ sung thêm bốn loại ngoại tệ nữa đó là đồng CNY (Nhân dân tệ Trung Quốc), đô la Úc (AUD), Peso Mexico (MXN), đồng đô la New Zealand (NZD),…là đo theo ngoại thương các nước bán buôn với Mỹ.


                                  (Hình 2, tỷ giá hối đoái USD/VND, nguồn Phương Thơ)

Đó là ta nhận thấy có lúc chỉ số USDX mà đồng USD ấy trong những tháng vừa qua sụt giá gần như bằng 12%, và hiện nay nếu tính từ đầu năm 2017 thì đồng USD sụt giá 9%. Trong khi tiền VND của VN chỉ tăng giá được 0,19% so với đồng USD, tức là đồng USD chỉ giảm có 0,19% so với tiền VND thôi.


                                     (Chỉ số USDX cắm đầu xuống đất có lúc sụt giá 12%, hiện nay là giảm giá                                             chỉ  còn 9%, có lẽ đây là thủ thuật để NHNN VN dùng biện pháp nới lòng                                               tiền tệ để họ tinh vi trừ hao khi tiền Mỹ sụt giá. Nguồn Phương Thơ)

Chuyện quái đản nữa là tôi hay nhắc lại chuyện cũ mà người ta hay chóng quên là trong tháng 6-7/2017 vừa rồi thì Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) vừa được công bố người VN đã tuồn ngược tiền lại ra nước ngoài là chi 3,06 tỷ USD để mua nhà bên Mỹ, chưa tính thêm khoản tiền đầu tư chắc chắn còn lớn hơn, đó là họ có những tài khoản ký thác tiền gửi tiết kiệm gửi ngân hàng bên Mỹ thì không có lý do gì mà tiền kiều hối lại gửi chảy ngược lại về VN tăng mạnh trong năm 2017 này, vì sau cơn bão gọi là “Siêu bão Harvey” đã gây thiệt hại cho hầu hết các tiểu bang có người Việt sống ở Mỹ, như Texas, Florida, và các đợt hạn hán mưa bão thất thường ở California nơi tập trung rất nhiều người Việt sinh sống ở các tiểu bang này mà người Việt Nam đều rất khó khăn, nên làm gì có chuyện tiền kiều hối năm nay đổ về VN, vì họ còn đang lo cho bản thân họ còn chưa xong thì không có lý gì đi lo cho đảng ở nhà tiêu xài hoang phí vì nạn tham nhũng quá ghê tởm ở đất nước này,….

Đọc báo VN thấy sựu dối trá thô thiển rằng năm nay kiều hối của VN tăng manhk từ Mỹ. Tôi không hiểu làm sao mà đến thế kỷ này rồi mà sự dối trá vấn còn tuyên truyền có hiệu lực và khối kẻ tin nó. Đó là tôi nhắc lại là tiền kiều hối về VN từ Mỹ hay về sau sẽ ít đi. Bởi vì hiện any sau cơn bão gọi là “Siêu bão Harvey” đã gây thiệt hại cho hầu hết các tiểu bang có người Việt sống ở Mỹ, như Texas, Florida, và các đợt hạn hán mưa bão thất thường ở California nơi tập trung rất nhiều người Việt sinh sống ở các tieeurr bang này đều rất khó khăn, nên làm gì có chuyện tiền kiều hối năm nay đổ về VN cao hơn năm trước. Đúng là mị dân. Cộng với chuyện ông TBT ĐCSVN tham quyền đã không có bất cứ sự tin cậy nào của người Việt ở Mỹ hay các nươc như Đức quốc sau hiệu ứng Trịnh Xuân Thanh thì tiền kiều hối đổ về VN sẽ ít đi bởi chế độ quá rủi ro này.


Nếu bên Úc hay Australia mà ANZ đang để chết tiền là hòa vốn trong đầu tư thì họ vẫn đang lời 8,80% nhờ đồng Dollar Úc tăng giá so với đồng USD,… các đồng tiền khác cũng vậy,….Ta không quên chỉ số USDX di chuyển trong tháng 1/2015 ở mức 93 thì khi ấy tiền VND chỉ có mức 21.370 VND là đổi được 1 USD, và bây giờ chỉ số USDX quay về mức 93 thì tiền VND phải ở mức 22.727 VND = 1 $. Qua đó nó cho thấy nếu í tai chú ý cái quan trọng ấy thì rất dễ bị NHNN họ tuyên truyền sai lạc, như việc họ hay tuyên truyền sự ổn định và hấp dẫn tiền VND hơn USD, nhưng kết cục ta thấy chuyện mỉa mai là những ông bà quan chức cấp cao ở VN đi công tác thì bị mất trộm tiền thì người ta liệt kê là trong ví luôn có hàng đống tiền USD và vàng, còn bị bọn trộm vô nhà lấy trộm tài sản lớn thì toàn là cất giữ vàng miếng mấy chục đến mấy trăm cây vàng, rồi một đống cọc tiền USD cả mấy chục ngàn USD thì quả là chuyện khó tin như vậy.


Về chuyên môn trong kinh tế học và tài chính vĩ mô quốc tế là khi một đồng tiền tăng giá mạnh, nó cho thấy chi phí lợi suất và lãi suất xuống thấp, thì việc người ta nới lỏng tiền tệ bằng thủ thủ thuật tài chính hay kể cả thủ thuật kích thích kinh tế khác như giảm thuế, tăng đầu tư thì đó là chuyện rất lý tưởng mà ai cũng mong đồng tiền minh tăng giá cả, vì có thể điều chỉnh hạ giá đồng nội tệ của mình bằng thủ thuật đầu tưu trái phiếu bằng ngoại tệ hay nội tệ của họ để tăng dự trữ ngoại hối,…mà không gây lạm phát hay tiền mất giá không thể kiểm soát được nếu nó bứt neo.


Đối với VN, họ đang dùng thủ thuật kích thích kinh tế bằng tài chính qua việc nới lỏng tiền tệ thì quả nhiên là họ đang rất cùng đường, là làm liều lĩnh trong ngắn hạn để gấp rút chạy đua với con số tăng trưởng GDP theo chỉ tiêu đề ra là 6,7-6,8% cho năm 2017 này. Việc rủi ro tín dụng hay về sau thu hồi tiền VND về nhà có lẽ họ sẽ tính thuế má đủ thứ vào ấy cho người dân VN gánh thôi, vì một đồng tiền mà lệ thuộc vào kiều hối để giữ tỷ giá thì cũng rất liều lĩnh của cái NHNN này, nếu như tiền kiều hối ngừng chảy về VN thì họ giả thích thế nào nhỉ? 

Nền kinh tế VN rất rủi ro, từ lệ thuộc TQ, cho tới lệ thuộc vốn vay ODA, vì không có khả ăng trả nợ nên không thể vay tiền trên thị trường tài chính quốc tế được, vì chi phí lợi suất trái phiếu quá cao, nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư và ngoại thương rất dễ vỡ vụn nếu ngoiaj thương bên ngoài người ta siết lại, đã thế còn gặp rủi ro trông cậy vào tiền kiều hối đầu tư của người Việt tại Mỹ.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Tôi nhận khá nhiều đề nghị là cần phải trở lại FB dù ít người theo dõi. Vì tôi nhận được khá nhiều hồi âm về cụm từ mới của các chuyên gia phân tích kinh tế, chứng khoán và các nhà kinh tế học độc lập ở vN hay theo dõi tôi mà ít xuất hiện, họ nói rằng cái bọn "Bò đỏ" đó nó rất sợ các nhà phân tích, các chuyên gia tìa chính có uy tín và có trọng lượng như chị Thơ, mong chị cứ lập hàng chục FB vì bọn chúng là hiện nay là tay chân của ông bà "cờ đờ mờ", hay "Ma dzê in Việt Nam" đánh sập, vì chị đã mỉa mai bài viết "hiệu ứng đôi giày Nike mà BBC, VOA họ đăng lại khiến họ mất mất mặt khi họ qua Mỹ diễn giải. Nên không có gì lạ tụi Bò đỏ theo dõi chị hàng ngày. Bọn chúng đánh sập FB của chị cũng rất tốn tiền là phải dùng nhiều ngàn dư luận viên lập nick ảo rồi bình luận ảo,...rất tốn kém mới giật sập FB chị.
Đọc báo VN thấy sự dối trá thô thiển rằng năm nay kiều hối của VN tăng mạnh từ Mỹ. Tôi không hiểu làm sao mà đến thế kỷ này rồi mà sự dối trá vấn còn tuyên truyền có hiệu lực và khối kẻ tin nó. Đó là tôi nhắc lại là tiền kiều hối về VN từ Mỹ hay về sau sẽ ít đi. Bởi vì hiện nay sau cơn bão gọi là “Siêu bão Harvey” đã gây thiệt hại cho hầu hết các tiểu bang có người Việt sống ở Mỹ, như Texas, Florida, và các đợt hạn hán mưa bão thất thường ở California nơi tập trung rất nhiều người Việt sinh sống ở các tiểu bang này đều rất khó khăn, nên làm gì có chuyện tiền kiều hối năm nay đổ về VN cao hơn năm trước. Đúng là mị dân. Cộng với chuyện ông TBT ĐCSVN tham quyền đã không có bất cứ sự tin cậy nào của người Việt ở Mỹ hay các nươc như Đức quốc sau hiệu ứng Trịnh Xuân Thanh thì tiền kiều hối đổ về VN sẽ ít đi bởi chế độ quá rủi ro này.


Ngày nào Nguyễn PhúnTrọng còn cầm quyền thì ngày ấy ở VN đừng nghĩ đến chuyện gì khác liên quan đến đầu tư hay gì đó của người Việt tịa Mỹ, đó là tôi thấy hầu hết đa số người Việt tại Mỹ đều rất mong muốn đóng góp trí tuệ, tiền bạc cho quê nhà, nhưng gặp cái ông Trọng này thì ai cũng ngại là này quá lệ thuộc TQ một cách khó hiểu.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

KHI NGƯỜI MỸ THỰC DỤNG TRONG BẰNG CẤP

Người Mỹ học không cao, họ không trọng bằng cấp tiến sĩ. Hãy nhìn xem danh sách của các quý  cô, quý bà Clare Woodman - Ngân hân hangfd dầu tư Morgan Stanley. Qúy bà là Giám đốc điều hành toàn cầu của Tập đoàn Chứng khoán Morgan Stanley. học tại Trường Kinh doanh London, nơi cô đã có bằng MBA. Trước ấy quý bà Clare Woodman từng là luật sư về ngân hàng  ở London và New York. Từng kinh nghiệm ở chức vụ thành Hiệp hội Thị trường Tài chính Toàn cầu và Hiệp hội Thị trường Tài chính Châu Âu.

Qúy bà Amy Oldenburg - Giám đốc điều hành của Emerging Markets Equity của Morgan Stanley Investment Management tại Morgan Stanley. Cô Amy là chiến lược gia giao dịch thị trường ngoại hối tại các thị trường mới nổi. Cô có bằng cử nhân tài chính từ Đại học Fordham và tài chính tại Đại học San Francisco.

Qúy bà Ellen Zentner - Managing Director, Chief U.S. Economist – là nhà kinh tế học tại Mỹ, với có hơn 17 năm kinh nghiệm làm Giám sát FED cô là chiến lược gia phân tích kinh tế dựa vào thị trường thực tế.  Từng là thành viên của Hội đồng Tư vấn Học thuật của Chicago Fed và Hiệp hội Cố vấn Kinh tế Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ.

Hãy nhớ rằng bà Zentner chỉ tốt nghiệp Cử Nhân Quản Trị Kinh Doanh và Thạc Sĩ Kinh Tế của Đại Học Colorado mà thôi chứ không phải là tiến sĩ, ngoài ra bà còn rất nhiều kinh nhiệm giữ các chức vụ rất cao ở Mỹ, như là Cố vấn Kinh tế tại Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ,…Bà có bài phân tích gần đây trên trang chủ của MS: http://www.morganstanley.com/ideas/2018-inflation-outlook

Qúy bà Heather Bellini -- Chuyên viên phân tích tài chính và chứng khoán của tổ hợp ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS). Ms. Heather tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Đại học Denison và văn bằng MBA chuyên ngành Tài chính của Đại học Columbia. Cô Heather Bellini cũng là một CFA charterholder, và là chiến lược gia nghiên cứu đầu tư toàn cầu tại New York, và cô Heather Bellini cũng từng là một giám đốc điều hành và vốn tại Goldman Sachs.

Đối với bà Sheryl Sandberg (là Giám đốc điều hành (COO) của Facebook), Sheryl Sandberg tốt nghiệp văn bằng MBA hạng ưu của Đại học Harvard, đã từng là nhà tư vấn quản lý cho McKinsey & Company trong khoảng một năm giai đoạn từ 1995-1996,….

Đa số đều chỉ qua kinh nghiệm là tốt nghiệp văn bằng thạc sĩ chuyên về tài chính, quản trị kinh doanh,….họ không cần phải sùng bái bằng cấp, vì khi tốt nghiệp cử nhân hay thạc sĩ ở tuổi đời 22-23-24 tuổi là đã có kinh nghiệm làm việc với văn bằng được đào tạo. Khi đã được 35 tuổi hay 40 tuổi thì bạn đã có kinh nghiệm mấy chục năm đầy bản lĩnh, và là một chiến lược gia, một chuyên gia giàu kinh nghiệm mà còn là giáo sư danh dự được các trường đại học nổi tiếng mời tham gia thuyết giảng kinh nghiệm chi cả các thạc sĩ hay những nghiên cứu sinh về học thuật và kinh nghiệm chiến lược trong phân tích kinh tế, tài chính và chứng khoán,…tại nhiều quốc gia chứ không cần phải học đến văn bằng tiến sĩ, PhD,…

Hãy nhớ rằng đi học tiến sĩ mà đã quá 40 tuổi thậm chí nhiều tuổi hơn như ở VN thì bằng tuổi đời đó làm sao mà có nghiệm chuyên môn được, đó là loại tiến sĩ giấy thôi, thực tế đối với tôi lấy bằng tiến sĩ cấp tiêu chuẩn từ Cornell University -- Ithaca, New York, Massachusetts Institute of Technology -- Cambridge, Massachusetts, Johns Hopkins University -- Baltimore, Maryland, Yale University -- New Haven, Connecticut, University of Chicago -- Chicago, Illinois,… nó không quá khó đối với tôi cả, nhưng lấy văn bằng tiến sĩ cao để làm gì khi bạn đi xin việc hay làm việc ở các tập đoàn tài chính khác, khi mà CEO của bạn chỉ đạt văn bằng thạc sĩ mà bạn là tiến sĩ thì gặp rắc rối là khó xin việc, và hay nghi kỵ, nếu bạn là tiến sĩ mà phân tích hay đầu tư thất bại thì có lẽ bạn nên từ bỏ công việc của bạn là nên chuyển sang làm nghề khác thì hơn.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Soi vài con số đáng kinh ngạc của nền kinh tế Đức dưới triều đại nhà vật lý quý bà Thủ tướng Angela Merkel.


Trước hết ta nhắc lại chuyện hiếm có của nước Đức. Đó là quốc gia này có danh hiệu được các tổ chức quốc tế đánh giá mức tín nhiệm duy nhất ở mức khả tín đáng tin cậy nhát là bất cứ khi nào Đức phát hành nợ hay tạo ra nợ đều đi vay với lợi suất trái phiếu siêu thấp, đó là Đức luôn đạt danh hiệu ba chữ A hoa là AAA kể từ năm 1983 cho tới nay.

Về quá khứ kể từ năm 2005 khi bà Angela Merkel, lên làm thủ tướng Đức thống nhất thì khó khăn luôn chồng chất.  Đó là tỷ lệ thất nghiệp của người dân Đức luôn ở mức rất cao là đạt mức hơn 9,5%, có lúc báo cáo thực tế trên mức 11,7%. Và khi tranh cử rồi đắc cử thì bà Angela Merkel chỉ hứa hẹn và thi hành mỗi một nghiệp vụ quan trọng duy nhất đó là làm thế nào đưa tỷ lệ thất nghiệp của Đức xuống thấp. Hãy nhớ rằng trong phân tích kinh tế học và phân tích tài chính thì nghiệp vụ phân tích và đánh giá tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia là tối quan trọng, vì nó liên hệ tới mọi ngành nghề như tiền lương, số người tham gia lao động sản xuất, rồi lãi suất ngân hàng, rồi điều tiết tỷ lệ nợ công trên GDP, và cả tính toán tỷ giá hối đoái sao cho đồng tiền hợp lý để xuất khẩu dễ cạnh tranh, và phải phân tích điều tiết nhiều nghiệp vụ chuyên môn trong kinh tế học vĩ mô rất phức tạp từ tác động quốc nội là trong nước cho tới bên ngoài nó tác động đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế, và nếu làm tốt thì tất nhiên đáp số sẽ là tỷ lệ thất nghiệp lao động sẽ được cải thiện. Hiện nay hết tháng 7/2017 thì tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm xuống còn 3,7% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của các nước Thành viên Eurozone dùng chung đồng EUR là rất cao trên mức 9,10% thì dân Đức bàu cho bà Angela Merkel là không có gì ngạc nhiên cả.

Đức là nền kinh tế lớn hơn TQ, và xếp thứ 3 trên thế giới là chỉ sau Mỹ, Nhật kể từ khi bà Angela Merkel làm thủ tướng. Đó là năm 2005-GDP của Đức. Đó là năm 2005-Tổng sản phẩm quốc nội của Đức đạt được 2.861 tỷ $ (TQ là 2.286 tỷ $ thôi). Hiện nay Đức là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới là xếp sau Mỹ, TQ, Nhật thôi. TQ vượt qua Đức và Nhật cũng không có gì lạ là vì dân số của QT quá đông, nền kinh tế TQ dựa vào nhân công rẻ, bơm tín dụng quá lớn để đầu tư cho cái GDP kém phẩm chất của họ là ngày nay tạo ra nợ quá lớn, ô nhiễm quá nặng thì cái nền kinh tế hạng hai của TQ thì cũng chả có người dân nào ham cả.

Về năng lực xuất khẩu, có lẽ nước Đức là nhà vô địch về khả năng cạnh tranh cao độ dù đồng tiền EUR treo trên cao như trước đây là đồng EUR có giá, điều đó khiến nhiều nền kinh tế chung trong khối đồng EUR gặp khó khăn về ngoại thương xuất khẩu và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP thì duy nhất nước Đức là luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai của họ rất cao. Thậm chí năm 2015 thì đạt thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 8,3%, năm 2015 bất chấp khó khăn kinh tế vì nhiều nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bứ neo giảm phát là sản xuất dư thừa, vậy mà năm 2015 thì Đức vẫn đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai 8,6% thì đúng là kỳ tích. Kể từ năm 2005-2016, bà Angela Merkel đã làm lên kỳ tích là léo lái nền kinh tế Đức đạt thặng dư đến 2.241 tỷ EUR, đó là Đức chưa khi nào bị hiệu ứng ” nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu”. Điều đó trong kinh tế học thì ngay cả Đức có khối dự trữ ngoại tệ ít đi nữa họ cũng chẳng bị rủi ro về ngoại thương, vì năng lực đạt thặng dư thương mại của họ quá lớn lao.

Hãy nhớ rằng Đức là cường quốc có năng lực xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới (không so với tỷ lệ GDP).  Đó là năm 2016 thì nước Đức xuất khẩu được 1.207 tỷ EUR (Đức dùng đồng EUR nên ta quy ước đồng EUR cho dễ tính), kém chỉ kém Mỹ khi năm 2016 thì Mỹ xuất khẩu được 2,21 ngàn tỷ USD. Tất nhiên không nói đến TQ, vì quốc gia này xuất mua sức lao động, xuất khât của TQ chiếm rất cao so với GDP của họ là gần bằng cả xuất khẩu của Đức và cộng hơn một nửa xuất khẩu của Mỹ lại, nên TQ hay gặp rủi ro về kinh tế là xuất khẩu kém phẩm chất dựa vào sức mua của nước ngoài. Mỹ xuất khẩu chỉ chiếm 12% so với tổng sản lượng GDP kinh tế thôi.  Tuy nhiên với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đạt được vào năm 2016 là 3466,76 tỷ $ so với mức xuất khẩu năm 2016 là được 1.207 tỷ EUR thì rõ ràng nền kinh tế Đức thúc đẩy từ xuất khẩu chiếm gần phân nửa so với sản lượng GDP kinh tế của họ rồi. Thực tế nếu so sánh về xuất khẩu như vậy đo theo GDP thì vẫn thấp hơn rất nhiều so với nền kinh tế xuất dựa vào xuất khẩu của VN (có thể có hóa đơn VN xuất khẩu giúp TQ).

Nền kinh tế nước Đức là nền kinh tế đa tổng hợp, gọi là nền kinh tế hỗn hợp, kết hợp với nền kinh tế chỉ huy do nhà nước quy định, mục đích của họ không phải là can thiệp vào thị trường, mà là chính phủ chỉ can thiệp vào lĩnh vực đựt lợi ích công bằng của công dân Đức lên hàng đầu. Thí dụ dụ như chính phủ bà Angela Merkel có thể thò bàn tay vào can thiệp lợi ích của người dân họ như người có thu nhập cao phải trả nhiều thuế hơn để chia sẻ cho người nghèo có thu nhập thấp. Cụ thể như chính phủ Đức can thiệp vào nghiệp vụ công ích như cung cấp bảo hiểm y tế, giáo dục, hưu trí,... và theo khả năng thu nhập của người dân mà bạn nhận được phúc lợi y tế của người dân họ chứ không bóp cổ tận thu y tế như nước Cộng hòa XHCN VN.

Thực tế nền kinh tế Đức được hưởng lợi rất lớn là họ gia nhập đồng tiền chung là đồng EUR, vì đồng tiền EUR ấy trước đây và bây giờ vẫn có giá trị và cao giá so với đồng USD thì khiến cho việc điều tiết đồng tiền EUR này lại có lợi cho Đức, đó là chi phí lợi suất trái phiếu thấp, lãi vay thấp, ECB thông qua Đức dễ dàng cũng cấp được thị trường vốn lớn bằng cách bơm tiền làm giảm giá đồng tiền thúc đẩy việc đầu tư lớn mà không gây ra lạm phát, dù tiền EUR cao giá có thể gây khó khăn cho những nước khác có năng lực cạnh tranh yếu. Như đối với Đức thì quả nhiên nó là món quà cóp lợi cho họ, dù rằng ngày nay đồng EUR suy yếu là thoái trào vì nhiều nước muốn bước ra khỏi đồng EUR vì không có lợi cho họ mà chỉ có lợi cho nước Đức.


(*) Đức có kho vàng dự trữ lớn thứ hai trên thế giới là chỉ xếp sau Mỹ (8.133,5 tấn vàng). Đó là Đức hiện nay có trong tay 3.374,10 tấn vàng (chưa tính việc mấy trăm tấn vàng nữa mà Đức đang thu hồi về nhà khi ký thác ở Mỹ, và một số nước khác), tức là Đức có kho vàng lớn hơn kho vàng của Qũy Tiền tệ IMF (2.814 tấn vàng). Kể từ khi Đông Đức cộng sản nghèo nàn sáo nhập vào Tây Đức để thành một nước Đức thống nhất giàu có thì mỗi năm Đức phải bỏ ra hơn 18 tỷ USD để cáng đáng cho sự đầu tư và hội nhập của Đông Đức cộng sản sụp đổ.

Khi một luật sư đề xuất đánh thuế các trương mục tiền gửi tiết kiệm


Trong hành động gần đây, một ông luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, ông này tự giới thiệu là đã có 30 năm kinh nghiệm luật sư tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh tế - ngân hàng,…

Trước hết tôi nhắc lại là việc ông luật sư Trương Thanh Đức này xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiết kiệm (đánh thuế vào những khoản lãi lớn, hàng trăm triệu VND trở lên, tức là người ký thác gửi tiền tỷ VND).

Tôi thì hay giật minh là quyết định đề xuất hay gì đó liên quan đến vấn vĩ mô tầm vóc rộng tài chính của các quốc gia thì quyết định nó không do hạng người cò con tôm tép như ông luật sư Trương Thanh Đức này xuất đánh thuế tiền lãi tiết kiệm hay các vấn đề khác. Quyết định đề xuất ấy nó phải do cấp lãnh đạo đang có nhiệm vụ thực quyền từ cấp lãnh đạo ngân hàng trung ương trở lên, hay việc đề xuất ấy nó có thẩm quyền và trách nhiệm từ cấp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, mà đứng đầu là ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ quyết định, hoặc Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa được thành lập vừa rồi,…thì họ mới có thẩm quyền góp ý hay gợi ý đề xuất vấn đề trên chứ nó không do hạng người cò con không có chức danh chuyên môn như ông luật sư Trương Thanh Đức kia.

Đó là tôi hay nhắc lại chuyện chệch hướng và lạc đề của một người ở VN gọi là “chuyên gia”. Họ hay lầm lẫn nghề nghiệp chuyên môn tai hại của họ. Thí ông luật sư Trương Thanh Đức này, và một số ông bà khác ở VN hay có những đề xuất ngớ ngẩn vượt thẩm quyền hiểu biết của mình, thí dụ ta hay nghe ở VN nói, ông này bà kia với chuyên môn như sau, “thạc sĩ luật, tiến sĩ tài chính, kinh tế”, và họ hay gọ chung là là luật sư, tiến sĩ tài chính,…một luật sư kiêm vai trò tiến sĩ tài chính và cả kinh tế thì đúng là chuyện quái thai ở xứ này. Đó là tôi trích một đoạn bàn tán xôn xao ở VN, “Hiện gửi tiết kiệm tại ngân hàng đang được xem là một trong những kênh giúp "tiền đẻ ra tiền" an toàn và hiệu quả của người dân. Lãi suất huy động kỳ hạn một năm hiện khoảng 6-7% một năm. Để thu về khoản lãi 200 triệu đồng một năm từ tiền tiết kiệm, khách hàng phải mở sổ giá trị khoảng gần 3 tỷ đồng.”. Theo tờ VnExpress, và nhiều phân tích khác rất buồn cười của ông luật sư này khi so sánh với việc đánh thuế ở bên Mỹ, hay một số nước Âu châu hạ lãi suất âm tiêu cực như hình thức đánh thuế để áp dụng cho môi trường ở VN, họ còn lý luận là tuân thủ theo quy tắc thị trường,…

Trước tôi chỉ phân tích ngắn gọn và cũng để lại câu mỉa mai mà khiến ai cũng phải giật mình là tôi trích dẫn câu nói của thiên hạ rằng: “thà biết một thứ còn hơn biết hiểu biết quá nhiều thứ một cách nửa vời”. Đó là chuyên môn của mình làm luật thì nên lo chuyện làm luật là đừng dại dột lẫn sân vào chuyên tài chính và kinh tế thì người ta cười mình ngu dốt là hiểu biết nhiều thứ nong cạn.


Đó là bởi đừng lý luận do lãi suất tiền VND cao mà đòi đánh thuế tiền lãi ký thác cũng cao. Lý do ta tự hỏi về chuyên môn kinh tế và tài chính thì ông luật gia này có lẽ không hiểu là vì sao lãi suất tiền gửi VND ở VN cao? Quyết định nâng lãi suất trần và lãi suất ấy nó có do thân chủ ký thác là những người gửi tiền tiết kiệm ấy đòi hỏi hay nó do ngân hàng nhà nước VN và các ngân hàng thương mại quyết định ấn định lãi suất ấy? Nếu đó là do quyết định của NHNN áp đặt ấy để chống USD hóa kể cả ngân hàng thương mại nâng chênh lệch lãi suất tiền VND chênh lãi suất tiền USD (tôi không đề cập đến lạm phát cặp tiền VND-USD) thì làm sao mà đòi đánh thuế ký thác tiền lãi của người gửi tiền được. Đó là vấn đề rất đơn giản về tài chính mà ông luật gia này không thấy ra mà chỉ thấy ra là thích ra luật để quảng cáo cho cái bản thân ngu ngốc của cái công ty luật của ông ta thôi.

Chuyện chuyên môn khác là khi nói đến tăng thuế đánh phí vào tiền lãi của thân chủ từ 200 triệu VND trở lên hay các chi phí khác thì thuần về nghiệp vụ tài chính ta cần đặt câu hỏi là mình lên phân tích yếu tố khá chuyên môn nhưng rất đơn giản mà ít ai biết, đó là ta so sánh là vì sao chính sách tín dụng ở VN là tăng trưởng tín dụng ở lại cao ngất ngưỡng theo chỉ tiêu đề ra 22% và nhiều năm trước cũng rất cao so với quy định tài chính là quá rủi ro bong bóng tín dụng tiền nhiều và rẻ tràn ngập thị trường, và mình so sánh với các nước mà chuyên gia ở VN hay so sánh mà họ không biết phân tích hay chú ý vào nghiệp vụ tín dụng tăng dư nợ cho vay bằng đòng nội tệ này.

Bây giờ mình bơm tiền và in tiền tràn ngập thị trường mà không có trách nhiệm hay nghĩa vụ thu hồi tiền mình in ra để hạn chế nguồn cung tiền VND mình phá giá và trả giá sau này tiền VND mất giá và lạm phát thì ở đâu đấy có ông luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, này nhảy ra đề xuất đánh thuế mạnh vào tiền lãi ký thác dư dôi của thân chủ họ thì đúng là chuyện lạ. Đó là tôi giải thích ngắn gọn trong nghi ngờ là cả cái NHNN và có thể cả chính phủ họ ngầm đưa nhân vật cò con mà người ta hay hiểu lầm là “có tiếng nổi tiếng trong tài chính và luật” này ra “ném đá dò đường xem phản ứng dư luật thế nào”. Nếu thấy dư luật công chúng ký thác tiền gửi không có phản ứng thì theo lịch trình tôi nghi ngờ NHNN và có thể cả chính phủ VN này sẽ ký thành luật đề xuất ấy mà nếu bị phản ứng thì NHNN và có thể cả chính phủ không bị mất tín nhiệm xuống thấp của người dân mà người ta đổ lỗi cho tay luật sư ấy.

Nếu đề xuất ấy được thì hành thì NHNN và có thể cả chính phủ đang đổ lên trách nhiệm cho người dân họ có nhiệm vụ trả phí tổn giúp nhà nước và NHNN thu hồi tiền VND về nhà bằng nghiệp vụ đánh thuế vào tiền lãi suất cao của thân chủ sau khi nhà nước đã bơm ra tín dụng lớn lao bằng nghiệp vụ tăng trưởng tín dụng cao và chất thêm nợ thì kêu người dân ra giải quyết qua hình thức tăng thuế phí ngân hàng khá tinh vi ăn vào tiền lãi của người gửi tiền tiết kiệm này.


(*) Nước khác có đánh thuế phí vào tiền tiết kiệm lãi suất ngân hàng, kể cả các nước hạ lãi suất âm đó là nhiều lý do như đồng tiền của họ tăng giá, lợi suất trái phiếu thấp, tiền bảo hiểm an toàn là rất cao, các đạo luật tài chính ngân hàng rất phức tạp và chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng khá thấp, đồng bạc có giá trị và là hầm trú ẩn an toàn của giới đầu tư và công chúng, quỹ dự trữ ngoại hối có thể chuyển ra thanh khoản bất cứ đồng tiền nào một cách nhanh chóng an toàn,….còn ở VN thì làm sao mà đi so sánh chuyện thiên hạ được.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Khi đất nước chuộng bằng cấp giả


Sau việc báo chí do Bộ TT&TT của ông Trương Minh Tuấn cầm đầu mà đứng đằng sau ấy là cụ Tổng bị rơi vào bẫy việt vị là khi đồng loạt đánh tráo khái niệm bằng giả bằng rởm về văn bằng tiến sĩ của ông Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Thực tế văn bằng của Nguyễn Xuân Anh là hợp pháp không phải bằng rởm mà là văn bằng” ít chất lượng” thôi, và nó nếu muốn truy trách nhiệm thì hãy xét hồ sơ của Bộ GD&ĐT của VN kia kìa.

Có lẽ người ta đã tiết lộ rung động là có cả hàng trăm người là quan chức VN học bằng tiến sĩ, thạc sĩ kiểu đào tạo này còn kém hơn cả văn bằng ông Nguyễn Xuân Anh rất nhiều.

Nếu xét văn bằng có phẩm chất thực sự thì 100% các ông bà đang lãnh đạo ở VN là đào tạo còn kém hơn là họ được cử tuyển đi học chuyên tu sai chuyên ngành. Vì thực tế thời chiến tranh thì rất ít những ông quan bà lớn ở VN được đào tạo học hành tử tế cả. Họ có khi chưa học hết cấp 1, hay cấp 2 trường làng. Nhưng khi chiến đấu xong và giành được chính quyền thì đi học bổ túc nâng cao kiến thức. Đó là ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương kim Chủ tịch Quốc hội VN, là bà này được giới phân tích đánh giá cao trước đây vì chuyên môn có văn bằng Thạc sĩ Kinh tế, nhưng sau đó khi người ta bà này có những phát biểu về tài chính và kinh tế rất lẩm cẩm và sai trái còn kém hơn cả một người không cần chuyên môn kinh tế. Đó là bà Ngân này học gián đoạn và rất mơ hồ trong học hành và cử tuyển.

 Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân chuyên ngành tài chính - ngân sách nhà nước, rồi học chốt văn bằng lệch lạc là Thạc sĩ kinh tế. Tiểu sử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thì ghi Tiến sĩ Kinh tế, thành thạo tiếng Anh Lý luận chính trị: Cao cấp.

Những ông bà khác ghi rát chung chung là như Nguyễn Văn Bình (Tiến sĩ khoa học); Đinh La Thăng (Tiến sĩ); Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (Giáo sư, Tiến sỹ Kinh tế); Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Tiến sỹ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế chuyên môn chỉ là kỹ sư),… đó là những ông bà lãnh đạo cap cấp được cho là trong sạch, văn bằng sạch sẽ mà còn rất mơ hồ về văn bằng chuyên môn của họ, và mới đây tại VN lại gây rúng động là người ta cáo giác nghi ngờ việc Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển sử dụng bằng cấp của người khác, là bằng cấp 3 giả, rồi cũng lấy được bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay thạc sĩ kinh tế gì đó,…ôi thôi nói ra không hết.

Đó là bởi vì người Mỹ nghiên cứu rất kỹ về giáo dục thời chiến tranh ở VN, là ngay cả nền giáo dục đỉnh cao của chế độ VNCH thì người chỉ học tới trung học đệ nhị cấp, là có thể đã có khả năng kiến thức đủ để người ta có thể vào đời khi học thêm ngành nghề, và có khả năng nói viết tiếng Anh, tiếng Pháp rất thạo, rồi đến bậc Trung học tổng hợp, Trung học kỹ thuật, thời đó chỉ là cái tên rất khiêm nhường về học thuật như Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (trung cấp), Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco,… dù chỉ là trường đào tạo nghề về kỹ thuật thời chế độ cũ VNCH thôi, nhưng thời đó ai mà học trường đó ra là nổi danh và có khả năng thành thạo chuyên môn nghề nghiệp còn cao hơn những ông bà giáo sư tiến sĩ, kỹ sư trong cái xã hội ngày nay. Bây giờ mấy cái truong trung cấp kỹ thuật ấy được lãnh đạo CSVN đôn lên thành trường đại học, thậm chí là sau đại học để đào tạo ra cái lò ấp tiến sĩ, kết cục cái xã hội VN ngày nay bát nháo về tiến sĩ, thạc sĩ văn bằng thật còn không ra thể thống gì huống hồ là tiến sĩ, thạc sĩ bằng giả thì thật là thảm họa cho quốc gia này.


Kết luận của tôi là để hạn chế kê khai bằng giả thì người ta cần ghi chú ngắn gọn sau:

Họ và tên chính khách dân biểu: Tên A, B, C…

Đảng phái chính trị: XHCN chẳng hạn


Giáo dục trường cũ: ghi rõ trường ĐH, tốt nghiệp văn bằng như BA (học trường nào cấp), rồi học cao hơn thì ghi rõ tốt nghiệp văn bằng MA, PhD (ghi kèm trường Đại học đó). Chủ cần đơn giản như vây thôi khi người ta truy cập hồ sơ ngay ban đầu là có thể truy ra người đó có phải học thật hay học giả hay khai man lý lịch văn bằng. Vì hậu quả rất tai hại cho quốc gia là khi những kẻ dùng bằng rởm ấy thì những kẻ đó đã có cái tâm hồn gian dối, tham lam rồi, và họ mới luồn lách được để có văn bằng đó bằng thủ đoạn chứ chưa nói để họ đều hành giữ trọng trách về kinh tế thì rất nguy hiểm cho quốc gia họ, dó là dễ thấy khi những đại án, những món tiền khổng lồ bị thua lỗ ở VN đều do những ông bà có bằng cấp lý luận chính trị cao cấp và bằn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế rất mơ hồ gây ra cả, là đa số đều học cử tuyển học thêm để có bằng cấp và leo lên chức cao,….

Hiệu ứng Bắc Triều Tiên trong kinh tế lẫn chính trị


Về chính trị dù rằng tôi không phải là người am hiểu chuyên sâu như các giáo sư chính trị baong giao quốc tế, nhưng với một nhà phân tích kinh tế, tài chính và chứng khoán thì tôi cũng không phải là không am hiểu chính trị, đôi khi còn am hiểu rất sâu, chẳng qua nó không phải là chuyên môn của tôi.

Trước hết về phân tích chính trị, những nhà phân tích chính trị bảo thủ có cái đầu lạc hậu thì họ chỉ phân tích ra cái sai thôi, về chuyên môn nếu phân tích chính trị lồng ghép kinh tế vào đó thì ta dễ thấy ra điều hay và rất chính xác.

Đối với Bắc Triều Tiên thử võ khí hạt nhân hay bắn tên lửa bay ngang qua lãnh thổ Nhật, và còn đe dọa gắn đầu đạn nhiệt hạch thử ở Thái Bình Dương, và có thể bay qua lãnh thổ Nhật thì Trump sẽ có hành động thích đáng, còn cái nước Nga của Putin có vẻ hơi láo xược và tự tin thái quá khi cho rằng đó là trò trẻ con của Trump chỉ dọa nạt là không dám xóa sổ Bắc Triều Tiên.

Đối với nước Nga của Putin, về kinh tế thì dân số thì ít, đất đai thì rộng là hay mơ khoa học về điện tử đứng đầu thế giới, nhưng thực lực thì kém xa Đài Loan thì hay mơ chuyện vĩ đại của thiên hạ là thống lĩnh thế giới về kinh tế lẫn quân sự.

Thực tế tôi chỉ ra rằng, nước Nga của Putin chỉ có trông cậy vào kho võ khí hạt nhân của họ thôi chứ chả được tích sự gì ngoài việc thừa hưởng về vũ trụ không gian thời Liên Xô để lại mà Liên Xô thực tế ăn trộm phát minh của Thụy Điển, và Mỹ.

Hãy nhớ rằng Nga là quốc gia rất nghèo và lạc hậu, dân số chỉ có chỉ có 146 triệu người thôi, với diện tích đất đai lớn nhất thế giới có đầy đủ tài nguyên, nhất là tài nguyên sẵn có cho việc chế tạo thuốc nổ, võ khi,… thôi. Bây giờ nước Nga vẫn tự tin là họ ràng buộc với các nước khác với tư cách là “cường quốc hạt nhân mà chả quan tâm tới Hàn Quốc, Nhật Bản là gì cả”. Đó là người Nga rất ngạo mạn ỷ vào kho võ khí hạt nhân lạc hậu của họ mà khinh thường năng lực hạt nhân của Nhật, Hàn Quốc.

Hãy nhớ rằng khi tôi phân tích về chuyên môn công nghệ và kinh nghiệm năng lực tạo ra năng lượng, phát điện, và hạt nhân thì nước Nga mới chính là quốc gia lạc hậu về khoa học hạt nhân ngày nay. Chẳng qua là Nhật, Hàn Quốc họ không có ý tưởng chiến tranh chết choc trong quá khứ là không muốn tạo ra võ khí hạt nhân thôi.

Đó là trong hồ sơ nghiên cứu và phân tích chứng khoán thì tôi giật mình khi xét qua hai quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản thì nhận thấy họ có những công ty quốc daonh và bán tư nhân có năng lực công nghệ hạt nhân vượt gấp nhiều lần của Nga, đó là những công ty đang chi phối về năng lực đầu tư vào các nhà máy hạt nhân toàn cầu thì rất lớn, và họ thừa có nguyên liệu và công nghệ để chế tạo ra hàng trăm hay hàng ngàn đầu đạn hạt nhân hiện đại thu nhỏ có công suất nổ tàn phá mạnh nhiều lần công nghệ của Nga.

Đó là đại công ty Korea Electric Power Corporation, đang niêm yết giá chứng khoán trên thị trường Busan & Seoul, Hàn Quốc, là đại công ty Điện lực Hàn Quốc, và cũng đang niêm yết chứng khoán trên thị trường NYSE của Mỹ, đây là đại công ty đã đá văng nhiều công ty năng lượng hạt nhân của Nga ra khỏi các dự án xây cất nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu. Korea Electric Power Corporation đang sở hữu hoặc liên daonh đối tác để sở hữu những nguyên liệu cho việc chế tạo bom hạt nhân tiên tiến nhất có thể lớn hơn cả kho võ khí hạt nhân của TQ. Có nghĩa là với kinh nghiệm về công nghệ hạt nhân và điện tử máy tính của Hàn Quốc bỏ xa Nga cả nửa thế kỷ thì Hàn Quốc có thể trở thành cường quốc hạt nhân xếp trên cả TQ chỉ mất 5-năm thôi.

Đối với Nhật Bản, thật đáng sợ, đó là Nhật có thể đã sở hữu nếu cần thiết những nguyên liệu dùng cho chế tạo bom hạt nhân tiên tiến cao hơn loại bom H mà Bắc Triều Tiên đang thử mà người Nhật có thể họ chỉ cần mất 290 ngày tập trung nguồn lực là có thể sản xuất ra số lượng bom hạt nhân rất đáng sợ, và chỉ cần mất 2,5 năm thôi là Nhật có thể là siêu cường quốc về việc thủ đắc võ khí hạt nhân hiện đại nhỏ gọn có sức công phá mạnh hơn bom hạt nhân Nga to đùng rất nhiều. Bởi vì Nhật mới là cường quốc đứng hàng đầu thế giới về kinh nghiệm chế tạo và đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân, vì quốc gia này không có tài nguyên, nên họ có rất nhiều nhà máy điện hạt nhân đã rất lâu.

Đó là hiện nay như tôi thống kê trên sàn Nikkei 225 của Nhật thì nhận thấy người Nhật có tất cả tiềm năng về hạt nhân hủy diệt nước Nga chỉ trong thời gian rất ngắn là cần 5-năm thôi. Bởi vì Nhật đáng là quốc gia nắm giữ và rất có kinh nghiệm bảo quản các thanh nguyên liệu hạt nhân khổng lồ rất lớn này, dù họ thường xuyên giao nộp nó cho Mỹ, và dám sát của các tổ chức năng lượng thế giới nhưng người Mỹ cũng không đảm bảo chắc chắn là Nhật đang thủ đắc bao nhiêu nó và chưa giao nộp nó. Có thể tôi ước đoán khả năng Nhật có thể chế tạo ra bất cứ khi nào 1.700 quả bom nguyên tử tiên tiến nhất thế giới của họ chỉ cần 2,5 năm thôi. Nhật họ không cần thử bom, vì với công nghệ là cường quốc điện tử của thế giới thì họ có thể thử bom này bằng mô hinh máy tính điện toán mà Mỹ họ đã thử nó.

Chúng ta đều biết là Nhật Bản có những đại công ty máy móc điện tử cơ khí rất đáng nể, họ có thể chế tạo ra các máy móc tý hon cho đến khổng lồ về công nghệ cao là bỏ xa người Nga cả ½ thế kỷ. Đó là Nhật có khả năng chế tạo bất cứ nguyên liệu nào cho máy móc tinh vi cho đến vật liệu chịu nhiệt cao rất tiên tiến. Họ có đầy đủ các công ty đó để đáp ứng bất cứ khi nào để chế tạo bất cứ thứ gì về võ khí hủy diệt từ máy móc cơ khi hạng nặng cho đến máy móc công nghệ chính xác gia công linh kiện cho các công ty công nghệ hàng đầu của thế giới.


Về điện năng và năng lượng hạt nhân thì ta chú ý Nhật có đại công ty Chubu Electric Power, niêm yết chứng khoán ở New York, Tokyo ở các chỉ sốc chứng khoán lớn như tôi nói là TOPIX, Nikkei 225, rồi Kansai Electric Power Company, Tokyo Electric Power Company,… đều là những đại công ty rất có kinh nghiệm về hạt nhân tiên tiên hơn rất nhiều các công ty điện hạt nhân lạc hầu nghèo nàn của nước Nga hay bị kém an toàn là ít nước chọn dùng năng lượng hạt nhân của Nga vì trong quá khứ họ hay để xẩy ra sự cố về rò rỉ phóng xạ của họ.


Qua đó tôi thấy tội nghiệp cho nước Nga và cả TQ khi mới đây Hàn Quốc và Nhật Bản đã cử lãnh đạo cao cấp của họ tới Mỹ đề với bong gió là họ không còn kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên và không còn kiên nhẫn với hai nước Nga và TQ nữa về trò chơi mất quá nhiều thời gian với Bắc Triều Tiên và nước Nga, TQ này. Điều đó đã khiến người Nga và TQ tỉnh cơn mê khi Mỹ có thể không còn kiên nhẫn nữa là bật đèn xanh cho thế giới hỗn loạn là đồng ý cho Nhật, Hàn Quốc thủ đắc võ khí hạt nhân khiến cho TQ và Nga phản đối và sợ hãi sự trỗi dậy của phát xít Nhật, Đức thời xa xưa mà khiến nước Nga suýt tiêu vong, và cả một phần mấy dân số Nga phải bị diệt vong,... Nhật mới là cường quốc chế tạo ra các tầu ngầm phi hạt nhân lặn sâu và chạy êm nhất thế giới, đó mới là điều đáng sợ mà Nga và TQ họ chưa tính đến điều này nếu Nhật sở hữu võ khí hạt nhân hủy diệt mà lắp vào tàu ngầm đó thì rất đáng ngại. Bắc Triều Tiên thực tế đang thử nghiệm những võ khí hạt nhân của họ thì nó đã được Mỹ sở hữu và thử nghiệm cả nửa thế kỷ nay rồi nên đừng láo toét đe dọa huy diệt Nhật hay Mỹ.

Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm trái phiếu Việt Nam sau 20-năm như thế nào?


Thực tế tôi lấy làm tiếc dù có 20-năm xưa kia hay 100-năm tiếp theo thì Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings cũng không thể đưa mức tín nhiệm của VN lên cấp A thô chứ chưa nói cấp AA- của các con Hổ Á châu.

Tôi xét lại hồ sơ đó là VN lần đầu tiên tham gia thị trường tài chính gọi là “thị trường có định hướng của đảng”. Đó là lần đầu tiên hãng Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp cao nhất vào tháng 4/1997 ở cấp Ba3 (ổn định, nó tương ứng cấp BB- của công ty S & P,  Fitch Ratings thẩm lượng). Tuy nhiên sau 20-năm thì bây giờ Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp B1 (tích cực, nó tương ứng cấp B+, là cấp đầu cơ rất rủi ro gần cái bản lề trái phiếu rắc là vô giá trị, gọi là giấy lộn, là đi vay chính thức không có khả năng trả nợ). Thực tế Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp cao nhất là suýt nữa VN được nâng hạng Ba2, đó là vào quãng những năm 2007 vào tháng 3 thì Moody's nâng hạng VN ở cấp Ba3 (tích cực, vì quan trọng nên tôi viết rõ là positive). Tuy nhiên sau ấy thật dáng buồn là VN bị Moody's đánh sụt về cấp giấy lộn là chỉ còn cấp độ gần như vỡ nợ là B1 (tiêu cực).

Các hãng Standard & Poor’s thì nhẹ tay và nâng đỡ VN hơn, dó là hãng S & P từng chấm điểm VN ở cấp BB (tiêu cực) vào tháng 12/2010, nó gần như đưa VN vào hạng xếp hạng tín nhiệm của những con Hổ Á châu xưa kia phấn đấu. Kết cục vào thời giữa năm 2007 ấy tôi còn tham gia thẩm lượng cho hãng Standard & Poor’s thì rất buồn lòng là người ta không thể nâng đỡ VN được.

Đó là tôi nói thẳng là VN vướng vào nhân vật bảo thủ trong kinh tế là ông Nguyễn Phú Trọng, đây là nhân vật rất tốn kém về hồ sơ ông ta kể từ thời điểm rất quan trọng để đưa VN bứt phá là rất có nhiều cơ hội lớn lao trong thế kỷ khi Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings có thể họ nâng hạng tín nhiệm VN trong dài hạn vì tư bản Mỹ, Âu châu, Nhật Bản bắt đầu rút vốn khỏi TQ khi họ dự báo nền kinh tế TQ hết còn như xưa, và người ta kỳ vọng là Vn sẽ tiếp nhận đầu tư lớn lao và tham gia thị trường tư bản với tư cách rất lợi thế vì gần TQ, kết cục ông Nguyễn Phú Trọng này đắc cử chức vụ Tổng bí thư năm 2011, và kể từ đó đưa VN đánh mất nhiều thứ, đó là bởi vì ông này có tư duy quyết liệt “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, và nhiều thứ tư duy thời Liên Xô lạc hâu áp đặt toàn bộ cho hệ thống kinh tế chính trị ở VN. Kết ngày nay VN vẫn bị thụt lùi. Đó là bởi vì đất nước này không có người lãnh đạo có cái đầu thị trường thật sự.

Lãnh đạo Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,… xưa kia thì họ đều được đào tạo tư duy của thị trường tư bản, họ rất hiểu để nâng hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings thì cần những gì để có khả năng đưa đất nước tiếp cận vốn vay có chủ quyền là không vay vốn ODA hay lệ thuộc nước nào. Hàn Quốc lần đầu được Moody's xếp hạng ở cấp A2 (ổn định) vào năm 1986, và bị đánh sụt về cấp Ba1 vào năm 1997, và sau ấy thoát ra Baa2 (năm 2001), rồi A3 (năm 2002), rồi Aa2 (từ năm 2015 cho đến nay). Hiện nay S & P cho điểm AA (oont định là cao hơn TQ), các hãng Fitch Ratings cũng thế. Lãnh đạo Đài Loan và Singapore đều hiểu nghiệp vụ này. Đó là Singapore tham gia nghiệp vụ này năm 1989 được  S & P xếp hạng AA rồi sau đó tất cả các hãng khác đều chấm điểm cao nhất là AAA (mức khả tín tin cậy đáng tin nhất). Và Singapore là quốc gia có năng lực cạnh tranh và thị trường tư bản rất cao vì lãnh đạo của họ biết nghiệp này để làm tăng giá trị phát hành nợ và trái phiếu để nền kinh tế tiếp cận vốn vay rẻ nhất để mà đi lên.

Đối với VN, ngày nào còn ông bà theo Chủ nghĩa Marx-Lenin không còn giá trị đã lâu và có lẽ chỉ còn duy nhất VN, và vài nước khác đang lâm nạn vỡ nợ đeo đuổi nó (TQ thực chất đã chỉ là cái vỏ và hiện nay khoảng 70% nền kinh tế TQ tạo ra là neo vào học thuyết kinh tế tư bản cao độ của Mỹ, Nhật, Âu châu, Hàn Quốc, họ đã ném thứ học thuyết đó từ rất lâu rồi kể từ khi TQ mở cửa).


Một ông bà theo hệ phái Chủ nghĩa Marx-Lenin thì không hiểu nó thì kết cục VN vẫn mãi nghèo khó, đất nước chỉ có cách tạo ra nợ cho tăng trưởng kinh tế bằng vốn vay ODA mất chủ quyền. Vì lãnh đạo của họ không hiểu thị trường, đó là lãnh đạo nào thì quốc gia đó. 

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Khi Trung Quốc bị đánh sụt tín nhiệm


Trong hành động mới đây, thị trường và giới đầu tư đã rúng động khi công ty lượng giá trái phiếu rất có ảnh hưởng về thẩm lượng rủi ro tín dụng là Standard & Poor's đã hạ thấp tín nhiệm của TQ từ cấp AA- (tiêu cực) xuống hẳn 1 cấp còn ở mức A+ (ổn định). Điều này giáng một đòn vào tham vọng việc TQ tuyên truyền thị trường trái phiếu giấy nợ và tiền tệ đồng RMB của họ ra thị trường quốc tế. Điều đó nó tác động rất lớn đến mức tín nhiệm các khoản nợ của chính phủ Trung Quốc đi vay. Nó cũng tác động luôn đến phí tổn chi phí đi vay của chính quyền trung ương, địa phương, và cả doanh nghiệp của TQ. Tuy nhiên không vì thế mà các công ty có uy tín của TQ phải trả chi phí vay đắt sau này, vì TQ cũng có các công ty có tiềm lực an toàn về tài chính và có mức đánh gia tín nhiệm còn cao hơn cả tín nhiệm trái phiếu chính phủ do TQ phát hành.

Về bối cảnh hồ sơ tín nhiệm của TQ. Đó là trong cuối tháng 5/2016 thì cơ quan đánh gia tín nhiệm Moody's cũng hạ thấp mức tín dụng của TQ từ cấp Aa3 (tiêu cực) xuống mức A1 (ổn định),….Thực tế í tai thấy được là các cơ quan thẩm lượng tín dụng Standard & Poor's (S&P), Moody's, Fitch nâng hạ thấp tín nhiệm trái phiếu do Bắc Kinh phát hành lên xuống như đèn kéo quân mà ta ít chú ý. Việc TQ bị đánh sụt tín nhiệm của TQ vừa qua chủ yếu TQ gặp rủi ro qua lớn về các khoản nợ, rủi ro thị trường Ấn Độ, rủi ro thị trường Hồng Kông, rủi ro các khoản vay nợ quá lớn kể từ cuối năm 2014 khi thị trường bất động sản nhà đất ở TQ bị xì bóng. Khi đó Bắc Kinh đã bơm tiền đảo nợ toàn quốc 1 lần, rồi sau ấy TQ lại gặp rủi ro bể bóng cổ phiếu vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, khiến nhiều dopanh nghiệp phá sản, rồi cuối tháng 2/2017 thì Bắc Kinh đã tung thêm một gói đảo nợ toàn quốc lần thứ 3, vì trước đó vào đầu năm 2016 thì Bắc Kinh cũng đã tung ra ra khoản nợ khoanh vùng là cho các doanh nghiệp quốc doanh và tư doanh hoãn trả nợ, và bơm tín dụng cho vay đảo lãi lẫn nợ để tránh hiệu ứng mất thanh khoản và tẩu tán tài sản của giới đầu tư. Tổng cộng tất cả các khoản đảo nợ ấy thì Bắc Kinh đã bơm ra gần 2,7 ngàn tỷ USD, và người ta đặt câu hỏi là chỉ có thời gian ngắn như vậy mà làm thế nào Bắc Kinh thu hồi được các khoản nợ ngắn và trung hạn ấy về nhà khi khoản nợ ấy sẽ đáo hạn cuối năm 2018 kéo dài giữa năm 2019. Đó là khoản nợ vĩ đại mà ngay cả FED đang vất vả tăng lãi suất để thu hồi về 4,5 ngàn tỷ USD trong cả 10-năm, TQ thì chỉ cần 3-năm mà đã âm thầm bơm ra một số lượng tiền lớn như vậy thì quả là chuyện vĩ đại là cũng may TQ họ có khối dự trữ ngoại hối hết tháng 8/2017 là 3.090 tỷ $ (mức cao nhất gần 4.000 tỷ $ (3.994 tỷ $) vào tháng 6/2014 thì việc TQ bị đánh sụt mức tín nhiệm là không có gì lạ cả.

Việc TQ bị Standard & Poor's  hạ bậc tín nhiệm nợ của Trung Quốc từ mức  AA- xuống cấp A+ như đã nói, đó là S&P họ lý giải TQ bơm nợ tính trong năm 2016 là 1.920 tỷ $ thôi, chứ xét thời gian lùi xa như tôi nói ở trên thì quả là chuyện bơm nợ in tiền vĩ đại cho vay để đầu tư cho GDP cửa Bắc Kinh. Đối với TQ , họ là quốc gia có nghiệp vụ đội sổ dẫn đầu thế giới về bơm nợ bằng hình thức tăng trưởng tín dụng cho vay. Thậm chí năm 2009 thì vào tháng 6 thôi họ đã đã sử dụng nghiệp vụ tăng dư nợ là tăng trưởng tín dụng cho vay bằng đồng RMB của họ lên mấp mé gần 35% để cứu tăng trưởng khi kinh tế Mỹ suy thoái, xuất khẩu của TQ vòa Mỹ bị đình trệ thì họ tăng đầu tư vào hạ tầng và đầu tư rất lớn cho GDP của họ để thúc đẩy tăng trưởng và nó tích lũy nợ rất cao khi đó thị trường tài chính mỉa mai là tiền RMB vẫn mãi là đồng tiền địa phương vì nếu người dân và giới đầu tư bán tháo trả ra đồng RMB thì Bắc Kinh lấy gì đảm bảo tài đồng RMB ấy có thể mua được tài sản của TQ, vì nó quá nhiều tiền tràn nhập thị trường.

Thực tế TQ bị hạ sụt điểm tín nhiệm nó cũng gắn liền với thị trường Hồng Kông, đó là Hồng Kông cũng bị S&P mức tín nhiệm khả tín đáng tin cậy nhất là ba chữ AAA (tiêu cực) về mức AA+ (ổn định) do bất ổn của thị trường tài chính Hồng Kông và cả thị trường chứng khoán. Vì nhiều doanh nghiệp TQ và Hồng Kông bị vỡ nợ phá sản tan tành khi niêm yết trên thị trường Hang Seng Index. Dù rằng chỉ số Hang Seng Index này tính từ đầu năm 2017 cho tới nay nó tăng đươc gần 27%. Nhưng nó dựa vào tín dụng và lãi suất thấp của ngân hàng bơm vốn đẩy giá cổ phiếu tăng ảo.

Khốn nỗi nhiều năm thì TQ lại xuất khẩu qua thị trường Hong Kong qua ngả trung gian và ngả nhập khẩu chính thức của Hong Kong rất lớn là nhiều hơn cả đối tác Âu châu mà TQ xuất khẩu và chỉ kém thị trường Mỹ, cho nên việc Hong Kong suy yếu và thoái trào về kinh tế nó cũng kéo theo tác động đến TQ là chuyện mà ít ai thấy ra khi S&P họ đánh sụt tín nhiệm đồng thời cùng lúc cả Hong Kong lẫn TQ là vậy.

Đi vào sâu xa hơn như trước đây tôi hay dự báo là trái phiếu TQ sẽ bị cháy và bị rách thay vì người ta lạc quan tếu vào WB, IMF khi ca tụng trái phiếu của TQ về dài sẽ thay thế trái phiếu đồng USD của Mỹ, và đồng EUR của các nước dùng chung đồng tiền này thì đó là gian ý của con buôn IMF và WB.

Quan trọng hơn nữa là hiện nay các khoản nợ của hộ gia đình ở TQ đã tăng 45,50% GDP trong quý I năm 2017 (thống kê của Bắc Kinh). Đó là khoản nợ phá đỉnh cao nhất mọi thời gian của họ khi TQ tham gia thống kê nghiệp vụ này của các nước tiên tiến là Mỹ, Âu châu, Nhật Bản,… con số nợ kiểu này thực tế của TQ có thể lên tới 62% rồi. TQ trước kia chỉ giữ khoản nợ này tring bình nhiều năm khoảng 26% thôi, bây giờ nợ các hộ gia đình của họ quá cao thì dân chúng xứ đông dân nhất địa cầu này về dài họ sẽ giảm chi tiêu dẫn đến tiêu dùng trong nước yếu, vì lo tiết kiệm để trả nợ, và hậu quả nếu xuất khẩu của TQ bị yếu đi thì rủi ro xì bóng GDP của TQ sẽ bị vỡ và tăng trưởng sẽ thấp đi.

TQ thì hiện nay đang đối mặt nhiều rủi ro cao, đó là trước đây họ có được tăng trưởng GDP cao ngất ngường thường xuyên mấy chục năm là trên 9%, và luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP rất lớn nhờ xuất khấu cũng rất lớn, đò họ thường xuyên đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP gần 3% có lúc mức cao nhất đến 10,1% vào năm 2007 thì nay sẽ không còn nữa, và nếu họ tập làm quen thâm hụt tài khoản vãng lai để giống nền kinh tế Mỹ và Âu châu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu để lưu hành nợ của họ bằng đồng RMB ra thị trường tài chính quốc tế hay các thị trường giao dịch hàng hóa như dầu thô, vàng, kim loại, đậu ngô,…. Thì tôi e rằng TQ sẽ không chịu đựng nổi và sẽ đổ vỡ tan tành về kinh tế, vì thực tế lợi tức thu nhập của người dân TQ rất thấp, một số có lợi tức thu nhập cao và tỷ phú USD xuất hiện nhiều thì chủi yếu tập trung ở Thượng Hải, Thâm Quyến, và chính trị ở Bắc Kinh thôi.

Chuyện thứ nữa là TQ đã còn tệ hơn về dài khi mà kế hoạch trong kinh tế của họ là vẽ ra trật tự vĩ cuồng là tham vọng nuốt chửng thị trường Ấn Độ đông dân lớn thứ hai trên thế giới là TQ chiếm 19,50% dân số thế giới thì Ấn Độ là chiếm 18% dân số thế giới. Đó là Bắc Kinh lập ra cái gọi là “chỉ số kinh tế Ấn Độ”, và họ nghiên cứu nhiều chục năm, kết cục TQ đang thất bại mà còn bị Ấn Độ đánh bại đó khi mới đây ra tăng căng thẳng chính trị và kinh tế thì dân Ấn Độ đã làm TQ run sợ khi họ kêu gọi tây chay dùng hàng điện thoại TQ vì lo ngại nội gián và gián điệp, trong quân đội Ấn Độ đã có chỉ thị cấm dùng hàng viễn thông và tin học TQ, và mà đã khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh tin học, viễn thông của TQ hoảng loạn, và cái nhóm BRICS kia cũng tẻ nhạt và thoái trào thì về dài TQ sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn hơn về kinh tế của họ.

Tôi còn giật mình cái ảo giác của TQ mà tôi hay phân tích trước đây là TQ vẽ ra “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới”, hay các khẩu hiệu “'Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…

Dự án vĩ cuồng chưa xây đã gây mâu thuẫn tranh cãi và thậm chí mâu thuẫn chính trị xung đột quân sự như TQ mâu thuẫn xung đột với Ấn Độ, khiến Ấn Độ tuyên bố đầy mỉa mai TQ là họ sẽ xây một “One belt one road India”. Có lẽ nó mãi chỉ là ảo tưởng thôi. Và về dài TQ rất khó khăn để tuần hàng cạnh tranh của họ ra thị trường quốc tế khi mà thị trường tiêu dùng trong nước của họ quá kém và rất rủi ro khi Ấn Độ là đối thủ chứ không còn là bạn của TQ.


(*) Thực tế TQ có một hãng thẩm định tài chính Trung Quốc là Đại Công (Dagong) được lập ra để cạnh tranh với các cơ quan thẩm lượng tín dụng Standard & Poor's (S&P), Moody's, khỗn nỗi ngay cả Âu châu họ lập ra công ty kiểu này cũng ế khách là không có thị trường và giới đầu tư tin cậy nhờ thẩm lượng. Dagong được hai quốc gia Nga, TQ hồ hởi thẩm định, kết quả là họ đánh giá các công ty tài chính ngân hàng TQ và doanh nghiệp hai quốc gia này toàn xếp hạng cao nhất là AA+ trở lên, kết cục tại Nga thì có mấy chục ngân hàng phá sản tanh tành, ở TQ thì mấy trăm doanh nghiệp vỡ nợ và mắc nợ không có khả năng thanh toán. Trường hợ của Nga khi Dagong chấm điểm hai ngân hàng lớn của Nga là  B&N Bank, Otkritie Bank ở thang điểm cao hơn cả ngân hàng Âu châu, Mỹ như Royal Bank of Scotland, Lloyds Bank, Barclays, Société Générale, Crédit Agricole, Citigroup, JPMorgan Chase,…kết cục mới đây hai ngân hàng tư nhân to lớn nhất nước Nga B&N Bank, Otkritie Bank này trên bờ vực phá sản là buộc lòng chính quyền Moskva quốc hữu hóa và cấp cứu hai ngân hàng này.

(**) VN cũng không khá mấy so với TQ khi chỉ tiêu tăng tín dụng cao ngất ngưỡng 22% mà người ta còn lạc quan thì đúng là rất đáng ngại cho lãnh đạo quốc gia này.


Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Phức tập nhỉ, Đức lại trục xuất thêm một người VN về ngoại giao sau hiệu ứng Trịnh Xuân Thanh: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41348884, có vẻ như báo chí ở VN không ồn ào hay đăng hết công suất hai lãnh chúa ở Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ. Với cái đà này e rằng khách mời đến từ EU là thượng khách danh dự sẽ không tới hoặc gửi cấp thấp sang VN dự APEC ở Đà Nẵng đây.

Ôi thôi khi cái TPP kia đã không có Mỹ tham gia thì nay VN bị mắc kẹt mà không có Mỹ tham gia. Bởi vì Mỹ đã có cái hiệp định thương mại song phương Hiện nay Mỹ đã có quá nhiều các hiệp định thương mại song phương với 12 quốc gia, gồm: Australia, Bahrain, Chile, Colombia, Israel, Jordan, Hàn Quốc, Morocco, Oman, Panama, Peru, Singapore thì trong những nước ấy đã có 4 quốc trong TPP đã có ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ là Australia, Peru, Singapore, và Chile. VN thì Mỹ vẫn cho lưu hành bán buôn ngoại thương ưu đãi là cái “most favored nation status” (tình trạng tối huệ quốc)/

Đối với VN thì cái bản ghi nhớ gọi là cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA), có lẽ tương lai không mấy sáng sủa, bởi cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) quá tệ là phụ thuộc vào xuất khẩu cạnh tranh nhau với các thành viên quá lớn là lệ thuộc vào sự nhập khẩu của thị trường Âu châu, Mỹ, Nhật,.. Còn lại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA) thì có giá trị rất lớn có thể thay thế TPP, vì Âu châu có những đại cường kinh tế xuất khẩu và nhập khẩu rất mạnh như Đức, UK, Pháp, Hòa Lan, Ý, Tây Ban Nha, và nhiều nước giàu khác, vì dù sao EU cũng từng là khối kinh tế lớn nhất thế giới duy trì đến hết năm 2014 trước Mỹ vượt mặt EU, cũng từ năm 2014 ấy nền kinh tế EU đã tạo ra được 18,6 ngàn tỷ USD, năm 2012 thì đạt mức cao nhất là 19,1 ngàn tỷ USD. Năm 2014 EU vẫn duy trì ngội vị số 1 của họ là khối kinh tế nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của thế giới và xếp thứ 2 mới là Mỹ. Đúng là bất hạnh cho VN sau cái vụ Trịnh Xuân Thanh không đáng có này nếu biết khôn khéo thu xếp thì phía VN đã dẫn độ ông ta về từ lâu rồi và cũng không đến nỗi gây ra sự cố thiệt hại rất lớn cho VN về bang giao, vay tiền hay tài trợ tiền của EU, rồi ngoại thương lớn lao. Đó là tôi nhắc lại là hiện nay nếu như nền kinh tế Mỹ chiếm gần 30% GDP toàn cầu thì EU chiếm gần 27% GDP của thế giới.

Hãy nhớ rằng năm 2016-VN là đối tác thương mại xếp hạng 49 của Đức. Tính từ đầu năm 2017 cho tới thời điểm này cũng không thay đổi bao nhiêu, nhưng sẽ sút giảm khi Đức gia tăng trừng phạt VN. Đức là đại cường kinh tế có phẩm chất lớn nhất tại Âu châu. Là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới là chỉ xếp sau Mỹ, TQ, Nhật. Năng lực xuất khẩu và nhập khẩu của Đức rất đáng nể trọng bởi nền kinh tế sản xuất lớn. Đó là nam 2016-Đức xuất khẩu 1.270 tỷ EUR và cũng nhập khẩu rết lớn là Đức nhập khẩu của các đối tác thương mại lên tới 955 tỷ EUR. VN đang có tiềm năng rất lớn để xâm nhập vào thị trường Đức, đó là bởi vì hiện nay VN là đối tác thượng mại đứng hạng 49 trong hồ sơ ngoại thương với Đức. Hãy nhớ rằng Đức là quốc gia duy nhất trên thế giới có năng lực trong thặng dư thương mại trong xuất khẩu của họ là họ chưa khi nào bị để thâm hụt thương mại bao giờ cả.


Đối tác thương mại hàng đầu của Đức năm 2016 gồm số 1 nước Mỹ, số 2 nước Pháp, số 3 Anh quốc hay United Kingdom (UK), số 4 là Hòa Lan hay Netherlands, số 5 mới là Trung Quốc. Hầu hết đối với các nước Á châu nhất là Đông Nam Á, trong đó có VN thì nước Đức thường xuyên bị thâm hụt thương mại với các thị trường này, trong đó có VN, một ngôi sao đang lên trong xuất khẩu đạt xuất siêu mạnh với Đức khá tiềm năng.

Kết luận của tôi có lẽ VN cần tính lại dự phóng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của họ từ nay đến năm 2020 hay bao nhiêu nữa là họ cần trừ cái TPP và Vietnam – EU AFTA ra thì tăng trưởng bình quân về kinh tế của VN có lẽ chỉ đạt 5,8% thôi là cao rồi. Vì cần khấu hao phí tổn nợ công quá cao của VN có thể kéo sụt vài điểm phần trăm tăng trưởng vì nền kinh tế đi về hướng trả nợ nên đầu tư cho GDP sẽ ít hơn rồi công mấy cái hiệp định thương mại có Mỹ và EU tham gia lớn lao này và cũng là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN bị suy giảm thì thật đáng tiếc khi mà chưa xẩy ra hiệu ứng Trịnh Xuân Thanh thì người ta hô hào rằng "joint statement for enhancing the comprehensive partnership between the VN and Germany",.....


Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Trong hồ sơ của bài báo của LOC PHARM dẫn nguồn: https://bsngoc.wordpress.com/2012/07/06/tu-duy-vuong-dinh-hue/

 Cụm từ chuyên gia giàu kinh nghiệm hay experienced professionals nó do thị trường, giới đầu tư, truyền thông báo chí và các trường đại học họ đặt. Chẳng hạn ở VN các tờ báo lề trái, lề phải họ xưa kia ưu ái đặc cách là hay gọi tôi là chuyên gia tài chính hàng đầu của Morgan Stanley (NYSE: MS) là họ đã xem hồ sơ rất kỹ lưỡng trên tờ http://money.cnn.com/data/markets/ hay https://www.bloomberg.com/markets, hoặc các tờ báo ở Thượng Hải Tokyo, hay ở Âu châu. Một số nơi thì gọi là chiến lược gia tài chính,....

Đó là do thị trường gọi tên. Bởi vì họ xét hồ sơ kinh nghiệm đã đầu tư ở đâu, quan lý đầu cơ và quỹ tài sản như thế nào. Thành tích nổi bật bật trong quá khứ và hiện tại ra sao. Đã nổi danh đánh sập thị trường cổ phiếu quốc gia nào. Đã phân tích trên hầu hết các trang chủ báo chí và truyền hinhf các nước  về sự phân tích đúng sai thị trường tài chính, kinh tế các nước, như  Venezuela sụp đổ kinh tế ra sao cách 2-năm trước đó, và đầy đủ hồ sơ phân tích chỉ ra sự yếu kém nó. Hay đã phân tích sự khổ hạnh nền kinh tế Hy Lạp khi gia nhập đồng EUR,….đó là bạn phải là nhà phân tích thực tế giúp cho nhiều nhà đầu tư tránh khỏi thua lỗ cũng như giúp cho chính bạn kiếm bộn tiền trong đầu tư đó thì người ta mới gọi bạn là chuyên gia phân tích hay chiến lược gia toàn cầu.


Đó là bạn đã phải qua rất nhiều kinh nghiệm phân tích và phải rất có bản lĩnh là có thể xuất bản một bài phân tích bất cứ lúc nào khi người ta đặt câu hỏi. Kể cả bạnh làm giáo sư dạy học cho nhà đàu tư mà người ta hay hỏi bạn. Một chiến lược gia hay chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính phải có ít nhất 10-năm hay 20-năm trong nghề như phân tích tiền tệ, trái phiếu, chứng khoán, và phải chứng tỏ các khoản đầu tư bằng bộ não của họ luôn có lời và là triệu phú USD là không dựa vào tài sản đất đai hay bất động sản bát nháo như ở VN mà các tỷ phú nổi lên từ đất, là ăn cắp tài sản của quốc dân thôi. Loại đó gọi là "doanh gian" chứ ra ngoài đầu tư bằng bộ não thì có cho cả tài nguyên quốc gia thì cũng sạch vốn thôi.


Trong hành động gần đây sự biến động kinh tế và nợ công của VN mà việc Bộ Tài chính vừa chính thức công bố Bản tin nợ công số 5, theo đó nợ công năm 2015 chiếm 61% GDP với con số tuyệt đối là hơn 2 triệu tỉ đồng (dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ) và nhiều người là nhà báo và độc giả, hay giáo viên dạy học gửi tin và chỉ trích tôi rằng “những lúc đất nước quan trọng thì chị Phương Thơ trốn mất, và mất liên lạc về những phân tích kinh tế vĩ mô và tài chính ở VN thì rất bực mình, và mong chị lập lại FB để nghe chuyên gia của Morgan Stanley (NYSE: MS) dù FB chỉ tồn tại 1 tuần thôi, kinh mong chị trở lại”.

Trước hết về hồ sơ FB tôi nhắc lại rằng tại Mỹ thì rất ít người Mỹ nhất là chuyên gia hay chiến lược gia phân tích kinh tế, tài chính và chứng khoán Wall Street dùng nó, và hoàn toàn hễ cứ 100 người thì may ra có một người dùng Facebook (NASDAQ: FB), vì rất phiền toái là do mạng xã hội này rất nhảm nhí là họ hay xóa tài khoản bậy và hay phơi bày sự thiếu an toàn và thua cuộc với người tiêu dùng tại Mỹ là trang mạng Twitter Inc (NYSE: TWTR) đại diện cho phe Cộng hòa Donald Trump thắng cử. Đó là trang mạng FB đã tuy tiện khóa tài khoản phân nửa dân số Mỹ, và khóa tài khoản toàn bộ các nhà phân tích Wall Street ủng hộ bà Hillary Diane Rodham Clinton vì bị treo máy hệ thống điện toán đám mây của FB quá nhạy cảm, và hầu như bây giờ rất ít người có tiếng ở Wall Street họ dùng FB nữa, thậm chí họ khinh miệt Mark Zuckerberg, là nếu trang mạng này tính phí là họ kiện cáo cho sập tiệm, vì nó là miễn phí không đóng phí và do người máy lập trình nên không thể quy trách nhiệm cho họ được. Và đa số người Mỹ họ chỉ dùng

Đó là bài học trong bầu cử Mỹ vừa qua, cí mạng xã hội FB này thua cuộc với mạng Twitter thôi chứ người Mỹ họ không dùng FB, vì trang mạng này hay đoù hỏi quá nhiều thứ vô duyên thay vì họ nên tập trung vào tính bảo mật là mật khẩu của người dùng như Twitter.

Thậm chí là nhiều nhà kinh tế học người Mỹ dã hũy FB trên trang cá nhân của họ mà chuyển sang  blog của Google hay bảng chữ cái Alphabet (NASDAQ: GOOG) chứ không dùng FB nữa. Thậm chí nhà kinh tế học Paul Krugman – đoạt giải Nobel về Khoa học Kinh tế (năm 2008) cũng đã tuyên bố hủy bỏ FB vì rất phiền lòng hay bị khóa tài khoản và bị FB block trang cá nhân của họ rất nhảm nhí khi số người truy cập lớn. Trang blog của Paul Krugman trên tờ The New York Times do Google sở hữu chứ không do FB. Đó là https://krugman.blogs.nytimes.com/?mcubz=0


Và các nhà kinh tế học khác ở Mỹ họ không dùng FB vì hay bị phiền toái nhảm nhí từ cái máy tính của FB. Hiện nay người ta đang có thể cho điều tra về FB khi bị cáo giác đã khóa và xóa tài khoản bất hợp pháp của nhiều người dùng ở Mỹ trước bầu cử vừa qua khiến cho phe dùng FB bị thất bại nặng nề trước phe dùng Twitter. Thực tế ở Mỹ tôi cũng không dùng FB bao giờ cả mà dùng Twitter hay của Google thôi vì nó an toàn hơn FB. Bởi vì trong báo cáo vừa rồi tại Mỹ có đến 60% người dùng ở Mỹ bị mất tài khoản FB và bị mất luôn nhiều tỷ $ vì cả tin vào sự bảo mật ngu ngốc của FB. Đó là như tôi nói, nếu FB họ tính phí thì người ta có thể kiện cáo cho trang mạng này sập tiệm lâu rồi, trang mạng mạng FB chỉ có ưu điểm là dẫn nguồn nhanh chóng thôi và nó không phải là ý tưởng hay cho các nhà phân tích kinh tế, tài chính chứng khoán hay các tỷ phú USD dùng FB, chỉ trừ trường hợp cá biệt thôi, Cho nên FB họ đang nghiên cứu khác phục lỗ hổng là người thật việc thật thì hay bị mất tài khoản, nhất là trường hợp tin tặc Nga kiểm soát hoàn toàn trang mạng FB trong bầu cử Mỹ vừa rồi là họ xóa toàn bộ tài khoản của người dùng ở Mỹ. Mà người Mỹ có đặc tính là khi họ mất tài khoản rồi là họ hủy bỏ nó và xóa nó là không bao giờ phí thời gian phục hồi để lấy lại tài khoản đó nữa cho mất thời giờ dù FB có khôi phục lại thì họ cũng yêu cầu xóa tài khoản của họ đi cho đỡ mất thời gian.

Phó chủ tịch của FB còn ngơ ngác khi bị xóa sạch tài khoản huống hồ là tôi khi ủng hộ Hillary Diane Rodham Clinton.