Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

KHI NGƯỜI TA SÍNH BẰNG CẤP

Con người tôi rất ghét sự giả dối, nhất là tôi rất ghét loại người sính bằng cấp dỏm. Đó là bởi vì mới đây tôi thấy báo chí VN có vẻ bênh vực cho ông Nguyễn Phước Thanh – cựu TGĐ Vietcombank, và là ông này được bổ nhiệm vào chức vụ được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN, hay State Bank of Vietnam (SBV) bị cho về hưu non, tức là hạ cánh an toàn rất bí ẩn. Việc ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được đồng cấp và đòng nghiệp hay doanh nghiệp lợi ích nhóm mà người ta đồn thổi được đãi yết tiệc tại khách sạn 5-sao để chia tay gì đó thì đấy là chuyện riêng của VCB và SBV.

Tuy nhiên tôi ngần ngại tiết lộ rằng, với tiểu sử bài báo được kiểm chứng khá chắc chắn của tở báo chứng khoán Vietstock, xin trích một đoạn rất quan trọng về chuyên môn bằng cấp: “Tốt nghiệp Cử nhân khóa 4, khoa Tín dụng Ngân hàng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khóa 1978 – 1982.

Bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị về Lý luận kinh tế chính trị của Học viện chính trị Quốc gia, loại hình đào tạo: Tại chức. Năm tốt nghiệp 2001

Bằng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Pacific Western. Khoá học 2003 - 2005.”. Link: http://vietstock.vn/2013/05/nhan-vat-ong-nguyen-phuoc-thanh-thanh-vien-hdqt-vcb-214-298893.htm

Và tôi nhấn mạnh văn bằng MBA của Đại học Pacific Western mà ông ông Nguyễn Phước Thanh này học để leo lên chức cao chót vót ở cấp Phó Thống đốc NHNN VN.

Tôi xác nhận rằng đó là bằng dởm, hay rởm. Vì trường ĐH Pacific Western là trưởng rởm, nó rất nổi tiếng việc cấp bằng và mua bán bằng rởm ở Mỹ cho các quan chức các nước hóa danh sính bằng cấp. Các công ty Mỹ đã từng đuổi việc nhiều công dân các nước làm việc hay xin việc ở các tập đoàn Mỹ, vì họ xem hồ sơ bằng cấp ĐH Pacific Western. Thậm chí là ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh bị cáo buộc sử dụng bằng Thạc sỹ kinh tế cũng bị nghi ngờ dùng bằng cấp của trường này, kết quả gây ra hậu quả không có sự thẩm định hiểu biết về rủi ro đầu tư khi rước Formosa Hà vào Hà Tĩnh.

Việc rúng động ít ai ngờ tới là bằng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Pacific Western, khoá học 2003 – 2005 của Nguyễn Phước Thanh này là “bằng ma” mà ngồi cái ghế Phó Thống đốc NHNN VN thì là chuyện động trời, dù có lý luận học ở hai trường ĐH Pacific Western như ở tiểu bang tại bang California hay sát hơn Ðại học Pacific Western ở Los Angeles, California (CA). Đó là trường dởm, trường giả nổi tiếng cấp bằng giả và bán bằng cho những kẻ mê bằng cấp. Để kiểm chứng chắc chắn hơn, một bạn đọc cho tôi đường link với lời tựa: “Chân dung sếp 'tỉnh lẻ' làm tân Phó Thống đốc NHNN”: http://vtc.vn/chan-dung-sep-tinh-le-lam-tan-pho-thong-doc-nhnn-d123503.html

Đây là tờ báo chính thống quốc doanh do nhà nước kiểm soát thì chắc chắn sẽ không thể giả nổi.

Ôi thôi tôi nghi ngờ là sau hiệu ứng tai tiếng dùng bằng giả bằng kém phẩm chất thì người ta bắt đầu lo ngại mà người nhà ở TQ có câu nói truyền miệng “tẩu vi là thượng sách”, hay “30 kế sách, bỏ chạy là thượng sách” mà còn giữ được ưu ái mọi thứ khi về hưu với huân chương đầy mình dù không làm việc vẫn có lương thưởng cao hơn cả khi làm việc.

Sau cùng danh sách các trường đại học hàng đầu của Mỹ mà tôi cung cấp cho độc giả tham khảo khi cho con cái mình đi du học mà không bị học rởm học giả, vì Mỹ có tơi hơn 40 trường đại học dởm, đại học giả, chủ yếu đào tạo cho những quan chức các nước hay những người thích sưu tập bằng cấp ở các nước.

Trên đây là những đại học hàng đầu nổi tiếng của Mỹ và thế giới, đã đào tạo ra rất nhiều tỷ phú, triệu phú USD tại Mỹ và thế giới cũng như có rất nhiều nhà khoa học, hay giáo sư đại học đoạt giải Nobel các lĩnh vực, Vật lý, Y học, Kinh tế,….

1. California Institute of Technology - 1200 East California Boulevard, Pasadena, CA 91125.

2. Stanford University - Stanford, California

3. Massachusetts Institute of Technology - Cambridge, Massachusetts

4. Harvard University - Cambridge, Massachusetts

5. Princeton University - Princeton, NJ

6. University of Chicago - Chicago, Illinois

7. Johns Hopkins University - Baltimore, Maryland

8. Yale University - New Haven, Connecticut

9. University of California, Berkeley - Berkeley, California

10. Columbia University - New York, NY

11. University of California, Los Angeles - Los Angeles, California

12. The University of Pennsylvania - Philadelphia, Pennsylvania

13. Cornell University - Ithaca, New York

14. Duke University - Durham, North Carolina

15. University of Michigan - Ann Arbor, Michigan

16. Carnegie Mellon University - Pittsburg, Pennsylvania


17. Northwestern University - Evanston, Illinois

(*) Trong nghiệp vụ tôi dạy học cho giới đầu tư về CFA tại Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải thì không nhất thiết người học phải là thạc sĩ hay tiến sĩ, miễn rằng họ chỉ có cử nhân đại học cũng khá rồi nếu họ học thật, và những người thành danh thì họ chỉ có cử nhân đại học, miễn sao họ học thật sự như 17 tuổi hay sớm hơn hoặc học trễ hơn 1 hay 2 năm mà tốt nghiệp năm 22-24 tuổi thì đã rất khá là khi đã 30 tuổi đã có nhiều năm kinh nghiệm, tại Mỹ hay Nhật có những lãnh đạo hay các chiến lược gia hay chuyên gia phân tích kinh tế, tài chính và chứng khoán họ cũng chỉ có cử nhân đại học hay thạc sĩ thôi, nhưng họ học thật, bằng thật. Học ở những trường có bề dày thành tích, chẳng hạn tôi đã học ở Cornell University có bề dày thành tích kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ rưỡi là hơn 150 năm, trường này có hàng chục người đoạt giải Nobel khoa học, đó cũng chỉ là trường xếp thứ 13 về đào tạo ra các tỷ phú của thế giới thôi. University of Chicago nổi danh sản sinh ra tài năng và có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel khoa học gần đây cũng chỉ xếp hạng 6 vẫn bảo lưu kết quả lâu rồi mà các nhà phân tích Wall Street liệt kê khi họ phân tích tài chính và chứng khoán của các công ty đa quốc gia để theo dõi những CEO công nghệ, từ cơ khí, điện tử, vật lý, hóa sinh, và các công ty, các nhà phân tích kinh tế hay những tỷ phú đầu tư nổi tiếng học ở đó ra và chốt hồ sơ nó.

5 nhận xét:

  1. Con thì chắc không được rồi.
    Cô kiểm tra quyển sách này giúp con với, có nên nghiêm cứu nó không ạ.
    https://www.aazea.com/book/intermediate-financial-management-finance-titles-in-the-brigham-family/

    Trả lờiXóa
  2. Ở đoạn có dấu (*).. Cô nên thay danh từ "người học" bằng "học viên" sẽ hay hơn đó. "Học viên" dùng để chỉ những người học và không quan trọng độ tuổi của người học, nên nó phù hợp trong trường hợp ở cái đoạn đó 😀. Cảm ơn PT rất nhiều ❤️

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. học viên chỉ là từ hán-việt thôi. khác gì nhau đâu.

      Xóa
  3. Tốt nghiệp Cử nhân khóa 4, khoa Tín dụng Ngân hàng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khóa 1978 – 1982.
    Sau 75 đại học luật sau đổi là đại học Kinh tế đào tạo các sinh viên cũ học 1 năm ra làm việc gọi là cao đẳng, một số người được giữ lại học thêm 2 năm ra là kỷ sư hay cử nhân gì đó. Tôi không hiểu ông này học cái gì mà lại khóa 4?

    Trả lờiXóa
  4. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-tang-truong-manh-gdp-binh-quan-dau-nguoi-uoc-dat-2400-usd-2017102310015457.htm

    Trả lờiXóa