Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Những con số dự trữ ngoại hối nhảy nhót linh tinh của NHNN VN công bố


Trong hành động khá hài hước mới đây, dẫn nguồn báo chí VN trích dẫn rằng: “Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII ngày 11/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, dự trữ ngoại hối hiện đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Đây là mức dự trữ ngoại hối lớn nhất được công bố từ trước đến nay.”.

Tức là như toou theo dõi sự công bố dự trữ ngoại hối của VN mà NHNN công bố thì tính từ tháng 7-10/2017 thì NHNN thu mua được hơn 3 tỷ $. Rổi từ tháng 7 trở lại đầu năm 2017 thì NHNN cũng thu mua được 3 tỷ $. Tổng cộng tính từ đầu năm 2017 cho tới thời điểm mới nhất ngày 11/10/2017 này thì NHNN VN đã mua tổng cộng được 6 tỷ $.

Nguồn dự trữ ngoại hối mua được rát khó hiểu và lý giải rất khó thuyết phục và thiếu nghiệp vụ chuyên môn về tài chính của NHNN. Họ lý luận dẫn nguồn tờ Vneconomy trích dẫn lại từ NHNN, rằng “chính sách áp trần lãi suất USD từ cuối 2015 với 0%/năm, bên cạnh nguồn lực chuyển hóa (thay vì găm giữ với huy động trả lãi suất như trước đây) vào sự gia tăng kỷ lục của dự trữ ngoại hối hơn 42 tỷ USD hiện nay (do người dân bán lại ngoại tệ, chuyển hóa sang VND).”.

Ngoài ra họ còn lý luận thêm một nghiệp vụ đầu tư ngoại hối nữa là tiền kiều hối đổ về VN tiếp tục tăng mạnh mẽ,…

Trước về dự trữ ngoại hối của VN thì trước đây nhiều lần tối hay phân tích nên không đi sâu vào chuyện mơ hồ và hàm hồ về cách công bố dự trữ ngoại hối của VN là không giống ai, và cũng chẳng có quỹ thị trường tiền tệ nào theo dõi bút ghi cả, nhất là các thị trường giao dịch tài chính, hay các tổ chức tài chính của các ngân hàng lớn có uy tín của quốc tế họ không xác nhận cả. Thực tế dự trữ ngoại hối của VN trước đây nó được theo dõi rất chặt chẽ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do ngưởi Nhật làm chủ đầu tư và một phần do WB theo dõi, vì dù sao hai định chế tài chính này cũng là chủ nợ và chủ đầu tư tài trợ vốn rất lớn cho VN kể từ khi quốc gia này mở cửa cũng như việc Mỹ nới lỏng là không ngăn cản các nước khác cho VN vay tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế kể từ năm 1993,…

Đối với hồ sơ công bố ngoại hối của VN là họ hay ảo giác mơ hồ là công bố theo ngẫu hứng là bất kể thời gian nào họ cũng có thể công bố khối dự trữ ngoại hối của họ cả. Và điều bất thường là họ chỉ công bố hồ sơ dự trữ ngoại hối của họ theo đà tăng chứ không khi nào họ công bố dự trữ ngoại hối của họ sụt giảm bao nhiêu cả. Họ thường công bố dự trữ ngoại hối của họ vào thời điểm như bầu bán hay bô sung nhân sự chức vụ Thống đốc NHNN (trường hợp của ông cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình vốn nổi tiếng gian dối trong báo cáo thành tích), hoặc họ công bố thành tích dự trữ ngoại hối hay thành tích tăng trưởng GDP kinh tế vượt bậc đầy khả quan trong các Hội nghị lần thứ mấy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mấy gì đó,…kể cả thay đổi nhân sự rất đáng nghi và đáng ngờ.

Tôi thì vẫn tiếp tục nói thêm về chính trị VN, rồi sẽ nói tiếp về kinh tế tài chính, hay dự trữ ngoại hối ở VN mới được công bố. Đó là chuyện rất phi thị trường trong việc công bố dự trữ ngoại hối mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng đọc báo cáo. Nó giống như câu chuyện mà người Mỹ họ theo dõi ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phe nào đó chơi xấu trước đây ông này đọc diễn văn mừng 30/4 gì đó với khẩu hiệu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Pháp chạy,…”. Đó là bởi vì làm sao mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng này cũng theo dõi và có nghiệp vụ về công bố dự trữ ngoại hối được, dù có ai soạn sẵn con số ấy thì ông Trọng cũng không nên đọc nó, vì đó không phải là nghiệp vụ tuyên truyền của ông.

Hãy nhớ rằng công bố dự trữ ngoại hối nó phải do ông Thống đốc NHNN, hay Ngân hàng trung ương công bố chứ không phải do ông tổng thống hay ông thủ tướng bất ngờ công bố, vì nước khác họ không bao giờ làm chuyện này cả, họ chỉ báo cáo cho chính phủ đó theo dõi thôi, và nó được phân tích lại để kiểm kê do các cố vấn kinh tế hay các tổ chức phân tích kinh tế của họ đánh giá thôi. Việc ông Trọng dành đọc công bố dự trữ ngoại hối cao nhất của VN vừa qua trước các chính trị gia của họ nó cho thấy ông Trọng có vẻ như đã quá lú lẫn rồi, hoặc có thể sau việc “nung củi đốt lò” hay kỷ luật ai gì đó mất tác dụng, vì có vẻ như ngay cả giới lãnh đạo cao cấp và giới chính trị gia ở VN không còn kỳ vọng vò ông Trọng này nữa, là họ cũng thấy ra sự cản trở về kinh tế và ngoại thương cho VN khi nào ông này vẫn còn ngồi ghế Tổng bí thư này.

Trở lại hồ sơ dự trữ ngoại hối của VN, hãy nhớ rằng việc công bố dự trữ ngoại hối thì quỹ thị trường tiền tệ hay các định chế tài chính quốc tế thì họ khuyến khích và chỉ gi hồ sơ công bố dự trữ ngoại hối ấy kỳ hạn 1-tháng, hay ít ra 1 quý thôi. Thí dụ các nước có thị trường gần VN thì trong tháng 9 này thì dự trữ ngoại hối của TQ được ghi nhận là 3.109 tỷ $. Trong khi xứ Bangladesh có nền kinh tế tương đồng với VN, nhưng đi sau VN mấy chuc năm vì xung đột chính trị, mở cửa thị trường muộn thì dự trữ ngoại hối của họ hết tháng 9/2017 sụt giảm 1,1 tỷ $, và còn 32,9 tỷ $ thôi. Vì trước đó họ có gần 34 tỷ $. Indonesia có 129,4 tỷ $ (tăng được 600 triệu $, vì đạt thặng dư thương mại rất lớn bù cho cả trả nợ 1,7 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 mới đáo hạn vay lắt nhắt trước đây). Thailand tích lũy được khối dự trữ ngoại hối 196,9 tỷ $ (tăng được 6 tỷ $ so với tháng 8/2017), trong khi Philippines thì dự trữ ngoại hối liên tục sút giảm vì cái ông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang gây bất ổn phe phái ở xứ này và chỉ lo bắn giết, khiến cho quốc gia này chia rẽ, thậm chí là xung đột quân sự làm cho thị trường tài chính và chứng khoán quốc gia này bị nước ngoài rút vốn. Dự trữ ngoại hối của Philippines chỉ còn 81,34 tỷ $ thôi (mức cao nhất 86,2 tỷ $ trong tháng 9/2016). Malaysia thì hết tháng 9 này thì dự trữ ngoại hối của họ tăng được chút ít lên 100,6 tỷ $. Tăng được 6 tỷ $ kể từ tháng 7/2017,….

Đối với việc công bố dự trữ ngoại hối VN thì rất ít có tổ chức nào tin cậy bút ghi cả. Đó là điều đáng tiếc. Bởi vì ở VN họ chỉ thông cáo là công bố dự trữ ngoại hối niêm yết bằng đồng USD chứ họ không công bố dự trữ ấy bằng đồng tiền khác như đang nắm bao nhiêu trái phiếu doanh nghiệp hay chính phủ của nước nào.  Vì dự trữ ngoại hối không nhất thiết phải bằng đồng USD mà còn đồng tiền khác như đồng EUR, JPY, và đồng tiền các nước Âu châu không nằm trong đồng EUR khác như British Pound (của Anh quốc), Swiss Franc (Thụy Sĩ),….

Dự trữ ngoại hối không nhất thiết phải gom một đống tiền USD cất trong ngăn kéo để không sinh lời với lãi chết 0% mà tiền Mỹ còn sụt giá. Nếu khôn khéo có chuyên môn về nghiệp vụ đầu tư tài chính thì có thể chuyển đổi tích trữ dự trữ ngoại hối bằng đồng EUR trong bảo toàn vốn đầu tư ngoại hối mà còn có lời. Chẳng hạn nếu VN nói tích trữ ngoại hối bằng tiền USD với lý luận neo tỷ giá của họ thì đồng USD tính từ đầu năm 2017 cho tới nay thì sụt giá tới -9,32%. Vì vậy dự trữ ngoại hối sẽ ụt giảm, còn nếu tích trữ dự trữ ngoại hối một phần hay phân nửa chuyển sang trái phiếu hay tài sản niêm yết bằng đồng EUR thì dự trữ ngoại hối của VN sẽ tăng 12,90% tính từ đầu năm cho tới nay.

Thực tế dự trữ ngoại hối của VN ngay cả cái NHNN VN này họ cũng chả biết họ đang giữ bao nhiêu trái phiếu kho bạc Mỹ niêm yết bằng đồng USD luôn. Đó là tôi nhắc lại kể từ khi Bộ Tài chính Mỹ chỉ công bố niêm yết trên thị trường cho hồ sơ các tổ chức hay các ngân hàng trung ương các nước nào năm giữ dự trữ ngoại hối bằng trái phiếu kho bạc Mỹ trên 30 tỷ $ trở lên thì ở VN giới chức phân tích kinh tế mất tín hiệu. Cả vài ông bà Phó thống đốc NHNN VN cũng vậy.

Đó là tôi công bố luôn, tính tới thời điểm hết năm 2016 thì VN đang nắm giữ tài sản dự trữ ngoại hối đáng tin cậy nhất là 13,8 tỷ $ (cao hơn Malaysia 600 triệu $). Trong tháng 8 năm 2014 thì VN từng nắm giữ mức cao kỷ lục tới 14,6 tỷ $ tài sản đồng USD bằng hình thức đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ này. Sau ấy vì kẹt tiền và VN phát hành  1 tỷ $ vay thêm tiền để làm gì thì chả ai rõ, rồi dự tính phát hành thêm 3 tỷ $ trái phiếu ngoại tệ nữa mà bất thành vì lợi suất trái phiếu quá cao và rủi ro thì cuối năm 2015 VN bán đi 2,3 tỷ $ trái phiếu kho bạc Mỹ là rất trùng hợp khi họ đi vay nợ bất thành 3 tỷ $. Vì rút tiền đem nộp tờ trái phiếu cho Bộ Tài chính Mỹ để lấy về mấy tỷ $ (kể cả đỡ đòn tỷ giá khi TQ phá giá tiền tệ RMB của họ trong tháng 8/2015), quả nhiên sau ấy tỷ giá hối đoái tiền tệ VND neo vào đồng USD sụt giá tan tành khiến VN hốt hoảng và hoảng loạn có lẽ họ lại đi kiếm tiền ở đâu đó mua trái phiếu kho bạc Mỹ để neo tỷ giá vào đồng USD cho nó khỏi sụt giá.

Tại Việt Nam, dự trữ ngoại hối là tài sản nước ngoài do ngân hàng trung ương nắm giữ hoặc kiểm soát. Dự trữ được làm bằng vàng hoặc một loại tiền tệ cụ thể. Họ cũng có thể là các quyền rút vốn đặc biệt và các chứng khoán có thể bán được bằng ngoại tệ như các kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán và cho vay bằng ngoại tệ. Trang này cung cấp - Dự trữ ngoại hối Việt Nam - giá trị thực tế, dữ liệu lịch sử, dự báo, biểu đồ, thống kê, lịch kinh tế và tin tức. Dự trữ ngoại hối Việt Nam - dữ liệu thực tế, biểu đồ lịch sử và lịch phát hành - được cập nhật lần cuối vào tháng 10 năm 2017.

Sau cùng tôi nhắc lại là khi công bố dự trữ ngoại hối cần phân tích và hiểu rằng VN đang giữ bao nhiêu ngoại tệ bằng một đồng tiền cụ thể nào như trái phiếu của nước nào, như trái phiếu doanh nghiệp hay kho bạc của đồng tiền nào. Không ai có thể nói giữ ngoại hối cả là nếu tính từ cuối năm 2015 cho tới tháng 10/2017 thì VN mua được 16,4 tỷ $ mà đa số là người dân bán cho NHNN công tiền kiều hối nhờ chính sách lãi suất đồng USD mà NHNN duy trì 0% với về bên kia là lãi suất tiền VND tăng lên để hấp dẫn người dân và giới đầu tư bán ngoại tệ chuyển sang VND kiếm lời nhờ chênh lệch lãi suất tiền VND cao. Đó là lý luận rất ngu ngốc là nói như thế thì nước nào cũng có thể vét USD bằng nghiệp vụ tăng lãi suất đồng nội tệ bất kể rủi ro sản xuất hay xuất khẩu là chả cần biết doanh nghiệp có vay tiền được hay không để tài trợ ngoại thương xuất khẩu thu về ngoại tệ nhờ đạt thặng dư thương mại của họ.

Chuyện thứ nữa làm sao mà hàm hồ là họ không nghĩ đến chuyện tích cự tăng dự trữ ngoại hối của họ bằng ngoại thương nhờ xuất khẩu nhờ lãi suất đồng nội tệ thấp, doanh nghiệp dễ đi vay đầu tư sản xuất có lời.

Đối với VN, họ khoe khoang thành tích dự trữ ngoại hối 45 tỷ $ hay 100 tỷ $ cũng chả sao vì đâu có thì trường tài chính nào ghi nhận đâu. Chuyện quan trọng nữa là như tôi hay nói việc VN hiện nay tăng xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn tổng sản lượng GDP kinh tế của họ là ưa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu cũng như trả nợ đáo hạn các tờ giấy nợ vay nợ kỳ hạn nào? Nếu thấy rằng vì nghiện nhập khẩu nhiều nên cần ngoại tệ lớn kể cả trả nợ lớn thì coi lại cái khối dự trữ ngoại hối 45 tỷ $ có đủ để chi trả từ ba đến sáu tháng nhập khẩu hay không, kể cả tài trợ trả nợ nữa. Vì hiện nay mức nợ công của VN cũng xác lập đỉnh nợ cao nhất của nó. Bàu học là Hy Lạp bất ngờ rơi vào khủng hoảng tài chính lẫn kinh tế khi họ không đủ dự trữ ngoại hối để tài trợ trả nợ đáo hạn các tờ trái phiếu đáo hạn trong 6-12 tháng, và không đủ tiền tài trợ cho nhập khẩu 3 tháng thì con hoảng loạn bùng phát và kết cục trả giá đắt đỏ bởi vỡ nợ nó ập đến rất nhanh như cơn bão vậy, khi bão tan đi thì tàn phá hết mội thứ trong chốc lát nên VN hết sức chú ý nó.


(*) Tỷ giá hói đoái United States Dollar / Viet Nam Dong khoanh dấu tròn tô màu xanh khi VN bán đi dự trữ ngoại hối niêm yết bằng đồng USD bẳng hình thức đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 8/2015 khiến tiền VND sụt giá tan tành khi TQ chơi trò cùng quẫn phá giá đồng RMB vì xuất khẩu đình đốn của TQ cộng thị trường cổ phiếu của TQ vỡ vụn trong tuần thứ 2 của tháng 6/2015. Cộng dự trữ ngoại hối của TQ sút giảm và giới đầu tư hay công chúng tại TQ bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng RMB chuyển qua tài sản đồng USD, JPY.

(**) Việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng công bố dự trữ ngoại hối của VN mức cao nhất 45 tỷ $ hay bao nhiêu đó là rất hàm hồ và lú lẫn. Nó không phải là trách nhiệm hay nhiệm vụ và nghiệp vụ theo dõi của ông Trọng. Việc làm như thế chỉ gây thiệt hại cho VN là giới đầu tư và thị trường họ lại nghĩ "chính trường can thiệp quá sau vào thị trường". Đó là điều không hay ho gì khi những người có tâm huyết lãnh đạo cấp tiến gồng ganh kinh tế và kinh doanh đeo đuổi cho VN là "thị trường" thì cái ông Trọng này có vẻ hay thích thò bàn tay vào can thiệp nó gây cười cho thiên hạ. Thật hết biết nổi ông này. Đúng là bất hạnh cho người dân VN. Bởi vì tại VN đang xẩy ra thiên tai gây gây phẫn nộ cho người dân thì ông Trọng này có vẻ như chả quan tâm mà ông ta chỉ quan tâm mình là người là thánh nhân nào đó hiểu biết mọi thứ, lo toan mọi thứ vớ vẩn toàn là gây họa cho VN.


7 nhận xét:

  1. Đối với cs khi họ nói " có " tức là ...không có gì cả và khi cs nói" không " có nghĩa là...có ..và khi họ ngậm miệng ..tức là hết thuốc chữa,,,chẳng còn gì để nói.Thật đấy cứ ngẫm nghĩ những gì thực tế đã xảy ra là hiểu được bản chất của họ..đúng như Gorbachev - Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên Xô nhận định : "......"

    Trả lờiXóa
  2. hết thuốc chữa rồi chị ơi, người dân ai cũng biết mà không làm gì được. hở ra cái bắt bỏ tù,đàn áp như vậy những ngừoi dám nói sự thật.

    Trả lờiXóa
  3. Lại tìm được chị Phương Thơ rồi...

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn chị đã phân tích rành mạch dễ hiểu cho người dân VN.

    Trả lờiXóa
  5. Thực tế thì từ đầu năm đến nay sbv đã mua vào được hơn 6 tỷ USD từ các NH thương mại chị ạ. Tuy nhiên có điều là 6 tỷ đó bằng đúng con số tăng lên của dự trư ngoại hối nhưng không nói là bán ra bao nhiêu.

    Trả lờiXóa
  6. Chị phân tích bài này đi ạ: http://m.cafebiz.vn/gia-thi-thi-truong-cua-bitcoin-vuot-ca-2-dai-gia-ngan-hang-goldman-sachs-va-morgan-stanley-20171017143124342.chn

    Trả lờiXóa