KHI LUẬT SƯ CŨNG TRỞ THÀNH NHÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đó là trong hồ sơ bài báo: “Đánh thuế tiền lãi tiết kiệm để bịt
kẽ hở”:
http://tuoitre.vn/danh-thue-tien-lai-tiet-kiem-de-bit-ke-ho-20170930205952605.htm,
bài phân tích của luật sư Phạm Thế Vinh -- Công ty Tư vấn Luật & Kiểm toán
Hoàng Gia – SCCT. Rồi trước ấy là các bài phân tích của các bà giáo sư viện sĩ
kinh tế học ở Đông Âu hay Liên Xô cũng đề cập vấn đề tài chính ngân hàng ở VN,
và họ thường hay lấy so sánh trường hợp VN với các nước tiên tiến như Âu châu,
Mỹ,…. Để áp dụng cho VN, họ gọi là “thí điểm”, học tập kinh nghiệm của thiên
hạ.
Trước hết tôi nhận xét rằng, tại VN có món đặc sản mà người ta
rất thích nó, đó là đặc sản chung là nhà văn, nhà thơ cũng có thể trở thành nhà
phân tích kinh tế, tài chính, một ông tướng công an, quân đội cũng kịp trở
thành một chiến lược gia phân tích kinh tế, tài chính vĩ mô quốc tế, và bây giờ
giới luật gia, luật sư sau khi Quốc hội VN đã biểu quyết thông qua Bộ luật hình
sự sửa đổi trong đó có quy định buộc luật sư phải tố giác thân chủ thì có vẻ
như nghề luật sư ở VN ế khách không có thân chủ thuê thì người ta rảnh việc lấn
sân qua chuyên môn về nghiệp vụ phân tích tư vấn về tài chính, mà cụ thể là họ
đề xuất đánh thuế cao vào các chương mục ký thác tiền gửi của thân chủ ở VN. Họ
chỉ biết đọc bài báo phân tích ở ccs nước giàu tư bản để so sánh với VN rồi đưa
ra khuyến nghị cho nhà nước đánh thuế vào chương mục tiền ký thác của thân chủ
với nhiều phân tích hàm hồ và hồ đổ thiển cẩn vô cùng tai hại cho quốc gia mà
về nghiệp vụ thì những đám người luật gia này không có tư cách hay chỗ đứng
trong xã hội để đề xuất nó mà vượt thẩm quyền cả ngân hàng trung ương (VN gọi
là NHNN), và các cơ quan tư vấn đội ngũ kinh tế gia, nhà phân tích tài chính
của nhà nước VN này.
Việc đề xuất đánh thuế hay hạ lãi suất âm so với lạm phát, hay
các lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực dương, lãi suất chỉ đạo cơ bản,… thì
quyết định ấy nó do lãnh đạo hội đồng thống đốc ngân hàng trung ương các nước
trên thế giới hay ngân hàng nhà nước VN mới có thẩm quyền quyết định nó, vì
trong hội đồng thống đốc NHNN VN hay kể các các ngân hàng trung ương các nước
thì họ đã phải có giới chuyên gia am hiểu chuyên môn phân tích về tài chính,
phân tích về thuế trong tài chính rồi, họ tất nhiên phải có kinh nghiệm phân
tích vĩ mô của nền kinh tế, để quyết định như thế nào về lãi suất, thuế ấy
trong nghiệp vụ rất chuyên môn về phân tích tài chính như chiến lược gia am
hiểu phân tích thanh khoản trong tài chính, phân tích nguồn cung tiền, phân
tích giao dịch hàng hóa giá cả trong lạm phát,….rồi cân nhắc từng trường hợp mà
tính toán về duy trì lãi suất của họ sao cho có hợp lý, tất nhiên họ cần căn cứ
trên giá trị khoản nợ công, nợ nước ngoài ở thước đo nào, lợi suất trái phiếu
đang ở thang nhiệt kế nào, là cao hay thấp để dùng thủ thuật tài chính tín dụng
đưa vào sinh hoạt kinh tế và kinh doanh sao cho có lợi, vì những thứ đó tác
động lên sự tăng giảm đồng nội tệ của họ,….
Về hồ sơ chuyên môn, tôi loại trừ những chuyện so sánh thiên
đường thuế, mà các công ty bình phong “offshore” hay con gọi là công ty vỏ sò
“shell company” trốn thuế ở các xứ thiên đường không thuế và các vụ tai tiếng
về thuế như trong vụ Panama Papers (2016), Luxembourg (2014), HSBC Thụy Sĩ
(2015),….các vùng lãnh thổ các quốc gia ưa trốn thuế của các công ty bình phong
và giới nhà giàu như Hồng Kông và Singapore, British Virgin Islands, Hongkong,
Cayman, kể cả một số các bang Delaware, Nevada, Wyoming của Mỹ,…. Đó là chuyện
xa VN.
Còn về hồ sơ thuế ngân hàng ở VN mà giới luật sư nhảy sang lĩnh
vực tài chính ngân hàng đề xuất đánh thuế vào các mỗi trương mục ký thác có mức
lãi cao (tất nhiên phải gửi tiền nhiều có thể từ 1 tỷ VND đến 3 tỷ VND trở
lên), có lẽ mấy tay luật sư này họ không hiểu về đặc sản hệ thống tài chính
ngân hàng mỗi nước, đó là hệ thông ngân hàng trung ương và thương mại các quốc
gia đều khác biệt về lãi suất, tỷ giá hối đoái, đồng tiền có giá và không có
giá trong giao dịch ngoại thương.
Chuyện chuyên môn nữa là ở VN mấy ông bà luật gia, kinh tế gia
quốc doanh họ hay so sánh lãi suất của các nước có nghiệp vụ đầu tư tài chính cao
độ cả hàng thế kỷ nay, nhưng họ rất ít đề cập để so sánh các khí cụ đầu tư lãi
suất tinh vi khác như lãi suất LIBOR đóng vai trò là một tham chiếu và tỷ lệ
chuẩn trong nghiệp vụ đầu tư lãi suất này (có lẽ họ không hiểu biết nó), vì hầu
hết mức giá cước lãi suất ấy nó chi phối cả các lãi suất đồng tiền như USD,
EUR, Yen Nhật (JPY), Pound (đồng bảng Anh), Franc Thụy Sĩ, đồng đô la Úc, đồng
Dollar Canada, đồng Dollar New Zealand, đồn Krona Thụy Điển, rồi Krone Đan
Mạch,…rồi các nghiệp vụ khác trong đầu tư tài chính của lãi suất ngắn hạn liên
ngân hàng tại các nước Á châu như TIBOR (Tokyo), MIBOR (Mumbai), SIBOR
(Singapore) và HIBOR (Hồng Kông),… Thậm chí các nước dùng chung đồng EUR họ còn
có giá cước lãi suất rất tinh vi là lãi suất EONIA (lãi suất qua đêm áp dụng
cho đồng EUR như kỳ hạn ngắn qua đêm của lãi suất EURIBOR). Hãy nhớ rằng lãi
suất EURIBOR rất nổi tiếng, chỉ xếp sau thị trường tài chính lãi suất LIBOR.
Qua đó khi tính lãi suất hay tính thuế gì đó thì ở VN họ cần xem
xét rằng mình đã có nghiệp vụ đầu tư này như họ chưa. Đối với VN thì tỷ lệ lãi
suất ký thác kể cả lãi suất cơ bản chỉ đạo do NHNN ấn định thì còn hơn gấp đôi
hay gấp bốn lần lãi suất cho vay của các nước Mỹ, Âu châu thì làm sao mà hay đi
so sánh với VN với họ được.
Về hồ sơ lãi suất mà VN hay so sánh các nước có giá cước âm như
hình thức đánh thuế công khai trên tất cả các giao dịch thì lại khập khiễng và
kém chuyên môn. Đó là tôi hay nhắc lại hiện nay các nước day trì lãi suất âm
tiêu cực của họ bằng đồng nội tệ như Thụy Sĩ âm -0,75%, Ddan Mạch âm -0,65%,
Thụy Điển âm -0,50%, Nhật âm -0,10%. Đối với các nước dùng đồng EUR thì ECB vẫn
giữ tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0%, trong khi lãi suất tiền gửi bằng đồng EUR
là âm -0,40%, lãi suất cho vay là 0,25%.
Đó là bởi vì họ còn có nhiều nghiệp đầu tư tài chính rất tinh vi
như đã nói ở trên, đó là họ hạ lãi suất và khuyến khích doanh nghiệp và người
dân vay tiêu dùng nhờ lãi suất thấp, kể cả họ mua tài sản của các doanh nghiệp
mắc nợ như mua chứng phiếu để trả ra bạc mặt cho doanh nghiệp có tiền đầu tư
cho kinh tế. Vì các nước này đang lãnh đòn giảm phát, tiền nhiều và tăng giá
cũng như có giá trị. Thậm chí là đồng tiền các nước đó còn tăng giá mạnh hơn cả
tỷ lệ lạm phát của VN hay tỷ lệ lãi vay lớn của VN mà NHNN quốc gia này đang áp
dụng.
Chẳng hạn đối với đồng EUR nếu tính từ đầu năm 2017 cho tới thời
điểm này thì đồng EUR đã tăng giá 12,30% so với đồng USD, trong khi kỳ vọng lạm
phát lý tưởng 2% thì sụt xuống số âm, vì vậy dù có lãi suất âm -0,40% niêm yết
bằng đồng EUR hay kể cả hình thức đánh thuế tiền tiết kiệm khác đi nữa thì giới
đầu tư và công chúng vẫn lời lớn.
Trở lại hồ sơ bài báo và tôi trình vấn đề cơ bản nhất về nghiệp
vụ ngân hàng. Trước tôi nhắc lại là đừng nghĩ rằng mỗi ngân hàng thương mại đều
trang bịu cho mình một cái nhà máy in tiền mà ai đó chỉ cần vô đó nhấn nút thì
tha hồ là có bạc cho vay mà khỏi cần nghĩ đến nhận tiền ký thác của công chúng.
Hãy nhớ rằng chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại là gì? Đó là ngân hàng
có chức năng “điều tiết nghiệp vụ tài chính trung gian”. Điều đó có nghĩa là
ngân hàng nhận tiền ký thác của người gửi tiền và cho vay ra kiếm lời nhờ sai
biệt hay chênh lệch lãi suất để đưa nghiệp vụ tín dụng ấy vào sản xuất kinh tế.
Vế bên kia là ngân hàng sẽ trả tiền lời gọi là tiền lãi cho người ký thác, nó
như là một thỏa thuận đầu tư là cả người gửi tiền ký thác và ngân hàng cho vay
ấy đều nhắm mục đích kiếm lời, nếu như ngân hàng ấy có nghiệm vụ chuyên môn và
kinh nghiệm thẩm định rủi ro vay nợ là mục đích sau cùng sẽ thu hồi được tiền
cho vay cả lãi lẫn tiền gốc và khách vay trả đủ khi đáo hạn phải trả cả vốn gốc
lẫn lãi.
Đó là nghiệp vụ rất cơ bản của ngân hàng, và tất nhiên trong
thẩm lượng cho vay thì ngân hàng nếu giàu kinh nghiệm thì họ tư vấn giúp cho
thân chủ là khách, hay doanh nghiệp đi vay đó về nghiệp vụ đầu tư như dự báo
giá hàng hóa sản xuất với kỳ vọng như thế nào trong kỳ hạn vay đó để daonh
nghiệp họ đầu tư tối đa có lợi nhuận thì ta có 4 thứ tốt đẹp cho kinh tế. Môt
là người gửi tiền tiết kiệm thì có thêm mức lời (tất nhiên phải cao hơn lạm
phát), hai là ngân hàng thì có được khoản lời trung gian, ba là doanh nghiệp
thì có được khoản lời nhờ vay tiền mở rộng sản xuất kinh doanh hiệu quả, bốn là
người lao động được tuyển dụng thêm và mức lương tăng thêm,….đấy là nghiệp vụ
đầu tư của người gửi ký thác kiếm lời và ngân hàng cho vay cũng kiếm lời nhờ
chênh lệch lãi suất, doanh nghiệp cũng đầu tư sản xuất bán hàng kiếm lời cao
hơn tiền vay, đây là nghiệp vụ ngân hàng trong trạng thái bình thường là ổn
định kinh tế, và không có lý do gì có một bên thứ 4 thứ 6 nào ấy nhảy vô đòi
kiếm thêm tiền lời nữa như hình thức mấy tay luật sư nhảy sang lĩnh vực tài
chính này đòi đánh thuế bù cho ngân sách. Vì chuyện thu ngân sách hay bị thâm
hụt ngân sách nhà nước đó là do bộ máy điều hành của chính phủ gây ra, đó là
đầu tư lãng phí, đó là bộ máy lãnh đạo cồng kềnh kém hiệu quả, đó là đi vay nợ
để đầu tưu vào các quả đấm thép kém hiệu năng, đó là duy ý tư duy nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN lấy doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy tăng trưởng
kinh tế, đó là nợ xấu ngân hàng khi cho vay vào nhóm lợi ích kinh doanh bất
động sản và cổ phiếu, khi giá cả đảo chiều sụt giá thì mất nợ thì đòi tăng thuế
phí bù vào để trả cho ngân sách nhà nước có thể bơm vốn vào ngân hàng mắc nợ
xấu ấy,….
Chuyện cơ bản khó tin nữa ở bài báo, tôi trích lược: “Doanh
nghiệp đi vay ngân hàng tiền lãi được khấu trừ vào thuế, vậy là nhà đầu tư có
thể lách kẽ hở đó bằng cách huy động góp vốn rồi đem gửi ngân hàng để tiền đẻ
ra tiền. Họ đã làm ngân sách thất thu như thế nào?”. Đây là mẫu chốt rất đơn
giản và cũng rất chuyên môn mà tôi nói ra là người ta ngậm miệng lại.
Đó là khi doanh nghiệp đi vay tiền, kể cả vay số tiền lớn thì
ngân hàng họ đã có nghiệp vụ sơ đẳng nhất là thẩm tra doanh nghiệp ấy rồi, và
tất nhiên ở VN hay một số nước khác thì khi vay như vậy thì doanh nghiệp họ
phải thế chấp tài sản như nhà kho, máy móc, nhà xưởng sản xuất, kể cả đất đai
bất động sản, xe ô tô hay bất cứ tài sản nào có giá mà ngân hàng cho vay ấy họ
đánh giá là ngang giá với tiền vay đó. Đôi khi ngân hàng thường thẩm tra giá
tài sản thế chấp của doanh nghiệp ấy rất thấp lả thấp hơn rất nhiều số tiền vay
thì đâu có lý do gì dễ vay tiền đắp đầu này bù đầu kia để mà người ta kiếm lãi
nhiều tầng được. Vì khi đi vay thì bên cho vay và người đi vay phải chứng minh
được khả năng vay và trả để kinh doanh có lời.
Trừ trường hợp nhóm lợi ích thân hữu, hay các đại công ty nhà
nước như Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xưa kia gửi lãi
nhiều ngàn tỷ VND để kiếm lời, và ngân hàng liên kết với các tập đoàn kinh tế
nhà nước và nhóm lợi ích lập đầu tư cổ phần ngân hàng để lập công ty tài chính
hay ngân hàng sân sau để huy động tiền ký thác lớn của công chúng từ ngân hàng
mẹ để làm nghiệp vụ cho vay dự án vẽ ra như dự án thế chấp bất động sản ảo giá
trị thấp được ngân hàng định giá cao gấp nhiều lần giá trị tài sản thế chấp ấy
để vay được thật nhiều tiền để đầu tư vào các dự án rủi ro khác. Đó là khi bong
bóng đầu tư bị bể thì người vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng thì siết nợ là
thu hồi các dự án ảo định giá cao ấy thì ngân hàng thua lỗ nặng, vì tài sản thế
chấp ấy thực tế không có giá trị bao nhiêu, và hậu quả nó đẻ ra món nợ xấu khó
đòi có lẽ sẽ mất, kết cục người ta phải lấy tiền ngân sách mà đắp vào đó hay
mua lại không đồng để tránh cho nó khỏi sụp đổ dây chuyền,….
VN đâu phải là nước có nền kinh tế thị trường mà đòi áp thuế như nước có nền kinh tế thị trường..đúng là so sánh gà với vịt..bằng lý luận của kẻ cướp ngày
Trả lờiXóa