Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

KHI CUỐN SÁCH CHIẾN TRANH TIỀN TỆ VIẾT BẬY !?


Trước hết thuật ngữ: Cuộc chiến tranh tiền tệ được đặt ra trong năm 2010 bởi Bộ trưởng Tài chính Guido Mantega của Brazil. Một bộ trưởng bất tài vô năng lực, và được nhiều người tham gia bình phẩm và viết vào đó thành cuốn tiểu thuyết rất ly kỳ nhảm nhí gây hoang mang cho nhiều nước và nhiều nhà kinh tế kém cỏi của các nước bám vào đó.

Ở đây ta lược giản và định nghĩa về "một cuộc chiến tranh tiền tệ". Đó là khi một quốc gia thông qua công cụ của ngân hàng trung ương (VN gọi là ngân hàng nhà nước), họ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm để hạ thấp giá trị đơn vị tiền tệ của họ (gọi là đồng nội tế) để trợ giá cho xuất khẩu bằng cách làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn để chiếm ưu thế về kim ngạch xuất khẩu so với các nước khác, nhằm đạt tối đa xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp nước đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn,...".

Ôi thôi kẻ đưa ra khái niệm chiến tranh tiền tệ của xứ Brazil lại là quốc gia lãnh đòn khủng hoảng kinh tế trước tiên vào giai đoạn năm 2014, rồi 2015, và suốt năm 2016 vừa qua khi đồng BRL của Brazil sụt giá tan tành có lúc trong năm 2015 mất giá đến hơn 65% mà có khá lên được trong xuất khẩu đâu, vì tiền siêu rẻ, và đến nay cũng thế dù đồng BRL có phục hồi lại chút ít so với đồng $, nhưng cũng chẳng khá lên nổi và nền kinh tế tan tành. dù rằng đồng Real của Brazil đã từng xác lập mức trượt giá cao nhất mọi thời đại trong tháng 9/2015 khi phải tới 4,18 BRL mới đổi được 1 $, và hiện chỉ còn 3,17 BRL.

Các trường hợp như trường hợp đồng Ruble Nga (RUB) bắt đầu sụt giá vào mấy tháng cuối năm 2014 thì GDP của Nga thì lãnh đòn âm và suy thoái kinh tế, người ta thì đổ lỗi cho giá dầu giảm, và đó là tốt vì đồng RUB mất giá giúp Nga có bài học là tái cơ cấu đa dạng nền kinh tế, và xuất khẩu hàng hóa của Nga sẽ cạnh tranh hơn. Hãy nhớ rằng trước ấy vào năm 2013-GDP của Nga từng đạt mức cao nhất là 2.230,63 tỷ USD, và Rúp Nga chỉ dao động trung bình năm 2013 là quanh cái mốc 31,7 RUB mua được 1 $ thì khi đồng RUB sụt giá có lúc 82,45 RUB = 1 $ vào tháng Giêng năm 2016, còn năm 2015 thì rơi giá tan tành, thì GDP của Nga sụt giảm đến 904 tỷ $ (vì GDP của Nga năm 2013 là 2.230 tỷ $ thì năm 2015 chỉ còn 1.326 tỷ $, năm 2016 còn sụt tệ hơn và nền kinh tế Nga bị Hàn Quốc vượt mặt.

Hãy nhớ rằng khi phân tích kinh tế để quyết định việc gì đó cho kinh tế như tận dụng giá đồng bạc giảm giá để tăng sản xuất và tăng xuất khẩu, hay tăng đầu tư,...thì cần ghi nhớ rằng như tôi hay phân tích các biện pháp kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu tài chính nó chỉ áp dụng và hoạt động tốt khi quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát thấp. Nợ phát hành bằng đồng nội tệ,…chi phí lợi suất trái phiếu thấp. Điều đó nôm na là các chính phủ chỉ có thể đi vay với chi phí giá rẻ và mức lãi suất thấp. Nhưng tôi cảnh báo rằng, đối với nước có đồng tiền mất giá mà nạn lạm phát cao, cộng những chi phí khi lợi suất trái phiếu đắt, các chi phí vay vốn cũng đắt, và vay nợ nước ngoài lớn thì đó là công thức đơn giản chỉ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế cho các nước có đồng bạc bị mất giá mà đòi tăng sản xuất để xuất khẩu nhờ tiền yếu bán hàng rẻ, và càng kích thích kinh tế như dung thủ thuật “chính sách nới lỏng tiền tệ” hay “chính sách tiền tệ mở rộng” thì nền kinh lãnh đòn thảm họa là tất yếu vài năm sau.
 Đó là tôi hay lặp lại vắn tắt, khi một quốc gia đã có mức thu nhập khá rồi, nhưng nợ nước ngoài quá cao nếu đồng nội tệ mất giá quá lớn, điều này dẫn đến sức tiêu thụ nội địa kém, lương bổng nhân công bị đánh sụt, phí tổn trả lãi và nợ tăng lên cao thì lấy đâu là lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế,...càng hạ giá đồng nội tệ để xuất khẩu thì càng bị lỗ nặng thì càng đẩy nền kinh tế chui vào lòng đất.

Thật bó tay là tại sao nhiều người hay nhẹ dạ cả tin những kẻ viết sách thì chưa bao giờ đầu tư. Có lẽ tôi sẽ chuyển nghề từ nhà phân tích tài chính sang nghề dạy học tài chính tại VN sẽ kiếm bộn tiền. Vì nhiều độc giả đặt câu hỏi, tôi thì phân tích đại ai đó ở tin nhắn đầu tiên,…

(*) Tỷ giá hối đoái đồng USD / Real đo bằng H.10 (Foreign Exchange Rates). Bạn đọc xem ở đây: https://www.federalreserve.gov/releases/H10/hist/dat00_bz.htm. Về chuyên môn tỷ giá này tôi đã giải thích và hay phân tích trước đây nhiều lần rồi. Ta thấy nền kinh tế Brazil tan tành mấy khói khi đồng bạc của họ sụt giá quá nặng vài năm gần đây.

(**) Kích thích kinh tế bằng thủ thuật tài chính để làm giảm giá đồng tiền có kiểm soát chỉ có tác dụng khi chi phí lợi suất trái phiếu xuống thấp, tức là lãi vay ngân hàng cũng sẽ thấp,...

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Chị PT mà dạy học ở VN thì các bác lãnh đạo bị bóc mẽ hết! Hihi! Hy vọng một ngày gần nhât được nghe chị giảng ở VN

    Trả lờiXóa
  3. mong cô lập cái trường ở VN giảng dạy cho sinh viên chúng con, chứ bây giờ não bộ của sinh viên nó bị đông cứng rồi.

    Trả lờiXóa