Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Khi thị trường chạy trước "chính trường" ở VN.


Có một nơi hiếm hoi nhất trên thế giới, đó là quốc gia VN, một quốc gia luôn có tư thế hóa rồng hóa hổ bất cứ khi nào. Đó là nền kinh tế sản xuất dư thừa, dân số trẻ, độ tuổi tham gia lao động đông đảo, nền kinh tế dựa vào ngoại thương rất lớn. Đó là xuất nhập khẩu lớn hơn Tổng sản lượng GDP kinh tến của họ. Cụ thể tổng ngạch số ngoại thương xuất nhập khẩu năm 2016 của nền kinh tế VN có thể ước đoán 351 tỷ $ hay 352 tỷ $ gì đó, thậm chí lớn hơn. Đó là lớn hơn so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN trong năm 2016 là 203 tỷ $. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế dựa vào ngoại thương bán buôn xuất nhập khẩu của VN lớn hơn GDP năm 2016, và lớn hơn GDP của các nước như Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đan Mạch, Nam Phi,….Tức là xuất nhập khẩu của VN có thể chiếm tới 0,58% GDP kinh tế toàn cầu năm 2016.

Tuy nhiên trong hành động mới đây, phía chính phủ VN dự kiến nâng mức xuất khẩu cao hơn nữa. Điều đó là họ sẽ có thể chỉ định Samsung hay các công ty xuất khẩu của nước ngoài đang đâu tư ở VN sẽ tăng công suất để sản xuất dư thừa nguồn cung, cụ thể chỉ tiêu xuất khẩu dự kiến năm 2017 là 50 tỷ $ và các năm tiếp theo sẽ ở con số 70 tỷ $. Có nghĩa là Samsung sẽ chiếm phần lớn trong xuất khẩu của VN, keerc ả đóng góp GDP, có thể Samsung được kỳ vọng đóng góp với ngạch số chiếm 1/5,  hay 1/4 cho xuất khẩu sau này của VN.

Thật không may, quốc gia này chủ yếu xuất khẩu và vay mượn GDP của nước ngoài đóng góp. Nền kinh tế các xuất nhập khẩu nhiều thì càng héo úa là trả giá đắt về tài nguyên quá lớn lao. Đó là bởi vì quốc gia này có một sự phi lý khó hiểu là dân số đông, nhân công lao động lớn lao, nhưng bị cái bóng của cấp lãnh đạo bảo thủ giáo điều lớn tuổi già cỗi chi phối hết mọi sinh hoạt và đời sống kinh tế chính trị quốc gia này, là họ không có cái đầu chiến lược để tận dụng ưu thế của nền kinh tế hừng hực khí thế khát vọng đi lên này. 

Chiến lược phát triển kinh tế với tư duy giáo điều của cấp lãnh đạo bảo thủ giáo điều già cỗi. Đó là trong chiến lược phát triển kinh tế của VN luôn đi hết sai lầm này tới sai lầm khác, vì thích lệ thuộc và thân TQ, họ đề ra chiến lược quan hệ kinh tế lẫn chính trị với TQ bằng cách ưu ái đầu tư quá lớn cho TQ về tài nguyên thiên nhiên, cho đến nhiên liệu,…

Đã thế các các khoản tín dụng vay và cho vay được cấp phát  quá lớn dành cho các tập đoàn, công ty quốc doanh nhà nước để đầu tư vào các dự án lãng phí kém hiệu quả với đối tác TQ. Kết quốc gia này ngày nay chất lên núi nợ quá lớn, các công trình và dự án xây cất vĩ cuồng bao trủm cả nền kinh tế theo tư duy “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng này quyết liệt đeo đuổi chi phối đã đưa đất nước VN này gần như lệ thuộc tất cả vào TQ, tất cả các dự án kinh tế lớn từ Formosa Hà Tĩnh, Bauxite Tây Nguyên, Lâm Đồng, nhà máy nhiệt điện, rồi đào bới quặng sắt, kim loại, rồi than,…tất cả đều là tài nguyên được đầu tư gây ô nhiễm môi sinh và còn bán lại với giá rẻ mạt cho TQ, rồi cả dầu thô xuất khẩu qua TQ rất lớn bán với giá rất hời,….và sau ấy trả giá là nhập khẩu lại họ với giá đắt,…

Đối với VN, họ tiếp tục phát huy thành tích neo nền kinh tế của họ vào ngoại thương xuất nhập khẩu. Điều đó họ cần có một nền kinh tế thị trường thực sự để hấp thụ hết hàng hóa hay GDP sản xuất của họ. Điều đó họ cần thu hút thêm vốn đầu tư FDI, có nghĩa là nếu họ muốn tăng ngạch số xuất khẩu lớn hơn thì họ phải đi tìm kiếm thêm các hiệp định thương mại tự do hay thuế quan từ đối tác chiến lược cho đến các hiệp định thương mại tự do song phương lẫn đa phương, hay các hiệp định thương mại thay thế TPP như thỏa ước Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Thật bất hạnh là mọi thứ đều đã bị đổ vỡ bởi một nhân vật thích dùng củi để đốt lò ấy mà tôi ngần ngại nêu tên. Họ, người này có vẻ họ không hiểu điều này là muốn xuất khẩu nhiều đâu phải là thích nói là được và chỉ đạo cho ai đó tăng xuất khẩu. Đó là họ cần nghĩ đến chuyện muốn bán hàng hay xuất khẩu cho ai với giá cả cạnh tranh thì cần phải mở rộng các hiệp định thương mại để gỡ bỏ hàng rào thuế quan và tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để dự phóng phân tích ước đoán cho nền kinh tế sản xuát dư thừa hấp thụ hết hàng hóa sản xuất ra chứ không thể muốn thích nói sản xuất để xuất khẩu bao nhiêu là được.

Cho nên kết luận của tôi là hiếm có nơi nào trên thế giới như VN là thị trường chạy trước chính trường (chính trị). Đó là nền kinh tế tư duy thị trường tư bản, là xuất nhập khẩu lớn hơn xuất nhập khẩu của nền kinh tế Đức, Nhật,....nếu so với GDP của mỗi nước, nhưng lại bị lèo lái dưới một tầng lớp lãnh đạo già cỗi bảo thủ không có tư duy của cái đầu ngoại thương và thị trường. Kết cục họ chỉ biết bơm bóng làm tăng con số GDP để tô hồng thành tích cá nhân, nhưng khỗn nỗi GDP nó lại tăng nhanh hơn thu nhập lợi tức của đồng lương người dân họ, thuế càng tăng, sức mua của người dân thì lại càng sụt giảm đi vì "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" là sản xuất bất kể lời lỗ,....


3 nhận xét:

  1. Cô nhận định khi nào cái socialism party kia sập đi, chứ chúng tôi khổ sở quá.

    Trả lờiXóa
  2. 3 năm bắt đầu từ năm 2018...vì họ không chấp nhận thay đổi từ trên xuống (nhẹ nhàng và êm ái giống như LX cũ )..nên theo quy luật tất yếu sẽ sụp đổ từ dưới lên..điều này cực kỳ nguy hiểm..và họ sẽ phải trả giá đắt ( Dấu hiệu đang dần hình thành khi TB Phương tây đã rút vốn dần dần..và hạ cấp quan hệ ...VN đang bí lối xuất khẩu...)

    Trả lờiXóa
  3. PT đã thông não rất nhiều người.

    Trả lờiXóa