Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Khi họ nhà FLC bơm bóng bất thường


Trong hồ sơ bài báo có một người bình luận: “Định giá FLC 9 tỷ USD, UniCap nói gì?”. Nguồn: http://vneconomy.vn/dia-oc/dinh-gia-flc-9-ty-usd-unicap-noi-gi-20171009121121747.htm

Thì nếu ai có kinh nghiệm đầu tư quốc tế có thể liệt kê hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán pử Thẩm Quyến qua chỉ số Shenzhen Composite Index sau vụ xì bóng cổ phiếu vào tuần thứ 2 của tháng 6.2015 thì tôi liên tưởng đến CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS), CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC) mà thuần về kinh doanh và đầu tư cổ phiếu thì FLC của họ Trịnh Văn Quyết là một bản sao chép của họ, và cũng chỉ là hạng công ty cò con so với các công ty kinh doanh bất động sản của TQ bị phá sản tan tành mà có năm người ta thống kê số lượng tỷ phú giấy của TQ đông đảo tới mức lớn hơn cả tổng số tỷ phủ Mỹ, Âu châu cộng lại. Kết cục khi bóng bể thì mọi thứ nó trở về mặt đất là tỷ phú Mỹ vẫn chiếm số lượng lớn và có tài sản lớn nhất thế giới.

Hãy nhớ rằng, về chuyên môn thì tỷ phú đi lên từ kinh doanh bất động sản và cũng là bậc thầy bơm bóng cổ phiếu ảo mà ngay cả bong bóng cổ phiếu bất động sản của Nhật bị vỡ mấy chục năm trước cũng chỉ xếp sau mấy công ty bơm bóng bất động sản TQ thôi. Tuy nhiên FLC của tỷ phú giấy Trịnh Văn Quyết ngay nay mới là nhà vô địch bơm bóng bất động sản ảo mà cả tỷ phú Nhật xưa kia và TQ ngày này phải ngả mũ chịu thua.

Về hồ sơ bong bóng mã ROS của công ty CTCP Xây dựng FLC Faros thì ta chú ý đến hiện tượng khó tin, mà Trịnh Văn Quyết háo danh phơi hồ sơ cho Forbes mà các nhà phân tích đã khiến Forbes phải loại tỷ phú Trịnh Văn Quyết không có thứ hạng nào cả khi FLC khoa trương Trịnh Văn Quyết là người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN vượt cả Phạm Nhật Vượng, với tài sản có lúc 1,7 tỷ $ nhưng lại không được xếp hạng đáng giá 7.000 tỷ  VND.

Lý do người ta phân tích là sự tăng giá cổ phiếu bất thường, tài sản chuyển từ cổ phiếu sang tiền mặt là giấy lộn, công ty này không có được sở hữu của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giá cổ phiếu đẩy lên cao chủ yếu là cổ đông và người nhà Trịnh Văn Quyết mua vào (có thể nhóm lợi ích nào đó góp vốn, mua vào rồi trả ra rồi mua vào, tức là 1 đồng mua vào chạy vòng quanh rồi lại chạy vào, gọi là đầu tư chồng chéo).

Đó là bởi vì trên thế giới trong lịch sử giao dịch chứng khoán của các cổ phiếu bất động sản thì rất ít khi có mã chứng khoán nào như mã ROS có thể chỉ một vài tháng tăng trên 1000%. Công ty ban đầu có vốn hóa chưa tới 1,6 tỷ VND, và kinh doanh nhỏ lẻ lĩnh vực tiêu dùng nó giống như cửa hàng tạp hóa,…sau đây huy động vốn một thời gian siêu ngắn kiếm ra gần 225 tỷ VND rồi cả ngàn tỷ VND, thành tích mấy công ty mang họ FLC phải đổi tên nhiều lần vì kinh doanh kém, có lúc vốn liếng chủ sở hữu chỉ khỏang 18 tỷ VND,….

Ta còn nhớ vào ngày 1/9/2016 thì mã ROS chào sàn là IPO ban ra giá tham chiếu là 10.500 đồng/cổ phiếu. Thế nhưng chỉ vài ba tháng giá cổ phiếu tăng vọt lên cận 1000% là nhiều phiên tăng hết biên độ. Và sau ấy giá rơi thẳng đứng mà tôi nhớ không lầm khi tôi mỉa mai là một bóng bóng bất động sản vô cùng độc hại vì giới đầu tư sở hữu ít nhiều cổ phần của mã ROS này bán tháo khiến coong ty này thiếu vốn, và người ta đả kích tôi là những con cáo Phố Wall đang trở lại, chúng chuyên đi ăn xác thối và là bậc thầy về đầu cơ và kể cả đầu cơ tin tức nên nhà đầu tư hết sức thận trọng họ, bởi cái thị trường cổ phiếu bên TQ lớn gấp mấy ngàn lần VN còn bị những con Kền kền đó đánh sập,….

Tôi thì mỉa mai đó là sự cáo giác vô căn cứ, vì đã số cổ phần sở hữu chứng khoán đều do người nhà FLC này sở hữu, nếu là tiền thật thì họ hoàn toàn kiểm soát được giá của nó, chỉ có hạng tiền giấy vay mượn quá mức, khi giới đầu tư rút vốn thì thiếu vốn thật thì lật đật phát hành thêm chứng khoán để huy động vốn thì nó gây tâm lý nghi ngờ là công ty này đang vay nợ quá lớn, bất động sản bán ra chưa bao nhiêu nên bị kẹt vốn, vì phát hành thêm cổ phiếu trong lúc giá sụt thì rõ ràng nó lại càng dư nguồn cung và quả nhiên giá chứng khoán mã ROS này rơi về mức 66.78 VND/cổ phiếu vào hôm giao dịch khoangr 76.600 VND hôm 21/6/2017, và tôi có gợi ý là nếu giá cổ phiếu mã ROS này rơi về thị trường con Gấu thì công ty này sẽ phá sản tan tành. Không hiểu so tôi mới chỉ dọa như vậy thì kể từ đó giá cổ phiếu mã ROS này tăng nhanh chóng không ngừng nghỉ và trở lại thị trường con Bò và còn tăng mạnh hơn nữa và đóng cửa phiên giao dịch 26/10/2017 giá của nó ở mức tăng khủng khiếp là 183.400 VND/cổ phiếu, chỉ cần qua 1 quý gần nhất giá nó tăng lên gần 104 %, và tính từ khi lên sàn vào ngày 1/9/2016 thì mã ROS này tăng được 1.513% giá trị. Đó là một bong bóng khinh khí cầu.

Đối với việc người ta PR định giá có giá trị FLC 9 tỷ USD chỉ có thời gian ngắn thì ta cần chú ý là nó không phải việc người ta định giá  như VN đang có khối dự trữ ngoại hối 45 tỷ $, mà là trong 9 tỷ $ khá mập mờ này thì ta hiểu đó là giá tài sản, bất động sản, đất đai,…thì nó còn phải tính là trong đó vay ngân hàng và giới đầu tư bao nhiêu, giá trị thật đó có thể bán được bằng đó giá định giá ấy hay không, hay là định giá 9 tỷ $ mà vay mượn hay các chi phí khác tới 10 tỷ $ thì FLC này đang nợ 1 tỷ $. Nó giống như mấy câu chuyện các công ty kinh doanh bất động sản TQ bị vỡ nợ là giá cổ phiếu tăng chóng mặt, nhưng chỉ tăng cao lắm là 3 quý 400% và xì bóng, và giá tài sản xây cất trải rộng ở nhiều tỉnh rất rộng lớn của TQ có khi định giá tới 50 tỷ $, kết cục khi bóng xì, hàng đống dự án xây cất bất động sản ấy bị đóng băng bán không được thì vỡ nợ mà cũng chả thể thanh toán nổi cho giới đầu tư có 900 triệu $, các dự án xây cất bất động sản trở thành các thành phố ma, hàng đống tủ phú kinh doanh bất động sản ngập nợ và vô nhà đá, chế độ Bắc Kinh phải tiêu tốn ngân sách đắp vào cho các ngân hàng cho vay cả 700 tỷ $.

Sau cùng ta hãy phân biệt vốn hóa thị trường và tài sản định giá lưu hành hay dự kiến bán ra. Chẳng hạn đại công ty công nghiệp chế tạo đa ngành General Electric Co (NYSE: GE) như trước đây tôi đã phân tích là công ty này sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ từ động cơ máy bay, tàu bè, máy phát điện, thiết bị sản xuất dầu và khí đốt, đồ dùng gia đình đến các sản phẩm y tế, hay kinh doanh và tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp chất lượng cao,… thì công ty này hiện đang có vốn hóa thị trường 189,5 tỷ $. Các sản phẩm của công ty General Electric đang lưu hành trên toàn cầu được định giá khoảng 2,7 ngàn tỷ $, và doanh thu thì có thể lỗ lã 2 tỷ $ hoặc lời lãi 20 tỷ $ cho tài khóa năm 2016 chẳng hạn. Thâm chí là năm 2016 là lỗ lã 500 triệu $ chẳng hạn, nhưng sản phẩm sản xuất bán ra và lưu hành lên tới 107 tỷ $,…

Có lẽ sự mập mờ ấy mà FLC được định giá 9 tỷ $ các sản phẩm đó thôi, vì tôi đọc bài báo ấy rất thiếu nghiệp vụ kế toán và tài chính trong đó,…nên đừng nghĩ là FLC đang có giá 9 tỷ $. Thậm tệ nếu tinh vi hơn thì giới đầu tư quốc tế họ sẽ ngần ngại, vì họ sẽ soi vào hồ sơ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý,…”. Và sở hữu bao nhiêu năm thì về con số không là trả lại toàn dân,…kể cả rủi ro chính trị khi thay đổi thể chế,….và tài sản ấy có phải là sở hữu tư nhân,…

(*) TTCK VN bị loại khỏi chỉ số Chỉ số Emerging Market và ở lại Chỉ số Frontier Markets (MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International -- ngân hàng Morgan Stanley tạo ra và có thẩm quyền quyết định thông qua các thành viên và kết nạp TQ vào chỉ số Emerging Market, bởi vì thứ nhất giao dịch chứng khoán của VN không ghi chuyên môn kèm theo tiếng Anh, họ mập mờ ghi tiếng Việt. Thứ hai trong phân tích chứng khoán, người ta chỉ ra rằng khi một mã chứng khoán nào đó hay nhiều mã khác tăng vượt quá 400% trong 3 quý, đó là bong bóng.


(**) Mã chứng khoán ROS này bị chú ý là quá bất thường không minh bạch. Bởi vì các mã chứng khoán tại TQ cũng không thể tăng mạnh như vậy, và người ta thấy rằng, nhất là các công ty kinh doanh bất động sản thường rất khó có thể có ra tiền mặt lớn để trang trải cho sự tăng giá cổ phiếu quá cao, bởi vì bất động sản bán ra không phải dễ là cần nhiều năm mới bán được các sản phẩm nên giá chứng khoán bất động sản dù có tăng cao, nhà đầu tư trước mắt có thể kéo tiền, nhưng thực chất dễ bị vỡ khi sản phẩm bất động sản bị đóng băng, phí tổn tài chính trang trải rất lớn và thường gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế cao nhất,…vì vốn vay tài chính rất lớn, khiến nhiều ngân hàng sập vỡ dây chuyền rất rủi ro. TQ bị xì bong bóng vào cuối băm 2014 và tích lũy đến tuần thứ 2 của tháng 6/201 khi phát súng khơi mào nổ ra là dẫn đầu các mã cổ phiếu bất động sản ở thị trùng Thẩm Quyến bị vỡ và cháy sang thị trường ở Thượng Hải, khiến nó cũng cháy sang toàn bộ các mã cổ phiếu ngân hàng và các công ty tiêu dùng, công ty công nghệ bị vỡ bong bóng, Bắc Kinh đã tiêu hao nhiều ngàn tỷ $ bơm vào cầm máu. Và hiện nay Bắc Kinh hay ra chỉ thị xác đáng là theo dõi và lục soát hồ sơ các công ty kinh doanh bất động sản ở TQ có dấu hiệu bất thường khi mã chứng khoán tăng quá nhanh.

8 nhận xét:

  1. bài viết Liệu Việt Nam có nên đổi tiền để tạo thuận lợi cho giao dịch? http://quochoi.org/lieu-viet-nam-co-nen-doi-tien-de-tao-thuan-loi-cho-giao-dich.html
    http://www.atimes.com/time-vietnam-lop-zeros-off-currency/

    Trả lờiXóa
  2. Chính phủ sẽ phê duyệt phá sản ngân hàng
    http://tuoitre.vn/chinh-phu-se-phe-duyet-pha-san-ngan-hang-2017102613560463.htm

    Trả lờiXóa
  3. "..ông vua cởi truồng..."....Đại đa số người chơi chứng khoán không biết đọc Báo cáo tài chính và không hiểu được thủ thuật kế toán..nên thường mắc bẫy .."in giấy lấy tiên"..họ không phân biệt được tài sản và nguồn vốn..nên thường bị bịp..và tự đưa "tài sản" của mình làm "nguồn vốn" cho kẻ đại bịp (in giấy lấy tiền )...hy vọng rằng qua bài phân tích của chị Phương Thơ...họ biết tỉnh táo phân biệt "cờ bạc" với "đầu tư"

    Trả lờiXóa
  4. Chào chị Phương Thơ, rất vui khi thấy chị quan tâm và viết bài thường xuyên về kinh tế VN để "khai dân trí" cho bà con.
    Còn chuyện FLC - Trinh Văn Quyết hay còn gọi là luật sư Quyết còi thì trong nội bộ nó tóm tắt như sau: Quyết còi là sân sau của nhóm Thanh Hóa, Quyết còi có quan hệ sân sau với cái ông phó thủ thướng Trịnh Đình Dũng từ lúc ông còn chưa làm bộ trưởng xây dựng, và vài người nữa như Trịnh Văn CHiến - Bí thư tỉnh Thanh Hóa (nơi có cái FLC Sầm Sơn), cái ông Chiến này thì lùm xùm rất nhiều chuyện tiền bạc, trai gái (ăn ngủ với cô bé Quỳnh Anh có hai đứa con, giờ sang New Zeland ở rôi...). Lúc trước đại hội Đảng 12 lúc cái ông Phạm Quang Nghị cũng dân Thanh Hóa là người o bế cho các dự án cướp đất, đầu tư tùm lum bịp bợm của Quyết còi. Giờ thì FLC của Quyết còi đang dựa vào ông trưởng ban tổ chức TW Phạm Minh Chính, một nhân vật theo phe lò tôn và đang lên. Ông Chính này cung dân gốc Thanh Hóa, trước làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh (nên nó hùn đất vào cái dự án FLC ở tỉnh đó)...

    Trả lờiXóa
  5. Nếu không có "gậy chống lưng" ...anh sẽ bị "vịn"...luật pháp VN thừa nhận người dân có quyền sở hữu ngoại tệ...nhưng nếu mang trong người ngoại tệ anh có thể bị tạm thu..khà..khà

    Trả lờiXóa
  6. Còn hành động mới đây cho sát nhập công ty ất ơ FAM mà anh ấy nói là lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp với giá 1600 tỷ đồng, mà tại đại hội cổ đông bất thường, các cổ đông nhỏ lẻ hỏi Fam là ai, anh ấy không bao giờ trả lời.
    tỷ lệ hoán đổi là 1:1,07 (1 cổ phần FLC đổi lấy 1,07 cổ phần FAM)

    Trả lờiXóa
  7. có cái này cũng bất thường nè, ai có tiền lo mua vàng usd
    http://quochoi.org/lieu-viet-nam-co-nen-doi-tien-de-tao-thuan-loi-cho-giao-dich.html

    Trả lờiXóa