Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Trong bài báo thiếu nghiệp vụ về chức khoán của tác giả Hải Lý với lời tựa: “Sự vô lý của chứng khoán”


Tức là tác giả này cho rằng  Vietcombank là ngân hàng tốt, có hồ sơ thành tích trích lập dự phòng rủi ro cao,…và họ lý luận là ngân hàng này sẽ an toàn và thậm chí tốt như ngân hàng của Singapore.

Ôi thôi đó là giải thích mơ hồ của nhà báo viết Văn chương đi làm nghiệp vụ phân tích kinh tế, tài chính, chứng khoán.

Hãy nhớ rằng trong đầu tư chứng khoán, mà thuần về nghiệp vụ đầu tư vào cổ phiếu tài chính như cổ phiếu ngân hàng, dù nó có đi chệch hướng là cái thị trường chứng khoán VN không giống ai thì sẽ vẫn đi vào quy tắc rõ ràng hơn những cổ phiếu bong bóng mã FLC, ROS.

Bởi vì mã chứng khoán cổ phiếu ngân hàng thì nó đã qua sự đánh giá tín nhiệm của các tổ chức thẩm lượng rủi ro tín dụng như Moody's chẳng hạn,….

Tuy nhiên đó chỉ là về lý thuyết thôi, việc đầu tưu vào cổ phiếu ngân hàng thường là giá cả của nó rất ít ai liều lĩnh bơm bong bóng. Bởi vì cân bằng kế toán, sổ sách và hiệu suất tăng trưởng bảo nhiêu phần trăm trong quý hay trong năm hoặc tính thời điểm niêm yết cổ phiếu ấy tăng trưởng như thế nào. Về hồ sơ trích dự phòng cao của Vietcombank  không có nghĩa là an toàn và có lợi nhuận cao. Bởi vì Vietcombank  là ngân hàng dẫn đầu về vay nợ ngoại hối nên sẽ rủi ro bên ngoài khi lãi suất đồng USD tăng lên và đồng USD hiếm đi thì Vietcombank sẽ phải hút lại USD giá đắt sau này để trả nợ lẫn lãi cho nhà đầu tư.

Đối với đầu tư chứng khoán thì nhà đầu tư không nhất thiết phải đi theo giữ giá cổ phiếu ngân hàng ấy suốt hành trình, kể cả đầu tư vào công ty tiêu dùng,…nhất là cổ phiếu ngân hàng, vì gửi tiền tiết kiệm thì người ta còn có kỳ hạn đi theo ngân hàng đó như 1-năm hay 3-năm,…còn đầu tư cổ phiếu thì người ta chỉ đầu tư ngắn ngày. Chẳng hạnh đối với một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ sẽ dễ nhận ra rằng, mã cổ phiếu này đã có mức tăng trên mức hơn 9,34% kể từ khi niêm yết, và có mức tăng gần 14% trong một quý qua thì người ta có thể thận trọng, hay họ bán đi chốt lời chứ đừng kỳ vọng giá cổ phiếu VCB của Vietcombank phải tăng mã chứng khoán SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn là mới niêm yết mấy tháng trước đây thì tăng được gần 116% giá trị. Đó là khái niệm rất khác đối với các công ty tiêu dùng.

Vì mã cổ phiếu ngân hàng thì người ta đầu tư theo thời vụ và hiệu suất ngắn hạn thì vẫn đầu tư an toàn và có lời cao hơn những mã cổ phiếu ngân hàng dù được cho là khá an toàn và khá chắc chắn về trích lập dự phòng cao. Bởi vì kỳ hạn đáo hạn các khoản vay ngân hàng đôi khi nó dài hơn các khoản đầu tư chứng khoán. Chẳng hạn ngân hàng có thành tích hơi tệ, nhưng nó lại đang có khoản vay dễ dãi và tốt xấu lẫn lộn, nhưng nó đang cho vay lớn với kỳ hạn dài, và huy động lãi suất cũng khá bất thường, và ngân hàng này có khả năng cầm cự được chi phí vay đáo hạn của các kỳ hạn vay ấy, cộng với tâm lý giá cổ phiếu đang chập chờn ở mức còn rẻ thì giới đầu tư vẫn bơm bóng dồn tiền đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh rồi rút tiền ra mà chẳng cần quan tâm đến cái ngân hàng này nó có bị sập 3-năm, hay 5-năm nữa hay không khi khi các khoản vay tiêu cực và tích cực đáo hạn đó kết thúc,…

Hãy nhớ rằng đầu tư vào cổ phiếu vào cổ phiếu ngân hàng, hay đầu tư vào các công ty tài chính là khác biệt rất lớn so với đầu tư vào các công ty công nghiệp hay tiêu dùng. Chẳng hạn nếu ai đầu tư vào mã chứng khoán ACB là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu thì mã cổ phiếu này khá hấp dẫn giới đầu cơ kiếm nhiều tiền bằng cái đầu cáo già khi đầu tư là họ không ham hố phải đầu tư dài hạn, mà đầu tư kỳ hạn ngắn hạn là tiền đầu tư và chốt lời ngắn hơn cái sự bê bối ngân hàng này với hiệu ứng Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) thì lời rất lớn, vì mã chứng khoán này tạo đáy và đỉnh ngắn hạn khá ấn tượng, dù nó có nợ xấu cao, trích lập dự phòng thấp, nhưng khoản cho vay ra khá cân bằng và đa dạng nên nó hay tạo những cơn sóng đỉnh và đáy trong kỳ hạn an toàn của nó,….

Thậm chí đầu tư chứng khoán thì người ta còn có tâm lý phân tích kỹ thuật hàng ngày, chẳng hạn người ta thấy rằng mã cổ phiếu ngân hàng này đã vắt kiệt sức tăng là nó đã hình thành mô hình tam giác tăng giá dài hạn quá lâu và xuất hiện các mô hình đảo chiều vắt kiệt sức mua của giới đầu tư thì người ta bán mạnh nó và chẳng cần quan tâm đến cái ngân hàng đó tốt hay xấu cả thì giá chứng khoán nó vẫn sụt giá hoặc đi ngang,….và hàng trăm lý do khác chứ đầu tư chứng khoán mà cứ nghĩ như việc đầu tư bền bỉ dài hạn như việc đầu tư dài hạn cho tới ngày các khoản vay đáo hạn rồi đợi tới báo cáo lời lãi hàng quý thì nó không còn là đầu tư chứng khoán nữa. Vì tới ngày đó như các quý thì không chừng lại xẩy ra chuyện hìa bơm bóng tín dụng cho vay quá lớn mà nền kinh tế tăng trưởng không như kỳ hạn thì lại bị các cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế lại hạ thấp mức tín nhiệm thì giá cổ phiếu sụt giá mạnh mà chạy không kịp thì lại ôm nợ.


Chuyện thứ nữa nếu cân bằng tiền gửi của khách hàng quá nhiều vì khách hàng gửi tiết kiệm tin rằng Vietcombank là ngân hàng an toàn thì giới đầu tư có cách đánh giá khác là họ sẽ coi ngân hàng này cho vay ra có cân bằng hay không so với tiền ký thác. Nếu thấy rằng ngân hàng Vietcombank  này đang ứ đọng là dư dôi tiền ký thác quá nhiều mà cho vay ra thì quá thấp thì cái Vietcombank này đang thường xuyên phải trang trải phí tổn lãi suất tiền gửi ngân hành ấy, nên doanh thu sẽ giảm là không lời nhiều, nếu mà muốn giá cổ phiếu tăng giá bong bóng thì rủi ro dễ xẩy ra là người ta lại bán tháo cổ phiếu chốt lời quá nhanh và lớn thì dễ đổ vỡ,...

Chẳng hạn đối lấy ví dụ bên ngoài với mã cổ phiếu Deutsche Bank AG (NYSE: DB): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=DB  , có những món vay vô cùng độc hại và nhiều lần hình thành mô hìn tam giác giảm giá dài hạn trong phân tích kỹ thuật và người ta còn nghĩ đến viễn ảnh là nó sẽ sụp vỡ như một Lehman Brothers phiên bản ở Âu châu, tuy nhiên do tâm lý các khoản vay độc hại đầu tư vào các giếng dầu thì khi báo cáo giá dầu tăng mạnh thì mã DB này có hôm giao dich tăng rất mạnh là tăng một lúc 16,63 $ lên mức 17,18 $, dù giá nó giảm nhưng đầu tư ngắn hạn vào mã DB này thì có khối tay đầu cơ giàu lên rất nhanh khi bám vào các khoản vay của DB theo giá dầu lửa tăng hay sụt giá,…thậm chí là tính trong kỳ hạn 12-tháng qua mã DB này tăng được tới 26,20% giá trị của nó, vì đầu tư vào cổ phiếu là mình đầu tư theo kỳ hạn mã cổ phiếu đó tạo đáy và đỉnh của nó, và tính toán lời lãi sẽ khác biệt.

(*) Link dẫn "Sự vô lý của chứng khoán”: http://www.thesaigontimes.vn/165983/Su-vo-ly-cua-chung-khoan.html .

3 nhận xét:

  1. Tác giả Hải lý...là Tiến sĩ Đại học kinh tế tp.hcm Phó trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính đó Chị Phương Thơ

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả Hải Lý có viết nhiều bài phân tích khá hay trên tạp chí Thời báo kinh tế Sài gòn online..và tham gia dịch khá nhiều sách tài chính kinh tế tài chính và phân tích kỹ thuật nước ngoài sang Tiếng Việt...nhưng đầu tư thực tế có thành công như chị Phương Thơ không thì còn là dấu chấm hỏi

    Trả lờiXóa
  3. Khà...khà đúng là giữa thực hành và lý thuyết khác nhau một trời một vực mà đôi khi ta lý giải là ..có năng khiếu hay nói cách khác là tài năng..năng lực bẩm sinh..và thành công lớn thì ta gán cho hai chữ thiên tài

    Trả lờiXóa