Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Phân tích "Khi VN ca ngợi thành qua kinh tế của Venezuela cùng nhau tiến lên nhanh hơn thiên đường XHCN"


Lục lại hồ sơ cũ nhiều năm trước đây và gần đây khi nhiều người ở VN theo dõi bài viết xưa kia của tôi, nhất là các công ty chứng khoán và chuyên gia phân tích chứng khoán ở VN họ nhận định hai vế đối lập đâu buồn. Đó là xưa kia họ cảm thấy có phần ân hận khi hay chỉ trích tôi nói điều tiêu cực về nền kinh tế Venezuela từ 7-8 năm trước rồi năm 2014 tôi cũng quay lại hồ sơ nền kinh tế Venezuela và cảnh báo hết sức tiêu cực cho nền kinh tế này khi tạo ra thâm hụt ngân sách tài trợ hào phóng an sinh xã hội và vay nợ nước ngoài trả ra bằng dầu thô nhiều chục tỷ $, cũng như các khoản nợ trái phiếu của Venezuela sẽ bị chay rách vì sẽ có cả trăm tỷ $ đáo hạn dồn dập vào năm 2015 kéo sang năm 2017. Khoảng 40 chục tỷ $ trái phiếu của Venezuela sẽ còn đáo hạn đến năm 2020 nữa, và khủng hoảng tất sẽ xẩy ra nếu như giá dầu thô đảo chiều rơi về ngưỡng 50 $ một thùng.

Tuy nhiên vế bên kia là xưa kia lãnh đạo chung ý thức hệ ở VN mà tôi ngần ngại nêu tên và có một số ông bà vẫn còn đương nhiệm như Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, còn nhân vật cao cấp hơn thì tôi không nêu tên, vì lịch sự chuyên môn.

Nhưng tôi sẽ nêu bật những cái tên này ra để người dân VN để ý mà sau này họ còn leo lên chức vụ cao trong kinh tế mà biết họ. Đó là TS Cù Chí Lợi – đã kinh nghiệm qua chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ; ông bà Vũ Văn Hiền -- Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế - Chính trị, Lý luận Chính trị cao cấp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương), Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Viết Thảo làm Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Xuân Thắng – Phó giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, đã kinh nghiệm Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (một chức danh rất kiêu căng), từng giữ chức vụ Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, và nhiều ông bà mang học hàm giáo sư, tiến sĩ mang cái tên rất lạ đời như  Chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế,….khi đánh giá sai về nền kinh tế Venezuela, nếu như những thành phần giáo sư, tiến sĩ kiểu này tư vấn quyết sách cho VN (có lã là chắc chắn có) thì người VN cũng đừng oán trách mình là vì đâu đến nỗi mà ngày nay nền kinh tế VN với dân số đông đảo lớn lao là 92,7 triệu dân mà chỉ tạo ra được cái GDP quốc nội có 203 tỷ $ (năm 2016) là thấp hơn nền kinh tế Đài Loan, Singapore,  Malaysia có dân số ít ỏi, cụ thể dân số Singapore chỉ có 5,6 triệu dân, Đài Loan chỉ có chưa tới 24 triệu dân, vậy mà Đài Loan có GDP quốc nội hơn gần gấp 2,6 lần GDP của VN. Hàn Quốc con Hồ Á châu xưa kia cũng chả khá mấy vì vào những năm 1961 GDP của họ làm ra chưa tới 2,35 tỷ $. Thậm chí là dự trư ngoai hối vào năm 1972 chỉ còn có nửa tỷ USD là chỉ hơn một chút 500 triệu USD thôi, vậy mà bây giờ Đại Hàn trở thành cường quốc kinh tế đứng trên cả nước Nga với nền kinh tế lớn gần gấp 7 lần nền kinh tế VN.

Đối với nền kinh tế đặc sản XHCN Venezuela thì ai cũng rõ là tư một nước cường quốc xuất khẩu dầu thô và là đại cường kinh tế ở xứ Nam Mỹ xưa kia khi đi theo nền kinh tế hỗn hợp hay kinh tế thị trường tư nhân thì quả nhiên họ có mức sống xa xỉ giàu có ngầm rất lớn. Và hậu quả chỉ mươi năm đi theo mô hình kinh tế đặc sản Chavismo theo phong cách của Hugo Chávez lấy từ cảm hứng mị dân Chavistas để tiến lên nhanh hơn thiên đường XHCN.

Kết cục thật đau lòng, đó là đặc sản của mô hình kinh tế XHCN thường thấy có 3 món ăn hay có trong thực đơn là tiền tệ mất giá, lạm phát phi mã, vỡ nợ công. Hãy nhớ rằng từ xa xưa rồi là vào quãng những năm 1976 thôi, trái phiếu của Venezuela phát rất có gia là được Moody's chấm điểm ở mức Aaa, các cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá cũng khá cao ở cấp AA, và giảm dần BB vì chủ nghĩa cộng sản hình thành ở xứ này quấy phá, bây giờ mức đánh giá tín nhiệm của Venezuela sụt xuống mức tờ giấy lộn là CCC- cho tới CC mà còn kèm cụm từ “negative” thì quả là bất ổn, vậy mà vẫn còn mọt số ông bà giáo sư tiến sĩ ở VN theo hệ phái học thuyết kinh tế thế giới (XHCN) bám víu vào ấy tin rằng vẫn tốt đẹp thì rất đáng quan ngại sâu sắc cho VN.

Về hồ sơ đặc sản các nước XHCN thường thấy, đó là hầu hết các nước này được thiên nhiên ưu ái ban tặng tài nguyên, đất đai, biển cả rất dồi dào là những quốc gia cộng sản XHCN ấy có đầy đủ bất cứ tài nguyên nào sẵn có việc phất triển bất cứ ngành công nghiệp nào của họ. Chẳng hạn Liên Xô, Việt Nam, Venezuela, Bắc Hàn (Bắc Hàn có tài nguyên rất giàu hơn Hàn Quốc gấp bội, là Hàn Quốc chả có gì cả).

Đối với Venezuela, quốc gia này có vùng biển chảy dài của vùng biển Caribbean ở Nam Mỹ đi qua ngả hầu hết các nước giàu tiềm năng để bán buôn ngoại thương kinh tế như  Brazil, Colombia và Guyana,….tỷ lệ dân số Venezuela sở hữu trên tài nguyên thuộc loại cao hàng đầu thế giới. Ngoài chiến lược dầu khí, thì họ còn sở hữu tài nguyên khác như khí tự nhiên, quặng sắt, vàng, bauxite, kim cương và các khoáng chất lớn lao khác,… vậy mà nền kinh tế này cũng suy thoái và thoái trào rất nhanh theo thiên đường XHCN của họ. Dự trữ ngoại hối bán dầu khí và tài nguyên có thể thu về rất lớn, vì chỉ đào bới hút tài nguyên lên bán thì làm gì mà bị nhập siêu được, và họ luôn phải đạt thặng dư thương mại lớn lao bằng ngoại tế. Vậy mà đến tháng 8/2017 này thì dự trữ ngoại hối của Venezuela chỉ còn chưa tơi 10 tỷ $, và đã thế còn phải bán đi 174 tấn vàng trả nợ, vì mới hôm nào gần cuối năm 2016 thì họ còn tích trữ 362 tấn vàng. Kho vàng của Venezuela luôn duy trì trên 300 tấn vàng từ mấy chục năm nay, vậy mà khi tiến nhanh lên thiên đường XHCN thì quốc gia này tan tành.

Ta còn nhớ năm năm 2007, Hugo Chávez của xứ Venezuela đã bắt đầu manh nha học tập VN lấy quả đấm théo làm đầu tàu chỉ huy nền kinh tế qua việc quốc hữu hoá ngành công nghiệp dầu khí của họ, đó là “quốc hữu hóa” công ty như Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM), Chevron Corporation (NYSE: CVX), rồi BP vào trong tay công ty dầu khí quốc doanh, Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) mà Chavez đã quốc hữu hóa nó trước đấy. Sau đó quốc hữu hóa toàn bộ các công ty tư nhân của Venezuela và các công ty của Na Uy, Hà Lan, Pháp, Ý, rồi quốc hữu hóa sang các ngành công nghiệp tiêu dùng khác để tập trung vào tay nhà nước kiểm soát, đó là quốc hữu hóa các ngân hàng, truyền thông, sản xuất tiêu dùng,…và sau khi tín dụng ngân hàng tập trung vào trong tay nhà nước Venezuela để lấy những “quả đấm thép” ấy chỉ huy và chi phối toàn bộ nền kinh tế, kết cục nó giống như bản sao của các tập đoàn kinh tế nhà nước VN như Vinashin, Vinalines, dầu khí chẳng hạn, nhưng vì kích thước của các quả đấm thép của Venezuela to hơn Vn nên nó xẩy ra suy tàn nhanh hơn VN.

Để đi tắt đón đầu vượt VN về tiến lên nhanh hơn thiên đường XHCN thì Venezuela của Hugo Chávez  còn liều lãnh quốc hữu hóa cả ngành cộng nghiệp viễn thông của họ để dễ bề kiểm soát truyền thông cung như lập ra bản sao “Bộ Thông tin và Truyền thông” như ở VN, đó là Hugo Chávez quốc hữu hóa hau đại gia viễn thông của họ là Electricidad de Caracas và CA Nacional Telefonos de Venezuela, khốn nỗi hai đại gia viễn thông này lại được sở hữu của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và công nghệ thì bỗng nhiên bị quốc hữu hóa. Điều đó khiến cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Venezuela đột ngột co cụm sút giảm nhanh chóng, phía Venezuela của Hugo Chávez thì vẫn mị dân kêu gọi đầu tư nước ngoài vào, kết cục làm sao mà ai dám đầu tư vào đó để mà bị quốc hữu hóa, điều này đến Venezuela hụt hơi và nền kinh tế xứ này suy giảm dần và công nghệ lạc hậu dần dần, thiếu hụt nguồn thu từ FDI, cộng giá dầu sụt giảm, đầu tư máy móc công nghệ cho dầu khí lỗi thời là Venezuela càng hút dầu lên bán thì càng bị lỗ nặng, kết cục hậu quả ai cũng thấy ra là ngày này xứ này suy tàn, làm giảm giá tài sản của dân chúng Venezuela mất hết hoàn toàn bởi đồng tiền mất giá quá nặng, người có tiền USD, EUR thì bỏ nước ra đi định cư ở các nước khác, đất nước này ngập nợ và bị tàn phá còn kinh hoàng hơn như thể họ vừa trải qua một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử của họ.

(*) Thực tế nếu ai là một nhà phân tích kinh tế và tài chính giàu kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra khi Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro Moros kế nhiệm Hugo Chávez bị tạ thế vào tháng 3/2013 thì Nicolás Maduro đã mị dân bằng cách hạ giá bán xăng lẻ cho người dân họ chỉ còn 0,01-0,02 $ cho 1 lít xăng, tức là chỉ khoảng 500 VND tiền lẻ VN thời đó cho 1 lít xăng thôi, đồng thời Nicolás Maduro chỉ thị cho ngân hàng trung ương tăng cung tiền vào kinh tế lên tới khoảng 90%-97% để trả lương hậu hĩnh cho quân đội, quan chức Venezuela để họ trung thành với ông ta và dành đặc cách lớn lao cho tay chân và người thân tín của Nicolás Maduro, kết cục nó tích lũy khi giá dầu hạ giảm vào cuối năm 2014 thì quốc gia này tan vỡ và lâm khủng hoảng, đơn vị tiền tệ bolivar, bứt neo sụt giảm mạnh không phanh.  Thực tế khi kinh tế còn thịnh đạt nhờ giá dầu cao giá tư năm 2013 xưa kia, thì GDP đóng cho nền kinh tế Venezuela vào xuất khẩu dầu mỏ chiếm 17% của GDP, và khoảng 57% doanh thu từ từ dầu mỏ đóng góp vào ngân sách chính phủ, khi nền kinh tế này cao trào bị tàn phá thì chỉ còn trông cậy vào doanh thu từ dầu mỏ bao trùm cả nền kinh tế thì thử hỏi làm sao mà không tan vỡ khi tỷ giá cố định của đồng bạc bị bứt neo là khi kết còn bán dầu giá rẻ để thu về đồng bolivar neo giá cố định vào đồng USD.

Chẳng hạn trước đây 1 USD = 4,29 VEF vào năm 2013. Nếu Venezuela bán dầu giá 100 $ một thùng thì thu về bằng đó đồng USD mà tính ra 4,29 VEF = 1 $, dù đồng USD khi đó sụt giá. Còn nếu khi giá dầu rơi dưới 50 $ một thùng đông thời đồng USD tăng giá thì Venezuela bán dầu vẫn thu được mức lời vì tiền USD có giá là tăng giá mạnh đến mấy chục phần trăm thì cứ tính ra tỷ giá cố định mà thị trường trước đây chấp nhận , còn bây giờ đồng VEF sụt giá mạnh theo giá hiện hành là 1 USD = 10,1606 VEF cộng giá dầu giảm thì làm sao mà đỡ đòn nổi suy thoái kinh tế được.


(**) Thành tích tỷ giá hối đoái của đồng bạc Bolivar từ mức cao giá hơn đồng USD vào năm 2000 là chỉ cần 0,6498 Bolivar (VEF) đã đổi được 1 $ (nguồn: https://www.federalreserve.gov/releases/H10/hist/dat00_ve.htm) thì nay tan tành mấy khói là mất giá khủng khiếp của nó là xóa hết thành quả tích lũy tài sản của người dân họ khi nắm giữ đồng Bolivar đó. Thực tế Hugo Chávez hay Nicolás Maduro Moros bán xăng rẻ mạt hay tài trợ phúc lợi gì đó thì họ không hẳn như vậy mà họ chỉ là mị dân thôi là bằng chứng họ rút tiền tích lũy để dành của người dân họ còn nhiều gấp bội bằng lạm phát và tiền mất giá đó để tài trợ cho việc tăng lương, bán dầu giá rẻ bằng chính tiền người dân họ là phá hoại đất nước qua việc tiến nhanh lên thiên đường XHCN mà ít ai chú ý thấy ra thay vì cứ đổ lỗi cho giá dầu thô hạ giảm.

Phương Thơ (MS)

3 nhận xét: