Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Khi xuất nhập khẩu của VN lớn hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Hãy nhớ rằng, nước Đức là cường quốc về xuất khẩu, và cũng là quốc gia nhập khẩu lớn của thế giới. Đức cũng là quốc gia có năng lực cạnh tranh rất mạnh về ngoại thương. Đó là bởi vì Đức là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ xếp sau TQ, Mỹ và đứng trước cả Nhật, với xuất khẩu của Đức thường xuyên chiếm khoảng 47% của sản lượng kinh tế Đức. Nếu cộng thêm nhập khẩu tính trung bình nhiều năm thì chỉ chiếm khoảng 38%-40% của GDP sản lượng kinh tế Đức. Công lại thì xuất nhập khẩu của Đức là chiếm dưới 100% so với GDP của họ.

Một cách cụ thể nếu như Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Đức đạt được 3.466,76 tỷ $ năm 2016 (tính theo giá hiện hành tỷ USD của WB). Nhưng hãy nhớ rằng theo tính toán của thống kê thương mại Đức, và Thống kê châu Âu (Eurostat) thì năm 2016, nền kinh tế Đức chỉ xuất khẩu 1.207 tỷ EUR, trong khi Đức nhập khẩu khoảng 955 tỷ EUR (nếu đo theo kích thước GDP 3.466,76 tỷ $ năm 2016 của Đức rõ ràng ngay cả Đức cũng kém xa VN).

Nếu so sánh bài phân tích trước “Khi thị trường chạy trước chính trường ở VN”, và tôi trích lại một đoạn:

“Có một nơi hiếm hoi nhất trên thế giới, đó là quốc gia VN, một quốc gia luôn có tư thế hóa rồng hóa hổ bất cứ khi nào. Đó là nền kinh tế sản xuất dư thừa, dân số trẻ, độ tuổi tham gia lao động đông đảo, nền kinh tế dựa vào ngoại thương rất lớn. Đó là xuất nhập khẩu lớn hơn Tổng sản lượng GDP kinh tến của họ. Cụ thể tổng ngạch số ngoại thương xuất nhập khẩu năm 2016 của nền kinh tế VN có thể ước đoán 351 tỷ $ hay 352 tỷ $ gì đó, thậm chí lớn hơn. Đó là lớn hơn so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN trong năm 2016 là 203 tỷ $. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế dựa vào ngoại thương bán buôn xuất nhập khẩu của VN lớn hơn GDP, và lớn hơn GDP của các nước như Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đan Mạch, Nam Phi,….Tức là xuất nhập khẩu của VN có thể chiếm tới 0,58% GDP kinh tế toàn cầu năm 2016.”.

Trở lại hồ sơ nền kinh tế không giống ai như ở VN, như việc xuất nhập khẩu lớn hơn sản lượng kinh tế GDP của họ thì thuần về kinh tế và kinh doanh nếu quốc gia nào càng xuất khẩu nhiều, càng có nhiều lợi thế cạnh tranh, dự trữ ngoại hối càng nhiều. Nhưng đối với VN, có lẽ nó không được như vậy. Đó là VN càng gia tăng xuất nhập khẩu nhiều thì lợi thế cạnh tranh càng kém đi, sức mua tiêu dùng trong nước cũng càng kém đi, đã thế thuế khóa càng tăng lên, lợi tức đồng lương không theo kịp mức tăng GDP.

Đối với VN, quốc gia này dù rằng sản xuất dư thừa trong kinh tế, nhưng họ hay để nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu dù ngoại thương lớn hơn sản lượng kinh tế. Hậu quả, họ hay để thâm hụt tài khoản vãng lai (phân tích riêng mà tôi ước đoán), điều đó dẫn đến làm hao tổn héo úa nền kinh tế, là làm giảm lợi nhuận, dù lao động đưa vào kinh tế rất lớn.

Kết quả, quốc gia này luôn thiếu vốn là thiếu ngoại tệ tài trợ cho nhập khẩu và dự trữ ngoại tệ để nâng đỡ đồng nội tệ. Đối với các quốc gia dù có thặng dư tài khoản vãng lai rất cao, điều đó có nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào doanh thu xuất khẩu, lương bổng thấp, tỷ lệ tiết kiệm cao người dân cao, do nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu thì đã đành, nhưng đối với VN, thì đã thâm hụt tài khoản vãng lai mà còn nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu ghép vào đó là tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu lại không chiếm tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu cả. Kết cục càng xuất khẩu lớn thì càng làm giảm giá trị của tài sản của người dân do đồng tiền mất giá, lợi suất trái phiếu tăng gây hao mòn nguồn lực từ tài nguyên cho đến trí tuệ và sức lao động chỉ để xuất khẩu hay gia công làm giàu giúp cho thiên hạ thôi.

Hãy nhớ rằng các nước khác như Thailand, thì xuất nhập khẩu của họ thấp hơn GDP nhưng họ vẫn tích lũy tài sản lớn cho quốc gia nhờ năng lực xuất khẩu có phẩm chất là hàng hóa xuất khẩu có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đó là Thailan có khối dự trữ ngoại hối tính hết tháng 9/2017 đạt gần 200 tỷ $.

Tương tự các nước khác như TQ, họ có khối dự trữ ngoại hối cao đến mức 3.109 tỷ $ hết tháng 9/2017 (mức cao nhất gần 4.000 tỷ $ trong tháng 6/2014).

Kinh điển nhất nếu so dân số và kích thước GDP thì Nhật mới là quốc gia có khối dự trữ ngoại hối rất lớn là lên tới 1.267 tỷ $ hết tháng 9 này (mức cao nhất 1.307 tỷ $ trong tháng 1/2012). Dù rằng xuất khẩu nhập khẩu của Nhật thấp hơn GDP của họ, nhưng năng lực xuất khẩu có phẩm chất của Nhật rất cao, chưa tính Nhật là chủ nợ rất lớn của thế giới. Đó là bởi vì Nhật có năng lực cạnh tranh rất mạnh, sản phẩm tỷ lệ nội địa hóa do Nhật sản xuất và chế tạo rất cao nên xuất khẩu thu về ngoại tệ và thặng dư trong kinh tế rất lớn, dù xuaart nhập khẩu thấp hơn GDP của họ rất nhiều.

Đó là chiến lược phát triển kinh tế mà VN cần xem lại, là đừng hồ đồ mà nói xuất nhập khẩu ngoại thương vĩ đại nhưng vì sao đất mãi nghèo. Đó là bởi vì lãnh đạo của họ không có cái đầu và chiến lược trong nghiệp vụ điều hành kinh tế. Họ suốt ngày bám vào các giáo điều lạc hậu mà thế giới đã không còn dùng nó cả nửa thế kỷ rồi, đó là lý thuyết chắp vá cóp nhặt của Chủ nghĩa Marx-Lenin. Vì ngay chính những ông tổ Marx-Lenin này bị cáo giác là ăn cắp sao chép các chắp vá của thiên hạ để đóng tập thành mớ lý thuyết vớ vẩn để đầu độc ngay cả chính Liên Xô cũng bị chết oan vì nó. Vì  Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập (sưu tập các lý thuyết của thiên hạ) và nó được Vladimir IlyichLenin đóng tập lại thành lý thuyết kinh tế chính trị giả tạo mị dân, vậy mà khối kẻ tin theo nó để rồi dẫn đất nước vào suy kiệt.

(*) Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2017 lại vẫn do người Mỹ lãnh giải, đó là Giáo sư Richard H. Thaler đến từ ĐH Chicago (Mỹ). Cho nên có điều những phân tích về kinh tế, tài chính người Mỹ nói ra thì ai cũng ngại và sợ hãi để kiểm duyệt, dù họ có nói dối nhằm mục đích đánh sập thị trường và nền kinh tế các nước.


13 nhận xét:

  1. Nobel kinh tế lại là người Mỹ. Chúc mừng nước Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Theo dõi các bài viết của cô đã lâu thấy ngưỡng mộ cô lắm.. Hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp cô ngoài đời thực. À mà cô viết tiếng Việt giỏi quá , vậy cô nói tiếng Việt bằng giọng bắc hay giọng nam vậy???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là chị ấy không biết nói, vì không có người luyện :))

      Xóa
  3. Chị cho em hỏi với ạ, rủi ro chính trị tại Catalonia có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến EU và EUR không ạ?
    Em cảm ơn chị nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thôi họ sẽ không được phép ly khai đâu. Đấy là nhất thời thôi.Ly khai thì 1-năm sau lại đòi trở lại thôi. Vì chính sách của Âu châu rất bất bất lợi cho họ.

      Xóa
    2. Em cảm ơn chị nhiều :).

      Xóa
  4. Tôi nói tiếng Việt không rành cho lắm, có lẽ nói viết hỗn hợp vì tôi học linh tinh của bất cứ ai dạy tôi về ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng nói kém hơn viết. Vì tiếng Việt có dấu đọc rất khó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là nghe tiếng Việt từ một người Mỹ sẽ rất vui và dễ thương lắm. Ngiọng điệu ngọng ngọng giống như trẻ em tập nói trông ngộ ngộ và rất cute 😄🤓🤓

      Xóa
  5. Mọi người cảm ơn PT rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  6. Phương Thơ ơi! PT có theo Trump qua VN dự Apec không?
    Vẫn mong PT mở lại FB

    Trả lờiXóa
  7. Em thâý bác phân tích rất thú vị nhưng vẫn có vẻ ko thoát khỏi ngõ cụt là cuối cùng vẫn quay lại chỉ trích ông mác .

    Trả lờiXóa
  8. cô thơ ơi cháu sinh viên trường kinh tế huế và cháu rất thích những bài viết của cô mong cô giới thiệu cho cháu các tài liệu để tìm hiểu. thanks you very much cô.

    Trả lờiXóa