Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Khi thiên hạ học tập kinh nghiệm của người Nhật


Trên thế giới duy nhât chỉ có nước Nhật nợ nần đội sổ. Đó là các khoản nợ chính phủ so với tỷ lệ phần trăm của GDP năm 2016 lên tới 250,40%. Tuy nhiên tất cả các khoản nợ nần ấy mà tôi định nghĩa đó là “nước Nhật nợ người Nhật chứ không nợ nước ngoài”. Nhật là chủ nợ hàng đầu của thế giới. Trên thế giới cũng duy nhất nước Nhật, do Bank of Japan, hay BoJ duy trì lãi suất 0% kéo dài kể từ năm 1999 mà không gây ra lạm phát. Nó khởi động lại vào năm 2012, với việc Shinzo Abe làm Thủ tướng. Hiện nay BoJ giữ cam kết sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ với tốc độ hàng năm khoảng 80 ngàn tỷ JPY, và duy trì lãi suất âm -0,1%, với lý luận để đạt mục tiêu lạm phát là 2% nó không bao giờ có thật. Sua này Ngân hàng trung ương Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Âu châu (ECB), rồi Ngân hàng trung ương Anh )BoE), và cả Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC),…mới âm thầm áp dụng nó trong chính sách cứu nguy kinh tế bằng thủ thuật QE khá tinh vi này. Đó là kinh nghiệm của người Nhật bơm tiền khá kinh điển này, và Mỹ, Anh là hai quốc gia áp dụng thành công QE và đưa kinh tế ra suy thoái, mả còn bình ổn được hệ thống tài chính ngân hàng.

Cũng lại chuyện nước Nhật, ta nên nhắc lại khi Nhật Bản bị bể bóng đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989 rồi kinh tế bị đình đốn từ năm 1991, nền kinh tế Nhật trôi vào "thập kỷ mất mát" (lost decade). TTCK Nhật là chỉ số Nikkei 225, là chỉ số thị trường chứng khoán lớn theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật từng xác lập cái đỉnh cao nhất mọi thời gian là 38.915,87 điểm trong tháng 12/1989 và một năm sau nó bị vỡ bong bóng trôi vào lãnh thổ con Gấu làm sụt giá tài sản của công ty nhật cũng như của công chúng rất lớn thì trong suốt hơn mấy chục năm, sản lượng GDP thực tế của Nhật không tăng sút giảm, kinh tế suy thoái 7 hay 8 đợt và 15 hay 16 đời Thủ tướng Nhật đã phỉa thay nhau cầm quyền mà không có giải pháp thích ứng, dù lãi suất tại Nhật bị cắt hạ tới số 0% rất lâu mà vẫn bất thành là không khuyến khích được doanh nghiệp tăng đầu tư, dân chúng dễ vay mượn để chi tiêu.


Từ năm từ 2001 đến năm 2006, Nhật phát minh ra khí cụ nới lỏng định lượng (QE - Quantitative Easing), là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng QE chứ không phải Mỹ.

Cũng chuyện hi hữu là trên thế giới áp dụng mô hình kinh tế là xấy dựng xây dựng một hệ thống đầu tư chồng chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng, lập ra các “Keiretsu”  đã tạo ra phép lạ kinh tế Nhật, dù thất bại những cũng tạo ra nền móng đế chế các ngành công nghiệp của họ. Hàn Quốc cũng học tập kinh nghiệm của Nhât qua các “Keiretsu”  là lập ra “Chaebol Đại Hàn”, dù gặp khủng hoảng và thất bại nhưng Hàn Quốc cũng tạo dựng ra các đế chế “Chaebol” mang cái bong hùng mạnh ngày nay, dù nó đã không còn tồn tại và chuyển sang hình thái mới. Đó là đại công ty Tập đoàn Samsung, đó là đại công Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc Korea Electric Power Corporation (KEPCO), Tập đoàn Hyundai Motor, POSCO, Tập đoàn LG,…một số biến thái qua hình thức khác trong nghiệp vụ đầu tư của thị trường tư bản, vì các Chaebol Đại Hàn ấy đã cũ và không còn hợp thời. Nhưng nó đã tạo ra phép màu kỳ lạ làm rạng danh với kích thước ảnh hưởng toàn cầu. Đó là một ví dụ khi trước đây Tập đoàn Hanjin của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực vận tải gồm vận tải biển tuyên bố xin phá sản thì đã gây rúng động cho vận chuyển vận tải biển toàn cầu, cổ phiếu nhiều quốc gia rơi rụng tan tành, vì mức độ ảnh của nó quá lớn,…

Đối với VN và TQ thì hai quốc gia này đi đào bới xót lại để tìm ra cái hay nào còn học được từ đống đổ nát mà các “Keiretsu” của Nhật, và các “Chaebol Đại Hàn”, thì có TQ thành công chút ít, trong khi VN thất bại đổ vỡ bẽ bàng với các “quả đấm thép Vina” ngập nợ mà chả có được tích sự gì tạo ra ảnh hưởng hay đóng góp cho quốc gia chứ chưa nói quốc tế là hễ người dân nào ở xứ này nghe đến “quả đấm thép Vina” thì họ nghĩ đến viễn cảnh nếu lãnh lương được 100 bạc thì phải đóng thuế hay các nghiệp vụ thuế tinh vi bằng lạm phát in tiền ra trả cho các “quả đấm thép Vina” hết 30 đồng. Hiện nay VN là quốc gia vẫn tiếp tục đi đào bới các mô hình phát triển kinh tế của các nước khác một cách tuyệt vọng, là họ học đủ thứ mô hình để đem vào thí nghiệm áp dụng cho VN, kết cục họ chỉ rước những thất bại ê chề cho họ. Có lẽ vì cái tư duy cái tôi quá lớn của họ như trường hợp Nguyễn Duy Hưng – SSI vừa bộc lộ ra với câu nói khinh miệt người Nhật kể cả khinh miệt những người dân bán bún, đó là câu nói  “Chủ tịch SSI tuyên bố thẳng: Ông GĐ Nhật cúi đầu chào khách chẳng khác gì bà bán bún chia kẹo cho khách hàng, có đáng tung hô?”. Quan chức cấp cao nhà nước này có lẽ còn cao ngạo hơn Nguyễn Duy Hưng gấp bội.

Làm sao mà học được thiên hạ, nhất là học tập kinh nghiệm của người Nhật, hay thực dụng hơn là người Mỹ được khi cái tôi và thói kiêu căng của mình quá lớn. tâm hồn, trái tim không có ý thức và lòng ái quốc thì đừng học ai cả, vì chỉ học là rước thất bại thôi. Hãy nhớ rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khi nhậm chức cuối năm 2012, đầy khó khăn, đó là trước đó 1-năm, Nhật lãnh đòn “động đất và sóng thần Tōhoku 2011” gây tổn thất rất lớn cho nước Nhật, nó không khác gì xuất phát lại nền kinh tế VN sau 1975. Tuy nhiên Nhật vẫn vượt qua nó một cách đáng nể trọng, thâm chí vào giữa năm 2013- Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đi thăm các gia đình người Nhật khi thấy trong nhà toàn là người già lớn tuổi, là ít thấy người trẻ và trẻ con thì Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã không còn cúi đầu chào nữa theo văn hóa truyền thống của Nhật, mà ông Shinzo Abe bất ngờ quỳ gối trước những người già với tâm trạng có lỗi là đã để cho nước Nhật dân số ngày càng ít đi, người trẻ cũng hiếm đi. Và hứa hẹn cam kết khuyến khích người Nhật sinh con nhiều hơn, nhà nước Nhật hỗ trợ tối đa và đảm bảo công việc cho những người phụ nữ sinh con ấy là họ nghỉ ở nhà thì vẫn nhận lương hậu hình và còn được phụ cấp không thiếu thốn thứ gì, đã thế Shinzo Abe còn tung ra nhiều giải pháp là quốc hữu hóa đất công nhà nước hoặc mua lại đất tư nhân, kể cả lấy đất sân golf để xây nhà giữ trẻ 5-sao cho các bà mẹ Nhật an tâm nếu họ muốn đi làm sớm,….

(*) Tôi nhắc lại là tôi không phải là nhà báo hay là nhà viết văn thơ để mà viết ra bài báo hay như văn chương, nên ngôn ngữ tiếng Việt đôi khi lủng cũng đọc khó hiểu. Hãy chắc chắn rằng báo chí ở Mỹ, hay Âu châu, Nhật, đó là nhà báo hay biên tập báo chí họ chỉ có nghiệp vụ xuất bản báo chí là đi phỏng vấn các chuyên gia phân tích, nếu viết về báo kinh tế và tài chính thì họ đi phỏng vấn các chiến lược gia kinh tế, tài chính để biên tập bài báo. Nó khác với mấy nhà báo ở VN là tốt nghiệp văn chương, báo chí tuyên truyền là họ chỉ có nghiệp vụ đi rình rập hay sưu tập viết lại bài báo nên người ta hay nói chuyện bài báo tài chính như bài viết văn rất nhảm nhí. Thí dụ xưa kia tôi phân tích và trả lời phỏng vấn trên Bloomberg thì nhiệm vụ của nhà báo họ chọn lọc các ý ngắn gọn điểm nhấn để đăng bài nó khác với báo chí ở VN là bọn nhà báo viết văn viết thơ được ông bà thống đốc ngân hàng hay công ty lợi ích nhóm nào đấy đưa tập tài liệu sẵn có mà nhà báo ở VN cứ thế nhắm mắt đăng, rồi đăng hớ sai trái thì gỡ bài xuống.

4 nhận xét:

  1. Hy vọng rằng , những người học cách làm ăn bất chính và quản lý kiểu Ba tàu...học được bài học chính xác đến 0.01 từ người Nhật và phải có lòng tự trọng có trách nhiệm với từng lời nói của mình nếu ở cương vị lãnh đạo...nói vui theo ngôn ngữ hình sự Mỹ..."Anh có quyền im lặng, nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước Toà"

    Trả lờiXóa
  2. Nhờ chị Phương Thơ mà em mới phát hiện ra nhiều điều dối trá từ nhà cầm quyền Việt Nam về các vấn đề kinh tế tài chánh. Cảm ơn chị nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Từ ngày đọc bài chị Phương Thơ tôi ...ghiền!!!!

    Trả lờiXóa