Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

VN HÃY QUÊN CÁI TPP KIA ĐI


Hiện hầu hết các hội thảo kinh tế VN đều nhắc TPP, có lẽ VN còn líu/níu kéo nó. Mà TPP có hồi sinh đi thì VN cũng không đáp ứng được tiêu chí đề ra, vì thể chế của VN là không thích hợp quy tắc, như không có công đoàn độc lập, báo chí tư nhân, tự do lập hội, luật biểu tình, rồi nhân quyền, bảo vệ môi trường,...

Hiện nay Mỹ đã có quá nhiều các hiệp định thương mại, chẳng hạn hiệp định thương mại song phương mà  Donald Trump, hiệp định này đang lưu hành với 12 quốc gia, gồm: Australia, Bahrain, Chile, Colombia, Israel, Jordan, Hàn Quốc, Morocco, Oman, Panama, Peru, Singapore, và Mỹ là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới -- WTO, trong đó kết hợp quan trọng nhất Hiệp định thương mại đa phương , các Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, hoặc GATT. Xem thêm ở đây: https://www.wto.org/english/tratop_e/gatt_e/gatt_e.htm

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là thỏa thuận tự do thương mại đa phương, và GATT nó rất quan trọng Bộ Thương mại Mỹ. Nó gồm 23 nước thành viên: Australia, Belgium, Brazil, Myanmar, Canada, Ceylon, Chile, China, Cuba, Czechoslovakia (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), France, India, Lebanon, Luxemburg, Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Southern Rhodesia, (nay là Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Vương quốc Anh, và Mỹ. Đến năm 1993 số thành viên tăng lên 100 quốc gia. Nguồn xem thêm ở đây:   http://www.library.unt.edu/gpo/oca/cb6.htm#N_1_

Ngoài NAFTA là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới dang lưu hành thì Mỹ cũng có cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và ba mươi bốn quốc gia ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).

Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại.
Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina , Bolivia , Brazil , Chile , Columbia , Ecuador , Paraguay, Peru , Uruguay , Venezuela. Trong khi những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras , Mexico, Nicaragua, Panama.

Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica.

Thực tế Mỹ còn có Hiệp định Thương mại Tự do Cộng hòa Trung Mỹ-Dominican - CAFTA, nó được ký kết vào ngày 05/82004, do Mỹ và sáu nước, như: Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Honduras, Nicaragua và El Salvador (loại bỏ thuế quan cho hơn 80% xuất khẩu).

Bây giờ ngoài cái TPP bị Mỹ xem nhẹ bỏ rơi nó không có gì lạ cả, thì Mỹ còn đang thương lượng gay gắt với cái TTIP -- Nó bao gồm hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và 28 nước EU (có thể đổ vỡ hoặc đàm phán kéo dài, vì Anh quốc ra khỏi khối này, và chỉ còn 27 nước thành viên EU). Thực tế khối kinh tế 27 nước EU hay European Union mới là những nước có lợi khi tham gia TTIP, bởi vì nhiều năm Mỹ mới là quốc gia nhập siêu hay bị thâm hụt ngoại thương với EU nhiều nhất. Cụ thể năm 2016 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại với EU tới 147 tỷ $, năm 2015 là 156 tỷ $, và 9-tháng của năm 2017 thì Mỹ bị thâm hụt ngoại thương với EU lên tới 107 tỷ $. Nên cái lục địa già nua vô ơn bọi nghĩa khi Mỹ đã tốn kém bỏ tiền và trí tuệ ra tái thiết Âu châu sua thế chiến thì nay đòi đủ thứ, kết cục Mỹ tuyên bố xé bỏ cái TTIP kia là không còn đàm phán nữa và chỉ nói chuyện với nước Đức và Anh quốc, là hai khối kinh tế lớn nhất tại EU hiện nay, cũng là hai đồng minh trụ cột của Mỹ, và Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi cuộc chơi.

Cái TTIP cũng xem như đổ vỡ. VN vẫn còn Mỹ dành ưu ái thuong mại là most favored nation status (tình trạng tối huệ quốc).

Ôi thôi, tôi thì mỉa mai là vì sao mà VN bây giờ tiếc nuối cái TPP kia, theo Bộ Thương mại Mỹ, đó là trong năm 2015 - Mỹ nhập khẩu 2.273 tỷ $ hàng hóa của thế giới. Một con số vĩ đại quá lớn lao. Năm 2016 - ước đoán Mỹ nhập khẩu đi từ chính thức thì thấp hơn năm 2015 một chút là khi Mỹ chỉ nhập khoảng 2.209 tỷ $ hàng hóa của thế giới. TQ thì nhập khoảng 1.435 tỷ $ hàng hóa. Nguồn Bộ Thương mại Mỹ. Năm 2016 thì Mỹ nhập khẩu hàng hóa của thế giới tới 2,7 ngàn tỷ $ và chỉ xuất khẩu ra thế giới cvos 2,2 ngàn tỷ $ thôi. Qua đó cho thấy Mỹ là quốc gia dauy nhất đang là nhà vô địch nhập khẩu hàng hóa của thế giới và trả ra đồng USD tràn ngập thị trường có giá mà không bị sụt giá mới đáng ngại là đừng có chống lại người Mỹ chúng tôi làm gì. Bởi vì hiện nay Mỹ mới là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới nhất, kế đến là khối kinh tế EU của 27 nước.

Đối với TQ là nhà vô địch xuất khẩu và đã giảm đi đáng kể khi khó khăn kinh tế của TQ đang quá rủi ro, và Mỹ, EU hạn chế nhập khẩu của TQ, vì chủ nghĩa bảo hộ thương mại (trade protectionism) trỗi dậy tại Mỹ, EU, nên VN đừng tưởng bở mà kết thân thương mại với TQ thì chỉ có là bãi rác cho TQ tuồn hàng rẻ vào VN khi TQ bán hàng không được như xưa nữa, và nạn nhập siêu triền miên của quốc gia này với TQ sẽ còn lớn hơn.

Trở lại bối cảnh hồ sơ hàm hồ thoả thuận TPP-11, đổi tên hiệp định CPTPP, mới đây người ta sửa lại gọi là Hiệp định mới sẽ có tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) và kỳ vọng Mỹ sẽ quay lại TPP thì tôi nhắc lại là trong quá khứ và hiện tại là người Mỹ họ đã xé bỏ cái gì thì họ thi hành bằng hành động thực tế là Mỹ nói là làm chứ không bao giờ quy lại nên đừng trông mong Mỹ quay lại TPP.

Ôi thôi, nếu mà TPP được hình thành thì quả nhiên nó có sức nặng đáng ngại, bởi vì có 3 nước trong TPP, gồm Mỹ, Nhật, Canada nằm trong nhóm G-7, quy tụ 7 nước công nghiệp hóa hàng đầu của thế giới gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hoa Kỳ và Canada (Nga bị loại, trước đây là G-8, do Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine).

Trong 3 nước này là thành viên Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức, cũng nằm trong Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969, thì đồng USD và đồng yên Nhật (JPY) nằm trong rổ tệ mạnh, ngoài đồng Bảng Anh (GBP), đồng EUR. Đồng nhân dân tệ (RMB) vào Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs mới gia nhập, nhưng càng gia nhập thì càng bị thị trường hắt hủi và biến thành đồng tiền cấp địa phương.

Cũng trong tam cường Mỹ, Nhật, Canada này thì cả ba nước đều có đồng bạc nằm trong rổ tiền để tính ra giá trị của đồng USD qua chỉ số gọi là (USDX, DXY) gồm 6 loại tiền thông dụng là đồng EUR, yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Đây là lĩnh vực rất chuyên môn về tài chính để tính toán lời lỗ trong kinh doanh, qua việc có thể trao đổi song phương bằng đồng tiền của từng đối tác để hạn chế rủi ro về tỷ giá thì quả nhiên là rất đáng ngại.

Tuy nhiên kết luận của tôi là vẫn do phía VN gây ra, bởi TPP chủ yếu nâng đỡ VN là chính, cụ thể các nước Mỹ, Nhật, Canada, Úc thì họ đều muốn VN mạnh lên, nhưng đụng tới chính trị giáo điều bảo thủ của phe thân Tàu nên ai cũng ngại. Bởi vì ngay cả Nhật thì còn xung/sung đột với TQ về tranh chấp biển đảo như quần đảo Senkaku thì Nhật cũng e ngại VN cũng không có gì lạ cả huống hồ là đàn anh của Nhật là anh cả Mỹ.

24 nhận xét:

  1. Ôi Thôi chắc lại tăng thuế. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  2. VC cần cái TPP để tiếp tục xuất khẩu mướn, nhằm kiếm thêm tiền ngân sách và bơm thổi các con số GDP, FDI, employment lên. Vì vô TPP thì "hàng VN" mới được giảm thuế, thủ tục dễ dàng, nên các nước như TC, Nhật, Hàn,v.v rất thích điều này và rất muốn VN vô TPP để họ hưởng lợi từ xuất khẩu trá hình kiểu này. Như vậy là win-win, cả 2 phe cùng có lợi.

    Nhưng Mỹ và đất nước VN sẽ chịu toàn bộ thiệt hại. Mỹ thì tiếp tục bị thâm hụt thương mại nặng nề. Đất nước VN thì gánh hết ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, cạn kiệt quỹ đất, tiêu tùng tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Nhưng VC không care đâu, chỉ cần tiền để giữ đảng thôi. Dân chết, môi trường ô nhiễm, đất nước tan hoang thì chúng mặc kệ. Thằng nào lên cũng hốt cho nhiều nhất có thể, rồi hạ cánh an toàn.

    Còn về nâng đỡ VN thì các nước tư bản từ Đông sang Tây đã giúp đỡ rất nhiều, từ rất lâu rồi. Nhưng VN vẫn không bao giờ khá lên được, mà càng ngày càng tệ hơn, do mọi thứ bị đảng cộng sản kiểm soát và chất lượng con người VN quá kém. Họ có 25,000 tiến sỹ, mà chẳng sản xuất nổi con ốc vít, hay có được cái bằng sáng chế nào. Mất 42 năm rồi, mà chưa chế tạo được con ốc vít, thậm chí là cây kim, sợi chỉ cũng phải nhập. Còn đảng cộng sản thì ngày càng phình to và tham nhũng càng nhiều, từ 1.5 triệu đảng viên vào năm 1976 thì nay đã lên tới 4.5 triệu đảng viên vào năm 2017. Chỉ trong 41 năm, mà số lượng đảng viên tăng hơn 3 triệu người, trong khi kinh tế thì ngày càng tệ,tài nguyên đã cạn kiệt. Với số lượng đảng viên nhiều như vậy, và tham nhũng lớn như vậy thì phải nghèo muôn đời thôi, vì nước ngoài có giúp đỡ bao nhiêu thì cũng vô túi của họ hết, dân đâu được hưởng gì.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Chị PT, Thế vậy theo chị TPP trước đây ra đời dàn hình thành nhiều năm và đang trong khâu chuẩn bị bước cuối cùng năm 2016 đã tiêu phí thời gian của hàng ngàn, hàng vạn chuyên gia Mỹ và các nước nghiên cứu, theo đuổi và chuẩn bị bao năm nay? và Trump hoàn toàn đúng khi rút khỏi TPP? và rằng TPP là sai và không có lợi tý nào cho Mỹ? I don't think so.
    Btw, việc Trump rút khỏi Paris Agreement chị nghĩ sao? em thì thấy cực kỳ thất vọng. Ông ta không nghĩ đến việc tương lai biến đổi khí hậu sẽ tác động khủng khiếp như thế nào đối với cuộc sống của con người trên trái đất này. Và khi đó liệu những đồng tiền của cải vật chất ông ý đang nghĩ là làm gia tăng cho người Mỹ có còn tác dụng không khi môi trường sống bị hủy diệt. Chị PT có thể phân tích một bài về biến đổi khí hậu liên quan đến tài chính kinh tế được không ạ? Cám ơn chị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thôi, đây là chủ đề khá chuyên môn về kinh tế, có lẽ hôm nào tôi sẽ phân tích hồ sơ này.

      Xóa
    2. Hãy hỏi Ba tàu ấy...một căn nhà chỉ sạch sẽ khi mọi người đều có ý thức giữ gìn...TT.D.J.TRUMP cũng đúng khi rút khỏi Paris Agreement ..tạo động lực cho ngành khai khoáng than đá , dầu mỏ..từ đó phát triển kinh tế hướng sạch xanh thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn Mỹ...

      Xóa
  5. TPP...APEC thất bại..cs bán nước cho tàu đang hả hê chiến thắng...lợi ích cs đứng trên lợi ích quốc gia và dân tộc

    Trả lờiXóa
  6. Ôi thôi ! Dù TPP có thành công VN cũng chả có gì ngoài dùng người dân làm công cụ gia công bóc lột . Còn các doanh nghiệp VN hả ? Của anh Tàu trá hình đội lốt doanh nghiệp VN thôi . Ông Trump đã rút khỏi TPP là chính xác . Không có TPP thì chính TQ gặp khó khăn hơn nhiều trong kinh tế . Nhìn vào VN từ khi gia nhập WTO hay được Mỹ cho hưởng quy chế tối huệ quốc thì tiền thu được xuất khẩu bao nhiêu thì mang về cho TQ bấy nhiêu và TQ đẩy hàng thực phẩm bẩn qua để trao đổi . Chỉ tội cho con dân VN làm lụng gần 20 năm gia công với nguyên liệu độc hại của TQ mà tiền dành dụm chẳng đáng bao nhiêu . Bản thân chỉ dư ít , đủ qua ngày làm sao ước mơ một căn nhà cho hạnh phúc riêng mình . Chỉ bao nhiêu thôi cũng thấy tàu đã giật dây cho đảng cộng sản VN . Và chính cs VN đã coi tàu cộng là anh em ăn ở đời đời muôn kiếp là vậy .

    Trả lờiXóa
  7. Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Trump
    Thật vinh dự khi tôi được đến đây, tại Việt Nam - ngay giữa trung tâm Ấn Độ-Thái Bình Dương để phát biểu trước người dân và các vị lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực này.
    Đây là một tuần đáng nhớ của Hoa Kỳ tại một nơi tuyệt vời của thế giới. Bắt đầu từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và giờ đây là Việt Nam, để có mặt cùng với tất cả quý vị ngày hôm nay.
    Trước khi bắt đầu, tôi muốn nói với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey. Người Mỹ cầu nguyện cho quý vị và cho sự phục hồi của quý vị trong những tháng sắp tới. Trái tim của chúng tôi hòa cùng những người Việt Nam bị mất mát do hậu quả của cơn bão khủng khiếp này.
    Chuyến đi này diễn ra vào thời điểm phấn khởi đối với nước Mỹ. Một sự lạc quan mới tràn khắp quốc gia của chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2 %, và sẽ tăng cao hơn nữa. Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán ở mức cao nhất. Và cả thế giới đi lên nhờ sự phục hồi của Mỹ.
    Tại mỗi chặng tôi dừng chân trên chuyến công du này, tôi đều hân hạnh chia sẻ tin tốt lành từ nước Mỹ. Nhưng hơn hết là tôi vinh dự chia sẻ viễn cảnh của Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở -- một nơi mà các quốc gia có chủ quyền và độc lập với nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, có thể cùng nhau phồn vinh và phát triển trong tự do và hòa bình.
    Tôi cũng rất vui mừng khi có mặt tại đây hôm nay, tại APEC, bởi vì tổ chức này được thành lập để giúp chúng ta đạt mục đích. Nước Mỹ là thành viên tự hào của cộng đồng các quốc gia có ngôi nhà trên Thái Bình Dương. Chúng tôi là đối tác tích cực trong khu vực này kể từ lần đầu tự giành nền độc lập.

    Trả lờiXóa
  8. (tiếp theo)
    Vào năm 1784, chiếc tàu Mỹ đầu tiên căng buồm đến Trung Quốc từ một Hoa Kỳ vừa độc lập. Chiếc tàu chở đầy hàng hóa để bán tại Châu Á, và trở về chật ních đồ sứ và trà. Vị tổng thống đầu tiên của chúng tôi, George Washington sở hữu một bộ bàn ăn từ chiếc tàu đó.
    Vào năm 1804, Thomas Jefferson đã cử hai nhà thám hiểm là Lewis và Clark, trên chuyến thám hiểm tới Bờ biển Thái Bình Dương. Họ là những người đầu tiên trong số hàng triệu người Mỹ mạo hiểm đến phía tây để mở rộng vận mệnh của Mỹ khắp lục địa rộng lớn của chúng tôi.
    Vào năm 1817, Quốc hội của chúng tôi đã chấp thuận triển khai tàu chiến Mỹ đầu tiên đến Thái Bình Dương. Sự hiện diện của nhóm hải quân ban đầu chẳng bao lâu phát triển thành đội tàu, và sau đó thành hạm đội, để bảo đảm tự do hàng hải cho số lượng tàu ngày càng gia tăng, đương đầu với biển khơi sóng lớn để đến các thị trường tại Philippines, Singapore, và Ấn Độ.
    Vào năm 1818, chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với Vương quốc Thái Lan, và 15 năm sau hai quốc gia đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại - hiệp ước đầu tiên của chúng tôi với quốc gia Châu Á.
    Trong thế kỷ tiếp theo, khi thế lực đế quốc đe dọa khu vực này, Hoa Kỳ đã đẩy lui với cái giá cao ngất cho bản thân. Do chúng tôi hiểu rằng an ninh và thịnh vượng tùy thuộc vào nó.
    Chúng tôi có bạn bè, đối tác, và đồng minh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong một thời gian dài và chúng ta sẽ là bạn bè, đối tác, và đồng minh trong một thời gian dài sắp tới.
    Là những người bạn lâu năm trong khu vực, không ai vui mừng hơn nước Mỹ khi chứng kiến, giúp đỡ, và chia sẻ tiến bộ vượt bậc của quý vị trong hơn nửa thế kỷ qua.
    Những gì mà các quốc gia và nền kinh tế hiện diện tại đây hôm nay đã tạo dựng một phần của thế giới thật kỳ diệu. Câu chuyện của khu vực này trong những thập niên gần đây là câu chuyện về những điều khả dĩ khi người dân làm chủ tương lai của mình.
    Ít ai hình dung được chỉ cách đây một thế hệ các vị lãnh đạo của những quốc gia này có thể cùng nhau đến đây, tại Đà Nẵng để thắt chặt tình bạn, mở rộng hợp tác, và kỷ niệm thành tựu đáng kinh ngạc của người dân chúng ta.
    Thành phố này trước đây từng là ngôi nhà của căn cứ quân sự Mỹ, tại một quốc gia mà nhiều người Mỹ và Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh đẫm máu.
    Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa; chúng ta là bạn bè. Và thành phố cảng này đang rộn ràng với nhiều tàu cập bến từ khắp thế giới. Những công trình thiết kế kỳ công như Cầu Rồng, đón chào hàng triệu người đến thăm những bãi biển tuyệt đẹp, cảnh quan lộng lẫy và vẻ đẹp cổ xưa của Đà Nẵng.
    Vào đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống chỉ với một vài đô la một ngày, và cứ một trên bốn người không có điện. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam mở cửa là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Kinh tế tăng gấp 30 lần và học sinh Việt Nam nằm trong số những học sinh giỏi nhất thế giới. (Vỗ tay.) Và điều này rất đáng phục.

    Trả lờiXóa
  9. tiếp theo
    Đây là câu chuyện giống nhau về sự chuyển đổi đáng kinh ngạc chúng ta đã chứng kiến khắp khu vực. Người Indonesia trong hàng thập niên đã tạo dựng các cơ sở nội địa và dân chủ để cai quản hơn 13,000 đảo. Kể từ thập niên 1990, người dân Indonesia đã tự đưa mình thoát khỏi đói nghèo để trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất của G20. Ngày nay, Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba trên thế giới.
    Philippines nổi lên như là quốc gia đáng tự hào về gia đình vững mạnh và mộ đạo. Trong 11 năm liên tiếp, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Philippines nằm trong số các quốc gia Châu Á đầu tiên san bằng khoảng cách giới tính và khuyến khích lãnh đạo là phụ nữ tham gia kinh doanh và chính trị.
    Vương quốc Thái Lan đã trở thành quốc gia có thu nhập trên trung bình trong chưa tới một thế hệ. Thủ đô hoàng gia Băng Cốc giờ đây là thành phố được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Và điều này rất tốt. Không có nhiều người ở đây đến từ Thái Lan.
    Malaysia đã phát triển nhanh chóng qua các thập niên gần đây, và giờ đây được đánh giá là một trong những nơi làm kinh doanh tốt nhất thế giới.
    Tại Singapore, các công dân mà cha mẹ từng có thu nhập $500 một năm, giờ đây nằm trong số những người có thu nhập cao nhất thế giới - sự chuyển đổi nhờ vào tầm nhìn của Lý Quang Diệu về quản trị trung thực và pháp quyền. Và người con trai tuyệt vời của ông hiện nay đang lạnh đạo rất tốt.
    Như quan sát gần đây của tôi tại Hàn Quốc, người dân của Cộng hòa Hàn Quốc sống ở một quốc gia nghèo bị chiến tranh tàn phá, và chỉ trong một vài thập niên, họ đã đưa quốc gia mình trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới. Ngày nay, người dân Hàn Quốc có thu nhập cao hơn các công dân của nhiều quốc gia Liên minh Châu Âu. Tôi đã trải qua thời gian tuyệt vời cùng Tổng thống Moon.
    Mọi người đều biết về những thành tựu ấn tượng của Trung Quốc trong hơn vài thập niên. Trong thời gian này - và đây là thời kỳ cải tổ thị trường tuyệt vời - phần lớn các nơi của Trung Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, việc làm bùng nổ, và hơn 800 triệu công dân thoát khỏi nghèo đói. Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay và có buổi họp rất thành công và có khoảng thời gian tuyệt vời với vị chủ nhà lịch thiệp là Chủ tịch Tập.
    Và như tôi thấy ở chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du này, tại Nhật Bản chúng tôi chứng kiến một nền dân chủ năng động tại quốc gia có nhiều kỳ tích công nghiệp, kỹ thuật, và văn hóa. Trong chưa tới 60 năm, đảo quốc này đã có 24 người đoạt giải Nobel cho những thành tựu về vật lý, hóa học, y tế, văn chương, và thúc đẩy hòa bình. Thủ tướng Abe và tôi đã thỏa thuận trên nhiều vấn đề với nhau.
    Tại khu vực rộng lớn hơn, các quốc gia ngoài APEC cũng có nhiều tiến bộ lớn trong chương mới dành cho Ấn Độ-Thái Bình Dương.

    Trả lờiXóa
  10. tiếp theo
    Ấn Độ đang kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Đây là một quốc gia dân chủ có chủ quyền, cũng như - hãy nghĩ về điều này - hơn 1 tỉ người. Đây là nên dân chủ lớn nhất trên thế giới. Kể từ khi Ấn Độ mở cửa kinh tế, quốc gia này đã phát triển đáng kinh ngạc và có nhiều cơ hội mở rộng tầng lớp trung lưu. Và thủ tướng Modi đã dày công để đưa quốc gia khổng lồ này, và tất cả những người dân của họ, trở thành một. Và ông đã rất, rất thành công.
    Như chúng ta thấy, càng ngày càng có nhiều nơi trong khắp khu vực này, công dân của các quốc gia có chủ quyền và độc lập, đã nắm lấy số phận của mình tốt hơn và thúc đẩy tiềm năng của người dân.
    Họ theo đuổi viễn cảnh về công bằng và trách nhiệm, tăng thịnh vượng và tôn trọng luật pháp, và thúc đẩy hệ thống coi trọng làm ăn chăm chỉ và doanh nghiệp cá nhân.
    Họ lập doanh nghiệp, xây thành phố, xây toàn bộ quốc gia từ nền móng đi lên. Nhiều người trong số quý vị tại căn phòng này đã tham gia vào những dự án quốc gia tuyệt vời này. Đó là những dự án của quý vị từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn tất, biến giấc mơ thành hiện thực.
    Với sự giúp đỡ của quý vị, toàn khu vực này đã phát triển - và sẽ vẫn phát triển - thành một chòm sao quốc gia tuyệt đẹp, mỗi quốc gia đều có vệ tinh, ngôi sao sáng - và mỗi ngôi sao là một quốc gia, một nền văn hóa, một lối sống, và một ngôi nhà.
    Những người trong số quý vị đã sống qua những cuộc chuyển đổi này hiểu rõ hơn bất cứ ai về giá trị của những gì quý vị đạt được. Quý vị cũng hiểu rằng nhà của quý vị là gia tài của mình, và quý vị phải luôn bảo vệ nó.
    Trong tiến trình phát triển kinh tế, quý vị tìm kiếm quan hệ thương mại và buôn bán với các quốc gia khác, và thúc đẩy hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hướng đến lợi ích chung.
    Hôm nay, tôi có mặt tại đây để làm mới quan hệ đối tác với Mỹ, để cùng nhau củng cố mối liên kết bằng hữu và thương mại giữa tất cả các quốc gia của khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, và cùng nhau thúc đẩy thịnh vượng và an ninh.
    Điểm cốt lõi của mối hợp tác này, chúng ta muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại xây dựng trên nguyên tắc công bằng và cùng có lợi. Khi Hoa Kỳ tham gia vào mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác hay những người khác, chúng tôi sẽ, từ bây giờ, mong muốn các đối tác của chúng tôi sẽ tuân thủ các quy định giống như chúng tôi. Chúng ta mong muốn thị trường sẽ mở cửa trên mức độ bình đẳng cho cả đôi bên, và ngành nghề tư nhân, không phải những người hoạch định của chính phủ, sẽ đầu tư trực tiếp.
    Điều không may là, trong thời gian rất dài và tại nhiều nơi, điều đối lập đã xảy ra. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã mở cửa kinh tế có hệ thống với ít điều kiện. Chúng tôi giảm hay chấm dứt thuế quan, giảm rào cản thương mại, và cho phép hàng hóa ngoại quốc tự do vào quốc gia của chúng tôi.
    Những trong lúc chúng tôi giảm rào cản thị trường thì những quốc gia khác lại không mở cửa thị trường với chúng tôi.
    Thật khôi hài. Có người trong đây là một trong số những người thụ hưởng. Quý vị đến từ quốc gia nào, thưa quý ông quý bà?

    Trả lờiXóa
  11. tiếp theo
    Các quốc gia thuộc Tổ chức Thương mại Thế Giới, ngay cả khi họ không tuân theo các nguyên tắc đã nêu. Chỉ đơn giản nêu ra là chúng tôi không được Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, hay WTO) đối xử công bằng. Các tổ chức như WTO chỉ có thể hoạt động đúng khi tất cả các thành viên đều tuân theo các điều lệ và tôn trọng chủ quyền của từng thành viên. Chúng ta không thể có được thị trường mở cửa nếu chúng ta không bảo đảm có một thị trường công bằng.
    Hoa Kỳ thúc đẩy doanh nghiệp tư, đổi mới, và công nghiệp. Những quốc gia khác sử dụng hoạch định dựa trên chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.
    Chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc của WTO về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo đảm tiếp cận thị trường công bằng và bình đẳng. Họ tham gia vào việc phá giá sản phẩm, hàng hóa được bao cấp, thao túng tiền tệ, hàng hóa, và chính sách công nghiệp diệt lẫn nhau.
    Họ phớt lờ các điều lệ để thu lợi nhuận trên những người tuân thủ điều lệ, bóp méo thương mại và đe dọa nền tảng thương mại quốc tế.
    Những thói quen như vậy, cùng với việc chúng ta không chung sức đáp trả, đã làm tổn hại nhiều người tại quốc gia của chúng ta. Việc làm, nhà xưởng, và công nghiệp bị tuột khỏi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác nữa. Và nhiều cơ hội đầu tư có lợi cho hai bên bị mất đi bởi vì người ta không tin tưởng hệ thống.
    Chúng ta không dung thứ cho những hành động lạm dụng thương mại lâu dài này nữa, và chúng ta sẽ không dung thứ cho họ. Dù không giữ cam kết hàng năm trời, chúng ta biết rằng một ngày không xa, mọi người sẽ cư xử công bằng và có trách nhiệm. Người dân tại Mỹ và trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương chờ đợi ngày đó sẽ đến. Nhưng điều này chưa bao giờ có, và là lý do tôi đến đây hôm nay - để nói thật lòng về những thách thức và hợp tác cho tương lai tươi sáng hơn cho tất cả chúng ta.
    Mới đây tôi đã có chuyến đi rất thú vị đến Trung Quốc, nơi tôi đã nói chuyện cởi mở và trực tiếp với Chủ tịch Tập về trao đổi thương mại không công bằng của Trung Quốc và thâm hụt thương mại to lớn họ tạo ra với Hoa Kỳ. Tôi bày tỏ mong muốn được hợp tác với Trung Quốc để đạt được mối quan hệ thương mại dựa trên nền tảng thực sự công bằng và bình đẳng.
    Thiếu cân bằng thương mại hiện nay là điều không thể chấp nhận được. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, trong số này có nhiều quốc gia lợi dụng Hoa Kỳ về thương mại. Nếu đại diện của họ có thể trốn tránh điều này thì họ chỉ đơn giản làm công việc của họ. Tôi mong chính quyền tiền nhiệm tại quốc gia của tôi nhìn thấy những gì đang xảy ra và làm điều gì đó về vấn nạn này. Họ đã không làm, nhưng tôi sẽ làm.
    Từ hôm nay trở đi, chúng tôi sẽ cạnh tranh trên nền tảng công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để cho Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa. Tôi sẽ luôn đặt Hoa Kỳ lên trên hết giống như cách mà tôi mong tất cả quý vị trong khán phòng này đặt quốc gia của mình lên trên hết.

    Trả lờiXóa
  12. tiêp theo
    Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với từng vị lãnh đạo trong khán phòng này ngày hôm nay để đạt thương mại có lợi cho đôi bên vốn là lợi ích của cả quốc gia quý vị lẫn quốc gia của tôi. Đó là thông điệp tôi đến đây để gửi đến quý vị.
    Tôi sẽ thực hiện thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương nào muốn là đối tác của chúng tôi và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có lợi đôi bên. Những gì chúng tôi không thực hiện nữa là tham gia những thỏa thuận lớn mà trói tay chúng tôi, từ bỏ chủ quyền, và làm cho việc thực thi có ý nghĩa trở thành gần như là điều không thể được.
    Thay vào đó, chúng ta sẽ thỏa thuận trên căn bản tôn trọng và có lợi cho nhau. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của quý vị. Chúng tôi muốn quý vị vững mạnh, thịnh vượng, và tự tin, gắn chặt vào lịch sử, và vươn đến tương lai. Đây là cách chúng ta phát triển và cùng nhau lớn mạnh, trên giá trị hợp tác thực sự và dài lâu.
    Nhưng đối với điều này - và tôi gọi là giấc mơ Ấn Độ-Thái Bình Dương - nếu trở thành sự thật thì chúng ta phải bảo đảm rằng tất cả cuộc chơi đều phải theo luật lệ, vốn hiện tại không như vậy. Những ai làm vậy sẽ là đối tác kinh tế gần nhất của chúng tôi. Những ai không làm vậy thì chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ không còn phớt lờ những vi phạm, lừa gạt, hay gây hấn kinh tế. Những ngày như thế này đã chấm dứt.
    Chúng tôi sẽ không dung thứ cho việc ăn cắp sở hữu trí tuệ trơ tráo nữa. Chúng tôi sẽ đương đầu với thói quen ép doanh nghiệp phải nhượng công nghệ của họ cho nhà nước, và ép họ tham gia vào liên doanh để đổi lấy tiếp cận thị trường.
    Chúng tôi sẽ giải quyết nạn trợ cấp các ngành kinh doanh hàng loạt thông qua các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ buộc những bên cạnh tranh tư nhân ra ngoài lề -- luôn xảy ra.
    Chúng tôi sẽ không giữ im lặng khi các công ty Mỹ bị những người có dính líu với nhà nước thu lợi kinh tế, dù qua tấn công trên mạng, gián điệp trong công ty, hay thói quen chống cạnh tranh khác. Chúng tôi sẽ khuyến khích tất cả các quốc gia lên tiếng khi có vi phạm nguyên tắc công bằng và có lợi đôi bên.
    Chúng tôi biết lợi ích của Mỹ khi có các đối tác phát triển, thịnh vượng và độc lập ở khắp khu vực này. Chúng tôi sẽ không đưa ra quyết định cho mục đích quyền lực hay đỡ đầu. Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu đối tác của mình từ bỏ chủ quyền, sự riêng tư, và sở hữu trí tuệ, hay hạn chế hợp đồng cho những người cung cấp của nhà nước.

    Trả lờiXóa
  13. tiếp theo
    Chúng tôi sẽ tìm cơ hội cho nhóm tư doanh của chúng tôi để làm việc với nhóm của quý vị nhằm tạo công ăn việc làm và sự giàu có cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tìm đối tác mạnh mẽ chứ không tìm đối tác yếu kém. Chúng tôi tìm các quốc gia láng giềng mạnh mẽ chứ không tìm các nước yếu kém. Nhưng trên hết, là chúng tôi tìm tình bạn, và không bao giờ nghĩ đến muốn thống trị ai.
    Vì lý do này, chúng tôi cũng tập trung lại các nỗ lực phát triển hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á hướng mọi nỗ lực của họ vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao nhằm thúc đẩy gia tăng kinh tế.
    Hoa Kỳ cũng sẽ thực hiện phần trách nhiệm này. Chúng tôi cũng cam kết cải cách các thể chế tài chính phát triển của chúng tôi để tạo động lực thúc đẩy đầu tư vào tư doanh trong nền kinh tế của quý vị và cung cấp giải pháp thay thế mạnh mẽ cho các sáng kiến do nhà nước định hướng có nhiều điều kiện và hạn chế.
    Hoa Kỳ đã được nhắc nhở nhiều lần trong những năm gần đây rằng an ninh kinh tế không chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Điều này rất quan trọng - đối với sức mạnh quốc gia của chúng ta.
    Chúng tôi cũng biết sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài nếu chúng ta không đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay.
    Hồi đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước Quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc và kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm hãy thống nhất để tuyên bố rằng mỗi bước mà chế độ Bắc Triều Tiên muốn xúc tiến để tạo thêm vũ khí là thêm một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn lao. Tương lai của khu vực này và những người dân tuyệt vời này không bị giữ làm con tin cho những tưởng tượng méo mó của những kẻ bạo lực và hăm dọa hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  14. tiếp theo
    Ngoài ra, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng pháp quyền - quyền hạn cá nhân, và quyền tự do đi lại trên biển và trên không, bao gồm các tuyến đường vận chuyển công khai. Có ba nguyên tắc và các nguyên tắc này - tạo sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng ý chí.
    Chúng ta cũng phải giải quyết dứt khoát những mối đe dọa khác đến sự an ninh của chúng ta và tương lai của con cháu chúng ta, như tổ chức tội phạm, buôn người, ma túy, tham nhũng, tội phạm mạng và mở rộng lãnh thổ. Như tôi đã nói nhiều lần trước: Tất cả mọi người văn minh đều phải kết hợp với nhau để đẩy lùi những kẻ khủng bố và những kẻ cực đoan khỏi xã hội của chúng ta, không tài trợ cho họ và hỗ trợ về tư tưởng. Chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
    Vì vậy, chúng ta hãy chung nhau góp phần vào vào việc tạo một Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta đã nói hôm nay đều có thể được giải quyết và mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.
    Nếu chúng ta thành công trong nỗ lực này, nếu chúng ta nắm bắt cơ hội trước mặt chúng ta và đặt nền móng cho mối quan hệ đối tác bền vững cho lợi ích của người dân chúng ta, thì cùng nhau chúng ta sẽ đạt được mọi thứ chúng ta ước mơ cho các quốc gia và cho con cháu chúng ta.
    Chúng ta sẽ được ban phước với một thế giới có các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền và độc lập, phát triển trong hòa bình và thương mại với các quốc gia khác. Các nơi này sẽ là nơi chúng ta có thể xây dựng nhà cửa và nơi gia đình, doanh nghiệp, và con người có thể phát triển và phát triển hơn nữa.
    Nếu chúng ta làm được điều này, chúng ta sẽ nhìn thế giới trong nửa thế kỷ tới kể từ bâu giờ, và chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chòm sao xinh đẹp của các quốc gia - sự khác biệt của mỗi quốc gia, nét đặc biệt của mỗi quốc gia, và mỗi quốc gia đều sáng lạng trong tự hào ở mọi vùng trên thế giới. Và cũng giống như khi chúng ta nhìn các vì sao trên bầu trời đêm, khoảng cách thời gian sẽ làm cho hầu hết những thách thức chúng ta có, rồi chúng ta sẽ nhớ về ngày hôm nay, xem nó có vẻ rất, rất nhỏ.
    Điều gì không có vẻ nhỏ - không nhỏ - sẽ là những lựa chọn to lớn mà tất cả các quốc gia chúng ta phải đón nhận để giữ cho các ngôi sao lấp lánh và sáng mãi.
    Tại Hoa Kỳ, cũng như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không có gì quý giá bằng quyền hiển nhiên của chúng tôi, sự độc lập quý giá và tự do của chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  15. tiếp theo
    Ý thức đó đã dẫn dắt chúng tôi trong suốt quá trình lịch sử của nước Mỹ. Ý thức đó đã truyền cảm để chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng trong cuộc Cách mạng Mỹ, chúng tôi vẫn còn nhớ những lời của một người Mỹ sáng lập và Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ là John Adams. Là một người có tuổi, ngay trước khi ông qua đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu nói ra suy nghĩ của ông về kỷ niệm 50 năm nền tự do tươi sáng của Mỹ. Ông đáp lời bằng các từ: độc lập mãi mãi.
    Đó là tình cảm cháy bỏng trong trái tim của mọi người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà của chúng ta ở đây, tại Việt Nam đã biết đến tình cảm này không chỉ trong 200 năm qua, mà tôi nghĩ là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt, Hai Bà Trưng, lần đầu tiên đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Sau đó, và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt Nam đã đứng lên tranh đấu cho sự độc lập và niềm tự hào của quý vị.
    Ngày nay, những người yêu nước và những anh hùng - trong lịch sử của chúng ta đã nắm giữ câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta để nhận biết chúng ta là ai và được kêu gọi để làm gì.
    Cùng nhau, chúng ta có khả năng để nâng cao con người và thế giới của chúng ta lên những tầm cao mới - đến tột đỉnh mà chưa ai từng đạt được,
    Vậy chúng ta hãy chọn một tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, và niềm tự hào. Hãy để chúng ta lựa chọn sự giàu có và tự do chứ không phải sự đói nghèo và tôi tớ. Chúng ta hãy chọn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
    Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều ước mơ, và nhiều con đường. Nhưng trên khắp thế giới, không có nơi nào như nhà mình.
    Và do vậy, vì gia đình, đất nước, tự do, lịch sử và vinh quang của Thiên Chúa, hãy bảo vệ ngôi nhà của quý vị, phòng thủ ngôi nhà của mình và yêu mến ngôi nhà của mình hôm nay và trọn đời.
    Xin cảm ơn! Chúa ban phước lành cho quý vị, Chúa ban phước lành cho Khu vực Thái Bình Dương. Và Chúa ban phước lành cho Hoa Kỳ. Cám ơn nhiều. Cám ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ e rằng lãnh đạo VN không nghe không nhìn không thấy, có lẽ họ ve vãn hài lòng cho Trump không nhớ cái thặng dư thương mại 32 tỷ $ kia thôi.

      Xóa
  16. Có ai đó nhận xét chí lý thế này: trên thế giới phân loại các nước phát triển,rồi đến các nước đang phát triển,VN thuộc loại thứ ba : không chịu phát triển

    Trả lờiXóa
  17. Níu kéo chứ không phải líu kéo chị à.

    Trả lờiXóa