Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Khi Tổng thống Donald John Trump chưa nói hết ý tăng trưởng rồng cọp của kinh tế VN mấy chục năm trước


Trong phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thì Trump ca ngoại nền kinh tế VN tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thu nhâp bình quân đầu người của VN từ vài USD một ngày thì nay tăng lên gấp bội,… đó là Trump lịch sự nói vậy thôi, bởi lẽ thuần về kinh tế thì đo hiệu suất thu nhập lợi tức đồng lương và mức tăng trưởng kinh tế mà người dân quốc gia ấy có được hưởng trọn vẹn hay không? Hay là bắt tất cả người dân phải bỏ tiền ra mua cái tăng trưởng kinh tế gọi là ấn tượng giả tạo đấy bằng nạn lạm phát và đồng tiền sụt giá, mà VN hiện nay đang giữ kỷ lục thế giới về đồng tiền có mệnh giá cao nhất thế giới là 500.000 VND.

Chẳng hạn tôi phân tích khía cạnh kinh tế đơn giản là lấy từ cái mốc chuẩn năm 2000, khi mà người ta cho là nền kinh tế VN bùng nổ và cũng là giai đoạn VN lập thị trường chứng khoán đầu tiên ở TP.HCM,…

Khi tính toán về kinh tế thì ta sẽ cần xét đến yếu tố tỷ giá hối đoái và tôi phân tích. Trước hết vào năm 2000 thì GDP của VN có giá 33,64 tỷ $ thì tới năm 2016 GDP của VN đạt được 203 tỷ $ (tức là GDP của VN sau 16 năm thì tăng được gần 170 tỷ $ (tỷ giá hối đối làm chuẩn năm 2000 thì xem như gần 14.000 VND = 1 $). Singapore cùng giai đoạn thì GDP đạt được 96 tỷ $, năm 2016 thì GDP là 297 tỷ $ (cao nhất là 308 tỷ $ năm 2014). Thailand cùng giai đoạn năm 2000 thì GDP đạt được là 126 tỷ $ (năm 2016 là 407 tỷ $).

Điều đó ta thử nhẩm tính đó là Singapore từ năm 2000-2016 thì GDP của họ làm tăng được  281 tỷ $. Singapore thì làm tăng được 201 tỷ $.

Tuy nhiên để tính ra lợi tức và làm tăng GDP thì ta cần chú ý về tỷ giá hối đoái như tôi đã nói. Đó là dù có thành tích làm tăng GDP giai đoạn 2000-2016 lên tới con số 170 tỷ $ sau 16 hay 17 năm gì đó thì cũng chẳng làm tăng được lợi tức đồng lương của thu nhập người dân họ lên bao nhiêu, mà trái lại còn bị hao tổn tài nguyên, đồng lương bị đánh cắp bởi lạm phát và đồng tiền mất giá. Bởi lẽ nếu xét về thời gian năm 2000 có lẽ một công nhân ở VN kiếm ra đồng lương 500.000 VND hay 800.000 VND (cho 1 tháng lương) thì cũng có thể trang trải đủ cho cuộc sống của họ, vì tôi nghi ngờ thời đó mệch giá đồng nội tệ VND ấy lưu hành những tờ tiền 50 đồng, 200 đồng,… thì vẫn mua được các mặt hàng tiêu dùng. Thậm chí vào năm 1990 thì 7.500 VND đã mua được 1 USD, và nay thì tờ giấy bạc VND phải tới hơn 22.700 VND mới đổi được 1 USD thì nó cho thấy mức tăng trưởng kinh tế và tăng đồng lương của người dân VN cũng chẳng bao nhiêu mà còn trả giá quá lớn về tài nguyên và tạo ra nợ quá cao.

Để đơn giản ta thấy ngay. Đó là đồng Dollar Singapore (SGD) thì bình quân vào tháng 1 năm 2000 thì 1 USD = 1,6563 SGD thì hiện nay tỷ giá hối đoái ây không mất giá mà trái lại người dân Singapore chỉ cần cầm 1,36051 SGD là đã mua được 1 USD rồi, và như thế nó làm tăng giá tài sản của người dân Singapore tích lũy theo tăng trưởng kinh tế chứ không làm giảm giá tài sản của người dân họ.

Thailand cũng vậy.  Đó là vào đầu năm 2000 thì thì cần 36,9700 Baht , tức là gần 37 Baht mới đổi được 1 USD thì bây giờ vào tháng 11/2017 thì chỉ cần 33,1427 THB đã mua được 1 USD rồi. Thậm chí là TQ cũng vậy là vào năm 2000 thì trung bình tới 8,2798 Yuan mới mua được 1 USD, và hiện nay dù đồng bạc này có mất giá và sụt giá mạnh như năm 2015 thì đến ngày 3/10/2017 có lúc chỉ có 6,6360 Yuan = 1 USD rồi. Nó cũng giải thích vì sao TQ làm tăng GDP và giá tài sản của người dân họ tăng vì giữ được tỷ giá là ít tạo ra nạn lạm phát,…

Đó là yếu tố cơ bản nhất mà ta chú ý khi phân tích kinh tế thì nên xét qua yếu tố phân tích tài chính, chứ lãnh đạo VN thì họ chỉ nhìn vào con số tô hồng phía trước chứ không nhìn về con số xám xịt đen thui ở phía sau mà họ tạo ra. Nó cũng giải thích phần nào quốc gia này 3 loại tài sản được lưu hành trong kinh tế là USD, VÀNG, VND. Thậm chí là nếu hỏi người dân họ trong 3 tài sản tích trữ phòng thân ấy thì cái nào có giá thì người dân VN có lẽ họ trả lời rằng “cái nào cũng được, miễn rằng đó không phải đồng bạc VND là được”.

8 nhận xét:

  1. truyền thông báo chí hay nhận xét giới trẻ ngày nay suốt ngày sống ảo trên mạng xã hội.
    chứ đâu có ai chỉ ra lãnh đạo VN đang dẫn dắt đất nước phát triển ảo.

    Trả lờiXóa
  2. Vào những năm 2000, thì tờ tiền 100đ, 200đ,500đ vẫn còn giá trị lớn lắm đó chị. Chỉ cần 200đ là mua được 1 gói xôi, 1,000 là mua được ổ bánh mì thịt. 1 tô phở chỉ chừng 5,000đ. Lúc đó thì 1 USD có giá khoảng 15,000đ, bằng 3 tô phở. Nhưng tới năm 2017 thì tờ 5,000 chẳng mua được gì cả, vì 1 bó rau phải tốn 10,000đ, 1 ổ bánh mì thịt phải tốn 15,000đ, 1 tô phở phải tốn 30,000đ và 1 USD phải mất 22,800đ mới mua được. Giá trị 1 USD lúc này chưa mua được 1 tô phở, mà chỉ mua được 2/3 tô thôi. Muốn mua 3 tô phở, phải mất tới $4, gấp 4 lần năm 2000. Như vậy thì sau 17 năm, lạm phát tại VN tăng kinh hoàng, ít nhất phải là vài trăm % tính theo giá trị sản phẩm. Nhưng tốc độ tăng giá USD không tăng mạnh như tốc độ tăng lạm phát, chứng tỏ là bị kềm giá, ém giá rẻ mạt. Người VN mua USD bị cướp tới 15,300đ so với năm 1990 và cướp 7,800đ so với năm 2000. Nếu tính đúng giá thì 1 USD phải có giá tới 50,000đ, nghĩa là người bán bị cướp 27,200đ/USD vào năm 2017, 35,000d vào năm 2000 và 42,500đ so với năm 1990.

    Ngoài ra, Tốc độ tăng giá và tốc độ tăng lạm phát nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lương. Lương công nhân là $50/tháng thời năm 2000, nhưng tới năm 2017, cũng chỉ tăng lên $150/tháng mà thôi. Tốc độ tăng chỉ chừng 200%, nhưng giá đã tăng vọt ít nhất 500% tính theo giá tô phở và 1,400% tính theo giá ổ bánh mì. Như vậy thì làm nhiều nhưng không đủ ăn, không lo nổi chi phí. Đời sống người VN càng khổ hơn, kém hơn thời năm 2000 rất nhiều, chứ không hề khá hơn 1mm nào. Ngoài ra, còn phải tính tới yếu tố chất lượng sản phẩm, những năm 2000 thì thức ăn vẫn còn sạch sẽ, ít chất độc hại. Nhưng tới 2017 thì thức ăn toàn chất độc hại, không còn gì sạch sẽ, và không có món nào là không độc. Tính ra là sau 17 năm thì dân VN phải trả tiền gấp nhiều lần, để mua những hàng hóa độc hại hơn và kém chất lượng hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Chị có nhận xét vì về dự luật thuế của Donald Trump, khi mà thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm từ 35% về 15% sẽ chứng kiến sự hồi hương của các công ty đa quốc gia Mỹ trên khắp thế giới, phải chăng khi đó những nước như Việt Nam, Trung Quốc,... FDI sẽ giảm mạnh?
    Em cảm ơn chị.

    Trả lờiXóa
  4. Ngoài nhận xét về thu nhập của người VN, thì TT Trump còn chửi thẳng mặt cả đảng VC và TC, bằng cách tuyên bố VN phải giữ vững độc lập và chủ quyền, phải noi gương 2 bà Trưng. Đây là cách đá xéo cả VC và TC mà thôi. Vì 2 Bà Trưng cỡi voi đánh quân Hán, đánh cho Thái Thú Tô Định phải chui vô ống đồng, cho quân lính khiêng về nước. Mà quân Hán là TC bây giờ chứ ai, còn bọn bán nước là VC chứ ai vô đây nữa. Bị chửi như vậy mà cả dàn lãnh đạo VC vẫn đứng lên vỗ tay bốp bốp, chứng tỏ là chẳng biết tiếng Anh và chẳng hiểu ý nghĩa bài diễn văn này. Rất may là lần này Trump không nói gì về kinh tế, nên VC chẳng xơ múi được gì, và báo đài hết còn mị dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là Trump hàm ý chửi VN cũng không sai, vì ông ta ca ngợi VN có vùng biển nhiều tàu bè đi lại mà không biết giữ thì sau hết đường ra biển là kinh tế biển có thể nâng đỡ 60% cho GDP của VN sau này.

      Xóa
    2. chị phương thơ có đến đà nẵng k chị ???

      Xóa
    3. Bạn xem lại lịch sử . Hai Bà Trưng đánh đuổi thái thú Tô Định và Châu Phong hiện nay theo tôi biết đang thuộc vê Tàu , Quảng Đông ? Cỏn người chui vào ống đồng bỏ chạy về tàu là tường Thoát Hoan con trai của Hốt Tất Liệt trong cuộc chiến lần 3 giữa nhà Trần và quân Nguyên Mông bị danh tướng Phạm Ngũ Lão truy đuổi .

      Xóa
  5. Tiền mệnh giá 500.000đ và mệnh giá 200.000đ polymer ra đời vào đầu năm 2005. Lúc đó có một tờ báo hình như là thanh niên hay tuổi trẻ trấn an người dân lo sợ lạm phát nói rằng Nhật cũng lưu hành đồng 500.000¥ mà có lạm phát gì đâu . Và họ ngụy biện là những đồng 500.000đ hay 200.000đ ra mắt thì kinh tế VM sẽ phát triển mạnh . Đùng một phát đến gần cuối năm đó lạm phát phi mã cùng với vụ án PMU 18 ló dạng . Thế là nội bộ đấu đá nhau vì vụ án tờ polymer và đồng tiền cắc của ông thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy và con ông ta là Lê Đức Minh . Và từ đó năm nào VN lạm phát từ hai con số trở đi . Cuộc sống người dân càng lâm vào khó khăn hơn.

    Trả lờiXóa