Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

KHI BỘ GD&ĐT VN ĐỀ RA CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO 9.000 TIẾN SĨ VỚI NGÂN KHOẢN 12.000 TỶ VND


Trước hết tôi rất ngạc nhiên khi các bản tin hầu hết chiếm nhiều trang nhât gần đây ở báo chí VN hay cả báo chí nước ngoài đăng tải là mỗi năm Bộ GD&ĐT VN sẽ cho ra lò 1.500 tiến sĩ, 4-năm tới sẽ đào tạo thêm 6.000 tiến sĩ, rồi tầm nhìn toàn diện về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025 cả nước sẽ có 20.000 – 26.000 tiến sĩ các loại. Nếu thạc sĩ thì có lẽ hàng triệu thạc sĩ,….

Tôi thì giật mình và bất ngờ là hiện nay lương của giáo viên thì quá thấp là không đủ trang trải cuộc sống cơ bản của giáo viên, giảng viên, nhất là giáo viên ở cái gốc là cấp học cấp tiểu học, trung học,…thì thiếu thốn đủ thứ về đồng lương, vậy mà quốc gia này vẫn có “tầm nhìn 26.000 tiến sĩ tới năm bao nhiêu ấy” thì quả nhiên là cái Bộ GD&ĐT này thật là vĩ cuồng.

Có lẽ tôi quay lại hồ sơ tiểu sử của các kẻ đang điểu hành cái Bộ GD&ĐT này, dù đã nói nhiều và nhàm chán, nhưng ta phải tiếp tục nói tiếp để nhiều người nhận ra cái háo danh của họ. Trước hết ông ông tiến sĩ bị cáo giác xài bằng tiến sĩ giả này, đó là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – Phùng Xuân Nhạ là Giáo sư Tiến sĩ ngành Kinh tế,  Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.

Nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2014-2019; Phó Trưởng ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương, quân khu; Ủy viên thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy viên Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công và các nhiệm vụ khác theo phân công của Đảng, Nhà nước (một ông học rởm học giả nhưng ngồi cái ghế Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước thì đúng là chỉ có phá nát hệ thống giáo dục).

Dưới nữa là cấp Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thì có Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng - thạc sĩ ngành Lý luận Văn học, tiến sĩ ngành Lý thuyết và Lịch sử văn học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; được phong chức danh Phó Giáo sư năm 2006 (đạt Tiến sĩ).

Thứ trưởng Bùi Văn Ga - Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt tại Ecole Centrale de Lyon, Pháp; Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Đà Nẵng (Tiến sĩ). Ông này còn kiêm nhiệm vai trò Phó Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Uỷ viên Ban Chấp Hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa IXX.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa - Thạc sĩ ngành Sinh học tại Trường Đại học Sư phạm Vinh; Tiến sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Tiến sĩ)

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ - Tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Đại học sư phạm Hà Nội (Tiến sĩ).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc - Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển chuyên ngành Kinh tế tại Viện Khoa học xã hội La Hay, Hà Lan (Tiến sĩ).

Nếu xuống dưới nữa là các cơ quan của Bộ GD&ĐT này thì cũng toàn là Tiến sĩ, mà học tiến sĩ trật chuyên môn.

Chẳng hạn tôi nêu tên một vài người để khiến ai cũng phải giật mình chức doanh hóa huyền “Phó giáo sư-Tiến sĩ”, mà ta cần chú ý những tiến sĩ giấy rất nguy hiểm khi họ sẽ đào tạo ra cả một thế hệ hư hỏng. Cụ thể như ông Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Bình (sinh năm 1959). Có lẽ đang giữ nhiều chức vụ giảng dạy hay trưởng khoa kinh tế tài chính gì đó ở Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Đó là năm 1985: sinh viên - Sinh viên Đại học Bách Khoa. Tới thời gian năm 1991: Nghiên cứu sinh, năm 2012: Thực tập sinh - Trường ĐH Kinh tế QD Odessa, rồi không biết năm bao nhiêu lấy bằng tiến sĩ nhầm chuyên môn, và phong hàm Phó giáo sư. Có thể ông này được gọi là “chuyên gia kinh tế PGS-TS Bùi Quang Bình - Chủ nhiệm khoa kinh tế, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng”. Làm sao mà học tới năm 32 tuổi mới là nghiên cứu sinh,… và kết cục cũng có được học hàm học vị “Phó giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế”.

Hãy nhớ rằng các nước khác hệ thống giáo dục đại học của họ thì các giáo sư, tiến sĩ các chuyên ngành như: Vật lý, Y khoa, Toán, Hóa-sinh, Kinh tế,… thì họ đi lên từ chuyên môn ngành nghề học và làm việc, hy nghiên cứu khoa học để trở thành giáo sư, tiến sĩ. Giáo sư ở đây cũng có thể là người chỉ có văn bằng thạc sĩ, nhưng chuyên môn của họ có kinh nghiệm thực tiễn.

Chẳng hạn Giáo sư Vật lý người Mỹ John C. Mather, ông giảng dạy tại Đại học Maryland. Đoạt Giải Nobel Vật lý (2006). Đã kinh nghiệm là việc trong lĩnh vực Vật lý thiên văn , vũ trụ học của  NASA. Đã học hành qua nhiều trường như Newton High School , Newton, New Jersey, Đại học Swarthmore, rồi mới lấy bằng  Ph.D. (Vật lý), tại Đại học California, Berkeley,…để đi dạy học, họ không thể cử tuyển để học bằng tiền ngân sách theo chỉ tiêu là học là lấy bằng tiến sĩ đúng chỉ tiêu 9.000 tiến sĩ thì quả là chuyện lạ đời.

Một ví dụ khác về tiêu chuẩn giáo sư, tiến sĩ. Chẳng hạn Tiến sĩ Barry Clark Barish – Đoạt giải thưởng Giải Nobel Vật lý năm 2017. Thành tích lấy bằng Cử nhân Vật lý năm 1957 và Tiến sĩ  vật lý năm 1962 tại Đại học California, Berkeley. Tức là vắn tắt lấy bằng BA , PhD Đại học California, Berkeley. Và vất vả lắm thì từ giai đoạn năm 1966-1991 mới chỉ là Phó Giáo sư, Giáo sư Vật lý, thực tế mãi tới giai đoạn năm 1991-2005, Tiến sĩ Barry Clark Barish mới được công nhận trở thành Giáo sư Vật lý chính thức chuyên môn của ông ta.

Trong kinh tế học vĩ mô quốc tế thì chẳng hạn có Giáo sư Ben Shalom Bernanke (Cựu Chủ tịch FED). Đó là Ben Bernanke có văn bằng BA tại Đại học Harvard, và văn bằng Tiến sĩ, PhD của Viện Công nghệ Massachusetts. Để có văn bằng Tiến sĩ thì Ben Bernanke đã lấy được vă bằng Thạc sỹ Kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts tuổi đời còn rất trẻ, bằng tiến sĩ cũng vậy là học liên tục, và giai đoạn từ năm 1979-1985 thì giảng dạy tại Trường Kinh doanh Stanford, và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học New York, rồi sau đó mới được công nhận là giáo sư chính thức tại Đại học Princeton,….

Hầu hết các tiến sĩ các chuyên môn ở các lĩnh vực khác không chỉ ở Mỹ, Âu châu, Nhật, Hàn Quốc, thì chuyên môn đi vào giáo sư thỉnh giảng, giáo sư (ở VN hay gọi chung chung là giảng viên) thì họ dạy học tình cờ, hay được mời làm giáo sư giảng dạy, dù lúc đó họ đang là chuyên gia phân tích kinh tế hay chuyên gia nghiên cứu vật lý, hoặc chuyên gia đang làm cho các công ty, phòng thí nghiệm nào đấy,….họ không như cái máy là lập trình sẵn để đi đào tạo chỉ để về dạy học khoác cái vỏ bọc “Tiến sĩ giấy”, hay “Tiến sĩ ở cái Học viện Khoa học Xã hội VN,…).

Một bài học đắt giá mà VN phải trả giá với bệnh sùng bái bằng cấp tiến sĩ. Cụ thể cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cựu Phó thủ tướng và nay là Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Một còn người thất bại hoàn toàn bởi nhiều văn bằng tiến sĩ không ra tiến sĩ. Đó là thành tích ông này làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì hệ thống giáo dục VN tan tành.

Nguyễn Thiện Nhân có nhiều văn bằng như Giáo sư, Tiến sĩ. Chẳng hạn Giáo sư Kinh tế, tiến sĩ ngành Điều khiển tự động hóa. Tiểu sử ông này còn ghi Học kinh tế thị trường tại Trường Đại học Kỹ thuật Magdeburg  - Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Liên bang Đức (năm 1990-1991), rồi học học thạc sỹ quản lý cộng đồng tại Trường Đại học Oregon (Mỹ), rồi kiếm ra đâu đấy được cái văn bằng học hàm học vấn cao nhất ở nước Cộng Hòa XHCN VN là “Giáo sư kinh tế 1996”.

Đúng là chuyện thần tiên, là làm thế nào họ học hành ghê gớm cả mấy văn bằng tiến sĩ, mấy văn bằng thạc sĩ, và thiên tài tới mức vừa làm công việc của chuyên môn về kỹ sư như cơ khí động lực (chắc là tiến sĩ-kỹ sư), rồi vừa làm chuyên môn giảng dạy cho sinh viên kinh tế năm thứ 2 tại Khoa kinh tế doanh nghiệp (chắc là giáo sư-tiến sĩ kinh tế học),…

(*) Một số các trường đại nổi tiếng ở Á châu, hay Âu châu thì giáo sư giảng dạy đôi khi là các thạc sĩ, kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệm họ giảng dạy rất chất lượng chứ không nhất thiết phải là "tiến sĩ" thì mới làm giáo sư giảng dạy ở đại học. Một thạc sĩ luật giỏi, giàu kinh nghiệm làm tư vấn luật cho nhiều tổ chức hay doanh nghiệp, họ vẫn làn "giảng viên giảng dạy luật", một chuyên gia phân tích kinh tế, tài chính với văn bằng Thạc sĩ và giàu kinh nghiệm trong nhiều chuyên môn cũng vẫn làm giáo sư giảng dạy đại học, mà còn dạy tốt hơn rất nhiều những kẻ "tiến sĩ kinh tế rởm".

10 nhận xét:

  1. vietnam liệu có đi theo vết xe đổ của venezuela hay theo tibet :((

    Trả lờiXóa
  2. Chị ơi! Chị có biết gì về Sun group không chị?

    Trả lờiXóa
  3. Cảm giác của tôi là vài bộ trưởng GD gần đây chưa được chuẩn bị mọi mặt để làm bộ trưởng.
    Bộ này rất giỏi nghĩ ra cách tiêu tiền.

    Trả lờiXóa
  4. Toàn tiến sĩ giấy hèn chi đến chừ vẫn không sản xuất nổi con ốc vít. Cảm ơn chị Phương Thơ!

    Trả lờiXóa
  5. Đề án vẽ ra chỉ là để ăn mày tiền ngân sách thôi. Tiến sĩ việt nam số ít là thực chất còn lại đa phần là tiến sĩ giấy.

    Trả lờiXóa
  6. Ngân sách chi 12 nghìn tỷ để cho ra lò thêm 9000 tiến sĩ . Hài hước nhỉ ? Cô PT chưa biết đó thôi . Với ngân sách này có hai trường hợp thường thấy khi một ai đó trở thành tiến sĩ , giáo sư gì đó .
    1/ Dùng ngân sách một phần cho con cháu cán bộ lãnh đạo du học nâng cao , lấy bằng tiến sĩ ở các trường Đại học nước ngoài mà bằng cấp không có giá trị ở nước đó như cô đã nói trước đây . Phần ngân sách còn lại cán bộ lãnh đạo trong nước thi nhau xâu xé .
    2/ Trong nước những ai muốn lấy bằng tiến sĩ thì hãy bỏ tiền cực lớn mà mua . Bảo vệ luận án tiến sĩ chỉ là hình thức che mắt mà thôi . Tôi có người bạn làm trưởng khoa một bệnh viện lớn ở SG hiện nay . Cô bạn tôi mới chỉ làm luận án tiến sĩ thôi mà đã phải chi vài chục nghìn đô la để bảo vệ luận án tiến sĩ mà thôi .

    Trả lờiXóa
  7. Rất chán và mặc cỡ dùm cho mấy ông tiến sĩ giả,dỏm này ở VN. Tôi thách các ông có dám tranh luận với các bác xe ôm không?

    Trả lờiXóa
  8. Tiến sĩ theo chỉ tiêu đề ra thì đúng là quái đản, tiến sĩ hay thạc sĩ ở xứ khác họ tự lập tự thân và được mời làm giáo sư, chủ yếu là họ rất có kinh nghiệm thực tế tạo ra tài sản cho xã hội. Loại tiến sĩ giấy thì rất nguy hại là họ chẳng biết chuyện gì đang xẩy ra ngay trước mắt mà họ chỉ biết những lý thuyết vớ vẩn xẩy ra ở thế kỷ trước.

    Trả lờiXóa