Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Những hiểu lầm cần tránh về một số thuật ngữ tài chính (giành cho bạn đọc nghiên cứu kinh tế học chuyên sâu nhưng hiểu rất đơn giản)


Đó là khi ta nói đến “tăng trưởng tín dụng”, hay “loan growth”, đó là họ đang đề cập đến tổng số tiền vay bằng nội tệ của quốc gia đó do các tổ chức tài chính, hay các ngân hàng quốc gia đó cung cấp. Hãy nhớ rằng, thị trường tài chính và giới đầu tư thường mất niềm tin vào những quốc gia có tỷ lệ tăng tiền, hay tăng trưởng tín dụng, tức là tăng dư nợ tín dụng để cho vay quá cao và do đó nó thường gây ra lạm phát (trên cơ sở tăng giá tiêu dùng).

Một nền kinh tế dựa vào đầu tư quá cao tất nhiên nó cũng dựa vào in tiền lớn để đạt mục tiêu GDP cao. Hậu quả nó chỉ dẫn đến con đường suy thoái kinh tế, đó là hoặc là người ta phải vay mượn tiền của nước ngoài, tức là qua phát hành trái phiếu, tức giấy nợ, hoặc là đồng thời là người ta phát hành tiền tệ tín dụng thêm để dẫn đến hậu quả gia tăng nợ công cao, đẩy áp lực lên lạm phát sẽ tăng cao, dẫn đến đồng nội tệ mất giá (VN là quốc gia đội sổ về hồ sơ này, đó là họ ấn định chỉ tiêu mỗi năm đồng nội tệ VND phải mất giá bao nhiêu phần trăm).

Trong khi đối lập vế bên kia là “vốn tài chính”, hay “financial capital”, nó khác với tăng trưởng tín dụng. Nó bao gồm các hình thức tài trợ khác mà các công ty, hay các doanh nghiệp họ sử dụng vốn để đầu tư vào kinh doanh của họ. Hãy nhớ rằng “vốn” ở đây, ta cần phân biệt là nó không phải là tiền mặt, nó là số tiền đầu tư của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Nói cách khác cho dễ hiểu, là “vốn” nó cũng có thể bao gồm tiền mặt gói trong đó, nhưng chủ yếu nó là tín dụng và vốn chủ sở hữu. Thực tế những cụm từ “vốn” đó, nó chỉ là tín dụng chứ không phải là tiền mặt, nên hết sức thận trọng khi nói đến thị trường vốn thì đừng nhầm nó là tiền mặt.

Đối với “thanh hoản”, hãy nhớ rằng đó là những bản tin kinh tế tài chính hay lưu hành và xuất bản hàng ngày trên thị trường tài chính ngân hàng các nước. Khi họ nói đến “thanh khoản”, kể cả họ đề cập đến lãi suất cơ bản. Điều đó có nghĩa là bạn cần “phân tích thanh khoản”, hay liquidity analysis, đó là bạn đang nói đến “monetary analysis” (phân tích tiền tệ), điều đó có nghĩa là bạn đang phải phân tích đến lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến thanh khoản trên thị trường tài chính ngân hàng, nó rất chuyên môn và phức tạp để bạn phân tích ra chính sách lãi suất ngắn hạn và tác động vào lãi suất dài hạn (trái phiếu).

Riêng đối với bản tin thị trường tài chính Mỹ mà các chuyên gia VN hay phân tích sai trái, đó là họ chỉ đề cập đến lãi suất của FED, rồi phân tích linh tinh về đồng USD. Hãy nhớ rằng, đối với “thanh khoản”, hay liquidity, nó là vô cùng quan trọng của Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED). Đó là bởi v ì FED họ quản lý thanh khoản bằng chính sách tiền tệ của họ. Đó là bởi vì,  nó đo lường tính thanh khoản với nguồn cung tiền như cung tiền M1, M2, và M3,… (hãy nhớ rằng, cung tiền M2 là quan trọng nhất đối với FED, bạn đọc tham khảo thêm ở đây: https://www.federalreserve.gov/releases/h6/current/default.htm , hoặc: https://www.newyorkfed.org/aboutthefed/fedpoint/fed49.html , hoặc https://www.treasury.gov/resource-center/data-chart-center/interest-rates/Pages/TextView.aspx?data=yield

Và dó đó, nó tác động đến lãi suất ngắn hạn liên quan đến mức lãi suất của FED, hay lãi suất lãi suất Federal Funds Rate chủ yếu thông qua các hoạt động thị trường mở, hay Open Market Operations, và do đó là sẽ tác đến sản lượng trái phiếu Kho bạc dài hạn của Mỹ, tức là lãi suất dài hạn, mà quan trọng nhất đó là lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-năm.

Đối với trái phiếu Mỹ, hãy nhớ rằng. Với các tín phiếu kho bạc được phát hành với kỳ hạn dưới một năm. Trong khi Trái phiếu Kho bạc được phát hành với thời hạn 2, 3, 5, và 10 năm. Riêng Trái phiếu kho bạc được phát hành với kỳ hạn 30 năm. Đó là nghiệp vụ đầu tư này chỉ được giới thiệu lại vào tháng 2 trong năm 2006.

Trái phiếu Kho bạc 10-năm, nó là rất quan trọng, vì nó tài trợ hầu hết các khoản nợ của chính phủ Mỹ. Nghiệp vụ đầu tư này nó do Bộ Ngân khố Hoa Kỳ (Department of the Treasury), nó tương đương với Bộ Tài chính, mà ta quen gọi là “Bộ Tài chính”, họ mới có thẩm quyền bán đấu giá trái phiếu Kho bạc 10 năm (Trái phiếu Kho bạc - Treasury bonds) để tài trợ nợ. Lãi suất được trả sáu tháng một lần và không thay đổi trong suốt thời hạn của sản phẩm. Các khoản đầu tư vào  Treasury bonds của trái phiếu Kho bạc 10-năm là sản lượng hoặc tỷ suất lợi tức, mà nhà đầu tư sẽ có được khi đầu tư vào Treasury bonds.

Về hồ sơ lãi suất ngân hàng mà người ta hay theo dõi bản tin tài chính trong nước và quốc tế là họ hay nói đến “lãi suất”. Thì tôi trả lời luôn là bất cứ khi nào bản tin thị trường đề cập về lãi suất ngân hàng, đó là họ đang nói về lãi suất danh nghĩa (trừ trường hợp họ ghi chú hay nêu lý do kèm giải thích). Tuy nhiên trước đây ông cựu Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình đã nhầm lẫn lý luận sai là không phân biệt được nó để thị trường tài chính bút ghi, và họ nhắc nhở là cần phân biệt rõ lãi suất thực dương và lãi suất danh nghĩa của nó. Tránh đánh đu mập mờ thị trường. Vì đây là đây là nghiêm túc là thị trường tài chính quốc tế theo dõi chứ không phải là thị trường tài chính trong nước để mà mập mị dân mà gây hiệu ứng ngược là người ta đánh giá cái NHNN VN vốn đã yếu kém lại càng kém cỏi hơn thì chả ai tin tưởng mà đầu tư tài chính cho.

Về nghiệp vụ đầu tư vào trái phiếu đối trọng hay đối xung với trái phiếu kho bạc, đó là ta đầu từ vào “trái phiếu rác”, còn gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay trái phiếu rác (nó thường di chuyển theo giá cổ phiếu), đó là SPDR Bloomberg Barclays High Yield Bond ETF (NYSE: JNK), bạn đọc truy cập hồ sơ ở đây trong phần phân tích kỹ thuật để trắng: http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=JNK

Hãy nhớ rằng, để đầu tư vào trái phiếu rác, đó là ta cần chú ý là nó thường neo vào xu hướng tăng (giảm) ngược chiều với giá cổ phiếu chứ không tương tác neo vào  với trái phiếu kho bạc chính phủ. Nên ta hết sức thận trọng là đừng nhẫm lẫn nó với trái phiếu kho bạc 10 năm, 20 năm, hay 30 năm. Để đầu tư vào trái phiếu rác, tất nhiên bạn phải tolerance for risk (khả năng chịu rủi ro).

(*) Các bài viết tham khảo khác về so sánh trái phiếu của Mỹ (đồng USD) với các nước Âu châu, nhất là trái phiếu của Đức (đồng EUR), bạn đọc xem thêm phần phân tích lược giản của nhà kinh tế học người Mỹ, Giáo sư Paul Krugman (đoạt giải Nobel Kinh tế học năm 2008), bài viết ở đây: https://krugman.blogs.nytimes.com/2015/01/05/thinking-about-international-bond-yields/?mtrref=undefined&gwh=265539B0CAAE982001F2C4C84E4829DF&gwt=pay&assetType=opinion , trong phần tô màu xanh Rudi Dornbusch explained  đưa đến chương mục https://krugman.blogs.nytimes.com/2014/12/07/shinzo-and-the-invisibles/ bạn đọc nhấn vào đó sẽ có thêm chủ đề về các lý thuyết kinh tế học khác do các giáo sư đại học và các nhà kinh tế học phân tích phần tô màu xanh.

8 nhận xét:

  1. Đúng là thầy nào tớ đấy..thủ tướng Lý Khắc Cường của Ba tàu yêu cầu không nên đưa các vấn đề nhân quyền vào thương lượng kinh tế với thủ tướng Canada...

    Trả lờiXóa
  2. Một chiêu lập lờ đánh lộn con đen để lừa ...đó là họ đánh tráo khái niệm tài sản và vốn..khà khà..và cũng không nhiều người hiểu ý nghĩa về Bảng cân đối kế toán của FED

    Trả lờiXóa
  3. Đọc những bài chuyên sâu về kinh tế tài chánh của chị PT thì em phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu được khá vấn đề mà chị nói. Dù rằng em cũng học kinh tế.

    Trả lờiXóa
  4. ngày qua ngày đọc bài phân tích của chị PT làm cho kiến thức kinh tế của mình thêm thông suốt, chứ k u mê trong đống sách vở nữa.
    mong được sớm thành chuyên gia như chị.
    cám ơn PT!

    Trả lờiXóa
  5. Rất thích đọc những phân tích của cô PT, dù có đôi lúc cần phải đọc vài lần và nghiền ngẫm tìm hiểu thì mới thấm hết ý nghĩa, cảm ơn cô PT nhiều lắm. Con học kế toán mà đôi lúc còn thấy mình quá u mê với các từ chuyên ngành, như cách hạch toán 1 tài khoản kế toán T account có debit và credit, sang tới Việt Nam thì là bên nợ và bên có, suy nghĩ mãi cũng chả hiểu sao lại gọi là Nợ và Có như vậy nữa

    Trả lờiXóa