Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Những cái bẫy việt vị danh cho quan chức lãnh đạo NHNN và đại biểu quốc hội VN


Như trước đây tôi hay nói, các nghiệp vụ đầu tư vào tài sản tài chính bong bóng như bitcoin (có thể gọi là tài sản hàng hóa) thì hầu hết các thống đốc ngân hàng trung ương trên thế giới đều tuyên bố họ không có thẩm quyền, hay quyền hạn để can thiệp định hướng, như quản lý về đầu tư tài sản bitcoin.

Trong nhận định trích dẫn trên các tờ báo quốc tế phỏng vấn bà Chủ tịch FED - Janet Yellen về bitcoin sau khi FED tăng lãi suất vừa qua. Bà Chủ tịch FED - Yellen nhắc lại chuyện cũ từ năm 2014, đó là bà khẳng định, xin trích: “the Fed doesn't really play any regulatory role with respect to bitcoin." (Fed không thực sự đóng bất kỳ vai trò quản lý điều tiết đối với bitcoin.).

Bà Chủ tịch Yellen cửa Fed phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi ngân hàng trung ương Mỹ quyết định tăng lãi suất 25 điểm phần trăm.

Bà Chủ tịch FED - Janet Yellen đưa ra trấn an dư luận rằng: "Bitcoin tại thời điểm này đóng một vai trò rất nhỏ trong hệ thống thanh toán", tức là nguyên văn “Bitcoin at this time plays a very small role in the payment system,".

Vế bên kia là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (TP HCM) đề xuất khung pháp lý quản lý Bitcoin, hay đề xuất truy thu thuế Bitcoin”. Dù rằng những người đề xuất ấy cũng chưa phân tích lý giải về nghiệp vụ đầu tư thanh toán đồng tiền Bitcoin như thế nào, họ chỉ nói nó là đồng tiền ảo,… Phía NHNN VN ra lệnh sắt thép “Ngân hàng nhà nước đã khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, và tuyên bố cấm sử dụng Bitcoin”.

Đi trên thượng tầng cao hơn nữa là ông Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì và phối hợp cùng một số Bộ, ban ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, đó là trong trích dẫn báo chí quốc doanh ở VN rằng: “Chính phủ sẽ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử,…”.

Đúng là chuyện quái đản ở xứ này, là họ hay muốn quản lý những cái cao hơn tầm với của họ như việc đòi quản lý cả không gian mạng Google, Facebook,….

Chuyện kinh điển hơn là trích dẫn tờ Tiền Phong ngày 24/8/2017, một lãnh đạo Vụ Ngân hàng Nhà nước giấu tên khẳng định: “Về bản chất tiền điện tử chính là tiền thật nhưng được các ngân hàng giao dịch thanh toán qua mạng nên gọi là điện tử. Còn tiền ảo, tài sản ảo là không hề có thật”.

Ôi thôi, tôi chẳng thể hiểu nổi là vì sao họ phát biểu linh tinh liều lĩnh như vậy trong vấn đề thường thấy.

Nó cũng giải thích phần nào tại VN các dự án đầu tư nào cũng gặp rắc rối là không đội vốn thì cũng bỏ hoang, khiến cho người dân phải gánh thuế trả nợ thay cho nhiều dự án đầu tư kinh tế lớn mà số tiền nợ có lẽ từ đứa trẻ mới sinh cho tới người già tàn tật của hơn 92,7 triệu dân VN trả mãi có lẽ cũng không trả hết được nợ, bởi những người hay ưa đề suất, như người ta hay thấy trong quá khứ và hiện tại. Họ nhắm mắt nhắm mũi đề xuất mà không có phân tích ra con số hay hồ sơ nào cả, và vô phúc thay nếu đất nước có những ông thủ tướng hay ông tổng bí thư kém cỏi thì hễ thấy hợp tai thì chấp thuận đề xuất và ký bút thì hậu quả trả giá như hiện tượng đang diễn ra ở VN là không tránh khỏi và đừng đổ lỗi cho ai cả.

Tôi thường hay nói nghịch lỗ tai khó nghe, nhưng nó luôn đi theo lịch trình diễn ra mà tôi nói ra. Hãy nhớ rằng những kẻ bất tài vô năng lực và những kẻ phá hoại đất nước, đó là những kẻ hay nói ngọt nói ngon, mà gọi là nịch hót để bám ghế thăng chức, kể cả những ông bà tiến sĩ kinh tế quốc doanh nhà nước VN như đã thấy, đó là những kẻ hay phát ngôn “tôi ủng hộ chính sách của bộ trưởng hay thủ tướng, tôi ủng hộ đề xuất,…”. Đó là những kẻ trong đầu với não trạng không chứa cái gì trong đó cả, mà chỉ chứa lòng tham, quyền lực, rồi kết cục là phá hoại quốc gia, thay vì họ cần phải tích cực ngăn chặn những đề xuất sâu mọt chứa đầy cái bánh vẽ bòn rút dự án đầu tư họ vẽ ra.

Một ví dụ kinh điển mà tôi hay nhắc lại là người ta đề xuất “Luật các tổ chức tín dụng sau khi sửa đổi đã được thông qua, nhưng việc nâng hạn mức bồi thường tiền gửi quá 75 triệu đồng vẫn phải tùy nguồn lực và tình hình.”. Tức là Các chứng chỉ tiền gửi được SBV- NHNN VN bảo hiểm lên đến VND 75.000.000 (Tức là Certificates of deposit are SBV insured for up to VND 75,000,000).

Sau ấy thì đám chuyên gia gọi là tiến sĩ tài chính ngân hàng dư luận viên lý luận, “tiền gửi tiết kiệm cũng là hình thức đầu tư”. Tức là ám chỉ có rủi ro nên nếu ngân hàng phá sản thì người gửi phải chấp nhận thiệt hại. Tức là họ đang cổ súy cho cái yếu kém, những nhóm lợi ích thao túng đất nước. Bởi vì trách nhiệm của NHNN VN có vai trò tối thượng cao thượng hơn ngân hàng trung ương các nước trên thế giới, vì nó mang cái tên nhà nước, tức là "nhân dân" thì họ phải có nghĩa vụ dám sát hoạt động các ngân hàng của họ quản lý, vì hầu hết mọi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng đều do NHNN chỉ định, còn bổ nhiệm thống đốc, hay phó thống đốc NHNN thì do bàn tay của nhà nước chỉ định bổ nhiệm nên nhà nước và NHNN phải chịu trách nhiệm khi ngân hàng phá sản là phải đền bù số tiền gửi tiết kiệm còn nguyên vẹn cả lãi lẫn tiền gốc cho người ký thác.

6 nhận xét: