Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Soi vài con số đáng kinh ngạc của nền kinh tế Đức dưới triều đại nhà vật lý quý bà Thủ tướng Angela Merkel.


Trước hết ta nhắc lại chuyện hiếm có của nước Đức. Đó là quốc gia này có danh hiệu được các tổ chức quốc tế đánh giá mức tín nhiệm duy nhất ở mức khả tín đáng tin cậy nhát là bất cứ khi nào Đức phát hành nợ hay tạo ra nợ đều đi vay với lợi suất trái phiếu siêu thấp, đó là Đức luôn đạt danh hiệu ba chữ A hoa là AAA kể từ năm 1983 cho tới nay.

Về quá khứ kể từ năm 2005 khi bà Angela Merkel, lên làm thủ tướng Đức thống nhất thì khó khăn luôn chồng chất.  Đó là tỷ lệ thất nghiệp của người dân Đức luôn ở mức rất cao là đạt mức hơn 9,5%, có lúc báo cáo thực tế trên mức 11,7%. Và khi tranh cử rồi đắc cử thì bà Angela Merkel chỉ hứa hẹn và thi hành mỗi một nghiệp vụ quan trọng duy nhất đó là làm thế nào đưa tỷ lệ thất nghiệp của Đức xuống thấp. Hãy nhớ rằng trong phân tích kinh tế học và phân tích tài chính thì nghiệp vụ phân tích và đánh giá tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia là tối quan trọng, vì nó liên hệ tới mọi ngành nghề như tiền lương, số người tham gia lao động sản xuất, rồi lãi suất ngân hàng, rồi điều tiết tỷ lệ nợ công trên GDP, và cả tính toán tỷ giá hối đoái sao cho đồng tiền hợp lý để xuất khẩu dễ cạnh tranh, và phải phân tích điều tiết nhiều nghiệp vụ chuyên môn trong kinh tế học vĩ mô rất phức tạp từ tác động quốc nội là trong nước cho tới bên ngoài nó tác động đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế, và nếu làm tốt thì tất nhiên đáp số sẽ là tỷ lệ thất nghiệp lao động sẽ được cải thiện. Hiện nay hết tháng 7/2017 thì tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm xuống còn 3,7% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của các nước Thành viên Eurozone dùng chung đồng EUR là rất cao trên mức 9,10% thì dân Đức bàu cho bà Angela Merkel là không có gì ngạc nhiên cả.

Đức là nền kinh tế lớn hơn TQ, và xếp thứ 3 trên thế giới là chỉ sau Mỹ, Nhật kể từ khi bà Angela Merkel làm thủ tướng. Đó là năm 2005-GDP của Đức. Đó là năm 2005-Tổng sản phẩm quốc nội của Đức đạt được 2.861 tỷ $ (TQ là 2.286 tỷ $ thôi). Hiện nay Đức là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới là xếp sau Mỹ, TQ, Nhật thôi. TQ vượt qua Đức và Nhật cũng không có gì lạ là vì dân số của QT quá đông, nền kinh tế TQ dựa vào nhân công rẻ, bơm tín dụng quá lớn để đầu tư cho cái GDP kém phẩm chất của họ là ngày nay tạo ra nợ quá lớn, ô nhiễm quá nặng thì cái nền kinh tế hạng hai của TQ thì cũng chả có người dân nào ham cả.

Về năng lực xuất khẩu, có lẽ nước Đức là nhà vô địch về khả năng cạnh tranh cao độ dù đồng tiền EUR treo trên cao như trước đây là đồng EUR có giá, điều đó khiến nhiều nền kinh tế chung trong khối đồng EUR gặp khó khăn về ngoại thương xuất khẩu và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP thì duy nhất nước Đức là luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai của họ rất cao. Thậm chí năm 2015 thì đạt thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 8,3%, năm 2015 bất chấp khó khăn kinh tế vì nhiều nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bứ neo giảm phát là sản xuất dư thừa, vậy mà năm 2015 thì Đức vẫn đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai 8,6% thì đúng là kỳ tích. Kể từ năm 2005-2016, bà Angela Merkel đã làm lên kỳ tích là léo lái nền kinh tế Đức đạt thặng dư đến 2.241 tỷ EUR, đó là Đức chưa khi nào bị hiệu ứng ” nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu”. Điều đó trong kinh tế học thì ngay cả Đức có khối dự trữ ngoại tệ ít đi nữa họ cũng chẳng bị rủi ro về ngoại thương, vì năng lực đạt thặng dư thương mại của họ quá lớn lao.

Hãy nhớ rằng Đức là cường quốc có năng lực xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới (không so với tỷ lệ GDP).  Đó là năm 2016 thì nước Đức xuất khẩu được 1.207 tỷ EUR (Đức dùng đồng EUR nên ta quy ước đồng EUR cho dễ tính), kém chỉ kém Mỹ khi năm 2016 thì Mỹ xuất khẩu được 2,21 ngàn tỷ USD. Tất nhiên không nói đến TQ, vì quốc gia này xuất mua sức lao động, xuất khât của TQ chiếm rất cao so với GDP của họ là gần bằng cả xuất khẩu của Đức và cộng hơn một nửa xuất khẩu của Mỹ lại, nên TQ hay gặp rủi ro về kinh tế là xuất khẩu kém phẩm chất dựa vào sức mua của nước ngoài. Mỹ xuất khẩu chỉ chiếm 12% so với tổng sản lượng GDP kinh tế thôi.  Tuy nhiên với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đạt được vào năm 2016 là 3466,76 tỷ $ so với mức xuất khẩu năm 2016 là được 1.207 tỷ EUR thì rõ ràng nền kinh tế Đức thúc đẩy từ xuất khẩu chiếm gần phân nửa so với sản lượng GDP kinh tế của họ rồi. Thực tế nếu so sánh về xuất khẩu như vậy đo theo GDP thì vẫn thấp hơn rất nhiều so với nền kinh tế xuất dựa vào xuất khẩu của VN (có thể có hóa đơn VN xuất khẩu giúp TQ).

Nền kinh tế nước Đức là nền kinh tế đa tổng hợp, gọi là nền kinh tế hỗn hợp, kết hợp với nền kinh tế chỉ huy do nhà nước quy định, mục đích của họ không phải là can thiệp vào thị trường, mà là chính phủ chỉ can thiệp vào lĩnh vực đựt lợi ích công bằng của công dân Đức lên hàng đầu. Thí dụ dụ như chính phủ bà Angela Merkel có thể thò bàn tay vào can thiệp lợi ích của người dân họ như người có thu nhập cao phải trả nhiều thuế hơn để chia sẻ cho người nghèo có thu nhập thấp. Cụ thể như chính phủ Đức can thiệp vào nghiệp vụ công ích như cung cấp bảo hiểm y tế, giáo dục, hưu trí,... và theo khả năng thu nhập của người dân mà bạn nhận được phúc lợi y tế của người dân họ chứ không bóp cổ tận thu y tế như nước Cộng hòa XHCN VN.

Thực tế nền kinh tế Đức được hưởng lợi rất lớn là họ gia nhập đồng tiền chung là đồng EUR, vì đồng tiền EUR ấy trước đây và bây giờ vẫn có giá trị và cao giá so với đồng USD thì khiến cho việc điều tiết đồng tiền EUR này lại có lợi cho Đức, đó là chi phí lợi suất trái phiếu thấp, lãi vay thấp, ECB thông qua Đức dễ dàng cũng cấp được thị trường vốn lớn bằng cách bơm tiền làm giảm giá đồng tiền thúc đẩy việc đầu tư lớn mà không gây ra lạm phát, dù tiền EUR cao giá có thể gây khó khăn cho những nước khác có năng lực cạnh tranh yếu. Như đối với Đức thì quả nhiên nó là món quà cóp lợi cho họ, dù rằng ngày nay đồng EUR suy yếu là thoái trào vì nhiều nước muốn bước ra khỏi đồng EUR vì không có lợi cho họ mà chỉ có lợi cho nước Đức.


(*) Đức có kho vàng dự trữ lớn thứ hai trên thế giới là chỉ xếp sau Mỹ (8.133,5 tấn vàng). Đó là Đức hiện nay có trong tay 3.374,10 tấn vàng (chưa tính việc mấy trăm tấn vàng nữa mà Đức đang thu hồi về nhà khi ký thác ở Mỹ, và một số nước khác), tức là Đức có kho vàng lớn hơn kho vàng của Qũy Tiền tệ IMF (2.814 tấn vàng). Kể từ khi Đông Đức cộng sản nghèo nàn sáo nhập vào Tây Đức để thành một nước Đức thống nhất giàu có thì mỗi năm Đức phải bỏ ra hơn 18 tỷ USD để cáng đáng cho sự đầu tư và hội nhập của Đông Đức cộng sản sụp đổ.

3 nhận xét:

  1. Đông Đức cộng sản được sáp nhập vào Tây Đức tư bản là do nguyện vọng của nhân dân Đông Đức. Nền kinh tế - xã hội Đức có phải là sự hỗn hợp giữa tư bản và cộng sản không ? Dù có hay không, thì đâu đó trong Liên bang Đức vẫn còn tồn tại phái cực hữu mang tư tưởng Hitler, sẽ có thể phản công Nga hoặc Mỹ bất kì lúc nào.

    Trả lờiXóa
  2. Xe hơi nước Đức được dân Trung Quốc rất chuộng. Đó là lí do vì sao mà bà Merkel không muốn làm mất lòng ông Trung Quốc bằng chuyện vớ vẩn như TQ kéo giàn khoan ra Biển Đông hay là TQ luôn luôn chi viện về nguồn lực cho Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, bà Merkel đối lập với quan điểm ông Trump là huỷ diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên.
    Nhưng phái hữu (Right-wing Politics) nước Đức cho rằng chính sách nhập cư của bà là sai lầm, họ mong muốn bà phải cứng rắn về vấn đề nhập cư như cách người Hungary từng làm.
    Tóm lại bà Merkel góp công lao vô cùng to lớn cho Liên bang Đức. Chứ không như ai kia đi đâu cũng gặp hình thờ, tượng đài (gồm tưởng bán thân thường đặt ở trong cơ quan hành chính, đảng và tượng nguyên thân thường đặt ở ngoài quảng trường), thơ ca nhạc họa mà chỉ đóng góp trong việc giải phóng dân tộc, không làm được dân tộc lớn mạnh hơn từ cái ngày giải phóng đến hiện tại.

    Trả lờiXóa
  3. Sản phẩn xuất khẩu của Đức có giá trị gia tăng rất lớn..nên kinh tế Đức mạnh là lẽ đương nhiên

    Trả lờiXóa