Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Câu chuyện đầu tư chứng khoán ở VN


Nhiều nhà đầu tư ở VN hay bị thua lỗ nặng nề khi đầu tư vào song bạc chứng khoán VN, dù rằng cổ phiếu và chỉ số tăng điểm hung hãn rất ấn tượng. Thậm chí có chuyên gia phân tích gọi là tài chính và chứng khoán của Bộ Tài chính là người nhà của UBCK NN còn tuyên bố kể từ khi Chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, và bể bóng đầu tư đến phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm thì kể cả ai đầu tư vào chỉ số VN-Index có nhiều mã bluechip từ gia đoạn đó đến hiện dù có tăng ít nhưng cũng tăng trên 30% thì vẫn lời lãi lớn.

Vế khác bên kia là những nhà đầu tư cá nhân hầu như chưa khi nào kiếm lời được cao hơn tiền lãi gửi ngân hàng, dù cổ phiếu đầu tư của họ tăng mạnh ở VN, và cũng chưa có những tỷ phú đi lên thực sự khi đầu tư chứng khoán bằng kinh nghiệm và tài sản cá nhân của họ mà chủ yếu các tỷ phú đi lên từ chứng khoán đều có tay chân công ty sân sau như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán, hay tập đoàn tay chân thân hữu nhà nước liên quan đến người nhà của Bộ Tài chính và UBCK hoặc lãnh tạo tổng quản trị đại diện doanh nghiệp khác như sắt thép, tiêu dùng,….

Ôi thôi trước hết tôi trả lời đầy mỉa mai là ở VN khi đầu tư thua lỗ thì có nhiều lý do của nó, chủ yếu vẫn mục địch các nhà đầu tư ở VN sử dụng trò chơi đòn bẩy tài chính để tin rằng họ sẽ kiếm lời hơn thực lực, thí dụ ta hay nghe cụm từ các khoản vay margin, hay margin loans, rồi "margin lending" (cho vay quỹ kỹ), rồi cụm từ khác nữa là “margin call”,….đó là họ phải đầu tư có lời cao hơn tiền lãi và phí tổn hoa hồng môi giới, khoản lời này thường xuyên cắn vào nó. Hãy nhớ rằng, cái trò vay ký quỹ thì có cụm từ “regularly pay off the interest on the loan (thường xuyên trả lãi suất cho khoản vay) thì thua lỗ không có gì lạ cả khi lãi suất vay mượn và nạn lạm phát ở VN thường xuyên treo trên cao. Đó là điều ai cũng thấy ra cả, nó không có gì mới lạ về hiện tượng cháy túi của nhà đầu tư VN.

Tuy nhiện chuyện quan nhất vẫn là trò chơi đại diện của những ông bà chủ sở hữu cổ phần công ty là người nhà của họ “gom tiền mua cổ phiếu công ty gà nhà”. Thí dụ kinh điển là hai mã chứng khoán FLC và ROS của tỷ phú giấy Trịnh Văn Quyết. Việc họ đẩy giá cao rồi đột ngột giá nó sụt mạnh thì họ vẫn lời lãi to theo đà sụt giá chứ không theo đà tăng. Đó là hiện tượng FLC bị loại trong danh mục V.N.M ETF, rồi mã CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS). Mã cổ phiếu này sau khi sụt giá tồi tệ chỉ vài phiên là cổ phiếu rơi chỉ còn 94.000 VND trong tuần thứ 3 của tháng 8/2017, và cổ phiếu mã ROS này từng có giá 161.800 VND vào ngày giao dịch 15/03/2017. Khi sụt giá như vậy thì giá cổ phiếu mang thương hiệu ROS nay hầu như cả mấy tháng được đẩy lên cao là tăng lắt nhắt không ngừng nghỉ là chẳng có phiên nào sụt giá cả. Đó là hiện tượng bất thường. Vì người nhà nắm giữ cổ phần mà.

Đây là chiêu trò móc túi rất kinh điển khiến nhà đầu tư cò con không cảnh giác là sạch vốn, đó là ROS đẩy giá tăng giả tạo khi đó nhiều nhà đầu tư mắc bẫy là dồn tiền mua vào ở giá cao thì ta gặp hiện tượng bất ngờ là sẽ có một phiên giao dịch sụt giá của mã ROS với biên độ rất trùng hợp là sụt dưới -6%, tức là -6,84%, đến 6,94%, khi nó tăng lắt nhất mấy chục phiên +0,06%. 0,47%,… khi họ làm sụt giá ấy đó là người nhà của Trịnh Văn Quyết họ đang kiếm lời bằng ấy phần trăm giá giảm nếu thấy không có nhà đầu tư mới nào mua vào, vì trước ấy họ tính rằng nếu khối lượng như 17% nhà đầu tư đang sở hữu giá cao mà nếu đẩy giá đó cao hơn nữa thì mấy ông bà chủ là công ty sở hữu mã ROS ấy sẽ bị lỗ nặng vì phải trả ra tiền mặt cao giá nếu giới đầu tư kéo tiền chốt lời, nên họ sẽ canh chừng để đẩy giá rơi thấp hơn gia ban đầu mà mã ROS ấy được nhà đầu tư mua vào,… đó là siêu bịp bợm chứ thường thường là khi giá coor phiếu ở đà tăng cao từ 161.800 VND mà rơi xuống còn 94.000 VND thì công ty đó sẽ rất khó tìm ra vốn, vì khi nếu giá cao ấy người ta cũng đã dùng tiền đó cho nhiều mục đích, nếu công ty này sở hữu vốn của nhiều nhà đầu tư như việc họ kiểm soát mã ROS này 50%, người nhà của Trịnh Văn Quyết 50% thì làm sao mà CTCP Xây dựng FLC Faros có thể trang trải được phí tổn tài chính khi nhà đầu tư bán tháo, và chỉ có cách là phát hành trái phiếu đi vay mà đắp vào ấy thôi,…

Chuyện quan trọng nữa là chuyên gia phân tích tài chính và chứng khoán người nhà của Bộ Tài chính họ nói chỉ cần giá cổ phiếu tăng 30% trong thời gian bể bóng trên chỉ số VN-Index thì bây giờ ai vẫn còn nắm giữ cổ phiếu ấy sau hơn 9-năm thì vẫn có lời.

Tôi thì không hiểu làm sao người ta lại đi lý luận như vậy. Ta nhớ năm 2008, VN-Index sụt giá 65,95% thì điều đó có nghĩa là nó đã xóa sổ hoàn toàn tất cả các khoản đầu tư rồi, vì nếu khoản đầu tư ấy là tiền thật, tiền vay thế chấp thì còn lỗ nặng là phải thanh toán phí tổn tài sản thế chấp, cộng nạn lạm phát và lãi suất rất cao ở VN thì nếu ai không co cẳng chạy trước thì sẽ chết trước. Một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm là họ không bao giờ nắm giữ cổ phiếu khi gia rơi về lãnh thổ con Gấu, mà họ rình rập đầu tư vào mã cổ phiếu “tháo bậc thang và xây bậc thang”, đó là họ tính thời điểm đầu tư theo phân tích kinh nghiệm mà họ đoán là giá nó từ con Gấu sẽ về lãnh thổ con Bò. Hoặc họ đầu tư giai đoạn chu kỳ là theo giai đoạn. Thí dụ nếu họ tính rằng như tôi giả sử đầu tư đều trên chỉ số VN-Index là vào năm 2010-2011 nhà đầu tư đó bán sạch cổ phiếu, và họ canh chừng cuối năm 2011 chẳng hạn hay đầu năm 2012 khi thấy rằng giá đó đã tạo đáy và dồn dập mua vào rất lớn. Kết cục họ để 2-năm và chốt lời thì ta thấy năm 2012-2013 chỉ số VN-Index tăng đều 40%. Còn đầu tư vào mã cổ phiếu thì dễ hơn là có thể tìm kiếm khoản lợi nhuận 200% trong năm dù tính ra trong năm đó giá cổ phiếu ấy chỉ tăng được 5%. Đó là bởi vì có thể có lúc trong tháng giá cổ phiếu công ty đó có thể tăng bong bóng 170% rồi điều chỉnh sụt giá 50%, rồi lại tăng 120% trong tháng rồi sụt tan tành, đó là nếu bạn là tay đầu tư cáo già biết chốt lời đúng lúc sẽ nhận món lời lớn trong thời gian ngắn chứ một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ chả bao giờ cầm giữ cổ phiếu đó cả 9-năm bao giờ cả, trừ đó là cổ phiếu của quỹ đầu tư gà nhà,… vì đầu tư cá nhân mà không có ý định kiểm soát công ty đó hay sở hữu cổ phần công ty đó thì cái chuyện công ty đó có tăng giá hay phá sản tan tành đó là chuyện của thiên hạ, còn chuyện của ta là ta cứ kiếm tiền, miễn rằng đầu tư mà kéo ra được tiền có mức lời là cao là được.


Đó là đầu tư như vậy bạn mới trở thành tỷ phú nhanh chóng, và cũng trở thành kẻ nghèo túng nếu đầu tư sai. Vf bạn có 1 triệu USD mà đầu tư bền vững lời có 30% sua 9-năm hay 100% thì không còn là đầu tư nữa, tốt nhất bạn gửi lãi ngân hàng ở VN còn kiếm được tiền lời cao hơn. Đó là tôi không tính cho nạn lạm phát và đồng tiền sụt giá, chứ nếu tính phí tổn đồng tiền sụt giá trong 9-năm ấy thì đúng là chuyện lạ khi quan chức Bộ Tài chính nói nhảm, là cái đám người này chưa bao giờ có kinh nghiệm đầu tư bao giờ chứ chưa nói mang bao tiền đầu tư vào xứ Venezuela, vì tính từ năm 2015-2016 và cộng cho từ thời điểm đầu năm 2017 cho tới nay thì thị trường chứng khoán xứ Venezuela tăng được hơn 1.500% đấy, nhưng mà trừ lạm phát và đồng bạc Bolívar Venezuela và lãi vay cắt cổ thì nhà đầu tư đang lỗ nặng, nếu biết khôn khéo tính toán tỷ giá hổi đoái và chuyển đổi theo bảo hiểm giá dầu là chấp nhận rủi ro theo giá dầu định giá bằng đồng $ thì lời to.

Kết luận của tôi là mấy ông bà chuyên gia ở VN thì tôi bó tay, ngay cả việc họ dồn hết tà lực và nhân lực đỉnh cao trí tuệ khi đầu tư Venezuela và bị lỗ nặng nề nhiều tỷ $ thì khuyên dạy ai được. Thậm chí bây giờ có thể người ta tức giận mang cái ông gì đó có tên gọi ký hiệu # ra truy trách nhiệm cũng có thể. 




6 nhận xét:

  1. viết sách về đầu tư đi cô ơi. Bán bao nhiêu cũng mua cả:)

    Trả lờiXóa
  2. Chị viết đoạn này em thấy không ổn lắm ' đó là siêu bịp bợm chứ thường thường là khi giá coor phiếu ở đà tăng cao từ 161.800 VND mà rơi xuống còn 94.000 VND thì công ty đó sẽ rất khó tìm ra vốn "

    Nếu em không nhầm thì hiện tại giá cổ phiếu có mã ROS của ông Trịnh Trọng Quyết đang được mua bán ở thị trường thứ cấp !

    Còn việc phát hành cổ phiếu để lấy tiền cho doanh nghiệp được tiến hành ở thị trường sơ cấp

    Sao chị lại nhận định việc giá cổ phiếu lên xuống ở thị trường thứ cấp ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp ?

    Mong chị giải thích thêm cho !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công ty đó vẫn mua bán cổ phiếu của họ trên thị trường thứ cấp mà bạn. Chị PT nhiều lần có nhắc đến việc người nhà của tên quyết cứ chơi trò mua đi bán lại cp kiếm lời đó.

      Xóa
    2. Công ty đó vẫn mua bán cổ phiếu của họ trên thị trường thứ cấp mà bạn. Chị PT nhiều lần có nhắc đến việc người nhà của tên quyết cứ chơi trò mua đi bán lại cp kiếm lời đó.

      Xóa
  3. Cơ bản là in giấy lấy tiền

    Trả lờiXóa