Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Khi Trung Quốc bị đánh sụt tín nhiệm


Trong hành động mới đây, thị trường và giới đầu tư đã rúng động khi công ty lượng giá trái phiếu rất có ảnh hưởng về thẩm lượng rủi ro tín dụng là Standard & Poor's đã hạ thấp tín nhiệm của TQ từ cấp AA- (tiêu cực) xuống hẳn 1 cấp còn ở mức A+ (ổn định). Điều này giáng một đòn vào tham vọng việc TQ tuyên truyền thị trường trái phiếu giấy nợ và tiền tệ đồng RMB của họ ra thị trường quốc tế. Điều đó nó tác động rất lớn đến mức tín nhiệm các khoản nợ của chính phủ Trung Quốc đi vay. Nó cũng tác động luôn đến phí tổn chi phí đi vay của chính quyền trung ương, địa phương, và cả doanh nghiệp của TQ. Tuy nhiên không vì thế mà các công ty có uy tín của TQ phải trả chi phí vay đắt sau này, vì TQ cũng có các công ty có tiềm lực an toàn về tài chính và có mức đánh gia tín nhiệm còn cao hơn cả tín nhiệm trái phiếu chính phủ do TQ phát hành.

Về bối cảnh hồ sơ tín nhiệm của TQ. Đó là trong cuối tháng 5/2016 thì cơ quan đánh gia tín nhiệm Moody's cũng hạ thấp mức tín dụng của TQ từ cấp Aa3 (tiêu cực) xuống mức A1 (ổn định),….Thực tế í tai thấy được là các cơ quan thẩm lượng tín dụng Standard & Poor's (S&P), Moody's, Fitch nâng hạ thấp tín nhiệm trái phiếu do Bắc Kinh phát hành lên xuống như đèn kéo quân mà ta ít chú ý. Việc TQ bị đánh sụt tín nhiệm của TQ vừa qua chủ yếu TQ gặp rủi ro qua lớn về các khoản nợ, rủi ro thị trường Ấn Độ, rủi ro thị trường Hồng Kông, rủi ro các khoản vay nợ quá lớn kể từ cuối năm 2014 khi thị trường bất động sản nhà đất ở TQ bị xì bóng. Khi đó Bắc Kinh đã bơm tiền đảo nợ toàn quốc 1 lần, rồi sau ấy TQ lại gặp rủi ro bể bóng cổ phiếu vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, khiến nhiều dopanh nghiệp phá sản, rồi cuối tháng 2/2017 thì Bắc Kinh đã tung thêm một gói đảo nợ toàn quốc lần thứ 3, vì trước đó vào đầu năm 2016 thì Bắc Kinh cũng đã tung ra ra khoản nợ khoanh vùng là cho các doanh nghiệp quốc doanh và tư doanh hoãn trả nợ, và bơm tín dụng cho vay đảo lãi lẫn nợ để tránh hiệu ứng mất thanh khoản và tẩu tán tài sản của giới đầu tư. Tổng cộng tất cả các khoản đảo nợ ấy thì Bắc Kinh đã bơm ra gần 2,7 ngàn tỷ USD, và người ta đặt câu hỏi là chỉ có thời gian ngắn như vậy mà làm thế nào Bắc Kinh thu hồi được các khoản nợ ngắn và trung hạn ấy về nhà khi khoản nợ ấy sẽ đáo hạn cuối năm 2018 kéo dài giữa năm 2019. Đó là khoản nợ vĩ đại mà ngay cả FED đang vất vả tăng lãi suất để thu hồi về 4,5 ngàn tỷ USD trong cả 10-năm, TQ thì chỉ cần 3-năm mà đã âm thầm bơm ra một số lượng tiền lớn như vậy thì quả là chuyện vĩ đại là cũng may TQ họ có khối dự trữ ngoại hối hết tháng 8/2017 là 3.090 tỷ $ (mức cao nhất gần 4.000 tỷ $ (3.994 tỷ $) vào tháng 6/2014 thì việc TQ bị đánh sụt mức tín nhiệm là không có gì lạ cả.

Việc TQ bị Standard & Poor's  hạ bậc tín nhiệm nợ của Trung Quốc từ mức  AA- xuống cấp A+ như đã nói, đó là S&P họ lý giải TQ bơm nợ tính trong năm 2016 là 1.920 tỷ $ thôi, chứ xét thời gian lùi xa như tôi nói ở trên thì quả là chuyện bơm nợ in tiền vĩ đại cho vay để đầu tư cho GDP cửa Bắc Kinh. Đối với TQ , họ là quốc gia có nghiệp vụ đội sổ dẫn đầu thế giới về bơm nợ bằng hình thức tăng trưởng tín dụng cho vay. Thậm chí năm 2009 thì vào tháng 6 thôi họ đã đã sử dụng nghiệp vụ tăng dư nợ là tăng trưởng tín dụng cho vay bằng đồng RMB của họ lên mấp mé gần 35% để cứu tăng trưởng khi kinh tế Mỹ suy thoái, xuất khẩu của TQ vòa Mỹ bị đình trệ thì họ tăng đầu tư vào hạ tầng và đầu tư rất lớn cho GDP của họ để thúc đẩy tăng trưởng và nó tích lũy nợ rất cao khi đó thị trường tài chính mỉa mai là tiền RMB vẫn mãi là đồng tiền địa phương vì nếu người dân và giới đầu tư bán tháo trả ra đồng RMB thì Bắc Kinh lấy gì đảm bảo tài đồng RMB ấy có thể mua được tài sản của TQ, vì nó quá nhiều tiền tràn nhập thị trường.

Thực tế TQ bị hạ sụt điểm tín nhiệm nó cũng gắn liền với thị trường Hồng Kông, đó là Hồng Kông cũng bị S&P mức tín nhiệm khả tín đáng tin cậy nhất là ba chữ AAA (tiêu cực) về mức AA+ (ổn định) do bất ổn của thị trường tài chính Hồng Kông và cả thị trường chứng khoán. Vì nhiều doanh nghiệp TQ và Hồng Kông bị vỡ nợ phá sản tan tành khi niêm yết trên thị trường Hang Seng Index. Dù rằng chỉ số Hang Seng Index này tính từ đầu năm 2017 cho tới nay nó tăng đươc gần 27%. Nhưng nó dựa vào tín dụng và lãi suất thấp của ngân hàng bơm vốn đẩy giá cổ phiếu tăng ảo.

Khốn nỗi nhiều năm thì TQ lại xuất khẩu qua thị trường Hong Kong qua ngả trung gian và ngả nhập khẩu chính thức của Hong Kong rất lớn là nhiều hơn cả đối tác Âu châu mà TQ xuất khẩu và chỉ kém thị trường Mỹ, cho nên việc Hong Kong suy yếu và thoái trào về kinh tế nó cũng kéo theo tác động đến TQ là chuyện mà ít ai thấy ra khi S&P họ đánh sụt tín nhiệm đồng thời cùng lúc cả Hong Kong lẫn TQ là vậy.

Đi vào sâu xa hơn như trước đây tôi hay dự báo là trái phiếu TQ sẽ bị cháy và bị rách thay vì người ta lạc quan tếu vào WB, IMF khi ca tụng trái phiếu của TQ về dài sẽ thay thế trái phiếu đồng USD của Mỹ, và đồng EUR của các nước dùng chung đồng tiền này thì đó là gian ý của con buôn IMF và WB.

Quan trọng hơn nữa là hiện nay các khoản nợ của hộ gia đình ở TQ đã tăng 45,50% GDP trong quý I năm 2017 (thống kê của Bắc Kinh). Đó là khoản nợ phá đỉnh cao nhất mọi thời gian của họ khi TQ tham gia thống kê nghiệp vụ này của các nước tiên tiến là Mỹ, Âu châu, Nhật Bản,… con số nợ kiểu này thực tế của TQ có thể lên tới 62% rồi. TQ trước kia chỉ giữ khoản nợ này tring bình nhiều năm khoảng 26% thôi, bây giờ nợ các hộ gia đình của họ quá cao thì dân chúng xứ đông dân nhất địa cầu này về dài họ sẽ giảm chi tiêu dẫn đến tiêu dùng trong nước yếu, vì lo tiết kiệm để trả nợ, và hậu quả nếu xuất khẩu của TQ bị yếu đi thì rủi ro xì bóng GDP của TQ sẽ bị vỡ và tăng trưởng sẽ thấp đi.

TQ thì hiện nay đang đối mặt nhiều rủi ro cao, đó là trước đây họ có được tăng trưởng GDP cao ngất ngường thường xuyên mấy chục năm là trên 9%, và luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP rất lớn nhờ xuất khấu cũng rất lớn, đò họ thường xuyên đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP gần 3% có lúc mức cao nhất đến 10,1% vào năm 2007 thì nay sẽ không còn nữa, và nếu họ tập làm quen thâm hụt tài khoản vãng lai để giống nền kinh tế Mỹ và Âu châu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu để lưu hành nợ của họ bằng đồng RMB ra thị trường tài chính quốc tế hay các thị trường giao dịch hàng hóa như dầu thô, vàng, kim loại, đậu ngô,…. Thì tôi e rằng TQ sẽ không chịu đựng nổi và sẽ đổ vỡ tan tành về kinh tế, vì thực tế lợi tức thu nhập của người dân TQ rất thấp, một số có lợi tức thu nhập cao và tỷ phú USD xuất hiện nhiều thì chủi yếu tập trung ở Thượng Hải, Thâm Quyến, và chính trị ở Bắc Kinh thôi.

Chuyện thứ nữa là TQ đã còn tệ hơn về dài khi mà kế hoạch trong kinh tế của họ là vẽ ra trật tự vĩ cuồng là tham vọng nuốt chửng thị trường Ấn Độ đông dân lớn thứ hai trên thế giới là TQ chiếm 19,50% dân số thế giới thì Ấn Độ là chiếm 18% dân số thế giới. Đó là Bắc Kinh lập ra cái gọi là “chỉ số kinh tế Ấn Độ”, và họ nghiên cứu nhiều chục năm, kết cục TQ đang thất bại mà còn bị Ấn Độ đánh bại đó khi mới đây ra tăng căng thẳng chính trị và kinh tế thì dân Ấn Độ đã làm TQ run sợ khi họ kêu gọi tây chay dùng hàng điện thoại TQ vì lo ngại nội gián và gián điệp, trong quân đội Ấn Độ đã có chỉ thị cấm dùng hàng viễn thông và tin học TQ, và mà đã khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh tin học, viễn thông của TQ hoảng loạn, và cái nhóm BRICS kia cũng tẻ nhạt và thoái trào thì về dài TQ sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn hơn về kinh tế của họ.

Tôi còn giật mình cái ảo giác của TQ mà tôi hay phân tích trước đây là TQ vẽ ra “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới”, hay các khẩu hiệu “'Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…

Dự án vĩ cuồng chưa xây đã gây mâu thuẫn tranh cãi và thậm chí mâu thuẫn chính trị xung đột quân sự như TQ mâu thuẫn xung đột với Ấn Độ, khiến Ấn Độ tuyên bố đầy mỉa mai TQ là họ sẽ xây một “One belt one road India”. Có lẽ nó mãi chỉ là ảo tưởng thôi. Và về dài TQ rất khó khăn để tuần hàng cạnh tranh của họ ra thị trường quốc tế khi mà thị trường tiêu dùng trong nước của họ quá kém và rất rủi ro khi Ấn Độ là đối thủ chứ không còn là bạn của TQ.


(*) Thực tế TQ có một hãng thẩm định tài chính Trung Quốc là Đại Công (Dagong) được lập ra để cạnh tranh với các cơ quan thẩm lượng tín dụng Standard & Poor's (S&P), Moody's, khỗn nỗi ngay cả Âu châu họ lập ra công ty kiểu này cũng ế khách là không có thị trường và giới đầu tư tin cậy nhờ thẩm lượng. Dagong được hai quốc gia Nga, TQ hồ hởi thẩm định, kết quả là họ đánh giá các công ty tài chính ngân hàng TQ và doanh nghiệp hai quốc gia này toàn xếp hạng cao nhất là AA+ trở lên, kết cục tại Nga thì có mấy chục ngân hàng phá sản tanh tành, ở TQ thì mấy trăm doanh nghiệp vỡ nợ và mắc nợ không có khả năng thanh toán. Trường hợ của Nga khi Dagong chấm điểm hai ngân hàng lớn của Nga là  B&N Bank, Otkritie Bank ở thang điểm cao hơn cả ngân hàng Âu châu, Mỹ như Royal Bank of Scotland, Lloyds Bank, Barclays, Société Générale, Crédit Agricole, Citigroup, JPMorgan Chase,…kết cục mới đây hai ngân hàng tư nhân to lớn nhất nước Nga B&N Bank, Otkritie Bank này trên bờ vực phá sản là buộc lòng chính quyền Moskva quốc hữu hóa và cấp cứu hai ngân hàng này.

(**) VN cũng không khá mấy so với TQ khi chỉ tiêu tăng tín dụng cao ngất ngưỡng 22% mà người ta còn lạc quan thì đúng là rất đáng ngại cho lãnh đạo quốc gia này.


14 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi ngày đều hóng bài của chị. Chúc chị nhiều sức khỏe

    Trả lờiXóa
  3. "Standard & Poor's đã hạ thấp tín nhiệm của TQ từ cấp AA- (tiêu cực) xuống hẳn 1 cấp A+ (ổn định)." cái này có phải chị viết lộn chính tả không chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cấp AA- sẽ cao hơn cấp A+ chứ nhỉ.

      Xóa
    2. ko lộn đâu bạn ạ
      AAA: những người vay tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định (gồm nhiều chính phủ)
      AA: những người vay tốt, có độ rủi ro cao hơn AAA một chút, bao gồm:
      AA+: tương ứng với bậc Aa1 của Moody's và Fitch
      AA: tương ứng bậc Aa2
      AA-: tương ứng bậc Aa3
      A: những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh kinh tế nhất định
      A+: tương ứng bậc A1
      A: tương ứng bậc A2
      BBB: những người vay ở bậc tầm trung, có thể tạm hài lòng ở thời điểm hiện tại
      Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Standard_%26_Poor%27s

      Xóa
  4. Cảm ơn chị rất nhiều, bài này cũng là lời giải đáp cho việc RMB của TQ có phải là tài sản an toàn tương tự như gold, JPY, CHF hay không.
    Chị có thể viết bài về việc Moody's hạ thấp xếp hạng tín nhiệm của Anh về Aa2 không ạ.
    Chúc chị thật nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết xuất sắc, không có nghiệp vụ cũng hiểu. Ước gì PT mở trường đại học ở VN.

    Trả lờiXóa
  6. "Dù rằng chỉ số Hang Seng Index này tính từ đầu năm 2017 cho tới nay nó tăng đươc gần 27%. Nhưng nó dựa vào tín dụng và lãi suất thấp của ngân hàng bơm vốn đẩy giá cổ phiếu tăng ảo".
    Chị phân tích rất đúng, mấy ông già châu Á có phiên chứng khoán đỏ rực như Nikkei 225 thì ông Hương Cảng lại xanh lắt nhắt. Tại sao chính quyền nhân dân Trung ương Bắc Kinh chuyên bơm tiền cho sàn Hang Seng để tăng ảo, mục đích là gì vậy chị, họ muốn che mắt người dân Hương Cảng hả chị ?

    Trả lờiXóa
  7. Thế giới những tháng nay quan tâm về vấn đề ông con Triều Tiên liên tục phóng tên lửa, thậm chí đe doạ Mỹ bằng cách xây dựng phương án tác chiến đấu tranh ở Hawaii, ông Donald J. Trump mới đây cuộc ngộ kiến với các đại biểu LHQ các nước nói rằng sẽ huỷ diệt Triều Tiên, theo chị ông ấy có dám phát lệnh tấn công Triều Tiên không ? Tại sao Triều Tiên lại gan dạ vượt quá lằn ranh đỏ để đe doạ Mỹ, đây có phải là chiêu bài của Trung Quốc không ?
    Em mong chờ chị viết bài phân tích về ông con Bắc Triều Tiên. Cảm ơn chị nhiều. Chúc chị Phương Thơ (NYSE : MS) thân thể tốt.

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn Chị Phương Thơ Nhiều. Một bài viết khai sáng cho em!

    Trả lờiXóa
  9. VC cũng đang làm theo chánh sách kinh tế này của TC từ 5 năm nay. Từ 2012 là bắt đầu tăng cung tiền, cho vay ào ạt để tránh suy thoái và sụp đổ kinh tế. Tới bây giờ thì cả lạm phát, nợ xấu và nợ công đều tăng vì in tiền và cho vay vô tội vạ. Rồi lại phải tiếp tục bơm tiền để tăng tín dụng và đảo nợ, rồi lại tăng nợ, tăng lạm phát tiếp. Mà không bơm thì kinh tế sập ngay, dẫn tới sập luôn đảng VC không chừng. Cái vòng xoáy hiểm ác này sẽ bóp chết kinh tế. Giờ có bơm hay không cũng chết thảm cả.//// Phía TC thì cũng dùng chánh sách này, và đã nhận hậu quả từ đống nợ và lạm phát rồi. Giờ thì họ phải cắn răng mà bơm tiền ra đảo nợ thôi, không là bể nợ và sập kinh tế. Rồi bơm quá, tiền mất giá thì lại bán vàng, bán ngoại tệ dự trữ ra để cứu, tới lúc hết cứu được thì phải kết hối, kết kim, đổi tiền thôi. Ra đồng tiền mới để quịt tiền nợ cũ, và hốt luôn vàng, ngoại tệ trong dân Tàu. Lần này sẽ kéo kinh tế thế giới suy sụp theo, chứ không chỉ chết mỗi TC. Tập Cận Bình hết bài rồi, chẳng biết làm kinh tế, nên chánh sách nào cũng fail cả. Ông này mà ngồi lâu thêm chừng nào, thì kinh tế càng suy sụp chừng nấy. Đưa ông khác lên, thì cũng tệ hại không kém, chứ chẳng khá hơn.//// Đừng so sánh thiên lệch là Mỹ cũng nợ ngập đầu, đâu thua kém TC. Vì tiền USD là tiền quốc tế, được pegged vào giá vàng, dầu, commodities, và đặc biệt là stocks Mỹ, và được dự trữ nhiều nhất, nên Mỹ có thể in tiền ra và vay thêm nợ mà không sợ sập kinh tế. Còn tiền yuan thì chỉ có TC và chư hầu như Hong Kong, Macau, VN, Cam, Lào, xài thôi, nên không thể làm giống như Mỹ được.////Hiện tại, TC đang cứu kinh tế bằng cách tăng cường xuất khẩu, tăng đầu tư, tăng cường xâm lược thuộc địa. Về lý thuyết thì hay, nhưng làm thì chẳng tới đâu. Các dự án bđs thì sẽ là trái bomb nợ mới, xuất cảng thì ngày càng giảm do Mỹ đang áp dụng bảo hộ thương mại (Buy America, Hire American), Âu Châu thì đang suy thoái kinh tế. Xâm lược thuộc địa thì mất nhiều thời gian, tốn nhiều tiền bạc và công sức, nên chưa thể có lợi nhuận ngay được. Còn Silk Road thì bị kẹt ở eo biển Malacca rồi, đâu vươn đi xa được, mà rất tốn kém. Nhìn chung là kinh tế TC và VC sẽ không lạc quan mà cực kỳ tồi tệ trong 1-2 năm tới. Trước hết sẽ thể hiện qua sụt giá trái phiếu và mất giá trị đồng tiền. Sau đó sẽ là siêu lạm phát và bể nợ. Ai khôn thì mau bỏ chạy khỏi kinh tế VC và TC ngay lúc này, còn không là mất hết.

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Thằng ku em VN cũng học theo ku anh TQ, tăng trưởng tín dụng để thúc đít em GDP.

    Trả lờiXóa