Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Khi một luật sư đề xuất đánh thuế các trương mục tiền gửi tiết kiệm


Trong hành động gần đây, một ông luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, ông này tự giới thiệu là đã có 30 năm kinh nghiệm luật sư tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh tế - ngân hàng,…

Trước hết tôi nhắc lại là việc ông luật sư Trương Thanh Đức này xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiết kiệm (đánh thuế vào những khoản lãi lớn, hàng trăm triệu VND trở lên, tức là người ký thác gửi tiền tỷ VND).

Tôi thì hay giật minh là quyết định đề xuất hay gì đó liên quan đến vấn vĩ mô tầm vóc rộng tài chính của các quốc gia thì quyết định nó không do hạng người cò con tôm tép như ông luật sư Trương Thanh Đức này xuất đánh thuế tiền lãi tiết kiệm hay các vấn đề khác. Quyết định đề xuất ấy nó phải do cấp lãnh đạo đang có nhiệm vụ thực quyền từ cấp lãnh đạo ngân hàng trung ương trở lên, hay việc đề xuất ấy nó có thẩm quyền và trách nhiệm từ cấp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, mà đứng đầu là ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ quyết định, hoặc Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa được thành lập vừa rồi,…thì họ mới có thẩm quyền góp ý hay gợi ý đề xuất vấn đề trên chứ nó không do hạng người cò con không có chức danh chuyên môn như ông luật sư Trương Thanh Đức kia.

Đó là tôi hay nhắc lại chuyện chệch hướng và lạc đề của một người ở VN gọi là “chuyên gia”. Họ hay lầm lẫn nghề nghiệp chuyên môn tai hại của họ. Thí ông luật sư Trương Thanh Đức này, và một số ông bà khác ở VN hay có những đề xuất ngớ ngẩn vượt thẩm quyền hiểu biết của mình, thí dụ ta hay nghe ở VN nói, ông này bà kia với chuyên môn như sau, “thạc sĩ luật, tiến sĩ tài chính, kinh tế”, và họ hay gọ chung là là luật sư, tiến sĩ tài chính,…một luật sư kiêm vai trò tiến sĩ tài chính và cả kinh tế thì đúng là chuyện quái thai ở xứ này. Đó là tôi trích một đoạn bàn tán xôn xao ở VN, “Hiện gửi tiết kiệm tại ngân hàng đang được xem là một trong những kênh giúp "tiền đẻ ra tiền" an toàn và hiệu quả của người dân. Lãi suất huy động kỳ hạn một năm hiện khoảng 6-7% một năm. Để thu về khoản lãi 200 triệu đồng một năm từ tiền tiết kiệm, khách hàng phải mở sổ giá trị khoảng gần 3 tỷ đồng.”. Theo tờ VnExpress, và nhiều phân tích khác rất buồn cười của ông luật sư này khi so sánh với việc đánh thuế ở bên Mỹ, hay một số nước Âu châu hạ lãi suất âm tiêu cực như hình thức đánh thuế để áp dụng cho môi trường ở VN, họ còn lý luận là tuân thủ theo quy tắc thị trường,…

Trước tôi chỉ phân tích ngắn gọn và cũng để lại câu mỉa mai mà khiến ai cũng phải giật mình là tôi trích dẫn câu nói của thiên hạ rằng: “thà biết một thứ còn hơn biết hiểu biết quá nhiều thứ một cách nửa vời”. Đó là chuyên môn của mình làm luật thì nên lo chuyện làm luật là đừng dại dột lẫn sân vào chuyên tài chính và kinh tế thì người ta cười mình ngu dốt là hiểu biết nhiều thứ nong cạn.


Đó là bởi đừng lý luận do lãi suất tiền VND cao mà đòi đánh thuế tiền lãi ký thác cũng cao. Lý do ta tự hỏi về chuyên môn kinh tế và tài chính thì ông luật gia này có lẽ không hiểu là vì sao lãi suất tiền gửi VND ở VN cao? Quyết định nâng lãi suất trần và lãi suất ấy nó có do thân chủ ký thác là những người gửi tiền tiết kiệm ấy đòi hỏi hay nó do ngân hàng nhà nước VN và các ngân hàng thương mại quyết định ấn định lãi suất ấy? Nếu đó là do quyết định của NHNN áp đặt ấy để chống USD hóa kể cả ngân hàng thương mại nâng chênh lệch lãi suất tiền VND chênh lãi suất tiền USD (tôi không đề cập đến lạm phát cặp tiền VND-USD) thì làm sao mà đòi đánh thuế ký thác tiền lãi của người gửi tiền được. Đó là vấn đề rất đơn giản về tài chính mà ông luật gia này không thấy ra mà chỉ thấy ra là thích ra luật để quảng cáo cho cái bản thân ngu ngốc của cái công ty luật của ông ta thôi.

Chuyện chuyên môn khác là khi nói đến tăng thuế đánh phí vào tiền lãi của thân chủ từ 200 triệu VND trở lên hay các chi phí khác thì thuần về nghiệp vụ tài chính ta cần đặt câu hỏi là mình lên phân tích yếu tố khá chuyên môn nhưng rất đơn giản mà ít ai biết, đó là ta so sánh là vì sao chính sách tín dụng ở VN là tăng trưởng tín dụng ở lại cao ngất ngưỡng theo chỉ tiêu đề ra 22% và nhiều năm trước cũng rất cao so với quy định tài chính là quá rủi ro bong bóng tín dụng tiền nhiều và rẻ tràn ngập thị trường, và mình so sánh với các nước mà chuyên gia ở VN hay so sánh mà họ không biết phân tích hay chú ý vào nghiệp vụ tín dụng tăng dư nợ cho vay bằng đòng nội tệ này.

Bây giờ mình bơm tiền và in tiền tràn ngập thị trường mà không có trách nhiệm hay nghĩa vụ thu hồi tiền mình in ra để hạn chế nguồn cung tiền VND mình phá giá và trả giá sau này tiền VND mất giá và lạm phát thì ở đâu đấy có ông luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, này nhảy ra đề xuất đánh thuế mạnh vào tiền lãi ký thác dư dôi của thân chủ họ thì đúng là chuyện lạ. Đó là tôi giải thích ngắn gọn trong nghi ngờ là cả cái NHNN và có thể cả chính phủ họ ngầm đưa nhân vật cò con mà người ta hay hiểu lầm là “có tiếng nổi tiếng trong tài chính và luật” này ra “ném đá dò đường xem phản ứng dư luật thế nào”. Nếu thấy dư luật công chúng ký thác tiền gửi không có phản ứng thì theo lịch trình tôi nghi ngờ NHNN và có thể cả chính phủ VN này sẽ ký thành luật đề xuất ấy mà nếu bị phản ứng thì NHNN và có thể cả chính phủ không bị mất tín nhiệm xuống thấp của người dân mà người ta đổ lỗi cho tay luật sư ấy.

Nếu đề xuất ấy được thì hành thì NHNN và có thể cả chính phủ đang đổ lên trách nhiệm cho người dân họ có nhiệm vụ trả phí tổn giúp nhà nước và NHNN thu hồi tiền VND về nhà bằng nghiệp vụ đánh thuế vào tiền lãi suất cao của thân chủ sau khi nhà nước đã bơm ra tín dụng lớn lao bằng nghiệp vụ tăng trưởng tín dụng cao và chất thêm nợ thì kêu người dân ra giải quyết qua hình thức tăng thuế phí ngân hàng khá tinh vi ăn vào tiền lãi của người gửi tiền tiết kiệm này.


(*) Nước khác có đánh thuế phí vào tiền tiết kiệm lãi suất ngân hàng, kể cả các nước hạ lãi suất âm đó là nhiều lý do như đồng tiền của họ tăng giá, lợi suất trái phiếu thấp, tiền bảo hiểm an toàn là rất cao, các đạo luật tài chính ngân hàng rất phức tạp và chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng khá thấp, đồng bạc có giá trị và là hầm trú ẩn an toàn của giới đầu tư và công chúng, quỹ dự trữ ngoại hối có thể chuyển ra thanh khoản bất cứ đồng tiền nào một cách nhanh chóng an toàn,….còn ở VN thì làm sao mà đi so sánh chuyện thiên hạ được.

5 nhận xét:

  1. Người có tiền ở VN giờ rất khôn..khà..khà ..họ chẳng nói mà cứ lặng lẽ làm..nên khi biết họ làm gì thì nhà nước trở tay không kịp..và cứ bổn cũ soạn lại....

    Trả lờiXóa
  2. “Thà biết một thứ còn hơn biết hiểu biết quá nhiều thứ một cách nửa vời”. Rất chính xác.

    Trả lờiXóa
  3. Ông luật sư này chỉ là chốt thí mở đường thôi, lên đánh tiếng để tạo dư luận cho việc đánh thuế tiền gởi. Mục đích là cướp tiền của dân thôi, chứ đâu tốt lành gì. Họ thấy dân gởi tiền nhiều quá, nên nhắm vào để cướp. Lãi suất 10% thì họ áp thuế 20%, vậy thì dân nhận được chỉ có 8% mà thôi, vẫn thấp hơn lạm phát. Vậy thì dân ngu càng gởi nhiều thì càng lỗ nhiều.///// Họ ngụy biện rằng tiền lãi suất cũng là một dạng đầu tư, nên phải đánh thuế. Nhưng thực ra đây là tiết kiệm tiền bạc mà thôi, chứ đâu phải đầu tư như chứng khoán hay bđs. Càng đánh thuế, thì dân càng ít gởi tiền, thì hệ thống ngân hàng đói vốn, chẳng còn tiền cho vay nữa. Kinh tế suy sụp ngay lập tức, lúc đó thì phải bơm tiền, rồi lạm phát lại tăng, lại phải tăng lãi suất, rồi kinh tế suy sụp thêm.

    Trả lờiXóa
  4. Một ông Luật sư ngu như bò phát biểu. Mà cho hỏi "động cơ của ông là gì" ??? Đánh thuế lên tiền gửi thì lãi suất huy động sẽ phải đẩy lên cao để bù vào ko thì dân éo gửi nữa. RỒi lãi suất đầu ra sẽ tăng..lặm phát leo thang. Ô có biết điều đó ko ông luật sư ngu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bớt tức giận, vì luật sư không phải chuyên môn là nhà phgaan tích kinh tế, tài chính. Muốn ra luật gì có ảnh hưởng tầm vóc vĩ mô của cả quốc gia thì nó phỉa qua cửa ải của các cố vấn kinh tế, tài chính của các chính phủ chứ nó không do một luật sư đề xuất, nếu mà chỉ có một luật sư đó đề xuất mà chính quyền quốc gia ấy chuẩn y thì cái đất nước đó đang vô chủ.

      Xóa