Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm trái phiếu Việt Nam sau 20-năm như thế nào?


Thực tế tôi lấy làm tiếc dù có 20-năm xưa kia hay 100-năm tiếp theo thì Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings cũng không thể đưa mức tín nhiệm của VN lên cấp A thô chứ chưa nói cấp AA- của các con Hổ Á châu.

Tôi xét lại hồ sơ đó là VN lần đầu tiên tham gia thị trường tài chính gọi là “thị trường có định hướng của đảng”. Đó là lần đầu tiên hãng Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp cao nhất vào tháng 4/1997 ở cấp Ba3 (ổn định, nó tương ứng cấp BB- của công ty S & P,  Fitch Ratings thẩm lượng). Tuy nhiên sau 20-năm thì bây giờ Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp B1 (tích cực, nó tương ứng cấp B+, là cấp đầu cơ rất rủi ro gần cái bản lề trái phiếu rắc là vô giá trị, gọi là giấy lộn, là đi vay chính thức không có khả năng trả nợ). Thực tế Moody's đánh giá tín dụng VN ở cấp cao nhất là suýt nữa VN được nâng hạng Ba2, đó là vào quãng những năm 2007 vào tháng 3 thì Moody's nâng hạng VN ở cấp Ba3 (tích cực, vì quan trọng nên tôi viết rõ là positive). Tuy nhiên sau ấy thật dáng buồn là VN bị Moody's đánh sụt về cấp giấy lộn là chỉ còn cấp độ gần như vỡ nợ là B1 (tiêu cực).

Các hãng Standard & Poor’s thì nhẹ tay và nâng đỡ VN hơn, dó là hãng S & P từng chấm điểm VN ở cấp BB (tiêu cực) vào tháng 12/2010, nó gần như đưa VN vào hạng xếp hạng tín nhiệm của những con Hổ Á châu xưa kia phấn đấu. Kết cục vào thời giữa năm 2007 ấy tôi còn tham gia thẩm lượng cho hãng Standard & Poor’s thì rất buồn lòng là người ta không thể nâng đỡ VN được.

Đó là tôi nói thẳng là VN vướng vào nhân vật bảo thủ trong kinh tế là ông Nguyễn Phú Trọng, đây là nhân vật rất tốn kém về hồ sơ ông ta kể từ thời điểm rất quan trọng để đưa VN bứt phá là rất có nhiều cơ hội lớn lao trong thế kỷ khi Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings có thể họ nâng hạng tín nhiệm VN trong dài hạn vì tư bản Mỹ, Âu châu, Nhật Bản bắt đầu rút vốn khỏi TQ khi họ dự báo nền kinh tế TQ hết còn như xưa, và người ta kỳ vọng là Vn sẽ tiếp nhận đầu tư lớn lao và tham gia thị trường tư bản với tư cách rất lợi thế vì gần TQ, kết cục ông Nguyễn Phú Trọng này đắc cử chức vụ Tổng bí thư năm 2011, và kể từ đó đưa VN đánh mất nhiều thứ, đó là bởi vì ông này có tư duy quyết liệt “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, và nhiều thứ tư duy thời Liên Xô lạc hâu áp đặt toàn bộ cho hệ thống kinh tế chính trị ở VN. Kết ngày nay VN vẫn bị thụt lùi. Đó là bởi vì đất nước này không có người lãnh đạo có cái đầu thị trường thật sự.

Lãnh đạo Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,… xưa kia thì họ đều được đào tạo tư duy của thị trường tư bản, họ rất hiểu để nâng hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings thì cần những gì để có khả năng đưa đất nước tiếp cận vốn vay có chủ quyền là không vay vốn ODA hay lệ thuộc nước nào. Hàn Quốc lần đầu được Moody's xếp hạng ở cấp A2 (ổn định) vào năm 1986, và bị đánh sụt về cấp Ba1 vào năm 1997, và sau ấy thoát ra Baa2 (năm 2001), rồi A3 (năm 2002), rồi Aa2 (từ năm 2015 cho đến nay). Hiện nay S & P cho điểm AA (oont định là cao hơn TQ), các hãng Fitch Ratings cũng thế. Lãnh đạo Đài Loan và Singapore đều hiểu nghiệp vụ này. Đó là Singapore tham gia nghiệp vụ này năm 1989 được  S & P xếp hạng AA rồi sau đó tất cả các hãng khác đều chấm điểm cao nhất là AAA (mức khả tín tin cậy đáng tin nhất). Và Singapore là quốc gia có năng lực cạnh tranh và thị trường tư bản rất cao vì lãnh đạo của họ biết nghiệp này để làm tăng giá trị phát hành nợ và trái phiếu để nền kinh tế tiếp cận vốn vay rẻ nhất để mà đi lên.

Đối với VN, ngày nào còn ông bà theo Chủ nghĩa Marx-Lenin không còn giá trị đã lâu và có lẽ chỉ còn duy nhất VN, và vài nước khác đang lâm nạn vỡ nợ đeo đuổi nó (TQ thực chất đã chỉ là cái vỏ và hiện nay khoảng 70% nền kinh tế TQ tạo ra là neo vào học thuyết kinh tế tư bản cao độ của Mỹ, Nhật, Âu châu, Hàn Quốc, họ đã ném thứ học thuyết đó từ rất lâu rồi kể từ khi TQ mở cửa).


Một ông bà theo hệ phái Chủ nghĩa Marx-Lenin thì không hiểu nó thì kết cục VN vẫn mãi nghèo khó, đất nước chỉ có cách tạo ra nợ cho tăng trưởng kinh tế bằng vốn vay ODA mất chủ quyền. Vì lãnh đạo của họ không hiểu thị trường, đó là lãnh đạo nào thì quốc gia đó. 

4 nhận xét:

  1. Chào cô ! Cô có khỏe không ? Ở VN gần tới Tết Trung Thu rồi đó. Cô có thể chia sẻ một vài câu chuyện vui về văn hóa của bất cứ nước nào được không... Tại vì tôi biết cô vui tính khéo giỡn.. Thỉnh thoảng cũng nên đổi đề tài.. Gọi là xả "xì- chét" á mà 😁😁😁

    Trả lờiXóa
  2. Chờ mãi hnay mới thấy bài của chị. Ko biết chị PT còn up bài ở trang nào nữa ko ạ ?

    Trả lờiXóa