Tính từ đầu năm cho tới nay tỷ giá hối đoái USD / VN không tăng bao nhiêu cả khi đồng bạc VND chỉ tăng được 0,19% so với đồng USD. Trong khi tỷ giá hối đoái đồng USD / RMB thì đồng RMB của TQ tăng được 6,06%. Đối với chỉ số USD tính ra đồng USD được theo dõi qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK, qua chỉ số US Dollar Index (DXY/USDX) được biết đến hàng ngày. Nếu lấy chỉ số cơ bản lúc ban đầu là 100 vào năm 1973 thì chỉ số USDX này từng đạt mức cao nhất là 164,72 vào tháng 2/1985, và mức thấp kỷ lục 71,32 vào tháng 4/2008. Đồng USD tính theo chỉ số USDX có lúc ở mức 10,11%. Nó cho thấy đồng bạc xanh đang mất giá với chính nó so với giỏ tiền kể trên khi sụt giá tới 7,99% kể từ khi đồng USD này ra đời theo quy ước của nó vào năm 1973.
Thực tế Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED) còn đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar". Nó chỉ tổng kết hàng năm, nên khác với chỉ số US Dollar Index (USDX, DXY) được tính toàn hàng ngày của thị trường để ước đoán đối chiếu giá trị của đồng $ này.
Về chuyên môn khác, đối với giá vàng và thị trường chứng khoán Mỹ, tôi nhắc lại để đầu cơ vàng hay các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, dầu thô,...thì còn chú ý phân tích Chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động ước lượng của thị trường, tùy thuộc vào mức độ sợ hãi và sợ rủi ro của giới đầu tư khi đo biểu đồ kỹ thuật VIX, hoặc chỉ số Russell 2000 Index,...
Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua. Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán. Và ta suy đoán, khi chỉ số VIX tăng lên, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu và họ dồn tiền đầu tư vào vàng hay trái phiếu và ta thấy sản lượng trái phiếu của Mỹ, EU, TQ,… giảm xuống, giá vàng thường tăng lên. Bạm đọc xem thêm hồ sơ phân tích của các chiến lược gia ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) trên tramg chủ của chúng tôi ở đây: https://www.morganstanley.com/ideas/volatility-vacation, xem thêm về đồng USD ở đây: https://www.morganstanley.com/ideas/us-dollar-drop
Phương Thơ, hay Christian Lệ Morgan Stanley (NYSE: MS).
(*) Để tránh cái tên Phương Thơ hay bị đánh phá thì tôi đổi tên thành Christian Lệ. Hồ sơ tài khoản biểu đồ quen thuộc chỉ có tôi mới có tài khoản đó, nên tôi nhắc là rất í tai có thể giả mạo được tôi.
Ôi thôi tôi thì giật mình, là nếu đồng USD về mức đáy của tuần đầu tiên của tháng 2/2015 thì khi đó đơn vị tiền tệ VND chỉ có khoảng 21.350 VND ăn 1 USD thôi, bây giờ không biết nó đã bao nhiêu nhỉ? Người nhà ở VN nói đó là do VN giữ tỷ giá hối đoái cố định có lẽ họ sẽ phá giá đồng bạc của họ với viện dẫn cho xuất khẩu nhờ tiền nhiều và rẻ có lẽ trên mức 22.800,00 VND = 1 USD.
(**) Chủ đề sau tôi sẽ phân tích hồ sơ đồng RMB có thật sự là kênh trú ẩn an toàn hay không?
FB lại mất rồi.
Trả lờiXóaLại chuyện gì nữa vậy cô.. Haizzz thật chẳng ra làm sao 😤😢😢😢
Trả lờiXóaQúa nhanh..quá nguy hiểm và họ quá sợ hãi trong tình hình kinh tế nguy cấp..họ thực sự sợ bút văn của chị Phương Thơ
Trả lờiXóaChắc là tôi bỏ hẳn FB. CSVN quả là cao tay và sợ ánh sáng.
Trả lờiXóachị lập fanpage thì khó bị đánh sập hơn nhiều
Xóa