Khi VN vay nợ GDP theo đúng lịch trình rất sát con số tăng trưởng GDP đề ra
Hiếm có nơi nào trên thế giới như ở VN, đó là quốc gia này
là nước đầu tiên hay công bố về tăng trưởng GDP của họ rất sớm, thậm chí có những
quý mà còn đến nửa tháng sản xuất thì họ đã có sẵn con số tăng trưởng GDP cho
quý đó rồi. Đó là trường hợp trùng hợp gấp rút. Thí dụ GDP quý 1 của năm 2015 ở
mức 6,03%, thì quý 2 là tăng ở mức 6,44%,…. Và cứ thế theo thông lệ tăng theo
cái bậc thang đi lên, cụ thể cũng năm 2015 ấy thì GDP quý 4 bất ngờ tăng vọt
lên mức 7,01% (mức cao nhất 5-năm trước đó). Và khép lại năm 2015 ấy tăng trưởng
GDP của VN chạm con số đúng chỉ tiêu đề ra. Đó là họ có khả năng điểu khiển được con số tăng trưởng GDP rất khớp mà Nhật phải lật đật 20-năm khủng hoảng chưa tìm ra, Âu châu mất 7-năm còn chưa ra khỏi hầm tối về con số tăng trưởng GDP và lạm phát theo mục tiêu 2% mà họ ước muốn.
Trong năm 2016 thì GDP quý 1 thì chỉ đạt 5,46%,…kết cục GDP
quý cuối cùng là quý 4 thì bất ngờ tăng lên mức 7,19%, và chốt sổ vượt chỉ tiêu
đề ra. Và trước ấy là GDP quý 2 và quý 3 của năm 2016 đạt mức cao hơn quý 1.
Ly kỳ nữa là câu chuyện GDP của quý 1,2,3 của năm 2017 cũng
tăng trưởng vượt kỳ vọng là rất “tầm vóng thống kê XHCN”.
Đó là VN vừa công bố hồ sơ GDP của quý thứ 3 năm 2017 tăng đột
biến như hay thường thấy trong thống kê lối cũ của họ là “quý sau cao hơn quý
trước” để dễ tính toán bút ghi con số cho nó đạt chỉ tiêu. Chẳng hạn GDP quý 1
của năm 2017 chỉ đạt 5,15%, quý 2 thì 6,28% và quý 3 bùng nổ lên 7,46%. Việc
người ta viện dẫn vĩ mô kinh tế, và hiệu ứng đầu tư chủ yếu là gì đó thì ai
cũng rõ nên tôi không đề cập nó, vì nó đăng đầy trên báo chí tuyên truyền rồi,
nó do cơ quan “ Tổng cục Thống kê Việt Nam”, hay General Statistics Office of Vietnam.
Về hồ sơ kịch bản tăng trưởng GDP của VN thì ai cũng dự đoán
nó đúng cả, là người ta sẽ làm đẹp con số tăng trưởng GDP rất ấn tượng với lý
thuyết tư duy nhiệm kỳ mà quan chức cộng sản VN họ rất thạo cái này. Đó là họ
có thể rất cao siêu và siêu giỏi là có thể điều khiển được con số tăng trưởng
GDP của họ.
Khốn nỗi cái con số tăng trưởng GDP quý 1 của VN bao giờ
cũng thấp là nhiều do, thậm chí là thấp hơn, và nạn lạm phát cũng được kiểm kê
tương đối chính xác là nó tích lũy từ cái mức tăng trưởng GDP cuối cùng của năm
vì người ta chạy đua tăng tốc đầu tư, chi tiêu, mua sắm, hay gấp rút hoàn thành
kế hoạch đề ra để chốt sổ ăn tết Tây cho đến Tết ta. Tuy nhiên qua năm thì có
những tháng đón tết tây người ta nghỉ làm, nghỉ lao động dài dai dẳng lên họ
không thể ăn gian con số tăng trưởng quý đầu tiên được.
Đối với VN, con số tăng trưởng GDP quý 1 của năm 2017 vừa là
siêu thấp (có thể thấp hơn). Đó là tàn dư về nạn ô nhiễm môi trường, các công
trình xây dựng lớn bị đình chỉ ngừng thi công vì thiếu tiền trả nợ lẫn lãi cho
chủ nợ nước ngoài đầu tư các dự án xây cất ở VN như đường sắt trên cao, đường sắt
Cát Linh - Hà Đông, rồi ở TP.HCM cũng thế. Và chuyện chuyên môn hơn là giá cả
hàng hóa sản xuất nông nghiệp hay thủy sản sút giảm, như hiệu ứng giá heo gà rớt
giá thảm hại, rồi nông sản cũng thế khiến cho sản xuất kinh tế ngừng trệ đình đốn,
tiêu dùng trong nước đương nhiên thấp đi thì tất nhiên người ta không thể dám
ghi gian là thổi phồng con số tăng trưởng GDP cao được của quý 1 như thông lệ của
VN.
Kết luận của tôi là GDP của VN gần cận mức đỉnh cao nhất mọi
thời gian vào quý thứ 4 của năm 2007, đó là con số khi đó VN đạt được 8,48%, rồi
sau ấy lao xuống vực khủng hoảng lạm phát tiền tệ vì vỡ bong bóng GDP là đến
quý 1 của năm 2009 thì GDP của VN bị xẹp xuống còn 3,12% khiến quốc gia này khốn
đốn đẩy hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản tan tành, một số đồng tiền mệch giá
thấp biến mất khỏi thanh toán. Đó là kết cục “VN đi vay GDP” để bù đắp nhiệm kỳ
thành tích và chỉ tiêu ảo giác. Kết quả đẩy nền kinh tế gánh nặng thuế khóa và
nợ công tăng nhanh.
Ta còn nhớ vào quãng những năm 1999, đó là vào tháng 2, khi ấy
1 USD chỉ mua được 13.874 VND, rốt cuộc vào tháng 3/2017 thì có lúc 1 $ mua được
22.842 VND thì nó cho thấy sự tàn phá kinh khủng về nạn lạm phát của VN do lãnh
đạo quốc gia này nghiện in tiền là tăng dự nợ hay tăng trưởng tín dụng bằng đồng
nội tệ đưa vào kinh tế.
Vế bên kia ta nhắc lại chuyện cũ là đồng Baht Thái xưa kia từng
mất giá kỷ lục mọi thời đại của nó trong tháng 1/1998, vì trước ấy Thailand gặp
khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 1997, và cả Đông Á là Baht Thái phải mất đến 55,51 Baht (THB) mới mua được 1
$, tuy nhiên bây giờ chỉ cần 33,32 Baht Thái là mua được 1 USD. Điều đó có
nghĩa là sau gần 20 năm thì chính phủ Thailand do phe dân sự và quân sự thay
phiên nhau cầm quyền đã trả lại taiof sản cho người dân Thailand là hễ cứ 1 USD
thì lấy lại được 22,19 Baht. Khiến cho thu nhập lợi tức của người dân Thailand
tích lũy mà tăng lên.
Về bên kia là ngược lại tại xứ VN, thì sau 18 năm thì người
ta đã lấy đi (móc túi vô hình bằng lạm phát) của người dân là 8.968 VND cho 1
USD thì quả là khủng khiếp với trò điều hành kinh tế in tiền này. Đó là chưa
tính những năm tháng mà quốc gia VN này đổi tiền nhiều lần khiến nó xóa sạch sẽ
tài sản tích lũy của người dân nhiều thế hệ phải lao động vất vả để dành tài sản
thì bỗng chốc chả còn gì cả bởi bàn tay vô hình siêu quản lý kinh tế nào ấy thò
vào từng nhà lấy hết tiền của họ. Điều đó khiến lợi tức thu nhập người dân VN rất
nghèo khó dù họ lao động nặng nhọc và làm nhiều giờ hơn nước khác, kết cục họ vẫn
nghèo.
Hãy nhớ rằng năm 2007-GDP của VN bình quân cả năm tăng ở mức 8,46% (lạm phát 12,6%), năm 2008-GDP rơi xuống
còn 6,31% (lạm phát bung lên gần 20% là ở mức 19,89%), năm 2009 VN tung ra gói
kích cầu rất lớn hàng tỷ USD (thực chất là in tiền VND, quy đổi ra tỷ giá USD
khoảng 8-9 tỷ USD), sau ấy cơn hoảng loạn của quốc tế rút vốn khỏi VN và tiền
VND tràn ngập thị trường thì đến năm 2011, VN lãnh đòn lạm phát lên mức 18,14%,
giá vàng bùng phát, USD cũng cũng bùng nổ, và GDP chỉ còn 5,89%, nợ xấu ngân
hàng tích lũy khiến khiến nền kinh tế quanh năm chống đỡ vàng-đô, GDP sút giảm,
vì doanh nghiệp và người dân lo trả nợ và giảm đầu tư, và người ta còn đổ lỗi
là đòi phế truất ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2013 gì đó mà bất
thành. Thực tế lỗi đó không do ông Dũng mà do hệ thống đảng chỉ huy của ông
Nguyễn Phú Trọng định hướng theo chủ trương đường lối kinh tế của Bộ Chính trị
và đảng.
Có một người hỏi PT : Em có xưởng cơ khí nhỏ , và giờ em cũng đang quẳng vào bất động sản khoảng 6 tỷ đồng thì chị phương thơ bảo có lên rút ra ko . Vì em thấy thì trường và sức mua trong dân giảm và tình trạng thất nghiệp của lớp trẻ rất nhiều.
Trả lờiXóa...Vừa đá bóng, vừa... bình luận
XóaMột chuyên gia về BĐS nhận xét các báo cáo nghiên cứu thị trường tại Việt Nam của những công ty nói trên chắc chắn không khách quan vì các đơn vị công bố đều kinh doanh trong lĩnh vực BĐS. Khi các đơn vị này đang kinh doanh dự án ở khu vực nào, họ sẽ phát hành các báo cáo nghiên cứu thị trường với những số liệu, đánh giá, nhận định có lợi cho khu vực đó. Đấy là chưa kể đến hiện tượng chủ dự án “bắt tay” với công ty nghiên cứu thị trường để làm các báo cáo theo kiểu “bơm thổi” giá nhà đất tại các khu vực có dự án mà công ty đang triển khai.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nói thẳng: “Các báo cáo về thị trường BĐS hiện nay đều có mục đích lợi nhuận, có mục đích riêng, báo cáo theo hướng có lợi cho mình chứ không khách quan, vô tư, có lợi cho người tiêu dùng, thị trường. Savills và CBRE hiện đang tư vấn và quản lý, bán hàng cho rất nhiều dự án trên thị trường. Họ luôn đưa ra những thông tin mang đến lợi thế cho những dự án có sự tham gia của mình”.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, ở nước ngoài, những dịch vụ kiểu này đã phát triển lâu đời và hình thành những tổ chức chỉ công bố thông tin. Các tổ chức này hoạt động hoàn toàn độc lập và nếu thông tin đưa ra không được đánh giá dựa trên các phương pháp tin cậy, họ có thể bị kiện. Còn các công ty nghiên cứu thị trường BĐS tại VN vừa thông tin, vừa cung cấp dịch vụ, kinh doanh nên trong nhiều trường hợp, nhận định, số liệu, dự báo của họ không khách quan.
Thậm chí, tận dụng các báo cáo thị trường để "thổi giá". Đơn cử họ có thể chỉ thu thập thông tin một vài trường hợp tăng giá vì lý do đặc biệt, nhưng bỏ qua phần lý do mà chỉ tung tin giá tăng, sau đó nhận định dẫn dắt thị trường hình thành xu thế chung. Hoặc cũng có thể là dùng “chiêu” dương đông kích tây. Muốn bán đất khu này thì đưa tin giá BĐS khu vực gần đó đang tăng để khách hàng quay về mua khu lân cận. Đây là thủ thuật kinh doanh thường dùng hiện nay.
Theo Báo Thanh Niên
VC tính GDP theo kiểu từ trên xuống. Nghĩa là họ chọn một số tăng trưởng GDP mà họ thích để làm đáp số. Sau đó, họ điều chỉnh C,G,I,X,M cho phù hợp với bài toán. Vì vậy số liệu thực tế và sổ sách khác xa nhau. Về thực tế thì mọi ngành tại VN đều suy giảm, nhưng GDP lại tăng, nghĩa là báo cáo láo thôi, để lừa gạt quốc tế là chính. Nếu GDP sụt thì tài phiệt sẽ rút vốn, ngưng cho vay nợ, đòi nợ, xiết nợ, ngưng luôn đầu tư kinh doanh, thì kinh tế sập ngay, khỏi cần thế lực thù địch nào phá vô.///// Hiện tại, VC bắt buộc phải tăng GDP bằng mọi giá, nên mới in ra 700,000 tỷ đồng (31 tỷ USD) để tăng tín dụng lên 22%. Như vậy thì sẽ tăng lạm phát, tăng nợ xấu, dẫn tới bể nợ, sập kinh tế. Hậu quả thì dân gánh hết. Ai khôn thì rút tiền khỏi ngân hàng, chứng khoán, bđs, đi mua vàng, mua dollar ngay lập tức.
Trả lờiXóa