Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

KHI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM "BÁN MÌNH" CHỈ VÌ MỘT NẮM USD

Trong hành động mới đây, ông Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Công thương), con trai của Thái thượng Hoàng cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhảy tưng lên giật mình sốt ruột khi người dân tiêu dùng VN nhập khẩu hàng tỷ USD hàng tiêu dùng Thailand, kể cả nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô và nhập ô tô nguyên chiếc từ Thailand, nhất là hàng tiêu dùng.

Tôi thì mỉa mai là thấy tột nghiệp cho những cái đầu với não trạng ngắn là con buôn thời vụ. Gào thét làm gì cho đau khổ, đó là bởi vì mình coi lại thuế má của minh hiện nay ra sao, có còn muốn tăng thuế VNT cao lên nữa hay không. Các hoạt động mua bán sáp nhập M&A còn khoe khoang rầm rô rộ nữa hay không?  Và nhiều doanh nghiệp VN, từ quóc doanh cho đến tư doanh có vì ham tiền mà bán đi các thương hiệu đang được định giá rất thấp, nếu không muốn nói là rẻ mạt cho những tập đoàn đến từ Thailand nữa hay không? Ôi thôi các tập đoàn phân phối hàng tiêu dùng Thailand họ rất khôn lỏi là có chiến lược đã nhân cơ hội này nhảy vào thị trường VN thôn tính các doanh nghiệp VN khi cả một hệ thống kinh tế lẫn chính trị ở VN hồ hởi sảng lạc quan tếu khi bán mình cho thiên hạ quá trớn trong trò chơi M&A. Và có vẻ như tại VN, người ta bán mọi thứ khi thấy tiền là hoa mắt. Tất nhiên, ta không bàn đến những thương vụ M&A có lợi các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, mà chỉ nhắc đến cái nguy hiểm khi các thương vụ M&A đi quá trớn mất kiểm soát.

Thật bất hạnh, trước đây tôi hay phân tích khuyến cáo nhiều lần về hành vi mua bán sáp nhập này rất ít chuyên gia kinh tế ở VN chưa hiểu rõ, trò chơi M&A yếu tim này, nếu doanh nghiệp và hệ thống quản lý kinh tế ở VN, của các bộ như Bộ Công thương, Bộ Tài chính,…họ không có nghiệp vụ hay chuyên môn là không hiểu nó thì hậu quả vô cùng tai hại là sẽ đánh mất mọi thứ về chủ quyền thương hiệu. Công thức đơn giản đưa đến sự mất chủ quyền thương hiệu vào tay các công ty nước ngoài kiểm soát một số thị phần hoặc toàn phần thị trường của doanh nghiệp VN đã gầy dựng và sẽ đánh mất luôn thị trường nội địa, 92 triệu dân VN và dẫn đến chính phủ mất luôn nguồn thu thuế cho ngân sách.

Hãy nhớ rằng, nếu việc mua bán sáp nhập, khi có quá nhiều doanh nghiệp của VN trở thành kẻ bị thâu tóm bởi các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ áp đảo về sở hữu thương hiệu hay cổ phần. Điều đó có nghĩa là vì lý do nào đó nền kinh tế VN tăng trưởng trì trệ chậm lại, và chính phủ cần tung ra các biện pháp để chặn đà suy giảm và kích thích kinh tế. Cụ thể, các biện pháp tín dụng là hạ lãi suất và bơm tiền cho vay, hoặc ngân sách là tăng chi hay đặc biệt là giảm thuế.

Khi ấy, kích cầu chỉ là biện pháp nuôi béo các đại gia công ty nước ngoài được hưởng lợi và phí tổn của biện pháp đó thì người khác phải gánh qua nạn bội chi ngân sách, hoặc đóng thuế, hay lạm phát lại là người dân, chứ doanh nghiệp của VN không được hưởng ưu đãi nào cả, vì có còn thương hiệu nào đâu mà được hưởng kích cầu. Đó là bài học khi các doanh nghiệp VN đang lạc quan tếu khi bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm quá nhiều qua các thương vụ M&A này mà người ta còn "khoe thành tích".

Đây là công thức đơn giản đưa nền kinh tế lao xuống vực nhanh hơn khi vì lý do nào đó nền kinh tế cần dựa vào tiêu dùng nội địa để nâng đỡ cho khiếm hụt xuất khẩu bên ngoài gặp khó khăn. Bài học đắt giá như trường hợp Venezuela, khi quốc gia này chẳng có bất cứ thương hiệu nào ngoài dầu khí. Việc chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro, tại Venezuela khi kích cầu nội địa thì chả tìm thấy một doanh nghiệp nào trong nước, và hoàn toàn bị chi phối bởi nước ngoài, nên mọi biện pháp kích cầu đều vô tác dụng.

Tại Mỹ, hay Canada, Nhật,...và các nước tiên tiến khác các doanh nghiệp có liên quan đến tiêu dùng có chi phối đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trong nước, thì các chính phủ đều hạn chế tối đa các công ty nước ngoài nhảy vào qua các thương vụ M&A này. Ở VN thì đang làm ngược lại là hoa mắt thấy tiền là bán mình cho thiên hạ.

Trước đây tôi mỉa mai giật mình bởi việc phú Thailand Charoen Sirivadhanabhakdi là người sáng lập ra Thai Beverage, Chủ tịch tập đoàn TCC Group và Fraser and Neave, Ltd (F & N) mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD. Kết cục họ kiểm soát nhiều chục cửa hàng phân phối siêu thị tiêu dùng ở VN, đã thế Tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan họ cũng tung tiền mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam gồm 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và một trang thương mại điện tử với giá “tỷ USD”, phía doanh nghiệp VN và cả cơ quan chính quyền lạc quan vì thu được một nắm đô la, hâu quả tất nhiên là doanh nghiệp Thailand khi đã thâu tóm thì họ đã tính toán thu hồi vốn là tuồn hàng hóa Thailand vào VN thông qua các kênh phân phối các chuỗi siêu thị sẵn có ở VN để bán hàng hóa của họ là điều dễ hiểu trong kinh doanh và thẩm định đầu tư sơ đẳng này, dù Thailand có cam kết hứa sẽ đối xử bình đẳng với hàng hóa doanh nghiệp VN, kết cục các chuỗi siêu thị do doanh nghiệp Thailand mua lại ở VN ấy họ sẽ có kế hoạch “ném hàng hóa VN ra khỏi kệ trưng bày hay phân phối” là điều ai cũng nhận ra mà chỉ có đám quan chức Bộ Công thương, và doanh nghiệp VN ham tiền là không nhận ra, cho nên việc hàng hóa tiêu dùng Thailand có được thị trường béo bở với 92 triệu dân VN với giá trị cả trăm tỷ USD là điều mà Thailand dành được thì không ngạc nhiên và cái Bộ Công thương kia cũng đừng giật mình hay oán trách ai cả khi VN nhập siêu từ Thailand nhiều tỷ USD, và bị hàng hóa Thailand chiếm lĩnh thị phần tiêu dùng ở VN trị giá nhiều tỷ USD nữa thì mình tự oán trách là mình ngu thì ráng chịu là đừng có mà kêu ca gì nữa.

Đó là bài học sơ đẳng trong kinh donh và kinh tế. Nếu không biết hoặc cố ý không hiểu thì mình đừng oán trách ai cả mà hãy oán trách mình ngu, tham lam thì đành chịu là hết ai cứu mình nữa. Và đừng nghĩ là ta bán cho Thailand rồi thì ta lấy tiền đó xây dựng chuỗi cửa hàng phân phối  khác lấy tên hiệu khác còn lời chán có sao đâu. Đó là tư duy của con buôn, trong đầu không có cái gì cả về kinh doanh và kinh tế.

Sau cùng tôi cũng cảnh báo luôn là bây giờ hay sau này vẫn thế nếu như các tập đoàn nước ngoài họ thâu tóm và chiếm hết thị phần các cửa hàng phân phối chuỗi cửa hàng siêu thị ở VN, hoặc việt mua bán sáp nhập quá trớn, nó sẽ triệt tiêu mọi thứ doanh nghiệp VN dẫn đến hâu quả nền kinh tế tiêu dùng trong nước phá sản tan tành mà vì lý do nếu xuất khẩu yếu đi thì tiêu dùng trong nước hết còn đỡ đòn nổi để nâng đỡ cho kinh tế. Đó là hiểm họa rất nguy hiểm cho VN.


7 nhận xét:

  1. FB của cô bị dlv đánh sập hay cô xóa nó vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bon dư lợn viên đánh sập thì phải chứ tôi chả bao giờ xóa nó cả. Có lẽ viết bài đánh trúng vào cái trò mua bán sáp nhập quá rõ nên người nhà của đảng giật mình. Thức tế nó rất đâu lòng cho chế độ CSVN này đnag mất nhiều tỷ USD nguồn thu vì bán hết rồi còn gì nữa. Chỉ vì ham vài bạc lẻ US mà mất bạc tỷ USD. Đúng là đau xót cho cái đầu không có não.

      Xóa
    2. Haha cô dùng từ thương hại bọn chúng mà nghe sao cay đắng quá nhể 😂

      Xóa
  2. chán FB quá. cô hãy đăng bài ở đây thường xuyên đi ạ

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi ngày được đọc các bài phân tích của chị là một ngày vui.

    Trả lờiXóa
  4. Cô đừng đi đâu nữa hĩ, tụi con tìm cô mệt quá sợ cô nản rồi bỏ luôn không ai viết bài cho mà đọc.

    Trả lờiXóa
  5. Bài toán các tập đoàn Thái lan mua lại các chuỗi siêu thị như Metro, hay Big C thì lúc đó ai cũng đoán được là con đường cho sản phẩm Việt đến tay người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn mà thay vào đó là hàng Thái lan sẽ tràn ngập các hệ thống siêu thị này. Ai cũng hiểu chỉ "bọn chúng" là cố tình ko hiểu

    Trả lờiXóa