Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018


Trở lại hồ sơ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)


Đầu tiên tôi hay mỉa mai xứ VN này là lãnh đạo của họ cái đầu tư duy kinh tế thì kém, nhưng hay thích hội nhập sâu rộng với quốc tế về kinh tế thì chuốc thất bại là điều dễ xẩy ra, đó là tôi mỉa mai cay đắng cho VN trước đây thà rằng họ không gia nhập WTO thì bây giờ VN cũng không đến nỗi tệ hại như vậy, vì khi gia nhập và hội nhập bên ngoài mà không có bộ não điều hành kinh tế thì ta chỉ nhập cái lạm phát và ô nhiễm môi trường của thiên hạ thôi.

Đối với CPTPP mà VN vừa ký kết thì họ khoe khoang là thành công mĩ mãn và VN là quốc gia có lợi nhất thì nó cũng chỉ là trò mị dân, là đánh lừa nhau thôi, vì quốc gia nào ký CPTPP thì ở nhà họ đều nói như vậy cả là quốc gia nào cũng nói mình là nước có lợi nhất chứ không riêng gì chỉ có VN nói là họ có lợi nhất. Vì chẳng lẽ đi ký hiệp định mà lại nói mình sẽ là quốc gia bị thiệt hại nhất thì vào đó làm gì để mà người dân họ phản đối chính phủ đó để mà mất phiếu bầu cử.

Trong hồ sơ về CPTPP mà VN và 10 đối tác Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore chính thức sinh ra ở tại thủ đô Santiago de Chile, tức là cái CPTPP này có 11 nước mà không có Mỹ.

Về hồ sơ CPTPP này được thi hành thì ở nhà là tại VN thì các quan chức dàm phán cũng như quan chức kinh tế của quốc gia này hồ hởi sảng để lạc quan tếu và họ còn mỉa mai là cái CPTPP này còn tốt hơn TPP mà không có Mỹ tham gia.

Thí dụ tôi trích một đoạn của ông tiến sĩ giấy Trần Du Lịch khi ông này cho rằng: “Tôi cho rằng xét về phương diện thị trường, nếu so sánh giữa TPP và CPTPP thì Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều khi tham gia CPTPP chứ không hẳn là TPP.”, rồi một số ông chuyên gia kinh tế quốc doanh của nhà nước này châm biếm là Mỹ sẽ phải trả giá đắt và hối tiếc khi không tham gia “new TPP”, hay CPTPP. Và họ còn tự tin là nếu Mỹ quay lại CPTPP thì sẽ không có thay đổi nào trong đàm phán mà Mỹ phải chấp nhận quy tắc đã loại bỏ 20 điều khoản. Tức là tôi tóm tắt sơ lược ở cái tài liệu CPTPP viết cho 11 thứ tiếng của mỗi quốc gia thì tôi trích dẫn viết tiếng Anh cho dễ hiểu, tất nhiên ở VN họ phải cung cấp tài liệu đó cho doanh nghiệp và dân chúng biết vì nó không phải “bí mật quốc gia”, tôi trích dẫn tóm lược:

1. Pharmac is fully protected
2. Businesses cannot sue the Government for investment contract breaches
3. Financial Services claims reduced
4. Copyright term will stay the same
5. and 6. There are no data or market protection obligations for new medicines, including biologics
7. More flexibility around what is patentable
8. and 9. There are no patent term extension obligations
10.  Government procurement processes unaffected
11.  Negotiations to expand government procurement coverage delayed
12.  No new laws for breaking digital locks on copyright works
13.  No change to laws protecting rights management information
14.  No obligations around the liability of internet service providers
15.  No new laws for cable signals
16.  Committed to stopping trade in endangered species
17.  No obligation to review customs duties on express shipments
18.  Telecommunications dispute regime unchanged
19.  Disciplines on postal monopolies will be limited
20.  National treatment in intellectual property is aligned with international rules


Đáng chú ý là cái CPTPP nó loại trừ Trung Quốc, tức là tiếng Anh Notably, the CPTPP excludes China.

Trở lại hồ sơ CPTPP thì tôi nhắc lại là Mỹ họ vẫn là "cây gậy và củ cà rốt". Đó là nếu Mỹ đạt được mục đích về chính trị thì sẽ gia tăng thương mại và đầu tư thì Mỹ mới xem xét tham gia cái CPTPP chứ Mỹ họ không cần cái CPTPP vớ vẩn nhảm nhí này về ngoại thương làm gì.

Bởi vì trong cái CPTPP thì những nước mà Mỹ bị thâm hụt thương mại rất nặng, đó là vì năm 2017 vừa rồi Mỹ bị thâm hụt thương mại với 7 nước, đó là Mexico (71 tỷ $), Nhật Bản (67 tỷ $), VN (38,4 tỷ $), Malaysia (24,6 tỷ $), Canada (17,6 tỷ $) hai nước, New Zealand, Peru thì Mỹ bị thâm hụt thương mại không đáng kể.

Tất nhiên việc quan hệ ngoại thương giữa các nước thì nó lại khác đó là Mexico, Canada vẫn là đối tác xếp thứ 1 và 2 khi bán buôn ngoại thương xuất-nhập khẩu với Mỹ vì dù sao hai quốc gia này có Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang vừa bán buôn vừa trả giá đắt rẻ nhượng bộ nhau, hiện nay NAFTA là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới nó bao gồm 3 nước giữa Mỹ, Canada và Mexico. Trong khi Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 với Mỹ trong cái CPTPP.

Chuyện khá chuyên môn nữa là những đối tác ngoại thương mà Mỹ đạt thặng dư thương mai hiếm có trong cái CPTPP, đó là dẫn đầu là Australia, hay Úc Đại Lợi, hoặc nước Úc, xếp thứ hai là Singapore, thứ 3 là Chile. Đó là năm 2017 vừa qua Mỹ đạt thặng dư thương mại với Úc là 14,6 tỷ $, trong khi Singapore là 10,4 tỷ $m Chile thì Mỹ đạt thặng dư thương mại hơi ít là 3,06 tỷ $,….

Hãy nhớ rằng cả 3 nước mà Mỹ luôn đạt thặng dư thương mại  như Australia, Singapore, Chile, thì cả 3 nước này đang có định thương mại song phương với Mỹ.

Tức là Mỹ đang có hiện nay đang có các hiệp định thương mại song phương với 12 quốc gia, gồm: Australia, Bahrain, Chile, Colombia, Israel, Jordan, Hàn Quốc, Morocco, Oman, Panama, Peru, Singapore.

Thực tế Mỹ còn có cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và 34 quốc gia ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).

Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại.

Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina , Bolivia , Brazil , Chile , Columbia , Ecuador , Paraguay, Peru , Uruguay , Venezuela.

Đối với những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador , Guatemala, Honduras , Mexico, Nicaragua, Panama. Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica.

Đã thế  Mỹ còn có Hiệp định Thương mại Tự do Cộng hòa Trung Mỹ-Dominican - CAFTA, nó được ký kết vào ngày 05 Tháng Tám năm 2004, do Mỹ và sáu nước: Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Honduras, Nicaragua và El Salvador (loại bỏ thuế quan cho hơn 80% xuất khẩu).

Thực tế Mỹ mới là quốc gia dẫn đầu về tư bản tự do kinh tế, bởi vì trước đây song hành đàm phán cái TPP thì Mỹ còn đàm phán với cái TTIP -- Nó bao gồm hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và 28 nước EU. Cái TTIP cũng xem như trì hoãn kéo dài vì một số nước Âu châu mới là những nước chống tự do toàn cầu hóa. Trong đó dân Pháp dẫn đầu chống đối, kế đến là nước Bungari không phê chuẩn thỏa thuận, và họ chỉ phê chuẩn nếu Mỹ bãi bỏ yêu cầu thị thực đối với công dân Bungari. Dù đã có hai mươi mấy nước EU phê chuẩn.

Dân EU mới là cái khối kinh tế rời rạc hay chống đối toàn cầu hóa, và hay đổ lỗi cho Mỹ là chủ nghĩa bảo hộ, vì ngay cả cái Hiệp định Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) giữa Canada và Liên minh châu Âu (EU) thì chính dân EU biểu tình rầm rộ chống đối.

Kết luận của tôi là nếu các hiệp định thương mại trên được thì hành mà có Mỹ tham gia thì cái TTIP là to lớn nhất thế giới, cái TPP xếp thứ 2 về to lớn nhất thế giới, trong khi cái NAFTA xếp hạng 3. Hiện nay cái CPTPP không có Mỹ tham gia thì nó chỉ xếp hạng tôm tép cò con thôi.

8 nhận xét:

  1. Cái CPTPP không có Mỹ tham gia thì chỉ là hạng cò con. Rất đúng vì các nước nằm trong CPTPP quy mô kinh tế và tiếng nói vẫn còn nhỏ so với MỸ

    Trả lờiXóa
  2. Khi xưa Ông Trương Đình Tuyển còn tuyên bố : TPP mà không có Việt Nam thì chẳng có ý nghĩa gì.
    Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  3. Cũng giống như Ba tàu...kinh tế VN đã bắt đầu giai đoạn sụp đổ chỉ cần một cú hích nhẹ là quá trình diễn ra nhanh hơn...( FDI , xuất khẩu , kiều hối...đều giảm sút...bất động sản , chứng khoán lung lay...dòng vốn tháo chạy mỗi ngày mỗi tăng ..mà không có phần bù đắp khoảng trống này...bất mãn về chênh lệch thu nhập...bất mãn với thành phần COCC...bất ổn xã hội sẽ từ từ được đẩy nhanh cường độ theo đúng quy luật tự nhiên )...trong sự tuyệt vọng cùng cực vì quyết đi theo con đường chết ( định hướng xhcn )..nắm được cọng rơm họ cũng xem như có được phao cứu sinh giữa dòng nước xoáy mà cố tình quên đi tiếng chuông nguyện hồn đã cận kề bên tai

    Trả lờiXóa
  4. cảm ơn chị đã xoá tan màn khói!

    Trả lờiXóa
  5. Đúng vậy, khi chưa gia nhập WTO thì VN còn đẹp và sạch hơn.
    Không rác thải công nghiệp, không có du khách TQ du lịch ồn ào xả rác vô tư rồi lưu trú chui, không ô nhiễm môi trường... và Sài Gòn đã bị đổi 'căn cước'...người Sài Gòn nhập cư nghèo hơn ...

    Trả lờiXóa
  6. CPTPP không có Mỹ thì coi như hàng thứ yếu là chính xác . Có điêu tôi suy nghĩ khi tranh chấp khiếu kiện xuất xứ hàng hóa thì ai sẽ đứng ra đàm phán và xét xử ? Vì quốc gia nào cũng muốn hưởng lợi thì hiệp định CPTPP có vẻ như VN quá chủ quan vì VN chỉ là nước gia công , nguyên liệu phải nhập trong khối và có khi hàng nguyên liệu tàu cộng trà trộn vào để gia công xuất khẩu thì VN chắc chắn thua hoàn toàn nếu bị phát hiện . Và tất nhiên sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác nữa mà không ai ngờ đến ...

    Trả lờiXóa
  7. CPTPP không có Mỹ thì coi như hàng thứ yếu là chính xác . Có điêu tôi suy nghĩ khi tranh chấp khiếu kiện xuất xứ hàng hóa thì ai sẽ đứng ra đàm phán và xét xử ? Vì quốc gia nào cũng muốn hưởng lợi thì hiệp định CPTPP có vẻ như VN quá chủ quan vì VN chỉ là nước gia công , nguyên liệu phải nhập trong khối và có khi hàng nguyên liệu tàu cộng trà trộn vào để gia công xuất khẩu thì VN chắc chắn thua hoàn toàn nếu bị phát hiện . Và tất nhiên sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác nữa mà không ai ngờ đến ...

    Trả lờiXóa