Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018


Khi VN công bố sớm nhất con số tăng trưởng GDP cao chót vót tới 7,38% chỉ sai số dự báo 0,03% chỉ tiêu của ông TT Nguyễn Xuân Phúc đề ra.


Đối với VN, họ nghiện ngập con số tăng trưởng GDP,  tức là Tổng sản phẩm quốc nội, vì nó là cái thước đo đơn giản dễ nhất để làm tô hồng thành tích nhiệm kỳ của lãnh đạo của họ, vì chỉ số thước đo tăng trưởng GDP đó thì đối với quốc tế, nó là cách tốt nhất để theo dõi đo lường nền kinh tế của đất nước họ, chẳng hạn EU, Nhật, Mỹ họ rất coi trọng đánh giá đo lường thước đo tăng trưởng GDP để chuẩn đoán bệnh tật của nền kinh tế của họ, như việc kinh tế đang xấu đi hay đang tốt lên hoặc đang tăng trưởng quá nóng để mà họ tung ra biện pháp thích ứng đối phó như cách hạ lãi suất (hoặc tăng lãi suất), giảm thuế (hoặc tăng thuế), cần đầu tư công hay giảm đầu tư công,….

Chính bởi vì GDP là tổng giá trị của tất cả mọi thứ được sản xuất bởi tất cả mọi người và các công ty trong nước đó tham gia sản xuất (nó sẽ là tốt nếu như GDP đó do người dân và doanh nghiệp của họ làm tạo ra là chính). Tuy nhiên nó sẽ không tốt và không quan trọng nữa nếu GDP sản xuất ra đó là do người nước đầu tư đóng góp, tức là công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chi phối quá nhiều vào sản xuất GDP đó. Ví dụ như ở VN, họ làm tăng GDP của họ cao ngất ngưỡng như mới đây nhà nước VN của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này hân hoan khoe rằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP đã tăng cao kỷ lục 7,38% so với năm trước trong quý 1 của năm 2018, là mức cao nhất hơn một thập kỷ qua thì không biết cái Samsung, Formosa lấy đi bao nhiêu phần trăm đóng góp GDP, đó là bi kịch cho quốc gia này.

Chuyện khá chuyên môn khá bi hài là tôi nói về chỉ số thống kê GDP như thế này, đó là những con số công bố tăng trưởng GDP thì nó do chính cơ quan làm nghiệp vụ thống kê của nước đó họ làm lấy, và quốc tế hay như WB, IMF, ADB, hay các tổ chức tài chính quốc tế khác họ không có nghĩa vụ theo dõi hay tham gia đánh giá, mà họ chỉ thực hiện chức năng bút ghi hồ sơ con số công bố tăng trưởng GDP đó, dù WB nếu họ ước đoán trước đó GDP của VN chỉ khoảng 6,1%, nhưng WB không có nghĩa vụ tùy ý bút ghi con số đó mà họ sẽ chấp nhận ghi con số 7,38% để  sau này nếu xẩy ra khủng hoảng kinh tế thì chính nước công bố con số ảo giác tăng trưởng GDP đó phải chịu trách nhiệm gắn lấy.

Cho nên chính vì con số công bố tăng trưởng GDP như vậy, nên nó là kẽ hở để cho một số nước có những chính phủ kém cỏi mị dân họ hay neo vào đó để thổi phồng con số tăng trưởng GDP để chứng tỏ họ có tài lãnh đạo đất nước cũng như để chứng tỏ với người dân họ là chính phủ họ đang rất giỏi điều hành kinh tế. Tất nhiên người dân họ sẽ có cảm nhận con số tăng trưởng GDP cho riêng họ, như nếu họ thấy họ đang bị thất nghiệp quá nhiều, đồng lương bị cắt bớt mà tăng giờ làm, thuế khóa ngày càng tăng, doanh nghiệp đóng cửa ngày càng tăng,…đó là con số tăng trưởng GDP cao ngất ngưỡng đó là “con số ma”, vì nền kinh tế thực chất không thể sản xuất ra từng đó GDP để trang trải các phí tổn đó.

Thứ nữa, ta hãy nhớ rằng thống kê tăng trưởng GDP nó khác với thống kê công bố dự trữ ngoại hối hay nợ nước ngoài. Đó là bởi vì thống kê GDP vì không có cơ quan đánh giá của quốc tế giám sát hay can thiệp nên người ta dễ dàng làm sai lệch con số GDP, tuy nhiên thống kê về dự trữ ngoại hối, hay nợ nước ngoài thì nó bị đưa ra ánh sáng ngoài thị trường, và giới phân tích tài chính nắm giữ hồ sơ và đánh giá. Ví dụ người ta nắm giữ bao nhiêu trái phiếu kho bạc của Mỹ, hay nước khác, hay vay nợ nước ngoài thì sổ sách đều được niêm yết theo dõi chặt chẽ, nên việc đó người ta không thể khai man con số đó được.

Chẳng hạn đối với VN mới công bố tăng trưởng GDP quý đầu tiên của năm 2018 là 7,38% thì WB họ chấp nhận và bút ghi, nhưng họ sẽ không ghi việc VN công bố nói đang có 60-70 tỷ USD, dù VN có nói như thế, nhưng các thị trường tài chính quốc tế họ không ghi cho VN, vì họ cần đòi hỏi dự trữ ngoại hối hay đang niêm yết bằng hình thức tài sản nào, đang đem đầu tư vào đâu, bao nhiêu là vàng, bao nhiêu là trái phiếu kho bạc Mỹ, hay trái phiếu do ECB, BoJ phát hành,….họ cần con số để họ đối chiếu, tất nhiên VN sẽ không dám nói, vì thực tế họ đang nói dối, vì nếu nói ra thì giới phân tích họ đối chiếu đánh giá lại không có đồng dự trữ ngoại hối nào thì bẽ mặt, và vấn đề nợ nước ngoài cũng thế là người ta cũng không thể làm sai lệch con số đó. Vì nợ nước ngoài người ta sẽ tách ra khỏi nợ công đo theo tỷ lệ GDP, là nợ bao tỷ $,EUR,… thì ghi bấy nhiêu,…

Hãy nhớ rằng kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này nên cầm quyền chính phủ thì quốc gia này có đặc tính “thống kê kinh tế nhanh nhất”, và người ta nghi ngờ là nó đã có sẵn từ con số của quý 4 của năm ngoái rồi. Chuyện ly kỳ nữa là VN là quốc gia có thành tích đầu tiên công bố con số tăng trưởng GDP sơm nhất thế giới, đó là hiện nay chưa hết quý 1/2018 thì duy nhất VN đã  nằm trong sổ theo dõi của WB, vì các nước khác phải đến giữa tháng 4 hay hết tháng 4 họ mới kiểm kê hết được đánh giá thống kê tăng trưởng kinh tế của họ hàng quý.

VN hiện nay đang mắc nợ quá cao so với các nước trong khu vực 10 nước ASEAN, đó là VN đứng đầu bảng đội sổ xếp hạng nợ nần quá cao so tỷ lệ GDP kinh tế của họ (trừ Singapore).

Điều đó cũng dễ giải thích là vì nợ trên GDP của VN quá cao nên gặp rủi ro về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Vì đẩy được con số tăng trưởng GDP cao thì họ có thể lý luận là sẽ làm giảm tỷ lệ nợ đo GDP xuống thấp hơn, để cho phép các nhà đầu tư mua nợ trái phiếu chính phủ họ sẽ so sánh mức nợ đó còn an toàn, và để VN tiếp tục phát hành nợ trái phiếu chính phủ để đi vay tiền,…Vì nếu thống kê trung thực quá là làm co lại con số tăng trưởng GDP thấp đi thì có nghĩa là nó làm tỷ lệ nợ trên GDP của VN tăng lên, và các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ của VN họ sẽ đặt câu hỏi là GDP sút giảm như vậy thì làm sao mà trả nợ được? Và nó có thể dẫn tới các nhà đầu tư không còn muốn mua trái phiếu chính phủ nữa, điều đó làm tăng lợi suất trái phiếu, các khoản vay đắt hơn khi VN muốn phát hành nợ đi vay để đầu tư cho kinh tế.

Ôi thôi, mấy cái chuyện bơm bóng GDP kinh tế này thì tôi hay nói nhiều lần rồi và không phân tích chuyên sau nữa.

Nhưng tôi hay lặp đi lặp lại nhiều lần là thực tế GDP của VN bây giờ và sau này vẫn thế là nó chẳng có bao nhiêu cả, nếu không tính GDP của Samsung, Formosa đóng góp vô đó, vì họ cũng ít ảnh hưởng bởi mức nợ của VN. Lý do cũng dễ giải thích mà tôi hay nói nhiều lần, đó là do mức nợ của VN hiện nay đã quá cao so với tiêu chí tài chính của các định chế tài chính đề ra. Với mức nợ của VN hiện nay thì về sau nó sẽ kéo sụt giảm GDP nhiều điểm phần trăm, vì nền kinh tế đi về hướng trả nợ cao, nên tiền đầu tư cho GDP kinh tế sẽ giảm đi. Một cách cụ thể chẳng hạn Ngân hàng Thế giới WB họ theo dõi các kinh nghiệm của nền kinh tế thế giới nhiều thập kỷ qua thì họ nghiệm ra rằng, nếu tỷ lệ nợ đo theo GDP vượt quá 77%, nếu nó kéo dài mà không giảm xuống thì nó sẽ làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế 1,6%-1,7%-1,8%,…

Cái này nó cũng đơn giản thôi, vì các nghiên cứu của các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ như Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS) thì họ cũng tính ra con số đó chênh lệch không bao nhiêu phần trăm so với WB cả.

Kết luận của tôi là đối với VN thì với mức nợ công của VN tăng thêm 6% nữa là rơi vào mức báo động đỏ theo tiêu chí đánh giá nợ công của quốc tế. Và với mức nợ hiện tại của VN mà cứ làm gia tăng thâm hụt ngân sách kéo dài triền miên thì về dài tăng trưởng GDP của VN sẽ bị trừ đi hao hụt ít nhất 1,5% trở lên, vì nền kinh tế sẽ giảm đầu tư, tăng trả nợ, vì làm ra đồng nào thì trả nợ, trả lãi hết rồi còn đâu mà đầu tư cho cái GDP nữa.

(*) Tôi thì lấy mỉa mai khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khoe con số tăng trưởng GDP quý 1/2018 của VN khi công du nước ngoài vừa rồi, và mới đây chốt sổ là 7,38% thì người dân VN đang thấp thỏm lo ngại, thay vì mừng, là nay mai người ta sẽ tăng thuế khóa, tiền lương bị giảm, công nhân thì biểu tình vì tiền lương không theo kịp mức tăng trưởng GDP, thậm chí là giá xăng cũng sẽ nhúc nhích lấy đà tăng lên,...

15 nhận xét:

  1. Chuyên gia mẹ gì mà toàn ăn nói hồ đồ.
    Nếu thủ tướng báo sai thì nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản,... Họ đầu tư làm gì
    Các nước tư bản họ cố gắng đến thăm Việt Nam, ký kết các hợp đồng làm mẹ gì.
    Xem thường mà ký kết mua bán máy bay Bamboo, xem thường mà ký kết xây dựng sân vận động 250 triệu $.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Ngu, Hàn hay các nước vẫn đầu tư bởi nó bỏ tiền vào thì nó lại lấy tiền về, thay vì phải nhập lao đông Việt vào Hàn hay Đài làm công nhân thì nó mang tiền vào VN cho nó tiện việc sổ sách, bị bóc lột tận rang, hiểu chữa

      Ký kết mua máy bay vv... không là tiền mặt bỏ ra mà mua, nhưng là tiền được tài trợ cũng như tiền đi vay được mà mua, ngày tụi Tây nó giao đầy đủ hàng hóa như máy bay thì tiền lời nó ăn được từ những đồng tiền tài trợ này đã cao bằng vốn.

      Những con bò nhưng hay rống !

      Xóa
    2. hế hế tội gì không ký, tội gì không bán? khi ký HĐ thì anh có đặt cọc nhé, anh trả tới đâu thì người ta giao hàng tới đó. tui làm kinh doanh tui cũng làm thế, tội đéo gì không làm.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  2. Nhà đất vn lại sốt giống thời 2006 https://vietstock.vn/2018/03/dat-nen-sot-gia-4220-587470.htm.

    Trả lờiXóa
  3. http://vneconomy.vn/tin-dung-tang-deu-cung-tien-tang-cao-20180329104241369.htm

    Trả lờiXóa
  4. Nói thật với chị PT là khi nghe con số tăng trưởng GDP tới 7.38% thì em tức không chịu được. Ngay cả con số tăng trưởng GDP nó quan trọng vậy mà chính quyền đảng cộng sản VN cũng dám nói láo. Bọn chúng không sợ bị quốc tế kinh bỉ chê cười. Bọn chúng làm như là dân VN ngu dốt lắm, chúng muốn nói sao thì ai cũng nghe. Hơn nữa con số thất nghiệp ở VN thì bọn chúng cũng công bố là khoảng 2%. Thật là không thể tin nổi

    Trả lờiXóa
  5. cảm ơn chị!
    chừng nào ở vn có báo động đỏ chị lưu ý cho mọi người nhé.

    Trả lờiXóa
  6. Báo động đỏ rồi đó...thặng dư ngân sách quý 1 đạt trên 6 ngàn tỷ đồng (VND)

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. https://tuoitre.vn/gia-nha-dat-tang-nong-ngan-hang-siet-von-vay-bat-dong-san-20180330091649506.htm

    Đất sốt như bitcoin

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Nghĩ cũng lạ, GDP tăng hơn 7% mà sao cứ kiếm đủ mọi cách để tăng thuế, phí ? Đúng ra với 7% thì cái phải tăng đó là lương và công ăn việc làm. Đằng này, GDP tăng mà cứ XKLĐ mỗi năm hơn trăm nghìn công nhân mạnh khỏe, đang trong độ tuổi tốt nhất và có trình độ học vấn tốt thì không hiểu nhà nước điều hành như thế nào ?
    Có lẽ cách làm tăng GDP nhanh nhất là mở cửa mời mọc các DN FDI vào xây cơ xưởng sản xuất với hàng loạt điều kiện rất thông thoáng về đất đai, về môi trường và cả về điện, nước, thuế. GDP có tăng đi nữa thì cũng là của thiên hạ chứ phải của VN đâu ? Không có họ, GDP bình quân đầu người chắc cỡ 700 usd/năm thay vì 2200 usd/năm như hiện nay.
    Theo tôi, cứ nhìn ra đường là biết sức khỏe của nền kinh tế như thế nào. Khi thấy số người bán ràng rong tăng đột biến thì biết số người nghèo cũng tăng đột biến. Chứ GDP tăng mà ông này, bà nọ cứ xuất ngoại đi xin tiền viện trợ với vay nợ thì cái GDP này ảo thật.

    Trả lờiXóa
  11. Thực chất GDP thổi lên 7% nhằm đánh lừa giới đầu tư nước ngoài thôi . Ngoài ra nhằm trấn an tâm lý người dân sao cho hạn chế bất ổn xảy ra thôi . Với cty Samsung họ chưa công bố tăng trưởng thì lấy gì mà đưa ra con số GDP đó ? Với nợ công cao ngất ngưởng , nhiều cơ sở sản xuất đình đốn do không thể vay vốn từ ngân hàng dẫn đến họ hoặc phải giải tán cơ sở sản xuất hoặc họ hoạt động cầm chừng và trả lương công nhân rất bèo . Vợ tôi đi làm chỉ trả chưa đến 5 triệu đồng thì sao nuôi nổi 2 đứa con đang ngày lớn nếu không có tôi hỗ trợ . Khi ngày đó doanh thu cơ sở đạt trên trăm triệu thì họ chia tiền boa 500.000đ thôi . Đó là tôi chỉ nói riêng thôi , chứ còn hàng triệu công nhân với mức lương bèo như vậy thì họ không dám đẻ con hoặc có họ đưa con về quê để ông bà nuôi . Còn lượng thất nghiệp thì vô số kể họ phải đương đầu hàng ngày miếng ăn lúc có lúc không thì chắc hẳn GDP phải ảo là đương nhiên . Với dự trữ ngoại hối 60 tỷ đô có vẻ hài vì với số tiền đó và với GDP tăng trưởng lạc quan thì họ đâu cần phải bán cổ phần bia Sài Gòn ? Đâu cần phải hô hào " lắng nghe hơi thở kiều bào " ? Hoặc là phải vay vốn để đầu tư các công trình vĩ đại như Cát Linh - Hà Nội ? Hoặc phải trả nợ vay các đối tác cho VN vay tiền những năm trước đây ? Đó là chưa nói đến vốn ODA Nhật cho vay ưu đãi .....

    Trả lờiXóa