Tiếp tục trở lại hồ sơ ngoại thương Mỹ-Trung
Ở bài báo này “Liên tục đe dọa, Tổng thống Trump quên Mỹ cần
Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc cần Mỹ?: http://cafef.vn/lien-tuc-de-doa-tong-thong-trump-quen-my-can-trung-quoc-nhieu-hon-trung-quoc-can-my-20180407220828884.chn
, có khá nhiều người thắc mắc với tôi là họ rất lo lắng và hoang mang là ở VN
hiện nay họ coi TQ như thể là nền kinh tế chiếm tới 50% GDP toàn cầu vậy?
Trước hết tôi thường hay nhắc nhở là các bạn ở VN khi đọc
báo thì cần coi tác giả người viết báo đó là ai. Chẳng hạn trước đây tôi hay
nói là ở VN, khi một ông tướng công an, quân đội cũng có thể trở thành nhà kinh
tế học, hay chiến lược gia phân tích về kinh tế vĩ mô quốc tế khi họ phân tích
bài viết vào cuối năm 2014, họ ca ngợi sự cấm vận của EU, Mỹ nhắm vào nước Nga
thì kẻ thất bại chuốc lấy là EU,Mỹ,…rồi họ ca ngợi việc giá dầu thô sụt giảm mạnh
là điều rất tốt cho nước Nga sẽ chuyển hướng kinh tế không phụ thuộc vào dầu lửa,
khí đốt và Nga sẽ là trung tâm sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng điện tử, xe
hơi như Hàn Quốc, Đức,… Rồi chuyện bi hài nữa là ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng
Bộ TT&TT cũng trở thành một chiến lược gia phân tích rủi ro kinh tế tư bản,….
Đó là cái chuyện hỗn loạn đang diễn ra ở VN là ai cũng có thể
trở thành chuyên gia, chiến lược gia phân tích kinh tế và rủi ro đầu tư toàn cầu.
Đó là ta đang nói chuyện thời sự ở VN, là hiện nay báo chí phía Bắc của Bộ 4T
này đang thay mặt các nhà kinh tế, chuyên gia tài chính Mỹ, kể cả họ đang làm
thay các cố vẫn chiến lược kinh tế của Nhà Trắng là thay mặt ông Tổng thống
Donald John Trump để phân tích rủi ro chỉ ra điểm yếu mà toàn thấy điểm bi quan
kém cỏi của nền kinh tế Mỹ để đưa ra lời khuyên như thể họ hay dạy đời dạy bảo
người Mỹ phải làm thế này làm thế kia về thương mại,….Đó là chuyện rất buồn cười.
Báo chí thì có khẩu hiệu “học viện báo chí và tuyên truyền”, rồi kẻ tốt nghiệp
văn chương về báo chí cũng có thể trở thành chiến lược gia phân tích kinh tế vĩ
mô quốc tế,…
Tôi thì hay giật mình là nếu khôn lỏi thì họ nên lo việc ở
nhà của họ là nên nộp đơn vào làm chức vụ cố vấn kinh tế cho chính phủ VN họ về
phân tích rủi ro thị trường để mà tìm kiếm thị trường xuất khẩu nào tốt cho
doanh nghiệp hay nông dân của họ, vì cái thành tích điệp khúc nông dân VN hay gặp
hoàn cảnh là được mùa thì mất giá, và được giá thì mất mùa, rồi rau củ, nông sản,
gia cầm, thịt heo, thịt gà sụt giá như trong quá khứ và hiện tại mà cả hệ thống
kinh tế gia đồ sộ của nhiều ban bộ và cơ quan chính phủ của họ chả ra làm sao cả,
huống hồ mấy tay viết báo vớ vẩn này, họ hay đi lo chuyện vĩ mô quốc tế của
thiên hạ thay vì nên lo cái chuyện trong nước của họ cái đã, và lo cho cái đồng
lương ít ỏi viết báo của họ đi, vì nếu khôn hơn người khác thì làm CEO, hay
chuyên gia phân tích đầu tư quốc tế để mà làm giàu cho họ thay vì đi viết báo vớ
vẩn nhảm nhí đó.
Trở lại hồ sơ kinh tế thì hãy nhớ rằng các đời tổng thống Mỹ đều có trong
tay các nhà hoạch định kinh tế cố vấn cho tổng thống. Họ nghiên cứu từng nhiệm
vụ riêng biệt, và đa số đều là các giáo sư kinh tế học, tài chính, thuế,…hoặc lấy
từ các chiến lược gia phân tích rủi ro từ các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ
như Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS), hay các kinh tế gia
trưởng từng đứng đầu các bộ phận phân tích nghiên cứu kinh tế của WB (do người
Mỹ làm chủ đầu tư),….Họ chỉ có thể phân tích như chiến lược gia phân tích nền
kinh tế Á châu, rồi gói vào đó là chiến lược gia chuyên phân tích về kinh tế
TQ, Nhật, Ấn Độ,…hay chuyên nghiệp hơn thì họ còn có chiến lược gia chuyên phân
tích về rủi ro tỷ giá hối đoái của đồng tiền nào đó như đồng EUR, JPY, RMB,…mỗi
chiến lược gia chỉ phân tích một mảng nào đó thôi.
Hãy nhớ rằng, điều hành nền kinh tế Mỹ và điều tiết đồng USD
(đồng tiền dự trữ của thế giới, cũng như đồng tiền niêm yết định giá các giao dịch
hàng hóa,…) là cực kỳ khó khăn mà chỉ có Mỹ họ mới làm nổi chuyện này, và cũng
rất tốn kém. Cũng hãy nhớ rằng hầu hết các giải thưởng Nobel kinh tế học đều do
người Mỹ hoặc những công dân ưu tú nhất từ nước ngoài tới Mỹ làm việc đều chiếm
hết giải nên đừng có dạy khôn người Mỹ, thay vì jhoj nên lo chuyện VN để giúp
cho nền kinh tế què quặt héo úa kém cỏi của họ. Một đất nước như VN có quá nhiều
chuyện đáng bàn là đáng lên án là quốc gia này chưa bao giờ có một dự án đầu tư
thành công khi nào cả, dù đó là dự án đầu tư kinh tế dễ nhất. Đó là 10 công
trình dự án đầu tư thì hoặc bị thua lỗ, hoặc đóng cửa, hoặc đội vốn,…
Đó là chuyện bi hài, ấy vậy mà chuyên gia kinh tế cho tới mấy
tay viết báo thì hay đi lo chuyện phân tích vĩ mô kinh tế của thiên hạ thì quả
là chuyện lạ khó tin nổi.
Hãy nhớ rằng tính cho GDP danh nghĩa thì nền kinh tế TQ chỉ
chiếm 18,5% GDP của thế giới, so với 30,2% GDP toàn cầu Mỹ tạo ra.
Cái nền kinh tế và ngoại thương của TQ thì dễ thấy là nhóm
BRICS, như Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc,
và Nam Phi là sự thất bại thì ai cũng thấy rõ là sức tiêu dùng của TQ là quá
kém đã không thể làm đầu máy kinh tế để gia tăng ngoại thương cho các nước làm
tăng GDP của nhóm mà trái lại TQ lại còn tạo ra gánh nặng cho nhóm BRICS khi
tiêu dùng của người dân TQ mà người ta kỳ vọng quá nhiều khi nói tới 1,4 tỷ dân
TQ này có thể tạo ra đột phá nhờ họ kỳ vọng số dân đông, và ảo giác nhà giàu TQ
mới nổi sẽ chi tiêu lớn, kết quả là trái lại là TQ lại bị phụ thuộc vào sức
tiêu dùng của các nước BRICS, và hậu quả là mất cân đối dẫn đến nhiều nước bị mất
thị trường tiêu dùng khiến họ mâu thuẫn và rút lui các thỏa hiệp ngoại thương,
và dựng hàng rào thuế quan bảo hộ để chống lại hàng hóa xuất khẩu quá rẻ của TQ
phá hủy nền kinh tế của họ, và nhóm BRICS gần như đã tan rã. Nó cho thấy số dân
TQ rất đông đảo kia thực tế là dân TQ còn rất nghèo thu nhập còn quá thấp nên
không đủ khả năng tiêu dùng nhập khẩu hàng hóa và họ cần xuất khẩu để nuôi sống
nhiều trăm triệu dân TQ.
Cái thước đo dễ thấy nhất là kể từ khi mở cửa kinh tế từ những
năm 1990 thì nền kinh tế TQ chưa khi nào họ bị thâm hụt tài khoản vãng lai, tức
là họ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai. Đó là mối nguy hiểm cho TQ, dù rằng
về lý thuyết kinh tế nghe có vẻ đạt thặng dư tài khoản vãng lai là tốt, nhưng đối
với TQ nó vô cùng xấu, Bởi vì nó cho thấy cái nền kinh tế TQ này phụ thuộc quá
nhiều vào xuất khẩu, và cũng chỉ ra tử huyệt của TQ là nó cho thấy tỷ lệ tiết
kiệm quá cao của dân TQ nó vẽ lên bức tranh là thị trường tiêu dùng nội địa của
TQ còn rất yếu và mong manh.
Vì đối với một nền kinh tế gọi là cường quốc kinh tế lớn thứ
2 trên thế giới của TQ như vậy mà vì sao đồng Yuan, hay RMB của TQ không được
đánh giá cao, thậm chí là xếp sau đồng JPY của Nhật, và kém xa đồng EUR,….
Lý do giải thích cũng dễ hiểu, đó là tôi giải thích cho bạn
đọc về tài chính như thế này mà í tai thấy ra, đó là vì sao đồng USD có giá trị
chi phối quá lớn và lưu hành tràn ngập thị trường của thế giới. Bởi vì Mỹ nhập
khẩu mạnh, vì tiêu dùng nội địa lớn, do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nên Mỹ họ
trả ra bằng đồng USD thì các nước xuất khẩu lấy đồng USD về nhà mà, và tiền Mỹ
lưu hành nhiều là vậy, đó là tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản thôi, dù so sánh đó hơi
thiếu xót và khập khiễng, nhưng để giải thích bình dân cho ai cũng có thể hiểu
được vài phần dễ thấy thay vì cứ đi đọc trộm tài liệu kinh tế học cao mấy
trăm thước mà chả thấm được.
Hiệu ứng ngược lại là TQ, vì sao cái nền kinh tế to xác của
Tàu và dân số chiếm gần như bằng 20% dân số thế giới, và mỗi người dán TQ chỉ cần
cầm đồng RMB của họ chi tiêu thì cũng đủ để đồng tiền RMB của TQ lưu hành lớn
hơn đồng EUR. Đó là bởi vì TQ xuất khẩu dựa vào ngoại thương quá lớn, nên họ chỉ
xuất khẩu để thu về đồng USD, EUR và các ngoại tệ khác thay vì họ cần nhập khẩu
hàng hóa của thế giới nhưu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và trả ra bạc mặt là đồng
RMB cho thế giới tích trữ thì TQ chưa thể làm được chuyện này, vì số dân của họ
quá đông và quá nghèo, lợi tức thu nhập quá kém nên không thể chi tiêu hàng hóa
có giá cao được.
Chuyện thứ nữa là hệ thống tài chính của TQ quá kém. Tăng
trưởng kinh tế dựa vào đầu tư và in tiền quá lớn lưu hành trong nước họ thì nếu
có nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới bằng việc tạo ra nợ thì TQ sẽ bị vỡ nợ
ngay vì đồng tiền sụt giá mạnh, vì bây giờ nợ nần của TQ đang cao hơn Mỹ rất
nhiều nếu so với GDP. Hãy nhớ rằng TQ đang là quốc gia đứng số 1 là dẫn đầu thế
giới về việc in tiền bơm bạc đưa vào kinh tế. Đó là tăng trưởng tín dụng cho
vay bằng đồng RMB của TQ là cao nhất thế giới,…Đó là rủi ro rất cao, và nó cũng
giải thích phần nào là cái đồng RMB của TQ rất kém, kể cả quốc tế cũng chẳng mấy
hào hứng khi TQ mới đây đưa ra nghiệp vụ giao dịch dầu thô tương lai về kỳ hạn
niêm yết bằng đồng RMB thì cũng chẳng có tác động nào cả đến giao dịch dầu lửa
bằng đồng USD.
(*) Nền kinh tế TQ xưa nay họ quen luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, nếu bây giờ bất ngờ bị thâm hụt tài khoản vãng lai thì ta sẽ chứng kiến một sự khủng hoảng kinh tế đến từ TQ, vì trước đây vào giữa năm 2015 thì thị trường cổ phiếu TQ bị xì bong bóng khi nền kinh tế TQ xuất khẩu yếu đi vì đạt thặng dư tài khoản vãng lai dù ở con số dương, nhưng thấp hơn so với nhiều năm thì cả nền kinh tế TQ rơi vào hỗn loạn là GDP sụt giảm mạnh. Đó là chuyện bi kịch cho TQ mà ta cần chú ý trong phân tích kinh tế.
Báo chí VN hiện nay đang bị phe thân Tàu của ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ nên viết bài sai lệch bóp méo sự thật là điều dễ hiểu. Đổi trắng thay đen. Tàu là quốc gia chuyên xuất khẩu vào Mỹ nhờ giá rẽ. Mỹ giờ hạn chế nhập khẩu hàng Tàu vì ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ có thể thay thế hàng hóa nhập khẩu ở các quốc gia khác như Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La Tinh,...v.v. Tổng thống Trump phải hành động để cứu nước Mỹ và ngăn ngừa việc Tàu bánh trướng đe dọa đến thế giới và nước Mỹ.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóacảm ơn chị!
Trả lờiXóalãnh đạo xứ này có nhiều kẻ bại não lắm chị ơi, mong rằng chính quyền Trump mạnh tay và nhanh chóng thực hiện kế hoạch, không nên kết bạn với kẻ nguy hiểm như Tập.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBa tàu là vua bắt chước...nhưng bắt chước vận hành kinh tế theo kiểu Mỹ thì họ chịu thua vì như thế Ba tàu sẽ không còn tồn tại...dân Ba tàu nghèo , chế độ an sinh xã hội kém..nên thay vì tiêu dùng như dân Mỹ thì họ chỉ chăm chú vào tiết kiệm..đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế..họ biết tử huyệt là phụ thuộc xuất khẩu nên cố gắng chuyển hướng qua tiêu dùng nội địa nhưng bất thành...hiện giờ nền kinh tế Ba tàu như chiếc xe đang lao dốc...nếu đạp thắng thì văng ngay xuống vực sâu...hãm đà thì trì trệ...nên chỉ còn cách tiếp tục tống ga...Bộ sậu cố vấn kinh tế cho TT.D.J.TRUMP mà kiến trúc sư trưởng là ông Robert E. Lighthizer đã biết rõ điều đó..nên gia tốc thêm cho chiếc xe kinh tế mau lao xuống vực...khà..khà phen này Ba tàu và đàn em VN , Bắc hàn chết chắc...đánh rắn đánh dập đầu
Trả lờiXóaCảm ơn chị Phương Thơ!
Trả lờiXóaCảm ơn PT.
Trả lờiXóahttps://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trump-tuyen-bo-trung-quoc-se-go-bo-cac-rao-can-thuong-mai-3733838.html
Trả lờiXóaTrump dã biết sợ rồi nhe
Cảm ơn chị PT nhiều lắm. Nhờ chị phân tích nên mới hiểu được bản chất của vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ - Tàu. Để những kẻ thân Tàu ở VN hiện nay khua môi múa mép
Trả lờiXóaTrong cuộc chiến thương mại bắt đầu tất nhiên hai bên đều chịu đau đớn do hai bên đều gánh . Tuy nhiên , kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều các hiệp định thương mại khác để họ trao đổi nên về lâu dài họ vẫn ổn định . Ngược lại phía TQ đồng minh quá ít , và kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu , ngoại tệ vãng lai do thu từ xuất khẩu , du lịch , .... họ lại găm giữ cho ngân sách quốc phòng , đầu tư tin học nhằm hack các thông tin , hoặc đầu tư mua lại các tập đoàn lớn nhằm trộm cắp công nghệ .... Họ coi Mỹ là kẻ thù nhưng lại dùng đồng tiền của kẻ thù để gia tăng phá hoại mọi lĩnh vực của kẻ thù . Còn dân TQ trong nước lại ít dùng hàng nhập khẩu và vì coi dân trong nước họ lạnh nhạt , bán cho dân những hàng nhập rất đắt và với dân nghèo khổ cho đến tầng lớp trung lưu họ ít xòe tiền ra để mua hàng ngoại nhập . Do đồng đô la chi phối toàn cầu nên nói về chiến tranh thương mại thì đường nào TQ cũng thua nếu họ tẩy chay hay không tẩy chay đồng đô la . Đồng Yuan chưa phải là đồng có giá trị " niềm tin " cho nhiều quốc gia trên thế giới .
Trả lờiXóaTrong bài viết của chị " Thiếu sót " , chữ "XÓT " này chỉ dùng trong kijh Thánh là " Thiên Chúa giàu lòng thương xót " thôi chị . Cám ơn chị nhiều !
Cảm ơn chị Thơ
Trả lờiXóaNhờ những bài phân tích của chị mà hiểu ra nhiều thứ, rất sâu sắc và logic ko như những bài "phân tích" trên báo lề phải
Trả lờiXóahê hê mấy anh học "khối C"(khối C gồm 3 môn học: Văn, lịch sử, và địa lý) mà đòi làm việc (chuyên môn) của mấy anh khối A và khối B. ôi thôi chuyện bi hài nói hoài không chán.
Trả lờiXóaThị trường 1 tỷ 3 chiếm hơn 1/7 thị phần thế giới thì để xem ai cần ai,xem cách 2 ông lớn GG vs FB thỏa hiệp vs TQ ntn để "được" vào thị trường này,vãi chưởng quả Tạp Chí KTTC mà kh dám đầu tư con domain đàng hoàng đi xài blogspot,đúng là mấy con mẹ già dở hơi =))
Trả lờiXóaBonus : Nghĩ gì nói báo chí việt nam thân tàu,me Tây như gì báo của bọn nó toàn dịch của tụi CNN ra khg chứ đâu,có mỗi thằng VNexpress là thay đổi thân tàu sau vụ Jack Ma qua vn thôi
XóaAhihi, thì bài nào mà chả ghi nguồn này nguồn nọ cho nó an toàn, mà có dịch thì họ luôn chọn những bài "không thân thiện với Mỹ" để dịch, mà chưa chắc họ dám dịch nguyên văn bài gốc. Khi nào họ dám trích đăng các bài của bà Phương Thơ này thì quả là chuyện lớn đấy.
Xóahế hế tính như bác giống lấy thịt đè người quá. đồng ý là đông dân, nhưng sức mua yếu dân còn nghèo(nhập khẩu của thế giới ít)
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChỉ thấy mỹ in thêm tiền chứ chưa bao giờ thấy đổi tiền tính từ khi tôi được đẻ ra. Nên tôi coi $ là đồng tiền mạnh nhất thế giới cùng với vàng...
Trả lờiXóa