Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018


Có người hỏi tôi rằng tác hại của lạm phat là gì? Nó ảnh hưởng ra sao với nền kinh tế?


Nói về lạm phát thì bất kể ai cũng biết cả, nên ta không nói tới những khái niệm về định nghĩa về lạm phát lý thuyêt vớ vẩn linh tinh mà ta nói về cái thực tế của lạm phát.

Trước hết khi nói về nạn lạm phát thì ta nói xa hơn là ta nhớ về nhà kinh tế học người Mỹ là Arthur Melvin Okun, hay Art Okun, ông ta là vị chủ tịch thứ 7 của Council of Economic Advisers (CEA), tức là Hội đồng Cố vấn Kinh tế của chính phủ Mỹ, và cũng từng là giáo sư Kinh tế học tại Đại học Yale, và ông Art Okun này đã phát minh ra “chỉ số đau khổ”, hay “Misery index”. Tức là ta định nghĩa cái chỉ số kinh tế đau khổ này là “sự kết hợp đi đôi của tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát”.

Bạn đọc nghiên cứu về kinh tế có thể tìm đọc các tác phẩm của Giáo sư Kinh tế học Art Okun, với lời tựa:

1970. The Political Economy of Prosperity. Washington, D.C.: Brookings Institution.
1975. Equality and Efficiency, the Big Tradeoff. Washington, D.C.: Brookings Institution.
1983. Economics for Policymaking: Selected Essays of Arthur M. Okun.Edited by Joseph A. Pechman. Cambridge: MIT Press.

Cái định nghĩa kinh tế mới lạ này nhưng nó đã có từ lâu rồi thì có lẽ ở VN í tai biết và chú ý nó, vì đa số người dân VN họ học trong mái trường xã hội chủ nghĩa thì ít đề cập tới kinh tế chủ nghĩa tư bản. Một khái niệm phát minh trong kinh tế học của “chỉ số đau khổ”, và nó cũng í tai chú ý, nhưng thực tế Federal Reserve System hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED) thì hàng ngày họ lại tập trung phân tích vào chỉ số đau khổ Misery index này lên trên hàng đầu, đó là họ thường xuyên phân tích đo lường tỷ lệ lạm phát, và tỷ lệ thất nghiệp để quyết định tăng hay hạ lãi suất Federal Funds Rate của họ. Đó là chuyện quái đản mà người ta không nói ra. Đó là bởi vì Cục Dự trữ Liên bang đặt mục tiêu cho một tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2% mỗi năm, và họ theo dõi lạm phát cơ bản (không tính giá năng lượng và lương thực vào đó) để FED làm cơ sở điều tiết lãi suất trong nền kinh tế,…Đó là chuyện tôi nói thêm về lạm phát.

Khi nói về nạn lạm phát thì người ta thường hay đổ lỗi cho sự gia tăng nguồn cung tiền của ngân hàng trung ương các nước, cái này nó cũng đúng thôi, nhưng chưa hẳn là đúng và bao trùm hết, vì lạm phát nó có rất nhiều yếu tố khác tác động vào. Chẳng hạn nguồn cung cầu của sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nào đó. Thí dụ như các chính phủ bỗng dưng tăng thuế, hay tăng giá xăng dầu cao trong nước họ, và họ độc quyền phân phối giá xăng dầu đó chẳng hạn thì nó cũng tác động đến lạm phát, hoặc người bán hàng họ nâng giá sản phẩm của họ tăng giá chẳng hạn, hoặc thiên tai lũ lụt, hạn hán thì nó cũng tác động đến nạn lạm phát và bạn đọc xem thêm về lạm phát “Demand-Pull Inflation” của Federal Reserve Bank of St. Louis họ phân tích thêm ở đây: https://www.stlouisfed.org/education/economic-lowdown-podcast-series/episode-4-inflation  

Nói chung tùy trường hợp lạm phát mà ta so sách, nhưng đối với VN thì cái đặc sản của nền kinh tế dựa vào xuất nhập khẩu hiện nay lớn gần như 200% của GDP, hay trước đó thì tỷ lệ này rất cao thì việc cái ngân hàng nhà nước, hay viết tắt là NHNN họ nổi tiếng có thành tích dùng thủ thuật tăng trưởng tín dụng cao chót vót. Đó là họ làm tăng cung tiền (bao gồm tiền mặt và cả tín dụng), để cho vay) thì  nó sẽ làm giảm giá trị đồng nọi tệ VND của họ giảm so với giá trị của ngoại tệ, tất nhiên nó sẽ làm giá hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn thì nó tạo ra lạm phát đẩy tất cả các chi phí giá cả tăng lên. Nói chung là ta hiểu tương đối là lạm phát giảm sức mua của đơn vị tiền tệ của quốc gia bị nạn lạm phát, nó làm giảm mức sống của người dân héo úa dần theo thời gian cái này thì ai cũng biết cả.

Cái nạn lạm phát của VN hay mắc phải, đó là chứng bệnh chạy đua thành tích tăng trưởng kinh tế theo tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo đề ra, đó là tư duy chỉ tiêu tăng trưởng. Thí dụ mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chốt chỉ tiêu tăng trưởngGDP kinh tế năm 2018 không được dưới 6,7%. Đó là ông ta đang đánh đu là đánh cá vào lạm phát để làm nóng tăng trưởng kinh tế tăng cao theo chỉ tiêu đề ra qua việc thiết lập chính sách tiền tệ như việc họ báo cáo mới đây là tăng trưởng tín dụng cao, cung tiền tăng cao theo đúng nhịp (đúng chỉ tiêu),…Tức là các quan chức VN họ có khả năng tiên báo dự đoán chính xác cao độ như hô mưa gọi gió, điều đó nó cũng bị công ty lượng giá tín dụng Moody's khuyến cáo là chính phủ VN cần thận trọng về chuyện in tiền bơm bạc vào nền kinh tế để thúc đẩy cho vay và đầu tư để kiếm ra con số GDP theo chỉ tiêu.

Ôi thôi, đối với VN, cái chuyện mà nạn lạm phát ẩn danh 7-10% là chuyện bình thường, nhưng đối với các nước khác thì đó là một tội ác. Đó là giai đoạn trước đây của VN là những năm gần đây để xẩy ra tỷ lệ lạm phát bình quân cả năm, đó là năm 2004 là 9,5%, năm 2005 là 8,5%, năm 2007 là 12,6%, năm 2008 là gần 20%, năm 2010 là 11,75%, rồi năm 2011 là hơn 18%,…đó là chuyện bình thường của đất nước này. Nhiều chuyên gia kinh tế ở VN thì viện dẫn do VN là nước đang phát triển nên cần giữ con số lạm phát cao như thế để có mức tăng trưởng cao hợp lý đối với những nước đang phát triển,…

Tức là họ lý luận như vậy cũng đúng chứ không có sai, nếu tỷ lệ lạm phát đó không chênh nhau quá lớn so với tăng trưởng GDP. Tuy nhiên làm sao mà lý luận tỷ lệ lạm phát đó năm 2008 là gần 20% nhưng tăng trưởng GDP chỉ là 6,31%, rồi năm 2011, nạn lạm phát là hơn 18% mà tăng trưởng GDP chỉ có 5,89%,… đó là một tội ác, mà cái tờ Economist, họ mô ta trích dẫn câu nói của ông Tổng thống Ronald Wilson Reagan, lạm phát nó như là kẻ cướp có võ trang, là một tội ác gì đó trong kinh tế, tức là đoạn trích trong nguyên văn tiếng Anh như sau: “as violent as a mugger, as frightening as an armed robber and as deadly as a hit-man”. Nguồn: https://www.economist.com/node/11409414

Ôi thôi cái chủ đề này về lạm phát tôi nói cho vui về kinh tế thôi, dù so sánh nó là khập khiễng là không đúng theo kinh tế. Nhưng tôi nhắc lại là bất kể khi nào một quốc gia mà để xẩy ra nạn lạm phát trên 10%. Đó là một tội ác của chính phủ đó, và cần bỏ phiếu bất tín nhiệm giải tán chính phủ đó ngay, vì nó tàn phá rất khủng khiếp cho nền kinh tế, đồng nội tệ trượt giá ngay lập tức mà không cần phải lý luận hay đổ lỗi cho bên ngoài gây ra cả. Với tỷ lệ lạm phát xẩy ra trên 10% mà đeo đuổi con số tăng trưởng rồng cọp trên 7-8% thì tôi e rằng người dân sẽ không thể đủ tiền để chi trả cuộc sống của họ và đừng lý luận gì khác.

Tất nhiên ở đây ta không nói tới nạn siêu lạm phát, như Zimbabwe, Venezuela,…tức là những quốc gia này gây ra nạn lạm phát mức chuẩn trên 50%/tháng, hai quốc gia này còn dư ra thêm 1 con số theo đuôi nó nữa. Đó là nạn diệt chủng chứ không còn là tội ác nữa. Nhất là cái xứ Venezuela này vào năm 2012-ông Tổng thống Hugo Chávez vì chạy đua thành tích tăng trưởng kinh tế cao theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa “Chavismo”, hay “Chavism” và Hugo Chávez đã chỉ thị cho Ngân hàng Trung ương của Venezuela, hay Banco Central de Venezuela (BCV) làm tăng cung tiền lên 70% để tài trợ nhiều thứ cho kinh tế, kể cả ứng tiền tra lương cho tay chân của mình và nó bắt đầu đốt cháy xứ này tích lũy suy thoái cho tới bây giờ,….

(*) Có lẽ ở VN bây giờ người dân họ sẽ không còn tha thứ cho lãnh đạo của họ để xẩy ra nạn lạm phát trên 10% như trước nữa, đó là điều dân VN chắc chắn họ sẽ không tha thứ và không chấp nhận nhượng bộ chuyện đó xẩy ra nữa.

12 nhận xét:

  1. Theo thông tư này, từ ngày thông tư có hiệu lực (1/4/2018), vàng sẽ được coi là một loại ngoại tệ.

    https://m.vov.vn/kinh-te/tu-ngay-142018-vang-duoc-coi-la-mot-loai-ngoai-te-745951.vov

    Trả lờiXóa
  2. Giống như việc bạn làm ra 10 đồng,nhưng bị chính phủ lấy mất 2 đồng

    Trả lờiXóa
  3. cảm ơn chị đã giải ảo!

    Trả lờiXóa
  4. rất thích chị dùng câu :"héo úa dần theo thời gian". Doanh nghiệp thì khó khăn, lương công nhân không lên được mà đồng tiền mất giá

    Trả lờiXóa
  5. Một quốc gia lạm phát mức quá cao thì chế độ đó quản lý tồi bại và là một tội ác với mọi người dân . Vì bản chất là cướp tài sản trong XH .

    Trả lờiXóa
  6. Thưa cô,con có thể nghiên cứu cuốn sách kinh tế học nào để có cái nhìn vĩ mô như cô ạ?

    Trả lờiXóa
  7. Ồ, có lẽ hiện nay tôi không còn đọc sách kinh tế nữa, các nhà đầu tư Wall Street khác cũng vậy là họ bây giờ chỉ dựa vào kinh nghiệm và khi về hưu họ viết sách. Để hôm nào tôi thử tìm lại hồ sơ đó xem. Đọc sách là rất hiếm với giới trẻ, đó là điều rất hiếm có ngày nay, sách nó luôn mở ra cánh cửa mới cho người mới có hoài bão mới.

    Trả lờiXóa