Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019


Trả lời các bác ở VN tiếp tục thắc mắc về mẫu điện thoại Vsmart Live chung thiết kế với điện thoại Meizu 16XS. Nghĩa là nói cho hài hước là “2 đứa con cùng cha khác mẹ”. Nói về thiết kế và cấu hình thì “2 đứa con” này giống y chang nhau từ việc bố trí những con ốc đến vấn đề kích thước mà thằng Vít chỉ nói về chuyên môn trong đo lường chuyên về Design & Materials - Structure (Thiết kế & Vật liệu - Kết cấu). 

Tức là phần quan trọng để hai đứa con thoại Meizu 16XS và Vsmart Live, mà nói hài hước trong lĩnh vực chuyên môn của mảng chế tạo cơ khí và vật liệu của thằng Vít hay làm thì nó sẽ dễ dàng giúp 2 đứa con sinh đôi “Meizu 16XS và Vsmart Live” dễ bề dùng chung đồ dùng. Ví dụ dễ hiểu là nếu nhà bạn có hai đứa trẻ cân nặng và kích thước thể hình nó bằng nhau là giống y đúc thì bạn có thể cho 2 đứa trẻ đó mặc chung một bộ đồ hoán đổi cho nhau, vì nó vừa khuân mà. Hãy nói về hồ sơ hãng điện thoại Meizu của TQ, và nó quen thuộc với công chúng Mỹ hơn bất cứ hãng điện thoại nào khác của TQ, bởi lẽ Meizu thường quảng cáo và làm nhái công khai các mẫu điện thoại iPhone của Apple, nhưng họ không vi phạm kiện cáo là họ có khuyến cáo là điện thoại nhái, và linh kiện khác do Meizu làm riêng và đặt hàng gia công theo kiểu Designed by Meizu Made in China, hay mẫu điện thoại Meizu 16Xs. 

Chuyện nữa là Công ty Meizu được hỗ trợ tài chính bởi Tập đoàn Alibaba của TQ để đấu đá với Tập đoàn Amazon của Mỹ cũng tung ra mẫu điện thoại Fire Phone. Và chủ yếu hai bố công nghệ Alibaba và Amazon tích hợp phần mềm cho khách hàng mua sắm trực tuyến và nói xấu đối thủ là chính. Sau này Meizu nó nghiêm túc đầu tư mạnh vào điện thoại thông minh để cạnh tranh hạ bệ đối thủ Xiaomi. Nhưng Meizu Technology Co., Ltd. chỉ là cậu bé đang lớn thôi chứ nó cũng chẳng nhà sản xuất điện thoại khổng lồ nào, và nhân viên bán hàng của nó rất dở, ít có thiện cảm với khách hàng,… À ha, quay về chủ đề chính là thằng Vít kiểm kê kích thước mẫu điện thoại Meizu 16Xs nó quảng cáo bán trên cửa hàng nó thì kích thước Thiết kế & Vật liệu - Kết cấu nó ghi như sau: Kích thước: 74,4 mm x 152,0 mm x 8,3 mm; Cân nặng: 165 g,…của Meizu 16Xs https://www.gsmarena.com/meizu_16xs-9724.php

Có lẽ nói tới đây là đủ để so sánh với Vsmart Live, là mẫu điện thoại này cũng có kích thước y chang như: 152 x 74.4 x 8.3 mm. Các đường link nguồn dẫn các bác ở VN tự so sánh một sự trùng hợp khá bất thường của vsmart: https://vsmart.net/vn-vi/live-vn/?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=live2019&utm_content=search

Cái sự trùng hợp ngẫu nhiên này. Nghĩa là trong thiết kế chế tạo thì hai cái thứ điện thoại này có thể dễ dàng dùng chung một linh kiện thay thế và chế ráp, vì khuân đúc và thiết kế y chang nhau từ chi tiết con ốc cho đến khoảng cách bố chí con ốc trong linh kiện và kích thước. Với thiết kế như vậy chỉ có thể mẫu điện thoại Vsmart Live này tham gia sân sau bán giúp linh kiện dư thừa của mẫu điện thoại Meizu 16Xs, hoặc là sân sau của công ty TQ này và tha hồ vét tiền nhờ sẵn có nguồn cung và linh kiện rẻ, như dùng chung pin thay ngôn ngữ thì cũng có lời rồi. Vì cần biết rằng, trong thiết kế các đối thủ có thể thiết kế nhái giống nhau, đó là quyền của họ, nhưng các đối thủ có uy tín sáng tạo và có bản quyền sở hữu trí tuệ họ sẽ thiết kế cải tiến liên tục chệch hướng những bố trí như từ con ốc cho đến chi tiết linh kiện thiết kế độc quyền mà đối tác gia công có kích thước khác đi để cho việc dùng chung linh kiện sẽ khó khăn, ví dụ đơn gian nhất cứ ngăn đựng pin thì đối thủ cũng thiết kế kích thước sai số đi khiến cho đối thủ nhái kia cũng không thể làm nhái và ráp cái cục pin đó vừa khuân,…. Hãy biết rằng, trong chế tạo máy móc như chế tạo máy công nghiệp nặng hay ô tô hay động cơ tên lửa cũng thế là phần thiết kế các chi tiết được tăng thêm chi tiết linh kiện hoặc làm tăng hay giảm kích thước các chi tiết phụ kiện cải tiến liên tục thì đối thủ làm nhái cũng khó bắt chước để nhái y chang và dùng chung linh kiện được, điều đó khiến cho đối thủ làm hàng nhái luôn làm kém phẩm chất. Ví dụ TQ chuyên làm nhái ô tô, nhái động cơ về cơ khí thì đều rất kém và thất bại. Ví dụ đơn giản trong động cơ xe hơi như chi tiết con lăn, bạc đạn ổ bi thì các công ty uy tín nó thường thiết kế theo tiêu chuẩn thử nghiệm và đơn đặt hàng gia công sẵn có của các hãng chịu trách nhiệm hợp đồng gia công để bố trí được kích thước trong động cơ đó bao nhiêu ổ bi, trục con lăn và các chi tiết ốc vít, với kích thước đã thiết kế chỉ có công ty độc quyền sở hữu đó họ mới có cách chế tạo tối ưu động cơ phần cơ bản đó, còn đối thủ khác làm nhái y chang thì cũng chịu thua, hoặc sẽ kém phẩm chất và buộc làm sai lệnh công suất động cơ,…. Những chi tiết đơn giản đó thì thằng Vít giải thích ai cũng hiểu chứ không cần giải thích vấn đề phức tạp khác từ vật liệu kết cấu, công nghệ đốt xăng, hay vấn đề khác. Còn chiếc điện thoại cũng vậy. Ví dụ hãy nói về sự độc quyền của thương hiệu Apple mà không có đối thủ nào có thể làm nhái được CPU A12 của họ. Và Apple nó cải tiến thiết kế liên tục như hiện nay họ cho ra Apple A12 Bionic (Designed by Apple Inc.). Tức là CPU do Apple thiết kế (Apple-designed CPU). Nhưng nó được ghi “Apple A12 Bionic được sản xuất bởi TSMC”, để chạy các phiên bản iPhone XS, XS Max, XR và 2019 của iPad Air và iPad Mini,…. Apple nó luôn ghi “Apple-designed processors” (Bộ xử lý do Apple thiết kế ) dựa trên kiến trúc bộ xử lý ARM. Rồi phiên bản cải tiến Apple A12X Bionic,….được thiết kế có thể chứa được 10 ngàn tỷ linh kiện, như 10 tỷ bóng bán dẫn,….thay vì phụ thuộc vào những ông kẹ Qualcomm Inc., NVIDIA Corp., Intel Corp., AMD,... (tất cả đều do Mỹ nắm cái cái bộ não về công nghệ vi xử
lý.)

Thằng Vít nếu có thời gian sẽ trả lời các bác về thiết kế động cơ xe hơi cũng như trong thiết kế
liên quan dến linh vực cơ khí tinh vi, chất bán dẫn mà thế giới phụ thuộc vào 4 chân kiềng về công nghệ máy móc mà chỉ có 4 đại cường có quyền chi phối tất cả các lĩnh vực cơ khí công nghệ, đó là dẫn đầu Mỹ-Nhật-Đài Loan, và quốc gia do Thái. Đối với Đài Loan, Do Thái họ không có kinh nghiệm về cơ khí như Mỹ-Nhật, nhưng họ có kinh nghiệm về chất bán dẫn rất cao độ.

Còn cái khẩu hiệu công nghệ 4.0 của VN như khẩu hiệu nhảm nhí mị dân "Make in Viet Nam", trừ khi họ phát triển được nền móng công ty xuất sắc về chất bán dẫn, háo chất, máy móc cơ khí công cụ chính xác, vật liệu trong cơ khí chế tạo như vật liệu cách điện siêu điện tử bán dẫn úng dụng trong Thủy tinh & gốm sứ,.....

Thế giới thì ít ai biết rằng Thung lũng Silicon, ở Bắc California, tập hợp tất cả các công ty công nghệ đỉnh cao toàn cầu như Mỹ-Nhật-Hàn Quốc-TQ-Đài Loan-Israel, thì nhất là Israel, là cường quốc chi phối tất cả những lĩnh vực công nghệ và niêm yết trên sàn NASDAQ đông đảo như họ đóng góp vào các tổ hợp công nghệ như: Adobe Systems, Advanced Micro Devices (AMD), Agilent Technologies, Applied Materials, Apple Inc., Chất bán dẫn Cypress, Cisco Systems, Intel, Nvidia, Synnex, Sony, Synnex, Broadcom, Samsung,....rồi các công ty Đài Loan như những công ty công nghệ đỉnh cao của Đài Loan như Foxconn, Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), hoặc những công ty công nghệ về máy tính như Pegatron, Quanta Computer,... thì Israel, họ chưa bao giờ nói về 4.0 như ở VN hay ảo giác,...nghĩa là thằng Vít mỉa mai ở VN hiện nay toàn bọn ngáo đáo nói về "Make in Viet Nam" là toàn bọn co buôn không có nền móng gì cả.

Israel nổi tiếng nhất thế giới về công nghệ, và có những cồng ty xuất sắc nhất thế giới về thiết kế và chế tạo chất bán dẫn cho phối cái bộ não công nghệ toàn cầu thị họ cũng chẳng bao giờ có tham vọng hay khoe khoang như bọn Vingroup khoe rằng Vsmart Live 2 sẽ do kỹ sư Việt thiết kế và sản xuất, rồi xe hơi,... toàn thứ bịp bợm rẻ tiền lừa lọc người tiêu dùng VN kém hiểu biết.

Mịa nó, ngay cả bọn Samsung thì người ta cứ ngỡ rằng Apple mua màn hình OLED của Samsung thì thực tế công nghệ màn hình hay kính gì đó nó do thiết kế và cồng nghệ của các công ty Nhật-Mỹ sáng chế và kiểm soát chứ Samsung không thể tự họ làm ra nếu chỉ cần đối tác Nhật cấm vận.

Tiên sư bố nó, còn ở VN thì đạp đầu mọi đối thủ là đòi đứng trước thiên hạ, dù rằng đất nước này gia công chế tạo con ốc vít cũng không làm nổi.

Thằng Vít thì nói thẳng rằng cái bọn Nhật lùn nó lui về gia công cơ khí chính xác là đếch cần sản xuất điện thoại thông minh thì Nhật nó lời lớn là bất cứ nhá máy công nghệ nào về cơ khí chính xác của bọn Tàu hay nhiều nước khác thì hãng FANUC Corporation của Nhật chuyên về cơ khí chính xác tự động hóa và robot nhà máy thông minh thì FANUC bao thầu hết ở TQ, vi TQ nó cần đến 1 thế kể mới làm được chuyện này. Những công ty khác của Nhật nó chi phối về công nghệ cao toàn cầu như Công ty Awesomeest, Dainippon Screen, Alps Electric,...cũng như các công ty Do Thái và họ đếch cần tham vọng sản xuất điện thoại hay khẩu hiệu "Make in Viet Nam" gì cả.

Nước Đức từng là cường quốc về cơ khí và vật liệu mới thì sau những thập kỷ con gà mái Thủ tướng Đức Angela Merkel thì lĩnh vực này của Đức đã thóa trào. Thậm chí trong lĩnh vực quốc phòng như lĩnh vực tàu chiến thì Hải quân Đức đang lệ thuộc vào nhà tuabin khí General Electric, các mảng tác chiến điện tử thì Đức phụ thuộc vào hãng Thales (Hà Lan), Lockheed Martin Corp. (Mỹ), đó là tai họa cho nước Đức rất kém cỏi lĩnh vực này. Vì họ bỏ quên và đu đeo theo TQ.






5 nhận xét:

  1. cảm ơn a David!

    nước Đức trung tâm của châu âu không có chỗ đứng về lĩnh vực cơ khí chính xác sao a David?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đức đang thoái trào lĩnh vực này và kém xa Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển.

      Xóa
    2. cảm ơn a David!

      chúc a và gia đình nhỏ nhiều sức khỏe.

      Xóa
  2. Vụ này đã nói rồi, điện thoại Vsmart thực ra là Meizu, nhưng thay đổi logo khác. Nên tất cả chi tiết, design, vật liệu, v.v. đều y như nhau, không khác gì hết. Quan trọng nhất là Vinsmart của thằng Vượn không có kinh nghiệm, máy móc, nhà xưởng gì hết, thì làm sao thiết kế, chế tạo ra linh kiện, phụ tùng, rồi lắp ráp vô được. Chứng tỏ là điện thoại nguyên chiếc của TC nhập qua, rồi thằng Vượn dán logo Vsmart lên, bán lại với giá gấp đôi để gạt tiền của dân thôi.

    Xe Vinfast cũng y như vậy, toàn là xe của tq, xe phế thải bên Tây Âu, rồi nhập về, thay cái logo, bán lại giá gấp 4 lần để lừa gạt tiền của dân ngu. Vì thằng Vượn đâu có nhà máy, dây chuyền chế tạo, đâu sản xuất được linh kiện, phụ tùng, thì làm sao chế tạo được chiếc xe.

    Trả lờiXóa