Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Thằng Vít trích dẫn lại bài cũ mấy năm trước do bà Phương Thơ (MS) phân tích và dự báo, và nó xẩy ra y chang như bà ta đoán, như hiện nay TQ hạ giá đồng CNY trong tuyệt vọng mà nước Nga của Putin (có lẽ là Nga ngố) đã ngố ngáo bán tháo đồng USD chuyển sang tích trữ dự trữ ngoại hối bằng đồng CNY của TQ nhiều chục tỷ CNY có thể quy đổi tương đương 20 tỷ USD, thì Nga ngố mới đây tuyệt vọng mà còn thất vọng khi CNY sụt giá mạnh làm dự trữ ngoại hối của Nga ngố bốc hơi mạnh, còn những nước thân Tàu trích trữ CNY cũng hoảng loạn lỗ nặng và bán tháo tài sản TQ niêm yết bằng CNY.


Bài 1: TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ?

Khi nào đồng Yuan (CNY, RMB) thay thế đồng USD làm đồng tiền làm đồng tiền thế giới? Câu trả lời của tôi thật phũ phàng là có lẽ phải đợi hết năm 2050 rồi mới tính đến chuyện thay thế đồng USD. Đã hơn 10-năm rồi, chế độ Bắc Kinh nhiều lần nuôi tham vọng với khẩu hiệu “đồng CNY sẽ là đồng tiền thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu,….”. Tức là để làm được điều này thì Bắc Kinh phải nâng giá đồng Yuan phải thực hiện được hơn phân nửa các hóa đơn giao dịch toàn cầu như vàng, dầu thô, sắt thép, kim loại, đậu ngô, hay gọi chung là giao dịch “commodities”,…trong khi đồng USD thì thực hiện hơn 85% giao dịch toàn cầu được định giá bằng đồng tiền Mỹ neo vào tiền Mỹ để tính toán các giao dịch hàng hóa tăng giảm mỗi ngày. Đó là Bắc Kinh phải thả neo tỷ giá đồng RMB vào đồng USD theo biên độ "có kiểm soát", và cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ nên bỏ cái thói giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate) đó đi. Bởi vì muốn đồng RMB của mình là đồng bạc dự trữ thế giới thì Bắc Kinh nên thu cái bàn tay của họ hay can thiệp chỉ định PBOC phải kiểm soát đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà PBOC cải sửa để bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Tôi thì ngạc nhiên là kể từ khi đồng RMB vào giỏ tiền SDR của IMF thì cái đồng bạc RMB ấy không những không được giới đầu tư và các quỹ giao dịch tiền tệ tích trữ, hay kể cả các thị trường giao dịch hàng hóa commodities đã không tăng mà còn sụt giảm mà còn xếp sau cả đồng JPY, vì trước ấy chưa vào giỏ tiền SDR của IMF thì đồng RMB xếp trên đồng JPY của Nhật một chút. Thậm chí có lúc người dân TQ còn mỉa mai là đồng RMB sau khi được vào giỏ tiền SDR của IMF thì nó lại trở thành “đồng tiền địa phương”, mặc dầu TQ cố gắng tạo ra nợ bằng đồng RMB ra bên ngoài bằng nghiệp vụ đầu tư như nào là đặt điều kiện mua dầu thô thì phải thanh toán bằng đồng RMB, làm sao mà bắt người bán dầu thô cho mình lấy đồng RMB được, khi mà cái núi nợ của TQ đang xây quá cao và mờ ảo là không dám công bố như các khoản nợ bằng đồng USD mà Mỹ công khai công bố hằng ngày qua việc niêm yết công khai các tờ trái phiếu kho bạc mà các quỹ tiền tệ thị trường, các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ mua nợ trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh thì giấu nhẹm khoản này. Ôi thôi, TQ còn đang âm thầm vẽ ra các dự án như “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…để tuồn đồng RMB ra bên ngoài bằng cách tạo ra nợ niêm yết bằng đồng RMB áp đặt cho các nước khác thông qua các khoản vay tài trợ. Khốn nỗi các khoản vay ấy bằng đồng RMB mà quy đổi ra các khoản vay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm niêm yết bằng đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế thì khoản vay bằng đồng RMB mà TQ dụ dỗ các nước kia lại đắt hơn khoản vay bằng đồng USD, đó là một sự mỉa mai cho TQ. Đã thế khi đi vay bằng đồng RMB ấy thì Bắc Kinh còn đặt điều kiện là phải giao trúng thầu đầu tư các dự án ấy cho TQ, để họ chỉ thị các công ty TQ trúng thầu ấy tuồn hàng ế ẩm kém phẩm chất nhằm xây cất dự án như máy móc, sắt thép, xi măng,… thì quả là chuyện khó tin nổi, bởi vì xây cất đầu tư dự án ấy là hãy nhớ rằng nếu các chính phủ các quốc gia đó có khả năng tự làm thì nó rất tốt là sẽ đóng góp tăng trưởng cho GDP rất cao. TQ thì đòi cướp luôn cái khoản GDP này để đắp cho cái GDP đang co cụm và sụt giảm dần đi, vì lĩnh vực xây cất ở TQ đã quá chật chội. Vì dù sao lĩnh vực xây dựng tạo ra nó luôn kéo theo ngành nghề khác vào đó như máy móc, vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ để tiêu dùng cho dự án ấy, và tất nhiên nó cũng sẽ thu dụng rất nhiều lao động nhân công vào đó. TQ thì đòi bao thầu hết là đi tới đâu thì kéo đội quân lê lết tới đó thì quả là đáng ngại. Bài phân tích đã lâu về đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), và nay đồng Yuan rệu rã, nền kinh tế TQ mất phương hướng mà toi hay đề cập và không phân tịch lại nữa. Đối với TQ, trong hôm thứ Hai vừa qua, lãnh đạo quốc gia này không còn giấu úp mở nữa mà thẳng thừng tuyên bố là sau giai đoạn năm 2020 trở đi, TQ sẽ dần dần tiến tới lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, kể cả lẫn chính trị, với trọng tâm TQ là Trung Hoa, là tâm của vũ trụ. Ôi thôi tôi thì miệt thị và khinh miệt quốc giá đông dân nhất địa cầu này mà nói theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà tư vấn kinh tế ở California là “TQ là quốc gia đói ăn, khắt dầu, thiếu nước thèm khát đủ thứ,…”. Với TQ, hãy nói về thời sự là về kinh tế thì TQ thực chất vẫn là quốc gia còn rất nghèo nàn. Cái khối dự trữ ngoại hối hiện có là 3.109 tỷ $ trong tháng 10/2017 này mà phải cáng đáng tài trợ cho 1,37 tỷ dân TQ cũng như món nợ khổng lồ của họ thì so với khối dự trữ ngoại hối của Thailand thì TQ kém xa, và TQ chỉ là anh nhà nghèo kiết xác thôi chứ chả có dư dả gì, vì chỉ cần cái khối dự trữ ngoại hối của TQ mà duy trì dưới 1.500 tỷ $ là quốc gia này cũng giống như xứ Venezuela chỉ còn 10 tỷ $ vậy thôi. Thực tế đã 10-năm nay rồi, chế độ Bắc Kinh đã có tham vọng là họ muốn đồng tiền của mình, tức là đồng RMB sẽ thay thế đồng EUR, rồi USD để làm đồng tiền chung toàn cầu. Tức là hàm ý sau này nó sẽ cho phép nó kiểm soát mọi trật tự cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, và kiểm soát nền kinh tế của TQ và thế giới. Làm sao mà đòi sao mà đòi lấy đồng RMB làm đồng tiền thế giới được khi cái nền kinh tế TQ tính từ năm 1995 trở lại đây là hơn 22 năm rồi, đó là nền kinh tế TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng, tức là nó cho thấy nền kinh tế TQ phụ thuộc quá lớn lao vào các doanh thu xuất khẩu, là sống nhờ cậy vào thị trường bên ngoài, đó là nền kinh tế dựa vào sức mua của nước ngoài nâng đỡ thì làm sao mà đòi làm nhất thiên hạ được. Nó cũng gợi ý cho thấy, TQ vẫn còn rất nghèo, vì luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai đó thì nó biểu lộ nhược điểm là nền kinh tế TQ có tỷ lệ người dân quá đông đảo tiết kiệm chi tiêu quá cao, đó là nhu cầu tiêu dùng nội địa quá yếu. Sức chịu đựng quá kém của nền kinh tế TQ khi luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, vậy mà lợi suất trái phiếu thì lại quá cao huống hồ bất ngờ nền kinh tế TQ rơi vào trạng thái bị thâm hụt tài khoản vãng lai, thì có lẽ trái phiếu của TQ sẽ bị cháy, lợi suất vọt lên trời, dự trữ ngoại hối suy sụp,… Đối ngược lại là vế bên kia là hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ-EU thì họ đội sổ và quen thuộc với việc bị thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi vì do thu nhập bình quân đầu người chia đều của người dân rất cao, thị trường tiêu dùng trong nước lớn, là ít phụ thuộc vào ngoại thương xuất khẩu, và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nó cho thấy thước đó thu nhập người dân cao, nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, là họ chi tiêu nhiều, và cũng nuôi sống nhiều nước xuất khẩu,… TQ thì không được vậy, nền kinh tế cột chặt vào xuất khẩu, đồng tiền neo chặt theo tỷ giá cố định vào đồng USD, họ chấp nhận định giá đồng RMB thấp giả tạo để tiền nhiều và rẻ nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ kém phẩm chất bất kể lời lỗ, đó là dễ giải thích việc TQ định giá đồng RMB thấp ấy bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để neo cái tỷ giá rẻ có kiểm soát ấy và phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD thì làm sao mà đòi mơ mộng thay thế đồng USD được, khi mà chính cái đồng RMB còn chưa có cái neo nào để định giá trị của nó. Trên thế giới thì có tới sáu mươi mấy đồng bạc của những nền kinh tế lớn nhất neo tỷ giá vào đồng USD. Thậm chí là cả đồng EUR cũng phải đi theo đuôi đồng USD khi xác định quy ước thông lệ của quốc tế như tính cho Tổng sản phẩm GDP quốc nội thì quy ra tỷ giá USD hết, mặc dầu về lý thuyết khối kinh tế dùng chung đồng EUR họ quy ước dự trữ ngoại hối hay trao đổi ngoại thương xuất nhập khẩu theo đơn vị đồng EUR, nhưng khi quy định theo GDP thì đó theo đồng USD, vì nghiệp vụ này WB họ cũng chỉ ghi USD,…Ở Đức cũng vậy là thống kê về GDP họ đổi qua quy ước đơn vị đồng USD, vì nó đã theo thông lệ quy tắc của quốc tế rồi là khó sửa đổi. Có lẽ TQ phải mất 1 thế kỷ nữa may ra người ta còn tích trữ một chút đồng RMB thôi chứ chưa thể ghi đơn vị tiền tệ của họ để định giá tài sản quốc tế được. Kết luận của tôi là cái thói lưu manh không hơn không kém của TQ trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Bắc Kinh chỉ định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, để cứu nguy kinh tế khi xuất khẩu bị đình đốn nhằm tăng cường xuất khẩu mạnh hơn nhờ đồng tiền rẻ. Thật bất hạnh các tỏ chức quốc tế, hay ngân hàng trung ương nào mà tích trữ đồng RMB thì bị lỗ nặng. Kể cả nếu giá dầu thô tăng cao, Bắc Kinh lại chơi trò lưu manh là khi nhập khẩu dầu thô lớn thì lại âm thầm chỉ định cho PBOC tăng tỷ giá đồng RMB làm đồng tiền này đắt hơn để trả ra cho thiên hạ bán dầu thô cho mình là 1 đồng RMB có thể mua nhiều dầu thô hơn, khi mua xong thì lại hạ giá đồng RMB làm đồng sụt giá và ai ôm tờ giấy lộn ấy lỗ nặng thì ráng chịu. (*) Hãy nhìn xem tỷ giá US Dollar Chinese Yuan Renminbi bị phá giá nhiều đợt để cứu nguy kinh tế bằng cách hạ giá đồng tiền, còn ai cầm giữ đồng RMB bị hao hụt bốc hơi tài sản ráng mà chịu, đồng RMB giảm giá nó không do thị trường quyết dịnh như đồng USD mà thế giới quen dùng và thuộc lòng nghiệp vụ này và thị trường họ có khả năng điều tiết đồng USD tăng giảm bằng cách mua hay bán đi tài sản đồng USD như trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Hoặc gia tăng khối dự trữ ngoại hối bằng tiền Mỹ và nó triệt tiêu luôn nghiệp vụ tăng hạ lãi suất của FED manh nha thò bàn tay vào can thiệp,…

Bài 2: G-20 VÀ ĐỒNG YUAN VÀO GIỎ SDR CÓ CỨU ĐƯỢC NỀN KINH TẾ TQ ĐANG RƠI XUỐNG VỰC THẲM ?

Tại diễn đàn hội nghị G20 -- bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,México, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khai mạc tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9/2016, và sự kiện quan trọng là vào ngày 01/10/2016 -- Đồng Yuan sẽ chính thức là đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), để cho vay dựa trên đồng USD, đồng EUR, đồng bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY),...và xếp theo thứ tự hiện nay là đồng USD chiếm 41,73%, của đồng EUR (30,93%), đồng CNY (10,92%), yen Nhật (8,33%) và đồng bảng Anh (8,09%). Ta thận trọng, các thông số trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tại thời điểm năm 2010 giá trị đồng USD chiếm 41,9%, của đồng EUR chiếm 37,4%, bảng Anh chiếm 11,3% và yen Nhật chiếm 9,4%. Tại TQ thì đang có sự tuyên truyền về việc đồng Yuan sẽ là đồng tiền dự trữ của thế giới và sẽ phế truất ngôi vương của đồng USD cũng như đồng EUR,… với các khẩu hiệu được trích dẫn và viết khắp mặt báo nước này, và trên tất cả phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới là bây giờ thị trường tài chính sẽ có 5 đồng tiền quý tộc của thế giới được lưu hành có giá trị toàn cầu là đồng USD, EUR, JPY, GBP, RMB, hay CNY, mà ta viết là Chinese Yuan Renminbi, hoặc Yuan. Các khẩu hiệu sao chép của TQ trên báo chí Mỹ ca ngợi rằng: “China wants its currency, the Yuan, to replace the U.S. dollaras the world's global currency.” (TQ muốn đồng tiềng của họ, là đồng Yuan, để thay thế đồng USD là tiền tệ toàn cầu của thế giới). Tôi thì hay mỉa mai, cái háo danh của chính quyền Bắc Kinh. Đó là bởi vì nếu Bắc Kinh muốn đồng Yuan làm tiền dự trữ của thế giới thì trước tiên cần từ bỏ khẩu hiệu “fixed exchange rate to the dollar” (tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD). Để làm điều đó có nghĩa là TQ kể từ nay họ phải tập quen dần phải từ bỏ việc neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Tức là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải thu bớt cái bàn tay can thiệp vào thị trường hối đoái của họ, như việc giữ giá trị đồng Yuan trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Điều đó cũng có nghĩa là PBOC phải tính lại quy ước ngoại thương về thương mại của họ với các đối tác trao đổi bán buôn của họ qua việc kiểm soát đồng Yuan tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Việc này có lẽ TQ sẽ không dám làm, đó là bởi vì TQ vẫn là một quốc gia dựa vào xuất khẩu bán hàng ra bên ngoài để nâng đỡ cho bên trong vì lực cầu tiêu dung của tư nhân cho khu vực tiêu thụ trong nước kém, nên họ cần kiểm soát đồng tiền theo ý đồ của họ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thấp giả tạo có kiểm soát nhằm bán hang dễ cạnh tranh nhờ tiền rẻ. Hiện nay, đồng Yuan của TQ vẫn đo lường giá trị so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,... Điều mỉa mai là như tôi hay nói, trong giỏ tiền SDRs, nó chỉ được xem như là một tài sản dự trữ quốc tế (chỉ mang biểu tượng tượng trưng), nó cũng không có áp đặt giao dịch về ngoại thương là giới nhà buôn, hay các nhà đầu tưc ũng như các ngân hàng trung ương các nước phải dùng đồng tiền đó làm dự trữ ngoại hối. Thực tế SDRs nó được tạo ra bởi IMF vào năm 1969 nhằm để bổ sung dự trữ chính thức các nước thành viên của nó. Giá trị của nó hiện đang dựa trên một rổ của bốn loại tiền tệ lớn, và giỏ tiền này sẽ được mở rộng để bao gồm đồng Yuan là đồng tiền thứ năm, có hiệu lực ngày 01/10/2016. SDRs có thể được trao đổi với các đồng tiền tự do sử dụng. Tính đến ngày 30/11/2015, thì có khoảng 285 tỷ USD của các thành viên góp vào, nó bao gồm đủ loại ngoại tệ của các nước, nếu tính ra tỷ giá hối đoái của các đòng tiền đó mà ta gọi tạm cho dễ hiểu là đồng tiền SDRs là khoảng 204 tỷ SDRs theo đuôi con số lẻ dư 100 triệu SDRs. Và cứ tính ra tỷ giá hối đoái so với đồng USD,… Đối với TQ, thì tôi hay phân tích nhiều lần về thị trường này, lãnh đạo Bắc Kinh thì duy ý chí họ có quá nhiều tham vọng quá lớn và thực lực thì quá yếu và đã quen trong môi trường "tỷ giá cố định", hay tỷ giá tham chiếu là "reference rate", và quen "thao túng tiền tệ", hay “currency manipulation”, để cạnh tranh bất chính nhằm bán hàng rẻ nhờ đồng tiền yếu, bằng cách neo tỷ giá đồng Yuan với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác như đồng EUR, JPY,…có nghĩa là họ giữ tỷ giá bằng cách mua tài sản các dồng tiền mà họ neo giá để xuất khẩu vào các thị trường đó, chẳng hạn đối với thị trường Mỹ thì TQ mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD, khiến đồng Yuan được định giá thấp vừa phải và giả tạo để bán hàng dễ cạnh tranh thì nay sẽ bị hạn chế nếu đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền SDRs. Điều khôi hài là, nếu chính quyền Bắc Kinh bị rơi vào bẫy của Mỹ hay con buôn nổi tiếng gian ý là IMF khi cho TQ vào giỏ tiền SDRs nhằm kích động TQ mở rộng thị trường tài chính và chứng khoán của họ chẳng hạn. Tất nhiên, bất kể khi nào các phản ứng của thị trường, giới đầu tư và đầu cơ họ lao đầu vào mua đồng Yuan bằng nhiều hình thức như kể cả mua trái phiếu do Bắc Kinh phát hành, điều này khiến đồng Yuan đột ngột tăng giá trị so với đồng USD, EUR, hay JPY (Nhật),...thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật,...thì dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn quen sản xuất dư thừa, quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp thì nay trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, điều này sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy mà TQ lo sợ nhất vì có thể dẫn đến tan rã đất nước đông dân nhất địa cầu này. Nguy hiểm và rủi ro nữa là trong phát triển kinh tế, nhiều năm, TQ họ đã quen đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Bây giờ, khi đồng Yuan được giới đầu tư chú ý và tích trữ hoặc kiếm lời nhờ kỳ vọng tăng giá thì họ mua đồng Yuan về làm dự trữ, điều này khiến đồng Yuan của TQ tuồn ra nước ngoài, dẫn đến làm cán cân vãng lai của TQ bị thâm hụt, cũng như việc TQ phải hạn chế xuất khẩu ít đi và nhập khẩu nhiều hơn. Đấy là công việc mà TQ phải trả giá và phải làm quen nghiệp vụ khó hiểu này khi đồng Yuan là ngoại tệ dự trữ vào rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Thứ nữa, một nghiệp vụ đầu tư kinh điển nữa là số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ sẽ phải thay đổi. Vì xưa nay, TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai như một phần trăm của GDP, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Thông thường, các nước ghi thặng dư tài khoản mạnh mẽ nó tiên báo rằng quốc gia đó có một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, tiết kiệm cao, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu, TQ thì đội sổ ở lĩnh vực này nên là mối nguy cho họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu các quốc gia bị âm thâm hụt tài khoản vãng lai, lại có nhập khẩu mạnh mẽ, nó gợi ý xem như một tỷ lệ tiết kiệm thấp của quốc gia đó và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao như là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế, và mức tiêu thụ nội địa mạnh, thường ám chỉ cho các nước có thị trường tiêu dùng nội địa cao, ít phụ thuộc vào xuất khẩu, như trường hợp cá biệt của nền kinh tế Mỹ, riêng đối với TQ thì không được nhự vậy, họ quá yếu mặt này. Chuyện bi hài kịch nữa nữa nếu TQ tham vọng theo ý đồ mà họ hay nói là: “Can the Yuan replace the dollar as the world's reserve currency? Tức là đồng Yuan có thể thay thế đồng USD như dự trữ ngoại tệ của thế giới? Điều đó có nghĩa là, TQ xưa nay thì hay có cái thói “nói một đằng làm một nẻo hay lẻo” gì đó. Khi họ gia nhập giỏ tiền SDRs, chẳng may, nếu TQ vẫn lại ngựa quen đường cũ như can thiệp vào thị trường ngoại hối để đồng Yuan khỏi tăng giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn. Nhưng chính quyên Bắc Kinh mà duy ý chí như trước đây. Chẳng hạn họ ẩn mình để âm thầm chỉ định cho các ngân hàng quốc doanh âm thầm mua vào các tài sản nước khác, như là mua vào đồng USD qua hình thức mua trái phiếu kho bạc Mỹ để làm sụt giá đồng Yuan nhằm tiếp tục quay lại cái thói cũ để tài trợ cho chứng bệnh "nghiện xuất khẩu" của họ, còn tài sản của giới đầu tư, hay của thiên hạ tích trữ bằng đồng Yuan sụt giá làm giảm giá tài sản của họ niên yết bằng đồng Yuan thì ráng chịu,..tức là có thể khiến thị trường mất niềm tin thì chả ai dám liều lĩnh cất giữ tài sản bằng đồng Yuan nữa, khi sóng gió nổi lên nếu giới đầu tư và các nhà buôn hay các ngân hàng trung ương họ thiếu tin tưởng và họ ồ ạt bán mạnh tài sản niêm yết bằng đồng Yuan thì dù TQ có vét hết ngoại tệ bán ra cũng khó chống đỡ nổi cơn khủng hoảng mất kiểm soát này. Thực tế với nghiệp điều tiết thị trường tài chính của TQ hiện nay rất kém, họ chưa thể có đủ nghiệp vụ chuyên môn để điều tiết đồng tiền thả nổi như đồng USD, EUR, JPY,…đó là bởi vì TQ họ đã cử nhiều quan chức, các nhà điều hành tài chính tiền tệ sang Mỹ học tập đã nhiều năm rồi kể từ năm 2010, và trong năm 2015 cũng đưa cấp tốc nhiều quan chức, cũng nhiều nhiều chuyên gia tiền tệ của họ sang Mỹ học hỏi, tôi thì nghi ngờ không biết các chiến lược của kinh tế, tài chính, chứng khoán của Mỹ họ có thực tâm dạy hay không, hay là dạy kinh nghiệm cho TQ lao nhanh xuống vực luôn để rút ngắn giai đoạn tham vọng quá lớn của họ. (*) Thật bất hạnh, nhìn tỷ giá đồng EUR/CNY cho thấy, khi đồng Yuan đã nhược bộ các nước dùng chung đồng EUR, vậy mà các nước EU vẫn kết án chính quyền Bắc Kinh đang thả neo đồng CNY tiệm tiến để cố giành lại thị phần xuất khẩu tại Âu châu, mặc dù TQ bị EU, và các các nước dùng đồng EUR liệt vào danh sách đến 57 mặt hàng bán phá giá vào EU. Rõ ràng hiện nayTQ đang thả dây neo chơi trò tiền rẻ để xuất khẩu thay vì nâng đồng Yuan để nhập khẩu. Phương Thơ -- Morgan Stanley (NYSE: MS)

5 nhận xét:

  1. Thằng Vít này thì thì ưa "Mạnh là tốt. Yếu là xấu" (Strong is good. Weak is bad.). Mịa nó, cái đồng CNY của TQ nếu nó chơi trò giao dịch dầu lửa là yêu cầu các nước thanh toán bằng CNY thì bọn Tàu chơi trò nâng giá đồng CNY cao hơn USD để mua được nhiều dầu lửa và bắt các nước cầm cái đồng CNY cất giữ, và sau đó chơi trò làm giảm giá đồng CNY khi đã mua dầu lửa hay nguyên liệu của thiên hạ thì khác nào trò cười.

    À ha, tiên sư bố nó, cái đồng CNY của TQ nó sụt giá mạnh vừa qua cũng do một phần các giới đầu tư và thị trường giao dịch tài chính bán tháo tài sản tính bằng đồng CNY để thoát lỗ, vì ban đầu TQ nó chỉ dọa hạ giá vượt cái biên độ nó hay ấn định, nhưng giới đầu tư hoảng loạn bán mạnh tài sản bằng đồng CNY thì nó sụt mạnh không phanh. Dân Nga ở nhà biểu tình rầm rộ đốt hình nộm Putin và cớm cảnh sát bắt giữ gần 2000 người cũng một phần Putin chơi dại và chơi ngu khi ôm một mớ đồng CNY không có giá trị giao hoán quốc tế bao nhiêu mà còn làm tài sản dự trữ ngoại hối quốc gia hao hụt mấy phần trăm khi cất giữ CNY.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi thích cái cách châm biếm và giọng văn của anh Vid quá. Chửi rất đã.

      Xóa
  2. cảm ơn a David!

    nhờ ngòi bút chiến của anh và PT, mà mọi người hiểu rõ vấn đề hơn không bị thằng tuyên giáo dắt mũi nữa.

    Trả lờiXóa
  3. anh Vít cho hỏi có quyển sách nào về kinh tế thị trường mà bà Phương Thơ gợi ý nên đọc không? Làm ơn cho em biết

    Trả lờiXóa