Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Trong hành động mới đây nghị gật quốc hội VN bấm nút thông qua Luật nợ công mới của VN. Cụ thể họ sửa lại sổ nợ để cho đúng theo thông lệ quốc tế. Đó là nợ công của VN bây giờ sẽ không tính vào “nợ tự vay, tự trả của DNNN”.

Tức là định nghĩa mới rất mơ hồ và hàm hồ, và VN định nghĩa mới về nợ công, cụ thể: “Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.”.

Ôi thôi, họ lý luận là để tính lại nợ công theo thông lệ quốc tế. Tôi thì ngần ngại là VN có cái gì theo thông lệ quốc tế. Bởi quốc tế họ đâu có quy định doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy chỉ huy kinh tế, hay nhà nước quốc tế ấy đâu có sở hữu 100% của DNNN đâu mà theo thông lệ quốc tế cái gì?

Có lẽ do đặc thù cái nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN mà người nhà của đảng, vì họ muốn như vậy, là dồn tiền, tài nguyên đất đai vào các quả đấm thép doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy chỉ huy nền kinh tế, và nhà nước VN là chủ sở hữu vốn của các DNNN ấy thì có lẽ theo thông lệ quốc tế thì quốc tế sẽ định nghĩa nợ công của VN như sau:

“Nợ công của VN tính theo định nghĩa quốc tế, nó bao gồm nợ theo định nghĩa của Việt Nam như đã nói và cộng thêm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.”

Định nghĩa này  mà quốc tế định nghĩa họ ghi như vậy cho VN thì phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, Vì VN muốn như vậy. Cho nên vì nhà nước VN làm chủ đầu tư và chủ sở hữu chủ của DNNN, do đó mà nhà nước VN không thể xù nợ hay hoán đổi nợ được, hoặc không thể bày ra cái luật phá sản để mà chạy nợ hay làm giảm nợ công xuống được.

Lý do đơn giản dễ thấy và ta thường thấy, nếu nhà nước VN chối bỏ những đứa con doanh nghiệp mắc nợ của họ thì nhà nước VN nếu muốn chối bỏ trách nhiệm trả nợ cũng không sao, miễn rằng nhà nước VN không được tẩu tán tài sản, như bán cổ phần tài sản của doanh nghiệp quốc doanh vay nợ đó vào doanh nghiệp khác hay các tổ chức khác,… Vì nếu doanh nghiệp quốc doanh ấy mất khả năng chi trả thì nó vẫn còn tài sản sở hữu của doanh nghiệp đó,…thì chủ nợ cho vay vẫn còn vớt vát thu hồi được các khoản vay nợ đó.

Thí dụ đơn giản cho vui thôi, nếu EVN vay nợ ngoài bảo lãnh mà tuyên bố không có khả năng trả nợ thì cũng không sao, đó là chủ nợ họ sẽ có quyền thu tiền điện hóa đơn để trừ nợ thay vì nộp ngân sách nhà nước,...hê.hê.. Đúng là quái đản.

6 nhận xét:

  1. nghe mấy con bò này nói chi cho mệt chị PT. Chị tiếp tục phân tích về kinh tế cho người dân vn mở mang đầu óc. chúc chị sức khỏe dồi dào

    Trả lờiXóa
  2. Nếu quốc hội nhấn nút thông qua thì những gì trước đó các DNNN vay với sự bảo lãnh chính phủ thì chính phủ phải trả . Đó là cách tính nợ công cũ mà chính phủ phải có nghĩa vụ phải trả . Còn theo luật mới thì vay theo luật mới nếu chính phủ vay những khoản mới . Cho dù DNNN bị phá sản hoặc thâu tóm thì chính phủ vẫn phải trả vì có bút tích chính phủ bảo lãnh . Bằng không , các DNNN ấy xuất khẩu hoặc cứ tịch biên những tài sản của chính phủ như các hãng hàng không VN bay ra quốc tế , hoặc xuất khẩu gạo , dầu thô..... xem xem chính phủ VN có dám quỵt nợ không ?

    Trả lờiXóa
  3. Khà...khà..tín hiệu thử lửa Chứng khoán ngày 23/11: " Không hoảng sau 6 phút “rơi thẳng đứng”
    http://vneconomy.vn/chung-khoan-ngay-23-11-khong-hoang-sau-6-phut-roi-thang-dung-20171123164326589.htm

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa