KHI DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC VĨ CUỒNG TÁI KHỞI ĐỘNG
Có lẽ trên thế giới rất hiếm có quốc gia nào mà lãnh đạo của
họ hay vẽ ra các dự án xây cất vĩ cuồng là kỳ hạn xây cất kéo dài dai dẳng mà
con số 2050 là lý tưởng để tới khi đó những người đưa ra đề xuất ấy đã hạ canh
an toàn hay đã yên nghỉ dưới nấm mồ từ lâu, và họ để lại cho con cháu è cổ gánh
nợ.
Đó là trong hồ sơ bài báo: “Sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt
tốc độ cao trong 2019”: http://vneconomy.vn/se-trinh-quoc-hoi-du-an-duong-sat-toc-do-cao-trong-2019-20171120210718795.htm
, và kéo dưới xuống nữa thì có lời nói của
một bà nghị gật quốc hội Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh rằng: “Đường sắt tốc độ cao sẽ
tự sinh ra tiền”,….
Trước hết về kinh nghiệm dự án đầu tư, mình hay gọi là “thẩm
định dự án đầu tư” thì cần xét yếu tố là nền kinh tế có thể trả nợ dự án đầu tư
đó hay không? Quốc gia mình có đủ kỹ thuật để tiếp nhận khai thác dự án đầu tư
đó hay không? Quan trọng là doanh nghiệp mình đã có nền móng kinh nghiệm để có
khả năng cùng với doanh nghiệp nước ngoài làm dự án đó hay không như chuyển
giao thiết bị công nghệ cho doanh nghiệp VN gia công, đầu tư sản xuất những
linh kiện thiết bị cần thiết cho dự án đấy hay không? Huy động vốn vay như phát
hành giấy nợ có thể vay tiền để đầu tư dự án dài dai dẳng đó hay không. Đi vay
ngắn hạn mà đầu tư vào dự án dài hạn thì tự sát là kéo đất nước chui xuống đất
vì đổ nợ và phá sản.
Bởi vì như tôi hay nói là hãy nhớ rằng dự án đầu tư bào có kỳ
hạn dài dai dẳng hơn tiền đi vay, tức là có thể phát hành trái phiếu trong nước
hay ngoài nước mà tờ trái phiếu giấy nợ ấy có kỳ hạn ngắn hơn dự án đầu tư là
nguy cơ rủi ro về tài rất cao và vỡ nợ cũng cao. Bởi vì các nhà đầu tư quốc tế
có lẽ họ cũng biết điều đó chứ không phải là không biết, nên ai cũng từ chối
bơm vốn vào đó là không có gì lạ cả.
Đối với VN thì hiện nay đang song hành đầu tư vào 3 dự án vĩ
cuồng. Đó là dự án đường cao tốc Bắc-Nam với trị giá hàng trăm ngàn tỷ VND, và
hai dự án khác là dự đình đám mang dấu ấn của kẻ bất tài vô năng lực của ông
Đinh La Thăng, là án xây sân bay Long Thành, Đinh La Thăng này còn tuyên bố “nếu
không cho dự án Long Thành một cơ hội thì mai sau lịch sử sẽ có tội với đất nước,…”.
Đinh La Thăng này có lẽ tạo ra khoản nợ khổng lồ nhiều tỷ USD thời ông này làm
bên Dầu khí rồi giao thông vận tải,…
Ban đầu dự án này Đinh La Thăng và thuộc hạ cùng cấp trên là
Nguyễn Tân Dũng (thủ tướng khi đó) không hiểu làm sao những kẻ bất tài vô năng
lực này vẽ ra con số đầu tư tới 18,7 tỷ $, khiến cho các nhà phân tích giới đầu
tư quốc tế mỉa mai là “dự án đắt đỏ đáng kinh ngạc với một quốc gia còn quá
nghèo này”. Sau đó dự án này bớt xuống còn 15,8 tỷ $. Làm sao mà chênh nhau tới
con số 2,9 tỷ $ như vậy thì đủ biết cái hạng người này chưa có bất cứ sự phân
tích kỹ lưỡng nào hay chưa có bất cứ sự chuẩn bị tiền vốn đầu tư nào trong sổ
sách hay trong đầu mà đã liều lĩnh vẽ ra dự án đó.
Có lẽ dự án xây sân bay Long Thành, sẽ đội vốn hơn cả dự
toán ban đầu 18,7 tỷ $, và dự án này có đặc điểm là kéo dài tới năm 2050 thì
hoàn thành hết.
Kế đến bây giờ cái quốc hội VN dự tính tái khởi động dự án xây dựng đường xe
lửa cao tốc Bắc Nam trị giá gần 56 tỷ $ (thực tế nó có thể đội vốn lên 140 tỷ
$). Họ mơ tưởng đến dự án đường siêu xe
lửa cao tốc Bắc – Nam là sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc
350 km/h. Tức là họ vẽ ra các dự án ấy mà người được kỳ vọng sẽ trả tiền thuế
và tiền nợ bây giờ nếu ở tuổi sung mãn đang kiếm ra nhiều tiền nhất là 30-40 tuổi
khi tới giai đoạn năm 2050 ấy thì đã già cả hoặc đã không còn có khả năng đi xe
lửa cao tốc đó nữa, hoặc đã về cõi vĩnh hằng rồi.
Chuyện quái đản nữa là dự án này có chiều dài là 1.570 km, vận
tốc khai thác 350 km/h thì nếu đón khách khoảng cách 525 km là chạy 1,5 giờ (một
giờ rưỡi) thì làm sao mà vận chuyển hành khách, hay đón khách, và kiếm đâu ra
khách để chạy nếu chạy xa hơn thì vét khách ở đâu để trang trải phí tổn. Ôi
thôi đúng là chuyện quái đản xứ thần tiên này.
Vì thực tế trên thế giới ngày nay các nước giàu có tiên tiến
nhất thế giới họ cũng không đầu tư để xây cất các dự án xe lửa cao tốc vĩ cuồng
này cả, vì nó không có lợi và không thể cạnh tranh được với hàng không máy bay,
vì vừa rẻ vừa nhanh, vừa hiệu quả,…
Dự án đường sắt cao tốc
vĩ cuồng này là bản copy của phe
nào đó thân Tàu, là trùng hợp với dự án đường sắt cao tốc mà TQ triển khai xưa
kia, và vế bên kia là chính phủ VN và Bộ Chính trị cũng triển khai dự án ấy, có
lẽ thời đó tính rước dự án ấy của TQ vào thí điểm đầu tư. TQ thì có kinh nghiệm
làm dự án này bằng cách sao chép các công nghệ của Nhật, Đức. TQ thì hiện nay
đang ngập nợ và đổ nợ về dự án xe lửa cao tốc vĩ cuồng này, mà giới hạn chạy của
nó là 300 km/h thôi. Nhưng vì chi phí đắt đỏ so với vận chuyển tiện lợi là hàng
không thì án xe lửa cao tốc vĩ cuồng này của TQ đã phá sản nhiều nơi, nhiều tỉnh
thành, vì ế khách, giá vé đắt đỏ không thể cạnh tranh lại vận chuyển hàng
không.
Thậm tệ nó rất thiếu an toàn, mặc dầu TQ thừa kinh nghiệm về
cung cấp điện và thiết bị điện cho điều tiết, dự án đường sắt cao tốc của TQ hiện
nay đang ngập nợ và nguy ngập vì thiếu an toàn, nhiều lần nổ hệ thống điện và xẩy
ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc rất kinh hoàng bị bưng bít thông tin kín mít mà Bắc
Kinh giâu nhẹm. Vì nếu nói ra thì TQ mất nhiều dự án đầu tư đang chào mời các
nước, ôi thôi nhiều nước đã giật mình hủy bỏ các dự án vĩ cuồng này của TQ, lý
do nó thật sự không an toàn, vì kinh phí bỏ ra quá lớn, quan lý hệ thống đó quá
tốn kém về nhân lực và nó hút vào đó nhiều thứ bất ổn khác như phải xây riêng hệ
thống đường điện để tải điện riêng cho nó.
Ta cũng không quên là gần đây nhiều nước Châu Mỹ Latinh đã hủy bỏ dở dang các dự án xây cất đường xe lửa cao tốc vì sửa thiết kế, và tiêu chuẩn không đáp ứng về vận chuyển,…TQ nổi tiếng hối lộ để mau danh là để có tiếng nhằm tô bóng hình ảnh công ty họ để làm hoa mắt các đối tác. Đó là kinh nghiệm trước đây khi hãng thẩm định tài chánh Trung Quốc là Đại Công (Dagong) vào năm 2010 họ tự đánh giá xếp hạng tín nhiệm rất cao cho các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt ở TQ để quảng cáo cho thế giới. Kết cục hàng loạt vụ tai nạn xe lửa kinh hoàng xẩy ra ở TQ và một số nước bị khủng hoản oan, chính quyền bị lung lay, đó là các vụ tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra tại Liêu Ninh, và chuyện bi hài hơn là các công ty chuyên xây dựng đường sắt cao tốc ấy của TQ bị điều tra ăn cắp thiết kế của Nhật và Đức, Như ThyssenKrupp (công nghệ đúc cơ khí, thép), hãng Siemens,…các công ty của TQ còn dán cái nhãn liên doanh đầu tư với các công ty Đức để quảng bá thương hiệu, kể cả hệ thống cấp điện cho tàu cao tốc, vì ăn cắp làm nhái và thiết kế sai mà vụ tai nạ tàu cao tốc ngớ ngẩn nhất của TQ “tai nạn tàu hỏa Wenzhou” lỗi hệ thống cung cấp điện bị sét đánh, khiến nhiều chục người thương vong, và để cho các dự án khác của TQ đang đầu tư về đường sắt cao tốc hay tàu điện ngầm (có lẽ TQ không có kinh nghiệm làm tàu điện ngầm) không bị ảnh hưởng thì TQ bưng bít thông tin kín mít rất kinh điển và kết cục họ chỉ bị phanh khui là đi sao chép ăn cắp công nghệ của Đức và Nhật khi xưa kia hai quốc gia này đầu tư vào TQ và xấy cất rồi liên doanh,…
Hiện nay giới phân tích ước đoán các đại công ty quốc doanh
đường sắt của TQ như China Railway Construction, gọi là Tổng công ty xây dựng
đường sắt Trung Quốc (CRCC ), với hàng công ty con đủ loại thì đang ngập nợ và
mắc nợ tới gần 700 tỷ $, tính cho nhiều công ty khác dây mơ dễ má cùng họ hàng
là công ty con chồng chéo như China
Railway Engineering; China Railway Electrification Bureau Group Co., Ltd.;
China Railway Construction Investment Co., Ltd.; China Civil Engineering
Construction Corporation; China Railway Urban Construction Group Co., Ltd.,… có
lẽ đang ngập nợ trên 1000 tỷ $, họ đầu tư dàn trải khắp nơi tại TQ và nước
ngoài, dù rằng kinh nghiệm của họ chỉ mới có gần đây khi sao chép kỹ thuật và
công nghệ của Nhât, Đức,… kết cục nhiều quốc gia chuốc họa oan là doanh nghiệp
của họ cũng ngập nợ và vỡ nợ bởi sức công phá đầu tư xây cất chào thầu giá rẻ
sau ấy đội vốn giá cao và đắt đỏ hơn có khi gấp đôi các công ty của Âu châu, Nhật
Bản,…Kinh nghiệm nữa trước đây Bộ trưởng Bộ giao thông Indonesia Ignasius Jonan
khi đó còn đương chức từ tháng 10/2014 - tháng 7/2016 đã ra lệch cho các công
ty đường sắt TQ và các công ty Indonesia
liên doanh dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung mà dự án này dự kiến
đi vào hoạt động vào đầu năm 2019 với tốc độ tối đa 350 km/h và bị hủy, lý do đội
vốn và ăn gian thiết kế của TQ khi đấu thầu giá rẻ sauy ấy TQ đòi Indonesia phải
góp vốn hay vay vốn lãi cao hơn, bản thiết kế bị TQ sửa lại không đáp ứng tiêu
chuẩn. Khi chốt dự án đầu tư trị giá 5,5 tỷ $ mà đòi đội vốn lên 7 tỷ $ cao hơn
nhà thầu Nhật trả giá.
Mới đầu TQ gài bẫy Indonesia khi TQ hứa hẹn là Bắc Kinh chỉ
định cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), tức là China Development Bank ký một khoản vay 4,5 tỷ
USD cho Indonesia để hỗ trợ dự án, sau ấy làm sao đó dự án còn “rút ruột công
trình và đòi tăng thêm vốn mà TQ đòi hỏi”. Làm sao mà họ lại đội vốn và đòi lãi
suất cao hơn ban đầu tới 35% thì quả là chuyện bi kịch, và TQ bị vỡ mộng miếng
bánh to lớn mà Indonesia có thể tung ra xây cất hạ tầng cơ sở trị giá cần thiết
470 tỷ $ sau này và Indonesia đã không bàn đến những dự án vĩ đại ấy nữa với
TQ.
Đó là danh sách những công ty tham gia dự án này gồm: Wijaya
Karya (WIKA.JK); Jasa Marga (JSMR.JK); PT Kereta Cepat Indonesia-China (KCIC);
China Railway International Co Ltd,….
Lại sập bẫy Tàu cộng. Cảm ơn PT.
Trả lờiXóaCú vét cuối cùng trước khi về với cac-mac-le...họ nghĩ là sẽ an toàn...không đâu..hãy lật lại sử VN...hoặc gần đây nhất xem số phận của tt.ZIMBABUE MUGABE..và sắp tới nữa là VENEZUELA
Trả lờiXóaMấy cái dự án tàu điện ngầm, tàu cao tốc... hay gì gì đó về công nghệ, về an toàn thì chắc chắn phần đông người dân không dám sử dụng nếu đó là hàng Tàu. Cảm ơn chị Phương Thơ.
Trả lờiXóaKhà...khà..đã gần đến ĐIỂM LẬT MINSKY lắm rồi
Trả lờiXóa(“Thời điểm Minsky” (Minsky moment) là sự di chuyển chậm từ trạng thái ổn định sang khủng hoảng của hệ thống tài chính. Thời điểm này được rút ra từ thuyết bất ổn về tài chính do nhà kinh tế học người Mỹ Hyman P.Minsky (1919 – 1996) đề nghị vào thập niên 1970. Minsky theo trường phái Keynes, xây dựng học thuyết của mình trên ý tưởng « sự ổn định bất ổn » (stability is unstable). “Để đi đến thời điểm Minsky, nền kinh tế trải qua ba giai đoạn chính: giai đoạn 1: kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà đầu tư hứng khởi đầu tư vào một lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận to lớn. Giai đoạn 2: đầu tư vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư nữa, để lên cao trào, tạo bong bóng giá và tan vỡ trong lĩnh vực ấy. Giai đoạn 3: Bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính. )
Cảm ơn Phương Thơ có bài phân tích sự thất bại của đường sắt cao tốc.
Trả lờiXóaNhưng theo tôi nghĩ, đường sắt Việt Nam với khổ ray 1,067 m củ kỹ lạc hậu cả trăm năm. Cái cần là nên nâng cấp khổ đường sắt này lên 1,403m để nâng vận tốc chạy tàu và an toàn vận chuyển.
Chỉ cần vận tốc đạt 200km/h là quá ngon rồi
Nhà nước chỉ cần bỏ tiền ra làm 2 cái khổ đường sắt 1,403, còn tư nhân sẽ làm tàu chạy trên ray ấy thì có khả thi không nhỉ
Các dự án vỹ cuồng được VC vẽ ra để vay nợ của TC mà thôi, chứ không hề vì mục đích kinh tế, xã hội, dân sinh. Giờ nó vẽ ra dự án metro Bắc Nam, có trị giá ảo 60 tỷ USD, rồi xin vay vốn TC. TC sẽ cho vay, nhưng đổi lại phải giao đất VN cho TC làm thế chấp. Vậy thì cả 2 thằng đều có lợi. VC có tiền để bù ngân sách và chia nhau. TC có đất và có dự án để làm. Chỉ có người dân VN thua hết, vì vừa mang nợ, vừa bị mất nước.
Trả lờiXóaCái phi trường Long Thành, đường dây điên 500kV cũng theo logics này.
Nhát định phải làm thì các ảnh mới có tiền USD bỏ túi để nuôi bồ nhí chứ. Lại nhập khảu công nghẹ Trung cộng, đội vốn và sau này là con cháu è cổ trả nợ thôi.
Trả lờiXóa1/Lúc này kẹt tiền thiếu dự án nên các quan sốt ruột, nên phải nghĩ ra các dự án để mà kiếm chát
Trả lờiXóa2/các quan lãnh đạo phần lớn đều có bằng tiến sĩ kinh tế cho nên hiểu rất sâu sắc hiệu quả kinh tế của các dự án
3/Dại gì đi hỏi cố vấn chúng nó cười cho vì lãnh đạo gì mà ngu quá vậy
4/Các dự án càng lớn càng lâu thì các quan cũng đã về hưu không còn trách nhiệm nữa
5/Phải ráng ăn chuyến chót nếu không thì kinh tế sụp đỗ không đủ tiền ra nước ngoài để xài suốt đời