Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Trở lại hồ sơ các Chaebol Nam Hàn, và các Keiretsu  của Nhật và bài học kinh nghiệm các quả đấm thép của VN chảy thành chì


Trong kinh tế học thì có 4 quốc gia là Nhật-Nam Hàn-TQ-VN có những thành tích khá hài hước là 4 quốc gia này dựng lên các tập đoàn kinh tế theo mô hình áp dụng của một số đại tập đoàn công ty công nghiệp to lớn nhất thế giới của Mỹ những thế kỷ trước khi mà cái gì nói về lớn nhất thế giới đều có công ty Mỹ đứng đầu, và nó thoái trào phá sản thì sau khi Mỹ làm bá chủ thế giới về kinh tế lẫn quân sự và tham gia tái thiết Âu châu lẫn Nhật và hỗ trợ Hàn Quốc thì có chuyện hai đại cường Á châu là Nhật-Hàn Quốc học tập thành công các đại công ty Mỹ về vai trò dẫn dắt nền kinh tế như keiretsu và chaebol.

Hãy nhớ rằng Nhật lập ra các Keiretsu để phát triển kinh tế được yểm trợ của nhà nước như kinh doanh đầu tư tài chính, ngân hàng, bất động sản, lĩnh vực công nghiệp sản xuất như điện, điện tử, cơ khí chế tạo máy, mà ta gọi chung là kinh đa lĩnh vực, mà đốt xương sống được hỗ trợ là ngân hàng trung ương, tập đoàn tài chính cột chặt vào nhau để yểm trợ vốn cho ngành công nghiệp chiến lược đa ngành của họ, và quả nhiên ban đầu nó thành công và tạo ra những cú sốc phát triển kinh tế rồng cọp với các đại công ty to lớn kinh doanh đa ngành mà nhất là các Keiretsu của Nhật rồi sau này đến các chaebol của Nam Hàn học tắt theo Nhật và cũng tạo ra các đại công ty to lớn nhất nước. Ví dụ đối với Nhật thì có các keiretsu là Tập đoàn Sumitomo, đây là tập đoàn ràng buộc với nhau bằng cổ phần chéo sở hữu và kinh doanh đa lĩnh vực, và đã thu hẹp lại hiện nay là kinh doanh liên quan đến tài chính như Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui nổi tiếng.  Mà Sumitomo Group này nói về thành tích Keiretsu thì nó sở hữu và đầu tưu cổ phần chéo vào các lĩnh vực công nghiệp mọi ngành nghề như liên quan đến Tập đoàn ô tô Mazda, Tập đoàn NEC , và các tập đoàn như sắt thép, chế tạo ô tô, điện tử, điện công nghiệp, nói chung đủ mọi ngành nghề,…

Và ta nhớ rằng các Keiretsu đã phá sản và thoái trào vì bị khủng hoảng kinh tế Nhật ở những năm 1990 của thế kỷ trước khi kinh tế Nhật bị bể bong bóng bất động sản và vỡ bong bóng cổ phiếu vào những năm 1990 khi mà chỉ số Nikkei 225 theo dõi hiệu suất 225 công ty to lớn nhất của Nhật đại diện cho nền kinh tế nó vỡ bong bóng từ mức đỉnh cao 38.915,87 điểm vào tháng 12 năm 1989, và cho tới nay hơn 2 thập kỷ nó chưa thể phục hồi và thậm chí bất động sản của Nhật vẫn còn đống hoang tàn là tại Nhật hiện nay có khoảng 1 triệu căn nhà bỏ hoang cho không cũng chẳng ai ở dù giá nhà đất ở Nhật siêu đắt đỏ. Đó là bài học sự bể bóng của các Keiretsu nó đầu tư chồng chéo, và khi nó sụp đổ thì nó giật sập luôn tất cả các lĩnh vực nó đầu tư khiến cho kinh tế bị suy thoái rất khó hồi phục.

Với Hàn Quốc thì quốc gia này bắt chước các mô hình phát triển kinh tế của Nhật là các keiretsu và Hàn Quốc lập ra các và bị khủng hoảng kinh tế năm 1997 kéo dài mấy năm và xóa sạch nhiều chaebol như tên tuổi Daewoo,…và rất nhiều công ty to lớn ngang hàng với Samsung, mà khốn nỗi Samsung cũng là một chaebol suýt tiêu vong. Nghĩa là Tập đoàn điện tử lớn hàng đầu thế giới là  Chaebol Samsung xưa kia nó còn kinh doanh mảng ô tô, thậm chí lấn sân vào lĩnh vực chế tạo động cơ ô tô và có tên hiệu là Samsung Motors. Và nó suýt nữa chôn vùi cái thương hiệu Samsung của Hàn Quốc. Và cũng may là chính quyền Hàn Quốc là nhận ra lỗi lầm này và triệt thoái rồi phân rã các Chaebol. Như trường hợp loại bỏ Samsung Motors ờ lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, và bán cho Renault của Pháp, và thực tế sau này cái nhãn mác ô tô Samsung đó thì Renault của Pháp họ cũng bỏ luôn vì nó không có giá trị nào cả,… nói chung khi nói về các chaebol thì đau lòng nhất là tập đoàn kinh tế khổng lồ Daewoo bị suy thoái,…

Tuy nhiên cái chuyện hài hước là các keiretsu, chaebol bị khủng hoảng thì ở TQ và VN họ đi fđào bới lượm nhặt lại để học hỏi mô hình kinh tế của Nhật và Hàn Quốc, mà nhất là TQ thì họ học tập thành công cũng có mà thất bại cũng nặng và tôi tính ra cái thất bại tan tành là cái hệ thống ngân hàng TQ là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, hay People's Bank of China –PBOC thù kể từ năm 1995 cho tới nay thì họ tiêu tốn mất gần 1000 tỷ USD nợ xấu để giải quyết cái thói học tắt của Nhật và Nam Hàn.

Ở VN thì cũng có chuyện bi kịch là quốc gia này thì cũng đi học hỏi kinh nghiệm của thiên hạ là học tắt của kinh nghiệm các Chaebol Nam Hàn. Và hậu quả dễ thấy ra là các quả đấm thép, như Vinashin, Vinalines, dầu khí, EVN,…nó đều thất bại tanh tành mây khói,….vì cái đầu quản trị kém. Vì hãy nhớ rằng những Keiretsu và Chaebol,…xưa kia thì họ lập ra hàng đống công ty chồng chéo và quản trị viên là các CEO đều am hiểu từng lĩnh vực và thậm chí là thuế các chuyên gia nước ngoài có liên doanh với công ty dây mơ rễ má, vậy mà họ còn thất bại thì huống hồ các đại công ty quốc doanh nhà nước VN là các quả đấm thép thì toàn là đảng viên lãnh đạo. Thậm chí là đảng viên chỉ am hiểu lĩnh vực Marx-Lenin và lý luận chính trị cao cấp và quá lắm thì am hiểu vài thứ kinh tế vĩ mô học cử tuyển bên Liên Xô, vậy mà ngồi cái ghế lãnh đạo tối cao tất cả các lĩnh vực kinh tế thì quả nhiên là liều mạng,…

Có lẽ chủ đề khó nói hết, và lần tới tối sẽ nói sơ qua nền kinh tế Nhật với các đại công ty í tai biết tới là các Keiretsu chi phối nền kinh tế Nhật và thế giới là họ ẩn trong bóng tối và lui về chỉ sản xuất gia công chế tạo linh kiện cung ứng cho tất cả các lĩnh vực công nghiệp toàn cầu thay vì ảo giác vào các thương hiệu Toshiba, Sharp hay Panasonic, hay JVC,... mà người ta hay nhầm lẫn là Samsung của Hàn Quốc hạ gục chứ thật ra Nhật họ không còn coi trọng nó và lui về làm chuyện lớn hơn và lời hơn là làm những chuyện gia công chế tạo linh kiện điện tử, có khí mà gần như chi phối cả toàn cầu là bất cứ ngành nghề công nghiệp nào đều có Nhật tham gia cả.

Sau cùng tôi nghiệm ra rằng mấy cái đầu và bộ não quan chức điều hành kinh tế VN thì bé hạt tiêu là một ngàn ông tiến sĩ kinh tế thì chưa chắc bằng cái bộ não của tôi là họ chẳng hiểu gì về nghiệp vụ phân tích các công ty toàn cầu qua nghiệp vụ tài chính và chứng khoán, nhưng rất liều mạng quản lý kinh tế của mô hình các Keiretsu, Chaebol bị phá sản ở những thập kỷ trước của những năm 90, và ngay cả tôi dù có khả năng phân tích nghiệp vụ đầu tư 1 triệu công ty đa quốc gia trên toàn cầu qua nghiệp vụ tài chính và chứng khoán thì tôi còn chưa thể diều hành được các Keiretsu, Chaebol thì ở VN họ dám liều mạng làm chuyện này và gần như chẳng có nhà kinh tế học và các chuyên gia am hiểu lĩnh vực đó ngăn cản thì quả là chuyện lạ khó tin nổi.

9 nhận xét:

  1. Báo QĐND "Chỉ có xã hội chủ nghĩa mới định hướng được kinh tế thị trường"

    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Chi-co-xa-hoi-chu-nghia-moi-dinh-huong-duoc-kinh-te-thi-truong-post193700.gd?fbclid=IwAR1lOfKjK-9I-jL0Y7AKoig4qhjt5S-73FDOOdUZwvRqsUzqe5H8ZO5O19A

    Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu có giải thưởng "Nobel kinh kế cho thành tích điều hành kinh tế tệ hại" thì quan chức CS VN sẽ ẩm toàn bộ không chừa ai cả!

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn chị, các bài chị viết em đọc rất kỹ và chậm để hiểu hết giá trị của bài viết.

    Trả lờiXóa
  5. csvn đang học bài tàu...triển khai " kinh tế tư bản nhà nước "...tàu chết ... csvn chung một nấm mồ

    Trả lờiXóa
  6. Thép Việt nhưng nguyên liệu nhập từ tàu thôi .

    Trả lờiXóa
  7. VN tự hào uông rượu đểu nhiều nhất

    Trả lờiXóa