Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018


Lại nói tiếp về ngành công nghiệp ô tô VN và kinh nghiệm của ngành công nghiệp ô tô Thailand


Có một điều hài hước là VN mới là quốc gia có ngành công nghiệp ô tô khá sớm. Đó là thương hiệu xe hơi La Dalat, nó do hãng chế tạo xe của Pháp Citroën đầu tư, là thương hiệu xe hơi có tuổi đời đầy kinh nghiệm là nhiều tuổi hơn hàng trăm thương hiệu xe hơi của các nước như TQ, Ấn Độ, và các nước Châu Á. Nghĩa là nếu hãng xe La Dalat nó không bị chiến tranh tàn phá xung đột nội chiến Nam-Bắc thì có lẽ bây giờ VN đã có một hãng xe tách ra khỏi hiệu xe Citroën của Pháp và chắc chắn VN đã có những nhãn mác xe hơi, xe bus, xe tải,… đẳng cấp hàng đầu thế giới là không thua kém ai. Vì hiệu xe La Dalat vào thời điểm của những thập kỷ xa xôi của thế kỷ trước nó xứng danh mang nhãn mác “made in VN”, vì tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chiếm khá cao trong hồ sơ kinh tế của các ngành công nghiệp xe hơi thế giới.

Đúng là bi kịch, cũng vì chiến tranh mà ra. Có lẽ ở VN nếu người ta biết cách thương lượng hòa bình chia sẻ quyền lực là tránh gây đổ máu thì VN bây giờ có thể là cường quốc kinh tế rất có trọng lượng, và dân số có thể trên 140 triệu dân. Vì hãy nhớ rằng tôi nói về chính trị kinh tế bang giao quốc tế thì cái chiến tranh ở VN tàn khốc xưa kia nó là cuộc nội chiến anh em trong một nhà bắn giết nhau bởi ý thức hệ chi phối, là phía Bắc cầm súng chiến đấu cho lý tưởng và tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Tức là nói trắng ra ai cũng biết là phía Bắc, Việt Nam cầm súng chiến đấu cho Liên Xô, TQ, còn phía Nam của VN thì cầm súng chiến đấu theo ý thức hệ tư bản, nghĩa là cầm súng chiến đấu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng về phía Nam, mà ảnh hưởng chi phối của Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Nói cho cùng, đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, vì có rất nhiều nước họ còn tồi tệ hơn VN về xung đột vào những năm chiến tranh thì họ vẫn không cầm súng đối mặt nhau mà đàm phán nhượng bộ và trao trả độc lập chủ quyền mà còn toàn vẹn lãnh thổ mà kinh tế của họ còn thừa hưởng thành quả vượt bậc do tiếp cận văn hóa giáo dục của những nước tư bản, thậm chí là Hồng Kông, Macau là thuộc địa của UK, Bồ Đào Nha được trao trả độc lập cho TQ thì hai quốc gia này trở lên giàu có bậc nhất thế giới mà còn là trung tâm tài chính và giải trí, hay kinh doanh dịch vụ trung gian của thế giới  mà còn cứu rỗi nâng đỡ cho nền kinh tế TQ rất nhiều, vì nếu như xưa kia TQ mà tung quân xung đột với UK, Bồ Đào Nha để giành lại Hồng Kông, Macau thì hai tiểu quốc này bây giờ trở thành cái nghĩa địa không có người ở. Đó là tôi nói ngoài lề một chút về lịch sử chiến tranh.

Còn trở lại chuyện những thương hiệu xe hơi VN thì quốc gia này trong quá khứ kể từ khi nhà nước cộng sản Bắc Việt cầm quyền thì họ cũng đã có những tham vọng trở thành cường quốc sản xuất xe hơi, xe ô tô, xe bus, và những ngành công nghiệp vận chuyển chứ không phải là đến bây giờ mới tung ra hiệu xe hơi Vinfast.

Thực tế trong phân tích chứng khoán các công ty công nghiệp xe hơi toàn cầu thì tôi chưa từng thấy bất cứ một hãng xe hơi nào của VN lên sàn chứng khoán cả. Nhưng phân tích cách ngành nghề công nghiệp về cơ khí chế tạo thì VN cũng có những công ty cơ khí về ô tô, nhưng nó chỉ là hạng giẻ rách tư duy thiếu não trạng của những ông bà lãnh đạo CSVN, có thể họ kém trí tuệ nhưng hay mơ chuyện hái sao trên trời, và tư duy ngành công nghiệp ô tô của họ mang tính đậm chất con buôn thời vụ. Cụ thể VN hiện nay và quá khứ cũng đã có những thương hiệu về xe ô tô như hãng xe Mekong Auto; Samco;  Thaco; Transinco;  VEAM; rồi chế tạo động cơ Vinacomin (than khoáng sản);  Vinamotor ; Vinaxuki ; VMC;  Động cơ Đô Thành;  Động cơ TMT;  rồi mới đây là Vinfast,…

Tuy nhiên tất cả những thứ thương hiệu này chỉ lả hạng con buôn và không có bất cứ nền móng nào cả, từ tài chính cho đến lĩnh vực cốt lõi gia công linh kiện, ngành nghề hóa chất như công nghệ sơn, ngành nghề cao su, thủy tinh, cho đến sắt thép, kim loại đúc khuân, rồi nhựa,…họ chẳng có bất cứ gốc rễ nào cả, nhưng mới đây cái hãng xe Vinfast chưa có bất cứ kinh nghiệm hay tuổi đời nào cũng đang hô hào chở thành ông trùm sản xuất xe hơi của Đông Nam Á là mơ ảo giác trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Đông Nam Á, nghĩa là bỏ xa Thailand, Indonesia.  Tức là ngành công nghiệp xe ô tô của Thái xây dựng hơn nửa thế kỷ mà chính xác là từ năm 1960 rồi sẽ bị Vinfast cho ra rìa hai ba năm tới.

Tôi thì mỉa mai rằng làm sao mà Vinfast đòi đạp đầu ngành công nghiệp xe hơi Thái xuống hàng thứ yếu khi mà ngay chính Vinfast còn lệ thuộc vào một công ty vô danh cò con của Thái là công ty Công ty Aapico Hitech, chuyên về lĩnh vực dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe ở Thái mà Vinfast phải liên doanh đặt hàng cho họ sản xuất chế tạo.

Chuyện thứ nữa để Vinfast đòi phế truất ngôi vương của Thái về ngành công nghiệp xe hơi thì Vinfast phải đầu tư kiếm ra ít nhất 2% các kim loại, đất hiếm của thế giới dùng cho ngành chế tạo xe hơi để giảm giá bán chiếc xe thì mới canhju tranh được ở thị trường nước ngoài. Trong khi Thái họ là ông vua về ngành nghề chế biến kim loại, đất hiếm sẵn có ở Thái chiếm tới 7% hay nhiều hơn nữa là trừ TQ ra. Hãy nhớ rằng các ổ cứng máy tính, hay các thiết bị cơ khí có vật liệu cao cấp chế tạo sản xuất ở Thái luôn có giá trị cao và giá cạnh tranh do người Thái đã có kỹ năng khai thác đất hiếm qua sự đầu tư yểm trợ của Nhật, Mỹ,…

Tôi lại nhấn mạnh thêm nữa cho những kẻ u mê ảo giác về hiệu xe Vinfast đứng đầu ngành công nghiệp xe hơi Đông Nam Á mà Thailand đang giữ ngôi vua thì hiệu xe Vinfast phải có năng lực xuất khẩu xe hơi như Thailand họ liên doanh với các hãng xe Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc và đang xuất khẩu sang các thị trường như nội địa tiêu thụ ở Thái thì còn có VN, các nước Đông Âu, rồi Thổ Nhĩ Kỳ,  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN,…qua các thương hiệu BMW, Ford, Nissan, Toyota, Daihatsu, General Motors,  Honda, Isuzu,  Mazda, Mercedes-Benz, Mitsubishi , Nissan, Volvo,  Volkswagen,  Tata,…

Thậm chí là Thailand có nhãn hiệu xe hơi đại diện cho riêng quốc gia họ là Thai Rung Union Car Public Co., Ltd, hay viết tắt là Thai Rung thì họ cũng có khả năng xuất khẩu qua TQ, một số nước Châu Phi,  Ai Cập , Kenya,…và đang bán ra với cái tên thương hiệu  Nissan, Chevrolet, Isuzu , Toyota,….và nhãn mác khiêm tốn của họ là Thai Rung. Và thực tế người Thái có tới 9 thương hiệu xe ô tô, xe máy mà tôi ngần ngại liệt kê ra, nhưng nó chủ yếu gia công và bán với cái mác tên hiệu xe hơi quốc tế, hoặc chỉ bán tròng nước với tên hiệu nội địa.

Hãy biết rằng ngành công nghiệp ô tô Thailand họ đã đổ tiền đầu tư cao điểm trong hai thập kỷ qua tiêu tốn số tiền tới gần 40 tỷ USD để đầu tư vào mọi lĩnh vực gia công cơ khí, kim loại đúc khuân, hóa chất, khai thác chế biến kim loại cao cấp, khai thác chế biến đất hiếm, rồi đào tạo hệ thống giáo dục về kỹ năng cơ khí, cơ học ứng dụng,...rất bài bản để tự chủ gia công nâng cao tối đa linh kiện chế tạo và sản xuất ở Thailand mà các công ty xe hơi quốc tế họ đặt cơ sở và liên doanh với Thái. Thậm chí là Thailand họ cũng chẳng cần bán ra chiếc xe hơi nhãn mác của Thái mà họ chỉ cần bán ra những chiếc xe hơi thương hiệu quốc tế như của Mỹ, Đức, Nhật với linh kiện được gia công sản xuất chế tạo ở Thailand thôi là đã quá đủ để họ kếm lời và đóng góp cho GDP kinh tế có phẩm chất,...

Ôi thôi tôi hay mỉa mai rằng, cái hiệu xe Vinfast hay khoe là công xưởng có 1.200 robot tự động hóa thì mấy cái thứ đó nó rất tầm thường mà còn tầm phào là bất cứ công ty nào cũng có thể làm được cả, miễn rằng họ có tiền đầu tư hay không, thậm chí những công ty của ông tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhak mua gần 54% cổ phần của Sabeco thì ông ta vẫn có thể bỏ tiền ra mua 10.000 con robot làm ô tô cũng là chuyện dễ dàng và bình thường,....Thậm chí là tôi vẫn có thể bỏ tiền ra mua một lúc 2.000 robot và chuyển nghề làm xe là chuyện dễ như uống cốc nước lạnh thôi. Mà cái quan trọng là xây dựng thị trường, thương hiệu, nền móng ngành nghề phụ trợ gia công chế tạo linh kiện thì mới là tốn kém. 

Thậm chí là đầu tư vào khai thác để chế biến kim loại, đất hiếm thì cũng không dễ thở chút nào là siêu tốn kém tiền bạc và nhân lực, hay ngay cả vấn đề đầu tư làm thép luyện kim cao cấp để làm khung xe hơi cũng không dễ dàng chút nào. Đừng nói là bỏ tiền ra mua công nghệ nhá, ví cái hãng xe Vinfast vốn liếng có bao nhiêu tiền, đã thế còn đi vay nợ quốc tế và bị hãng lượng giá tín dụng Fitch Ratings hạ thấp các tờ giấy nợ và khoản vay rơi vào tiêu cực là nếu đi vay nữa sẽ rất khó ngân hàng nào dám cho vay hay bảo lãnh, hoặc nếu có vay được tiền đầu tư nữa thì phải trả lãi suất cao mới có thể vay được.

13 nhận xét:

  1. Chào mừng bạn đã trở lại với chúng tôi, bài viết phân tích chất lượng. Chúng tôi đang rất khát nước và gặp cơn mưa rào là bạn mới thích thú làm sao. Thanks my friend, happy weekend.

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn chị, tưởng đâu chị tham dự hội nghị G20 rồi chứ.

    thật buồn là chiến tranh việt nam lại là cơ hội cho các nước đông nam á phát triển và trung quốc được hưởng lợi nhiều nhất.

    Trả lờiXóa
  3. Bà chị viết hay, hy vọng bà chị lập lại facebook để mở mang tầm mắt cho nhiều người

    Trả lờiXóa
  4. Cô thật dễ thương.
    Cô biết cả La Dalat?

    Hiện lúc này csvn cái xe đạp còn phải nhập thì làm gì chế tạo được xe hơi ?

    Tôi chưa hề thấy 1 cái xe đạp hoàn chỉnh sản xuất ở VN kể từ 1975 tới tận bây giờ, có chăng là khung sườn xe, những bộ phận cốt lõi thì : lip Nhật, sên Nhật, cổ chén Nhật …thì xe mới vận hành trơn tru, không thì nó láp ngáp, lọc cọc…

    Người tiêu dùng VN nên tỉnh táo, bó rau mua ở VN còn phải cân nhắc để cho vào bụng hay là không nữa là VinFast.

    Hãy thận trọng bởi những tên ‘trùm’ gian dối, ba xạo,mị dân và bóc phét.

    Trả lờiXóa
  5. Không biết ông Vượng có phải là đvcs không nhỉ ? Giống như JACK MA ( ALIBABA) của Ba tàu ?

    Trả lờiXóa
  6. Lại nhớ về La Dalat. Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà nước làm cũng chê, tư nhân làm cũng chê. CS cũng chê mà tư bản cũng chê. Chị PT nên đưa ra những đóng góp cụ thể thì hay hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan trọng là nó đúng, ok?!

      Xóa
    2. Ngồi chê thì dễ rồi, chọn bất kỳ quốc gia đang phát triển nào thì chê lúc nào chả được. Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, nước nào mà không đầy rẫy vấn đề, từ chính trị, kinh tế đến xã hội. Nhưng tôi thấy tiếc cho kiến thức chị PT vì chỉ để chê thì không cần đến chị.

      Xóa
    3. muốn có đóng góp gì đó trước hết phải biết vấn đề mình đang gặp là gì để mà nhìn nhận đánh giá. biết được vấn đề rồi thì còn nhờ mấy bác đỉnh cao trí tuệ ở trên có tâm nhìn nhận lại để thay đổi không nữa. đó là một câu chuyện dài

      Xóa
    4. Quân vương biết lắng nghe lời can gián chê bai của triều thần là MINH QUÂN.
      Ngược lại nếu nghe lời ‘nịnh hót’ là gì nhỉ ?...
      Nói về ‘khen, chê’ thì hổng phải thằng tây rờ mu rùa nào cũng nói được!
      Trình độ ‘chê, khen’ của PT là lời vàng ngọc, nói có sách mách có chứng!

      Nói năng lảm nhảm tầm phào lung tung beng, rối! đôi khi chỉ là những lời sáo rỗng mà phép luận chứng không cho phép và chẳng người hiểu biết nào có thể nghe lọt tai.

      Đọc PT người ta có thể quản lý hoặc đầu tư tốt hơn, quan trọng nhất là ‘khó’ bị lừa!


      Xóa
  8. Ước gì cô Thơ về làm cố vấn tài chính kinh tế cho Viet Nam, kkaka

    Trả lờiXóa
  9. Vinfờ ngày càng rõ năng lực

    Trả lờiXóa