Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018


Trở lại hồ sơ ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Ở bài báo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết về ổn định kinh tế vĩ mô” này: http://cafef.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-viet-ve-on-dinh-kinh-te-vi-mo-20180301085836309.chn ,  tôi sửa lỗi và sai mà cái lầm nghiêm trọng để bạn đọc có cái nhìn đung hơn thay vì thiển cận tin vào chuyện ảo giác quan chức Vietnam hay  mắc chứng bệnh megalomania, megalomaniac - thích làm lớn, mắc chứng hoang tưởng tự đại, người mê sảng.

Đó là tôi không hiểu ai đang tư vấn cho ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà nói sảng ra như vậy là họ hình không còn một chút sĩ diện hay thể diện nào nữa, mà nếu nói nặng người nhà ở VN hay nói là “ngu như Bò” thì tôi đọc bài báo này thì còn có người “ngu hơn Bò”.

Trước hêt tôi nghi ngờ ông Vũ Viết Ngoạn, từng giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nay là Tổ trưởng (chủ tịch) Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thì cũng kịp lận lưng văn bằng tiến sĩ tài chính hệ đào tạo từ xa Đại học La Salle, Mỹ (bị nghi ngờ là học giả lấy bằng rởm). Tức là ông này tôi đã nghi rất lâu rồi khi có những phát biểu rất ngu xuẩn về chính sách tiền tệ thời ông này ngồi cái ghế Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó BBC Tiếng Việt cũng truy ra ở đây: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/08/110805_vuvietngoan_explanation

Trở lại bài báo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết về ổn định kinh tế vĩ mô”, và tôi trích một vài đoạn khá đậm đặc mang bóng dáng của sự phát ngôn liều lĩnh kém cỏi đến mức khó ai có thể hình dung ra được nếu ai đã qua trường lớp đào tạo về kinh tế sơ cấp thôi cũng phải giật mình.

Đoạn trích “Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đều gắn liền với việc thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, như Nhật Bản từ những năm 1950, Hàn Quốc và những con hổ châu Á từ những năm 1960, Trung Quốc từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980.”.

Trước hết tôi phân tích ngắn gọn như thế này, các con Hổ chính hiệu về kinh tế ở Á châu thì có Hàn Quốc, Đài Loan,…là rất đậm chất con Hổ, và tôi sẽ giải thích phần ngắn gọn ở phần sau mà ưu tiên nói đến TQ trước tiên thì ai cũng dễ thấy, vì dù sao VN-TQ thì ai cũng đều biết nhau cả.

Đó là “nền kinh tế Trung Quốc  từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 trở thành con Hổ” mà ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này phân tích thì quả là thiên tài vượt sự hiểu biết của họ. Đó là tôi nhắc lại rằng những năm đó là những năm tăm tối nhất cho nền kinh tế TQ vì sai lầm của chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản TQ, nó còn gây ra mấy đợt nạn đói và quốc gia này cực kỳ lạc hậu nghèo nàn, giai đoạn đó tại TQ ngay tại Bắc Kinh người ta chủ yếu chạy xe đạp, xe lôi, rồi cả xe ngựa,….từ thời lãnh đạo của Chairman Mao Zedong  (Chủ tịch Mao Trạch Đông),…

Nền kinh tế TQ thực tế nó chỉ bùng phát mãi tới những năm 2000 thôi, dù về lý thuyết là ở những năm 1990. Đó là thế hệ của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), Giang Trạch Dân trở lại đây, tức là sau đó là Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình ngày nay. Đây là 4 thế hệ mới đưa nền kinh tế đi từ cái bản lề “GDP ngàn tỷ $).

Hãy nhớ rằng vào những năm 1995 thì nền kinh tế TQ còn kém cả Brasil khiu GDP của TQ chỉ có 734,5 tỷ $ (Brasil là 785,6 tỷ $).

Thực tế TQ họ đã là còn Rồng kinh tế và là cường quốc về kinh từ hơn 1,5 thế kỷ trước rồi, đó là thị trường chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc nó đã mở cửa vào những năm 1860 ở Thượng Hải rồi, và những năm đó thì ở TQ cực kỳ giàu sang và hiện đại như Tây phương du nhập vào. Sản lượng kinh tế thời đó nếu có thống kê thì cũng đã là Rồng-Hổ rồi, do lãnh đạo cộng sản cực đoan ở TQ lên cầm quyền họ có những chính sách sai lầm y như VN vậy là quốc hữu hóa tài sản tư nhân và thậm chí đóng cửa thị trường chứng khoán ở TQ khiến cho quốc gia này lụt bại về kinh tế, và mãi tới năm 1990, thì Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán chính là Shanghai  Composite Index, Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến).

Trong khi Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm Quyến), cộng thêm vào cuối năm 2001 thì TQ gia nhập WTO thì nền kinh tế của họ hóa rồng hổ,…

Đối với Hàn Quốc thì vào những năm 1960-1970 thì nền kinh tế Hàn Quốc đang lụt bại là một con chuột nhắt chứ chưa được là con Mèo huống hồ là con Hổ, vì những năm đó tổng sản lượng kinh tế GDP của Hàn Quốc suốt cả 10-năm chỉ có ở mức chưa tới 4 tỷ $ cho tới 9 tỷ $ thì làm sao mà là con Hổ kinh tế được !!?? Trong khi dự trữ ngoại hối thì cạn kiệt vì lúc nào cũng dồn sức lực cho chiến tranh là canh chừng Bắc Triều Tiên cộng sản nhăm nhe tắm máu Nam Hàn, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc suốt những năm tăm tối đó chưa khi nào vượt được 400 triệu $, thậm chí mãi tới năm 1972 mơi được 5,65 triệu $.

Nền kinh tế Hàn Quốc mới bắt đầu biến thành con Hổ từ những năm 1985 trở đi và trở thành con Hổ mọc thêm cánh khi họ lãnh đòn khủng hoảng vào những năm 1997-1998 trở lại, đó là kể từ đó trở đi thế giới mới biết đến Hàn Quốc như một phép lạ kỳ diệu kéo dài cho tới bây giờ.

Còn đối với đoạn trích: “Đối với nước ta, trong suốt hơn 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu xuyên suốt, được ưu tiên hàng đầuvà là một trong,…”.

Có lẽ tôi giật mình phê phán là hình như ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này thời đó chưa đi học kinh tế, vì khoảng 30 chục năm trước làm gì mà có sự lãnh đạo tài tình của đảng tạo ra phép mầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô được. Bởi vì kể từ năm 1997-1990 thì VN đã mắc những sai lầm kinh tế khi bám vào chủ nghĩa kinh tế Chủ nghĩa Marx-Lenin của Liên Xô, quốc tế thì thống kê GDP của VN vào những năm 1987 của VN ở mức 36,7 tỷ $ và VN bị lãnh đòn suy nhược kinh tế vì chính sách điều hành kinh tế rất kém cỏi khi tạo ra nạn lạm phát, cả đất nước khiến cho GDP sụt giảm tới còn 6,5 tỷ $ vào những năm 1990, dự trữ ngoại hối có lẽ chưa tới 10.000 USD, dù rằng chế độ VNCH khi đó để lại cho chế độ CSVN rất nhiều vàng dự trữ và ngoại hối rất lớn, không hiểu làm sao họ quản lý kinh tế cái gì là tiêu sạch hết tiền, và quốc gia này lại phải xây lại những viên gạch xuất phát thêm lần nữa, nếu phóng vào quá khứ nữa thì VN lại là quốc gia này bỏ lỡ nhiều cơ hội mà ngược lại họ phát tan nát cả nền kinh tế.

Đó là dễ hiểu cái ông gì đó là nhà thơ gì đó phụ trách kinh tế và gây ra khủng hoảng tiền tệ, rồi người ta còn tuyên bố lạm phát chỉ có 0% ở các nước XHCN,….và nhiều bi kịch khác gây ra cho VN,…

Ôi thôi, cái chuyện về kinh tế VN thì nói hoài không hết, và tôi chốt lại kết luận nhanh chóng là hãy nhớ rằng những năm 1997 khi Châu Á khủng hoảng kinh tế và tài chính mà VN tuyên bố không hề hấn gì thì nghe buồn cười, vì vào những năm đó VN có hội nhập mở cửa đâu mà đòi khủng hoảng với thiên hạ, mặc dầu đóng cửa kinh tế với thế giới bên ngoài để bên trong tự hào là đánh thắng đế quốc siêu cường quốc kinh tế số 1 thế giới thì VN cũng số 2 thế giới thì thực chất vào thời gian đó VN cũng bị khủng hoảng còn nặng hơn các nước con Hổ kinh tế Á châu.

6 nhận xét:

  1. “ngu hơn Bò” Ha Ha, PT sử dụng tiếng Việt siêu hơn người Việt rồi.
    Cảm ơn PT.

    Trả lờiXóa
  2. Bởi vậy tụi em thường gọi tụi nó là bò đỏ đội nón, có lẽ chị đánh nhằm đoạn này "Bởi vì kể từ năm 1997-1990..."

    Trả lờiXóa
  3. cám ơn chị!
    hồi xưa nhà thơ tố hữu đi làm kinh tế gây ra cảnh tan hoang, thời nay nhà sử học lý luận làm kinh tế gây ra cảnh lầm than tiêu điều.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Lão TT Phúc mà ngu hơn bò . Hay nhưng còn nhẹ quá ! Hi hi hi .

    Trả lờiXóa
  6. chém bậy vì nghĩ ai cũng ngu như mình

    Trả lờiXóa