Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Khi TQ vẫn còn ảo giác về “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”


Trong hành động gần đây, giới chức VN hồ hởi sảng khi họ lạc quan tếu là VN khi tham gia các dự án vĩ cuồng như mà TQ làm chủ đầu tư và VN sát cạnh TQ khi tham dự án kinh tế “Nhất Đới Nhất Lộ”, rồi “Con Đường Tơ Lụa Mới”, gọi chung là sáng kiến One Belt One Road thì VN và TQ sẽ là hai ngôi sao sáng chói nhất khi tham gia dự án vĩ cuồng này.

Tôi thì phân tích thế này, đó là chứng bệnh vĩ cuồng của hai cấp lãnh đạo Việt-Trung khi mê sảng dự án kinh tế này, kể cả mặt chính trị. Tôi thì hay mỉa mai là dự án này có lẽ là dự án “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”. Vì rủi ro chính trị trải dài quá lớn lao vượt khả năng chịu đựng của TQ.

Hãy nhớ rằng, TQ vạch ra hai vành đai. Một là vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên đất liền, hai là vành đai kinh tế trên biển. Trên đất liền thì chạy dài từ TQ sang Nga, Âu châu, Trung Á, rổi tới tận Trung Đông. Trên biển thì bao trùm các đại dương xuất phát từ các bờ biển của TQ đi qua vùng biển Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Âu châu, Châu phi, Địa Trung Hải,…hay họ thông qua cái Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB, hay Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP để chiêu dụ các nước tham gia để TQ tuồn hàng tồn kho ế ẩm của họ qua các dự án xây cất vĩ đại đó thì mâu thuẫn rất nặng về ngoại thương và chính trị giữa các nước.

Nói chung, về thực lực thì để kiểm soát dự án này thì TQ phải mất cả một thế kỷ nữa may ra mới làm được chuyện này. Ngoài tiền đầu tư rất lớn mà một số dự án nhỏ nhoi ở Pakistan thì bị trì hoãn là thiếu tiền đầu tư cũng như máy móc quá kém của TQ. Chuyện thứ nữa là TQ chưa có khả năng quân sự như Mỹ để đóng quân trải rộng khắp thế giới từ các căn cứ không quân, hải quân ở đâu cũng có Mỹ hiện diện và như vậy làm sao mà TQ đòi ảo giác muốn kiểm soát cả thế giới từ đại dương cho tới đất liền. Đó là cái giấc mơ hão huyền, vì TQ là quốc gia rất hiếm những nước nào chào đón vì ngay cả Cuba một quốc gia ý thức hệ với TQ mà họ cũng từ chối khoản tiền 40 tỷ USD mà TQ ve vãn dụ dỗ Cuba để họ được khai thác các mỏ dầu còn nguyên và rất lớn xứ Cuba này, cũng như TQ đòi hỏi Havana cho phép TQ đầu tư khai thác các cảng biển và lập căn cứ quân sự thì Havana bác bỏ và không nói chuyện với Bắc Kinh nữa là Cuba họ đã nhìn thấy bài học của xứ Venezuela từ lâu rồi.

Vấn đề quan trọng nhất vẫn là mẫu chốt là mắt xích Ấn Độ, khi quốc gia này thẳng thừng từ chối sáng kiến One Belt One Road của TQ thì nó sẽ khó hình thành, vì Ấn Độ có số dân rấ đông là gần bằng dân số TQ, đã thế Ấn Độ chiếm ưu thế về vùng biển Ấn Độ Dương thì TQ thất bại là điều dễ thấy.

Hiện nay cái tứ giác kim cương là Mỹ-Ấn-Nhật-Úc họ lại tung ra sáng kiến “con đường tơ lụa Mỹ-Ấn-Nhật-Úc”. Tức là sáng kiến này rất dễ hình thành và rất ổn định, vì ngay cả Úc thì có eo biển Torres, và eo biển Bass, Nhật thì có biển Nhật Bản, với những eo biển có thể chặn TQ rất dễ, Mỹ thì vẫn đang thống trị đại dương sau nhiều thế kỷ nữa. Cái dự án đó mà lôi cuốn được Canada tham ra thậm chí là mời VN tham ra thì gần như là thành công là rất dễ thực hiện vì ổn định chính trị của các nước này. Và nói coi như những quốc gia này đều có những vùng biển chiến lược trải dài khắp địa cầu thì TQ thất bại.

Hãy nhớ rằng cái tứ giác kim cương là Mỹ-Ấn-Nhật-Úc hiện tại có số dân rất đông đảo là 24,70% dân số thế giới, có sản lượng GDP kinh tế chiếm khoảng 43,7% GDP của thế giới. Cho nên sức nặng của nó rất lớn, và hầu như những quốc gia này đều có khả năng đầu tư xây cất hạ tầng rất mạnh, nó được yểm trợ bởi thiết bị và công nghệ máy móc tối tân khổng lồ như Nhật và Mỹ đều có khả năng làm rất nhanh. Đã thế Mỹ, Nhật, Ấn Độ họ đều có ngành công nghiệp thép rất cao, và trữ lược tích trữ và dự trữ thép mà TQ chẳng có tác dụng gì để tác động lên nguồn cung thép của họ cho việc làm gián đoạn các dự án xây cất cần đến thép.

Ôi thôi ta chỉ nhắc tới đây là đủ thấy hết bức tranh “con đường tơ lụa TQ” khó nuốt trôi như thế nào chứ không cần đi sâu vào phân tích rủi ro về kinh tế. Thậm chí mới đây TQ lại mâu thuẫn với Philippines về lãnh hải biển đảo, khiến cho ông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chế nhạo TQ, và còn để cập tới vấn đề "con đường tơ lụa xâm lấn của TQ" thì làm sao mà mơ tưởng chuyện bay bồng được, vì TQ gần các nước Đông Nam Á mà còn vậy thì nếu xa hơn thì như thế nào nhỉ?

6 nhận xét:

  1. Vi lý tưởng XHCN - Vi tu tưởng Bác Hồ vĩ đại.... Sẵn sàng

    Trả lờiXóa
  2. Con đường tơ lụa của TQ là con đường XH tàu sẽ bị chia năm chẻ bảy trong tương lai . Ka ka .

    Trả lờiXóa
  3. Bọn Tàu lúc nào cũng mang cái tư tưởng xưng hùng, xưng bá. Trong khi trí tuệ và thực lực thì có hạn. Thực ra thì phát triển của Tàu dựa trên lừa đảo, ăn cắp bản quyền trí tuệ, gian lận thương mại, lách luật thương mại. Sự phát triển của Tàu không đêm lại sự tốt đẹp cho thế giới.

    Trả lờiXóa
  4. Vì kinh tế quá suy thoái, quá thất bại, nên 2 cha con TC và VC phải bày ra trò Con đường tơ lụa thế kỷ 21 để gỡ gạc uy tín và kích thích kinh tế. Xứ Tàu đang nợ ngập đầu, kinh tế suy thoái, môi trường ô nhiễm, tham nhũng và thanh trừng tràn lan. Bên xứ VN cũng y như vậy, mà càng tệ hại hơn nữa. Nên họ mới bày trò Con đường tơ lụa để giải quyết hết đống hàng tồn kho, duy trì production cycles và cầu cho dự án mang lai lợi nhuận để bù đắp kinh tế, ngân sách.

    Giấc mơ thì đẹp, nhưng hiện thực thì vô cùng tàn khốc, thê thảm. Vì làm sao xây đường bộ, phi trường, cảng biển ở cả chục nước thù địch dọc đường được. Rồi làm sao bảo vệ, làm sao thu lợi nhuận. Đường nào cũng khó vô cùng, chưa kể sẽ bị Mỹ và đồng minh phá hoại âm thầm. Không nước nào muốn TC mạnh lênh, để ăn vào thị phần thế giới của họ và uy hiếp an ninh cả thế giới. Mỹ chỉ cần cho carrier thả neo ngay eo biển Malacca, hoặc eo biển Đài Loan thì TC làm sao ra biển được nữa. Chưa kể tới Nhật, Úc, Ấn cũng rất mạnh, và không hề ưa TC.

    TC chỉ có thể quậy trong khu vực biển Đông do tà quyền VC quá hèn nhát, nhu nhược, thân Tàu mà thôi. Chứ ra quốc tế là chết thảm ngay.

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bài viết của PT.
    - sửa "tham ra" trong câu dưới thành "tham gia" nhé.
    "Cái dự án đó mà lôi cuốn được Canada tham ra thậm chí là mời VN tham ra thì gần như là thành công là rất dễ thực hiện vì ổn định chính trị của các nước này".

    - Sửa "trữ lược" thành "trữ lượng" mới đúng. (trữ lượng là nói tắt của sản lượng/số lượng dự trữ)
    "Đã thế Mỹ, Nhật, Ấn Độ họ đều có ngành công nghiệp thép rất cao, và trữ lược tích trữ và dự trữ thép mà TQ chẳng có tác dụng gì để tác động lên nguồn cung thép của họ cho việc làm gián đoạn các dự án xây cất cần đến thép."

    - Sửa "bay bồng" thành "bay bổng"
    "...thì làm sao mà mơ tưởng chuyện bay bồng được, vì TQ gần các nước Đông Nam Á mà còn vậy thì nếu xa hơn thì như thế nào nhỉ?"

    Trả lờiXóa