TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI LIÊN BANG FDIC
Trong bài báo nhiều người thắc mắc, đó là bài báo mới nhất rất
đáng ngại có lời tựa: “Chi trả 75 triệu đồng có đủ bảo vệ người gửi tiền?”. Nguồn
dẫn: https://thanhnien.vn/kinh-doanh/chi-tra-75-trieu-dong-co-du-bao-ve-nguoi-gui-tien-892706.html, và tôi sửa sai vài chỗ mà tờ Thanhniên này viết sai hay phân tích sai về bảo hiểm tiền gửi của FDIC.
Federal Deposit Insurance Corporation ( FDIC), hay Tổng công
ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang bảo hiểm những gì?
Đó là câu hỏi của nhiều người. Đầu tiên bạn đọc truy cập đường
dẫn tham khảo của FDIC ở đây mà tôi cũng cấp ngắn gọn về nó: https://www.fdic.gov/deposit/covered/categories.html
Về chuyên môn, hãy nhớ rằng FDIC chỉ đảm bảo bảo hiểm tiền tiết kiệm, hay
các tài khoản tiền gửi khác. Hãy nhớ rằng FDIC họ không bảo hiểm cổ phiếu, trái
phiếu, hoặc quỹ mutual funds, tức là các quỹ tương hỗ, hoặc các quỹ đầu tư mạo
hiểm như quỹ đầu tư đối trọng “hedge fund”. Tính đến tháng 9/2015 và bây giờ vẫn
thế là không thay đổi, tức là tính đến thời điểm tháng 3/2017 thì FDIC đang bảo
hiểm đảm bảo cho 6.300 ngân hàng ở Mỹ.
Trong đó tất cả các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase (NYSE: JPM);
Bank of America Corp (NYSE: BAC); Wells
Fargo & Co (NYSE: WFC), Citigroup (NYSE:C),… đều bắt buộc được bảo hiểm hầu
hết các tài khoản tiền gửi ký thác tiết kiệm của thân chủ. Đó là 250.000 USD
cho mỗi tài khoản ký thác. Trước đây trong cơn bão tài chính năm 2008, FDIC tạm
thời nâng mức bảo hiểm đảm bảo này lên gấp đôi là từ 250.000 $ cho mỗi tài khoản
lên 500.000 $ cho mỗi tài khoản. Tất nhiên số tiền đó phải bằng hoặc cao hơn số
tiền bảo hiểm đảm bảo đó. Nếu sợ rủi ro thì bạn gửi tiền tiết kiệm nhiều như
500.000 $ chẳng hạn thì bạn có thể chẻ ra thành hai món bảo hiểm, tất nhiên bạn
phải có hai trương mục đứng tên khác nhau,…
Đối với các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley (NYSE: MS);
Goldman Sachs (NYSE: GS) thì khi cơn bão tài chính Mỹ bùng phát Quốc hội Mỹ đã
Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank, phục hồi một số điều khoản trong luật
Glass-Steagall để vẽ ra làn ranh giới giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương
mại bằng đạo Luật Glass-Steagall 1933 để ngăn chặn các ngân hàng (chủ yếu là
ngân hàng thương mại) sử dụng các quỹ của người gửi tiền cho các khoản đầu tư rủi
ro của họ, như đầu tư vào thị trường chứng khoán, và các tài sản rủi ro khác.
Nó còn được gọi là Luật Ngân hàng năm 1933. Đối với các ngân hàng đầu tư họ chỉ
được làm nghiệp vụ như đầu tư chứng khoán, IPO cho các nghiệp vụ chứng khoán,
hay đầu tư vào các tài sản rủi ro khác bằng tiền cổ phần viên của họ, và ngăn
chặn các ngân hàng đầu tư không được nhận tiền ký thác tiết kiệm của công chúng
để đi đầu tư làm các nghiệp vụ kể trên.
Thực tế trước đây Quốc
hội Mỹ cũng đã giảm nhẹ Quy tắc Volcker bởi Đạo luật Dodd - Frank Wall Street
Reform and Consumer Protection Act thông qua 21/7/2010.
Hãy nhớ rằng Quy tắc Volcker chủ yếu là nhằm xác định lại bằng
Đạo luật Dodd- Frank đã bị hủy trước đó vào năm 2000. Quy tắc Volcker rất quan
trọng đối với hệ thống tài chính Mỹ mà nhiều nước khác.
Quy tắc Volcker nó chủ yếu
tập trung vào nghiệp vụ là cần phải phân biệt các hoạt động rủi ro dựa
vào quỹ riêng tiền tự có, là tiền tự giao dịch trên chính tài khoản của họ thay
vì tài khoản của khách hàng (proprietary trading) không cần bảo hiểm và cần được
nhà nước bảo hiểm các hoạt động ngân hàng dựa vào vốn huy động của người gửi tiền.
Phải phân biệt giữa hoạt động đầu tư rủi ro dùng tiền riêng của riêng họ (có thể
là tiền cổ phần viên) và hoạt động quản lý đầu tư rủi ro tiền của người khác
(có thể là tiền ký thác công chúng).
(*) Đối VN, quốc gia này lén lút học tập chép lại một phần
luật tài chính cũ kỹ của họ đem áp dụng cho hệ thống tài chính VN, bó chẳng qua
được mắt tôi cả. Học của thiên hạ cái gì mình hiểu thì nên học đó là tốt thôi,
nhưng chép và học của thiên hạ như học luật tín dụng của Mỹ mà không được đào tạo
học hành tử tế theo kinh nghiệm của người Mỹ thì chỉ có đi học cái thất bại của
họ thôi.
(**) Hệ thống ngân hàng tại VN họ không phân biệt nghiệp vụ
“ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại”. Cụ thể ngân hàng đầu tư cũng có thể
nhận tiền huy động ký thác của công chúng để đem đánh bạc đầu tư trên thị trường
cổ phiếu chứng khoán hay các nghiệp vụ rủi ro khác của chức năng ngân hàng
thương mại. Trong khi ngân hàng thương mại cũng có thể làm nghiệp vụ đầy rủi ro
là huy động lấy tiền ký thác của công chúng để đi đánh bạc trên thị trường cổ
phiếu chứng khoán, và cho vay vay Margin quá nhiều. Kết quả nếu bất ngờ thị trường
cổ phiếu chứng khoán bị sụp đổ, thậm chí trôi vào thị trường con Gấu nhiều năm
thì dẫn đến kết quả ngân hàng vỡ nợ và mất nợ, điều đó sẽ làm mất quyền lợi là
gây thiệt hại cho người ký thác tiền gửi lá số đông dân chúng phải chi trả hay
gánh nợ cho thiểu số là những đại gia bất lương, là những nhóm lợi ích cấu kết
với ngân hàng bằng thủ thuật tinh vi bởi kẽ hở và nghiệp vụ yếu kém ngân hàng thật là bất an cho người gửi tiền tiết kiệm ở VN khi luật tài chính rất mơ hồ.
Hệ thống ngân hàng VN thực chất là dạng lừa đảo cao cấp, có giấy phép, chứ không vì lợi ích của người dân và nền kinh tế. Họ lấy tiền gởi của dân đi mua trái phiếu chánh phủ VC và đầu cơ bđs, chứng khoán, cho vay sân sau. Mà đây là những hình thức đầu tư hết sức rủi ro, trái ngược với standards của ngành ngân hàng, nên là moral hazard rất rõ ràng. Khi bị lỗ hết tiền, sắp phá sản thì lại đòi phải mua lại với giá 0đ và bơm tiền vô cứu. Mà đây cũng là tiền thuế của dân từ ngân sách thôi. Cuối cùng là người dân gánh nợ, lãnh hết hậu quả. Còn phần ngon lành, béo bở thì bọn giám đốc và quan chức chia nhau hết rồi.Vì vậy, hệ thống ngân hàng VC chắc chắn phải sập, ai gởi tiền và mua cổ phiếu sẽ trắng tay hết.
Trả lờiXóaCó hồ sơ bí mật về hệ thống ngân hàng VN rất hay và rất có ích, nên em gởi chị đọc. Hy vọng là chị phân tích ra cho mọi người hiểu, sẽ có hiệu quả rất lớn. Please.
http://nguoibuongio1972.blogspot.ae/2017/04/minh-xoai-himlam-ai-gia-bi-an.html
Cám ơn bài viết của chị Phương Thơ...
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/tang-truong-kha-quan-giam-phu-thuoc-vao-dau-khi-20171023101038847.htm
Trả lờiXóacô ơi phân tích bài này luôn với ạ. thanks cô