Khi Bộ trưởng Tài chính VN mắc chứng bệnh “megalomania” khi
tuyên bố “Việt Nam đủ bản lĩnh từ chối khoản vay lãi cao”
Trước hết tôi vẫn hay nói ngược nhầm lẫn tai hại rằng trước
đó thì có những ông bà kinh tế gia nhà nước VN tương đương chức vụ ông Bộ trưởng
Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng này cũng tuyên bố hùng hồn như vậy là thậm chí còn
nói “trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ kỳ hạn 10-năm của chính phủ VN nếu phát
hành trong nước sẽ an toàn và tin cậy hơn trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ
phát hành”. Tức là ta hiểu phát biểu khi đó của quan chức kinh tế VN ám chỉ nếu
VN đấu thầu bán giấy nợ trái phiếu chính phủ đi vay bằng ngoại tệ kỳ hạn 10-năm
sẽ trả tiền lời thấp hơn 1,36% vào 7/2016 khi đó trái phiếu kỳ hạn 10-năm của Mỹ
xuống thấp. Còn nếu bây giờ VN phát hành giấy nợ để đi vay ngoại tệ sẽ có mức
lãi lợi suất dưới 2,35%, tức là thấp hơn trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm của
chính phủ Mỹ phải trả.
Tôi nghiệm ra rằng có lẽ quan chức VN hồ hởi là tự hào vay
ngoại tệ trong nước với lãi suất 0% tính cho đồng USD, và vay ODA lãi rả tài trợ
của WB, ADB,… Họ nhầm lẫn tai hại nghiêm trọng. Đó là tôi nhắc lại là đối với
VN, quốc gia này cực kỳ rủi ro là không thể phát hành giấy nợ để tự chủ huy động
vốn trên thị trường tài chính được, vì phải chào mời lãi suất cao mới đi vay được,
hoặc không có nhà đầu tư hay chủ nợ nào dám mua tờ giấy nợ đó vì rủi ro mất nợ
quá cao.
Đối với VN, quốc gia này chưa có xây dựng bộ khung gọi là “
dự luật, trái phiếu và trái phiếu kho bạc của họ, tức là của chính phủ VN”. Có
nghĩa là nếu đi vay mà thì dễ quỵt nợ là xù nợ dù rằng tôi nói hơi nặng, như nhẹ
hơn là trì hoãn trả nợ hay thương lượng nợ là xin giảm lãi như đã thấy của
Vinashin phát hành nợ được đánh giá ngang bằng trái phiếu chính phủ VN, vì do
có chính phủ VN bảo lãnh. Không hiểu làm sao quỹ đầu cơ Elliott của tỷ phú Paul
Singer (Mỹ) lại đang nắm giữ các khoản nợ của 600 triệu $ mà Vinashin trong 600
triệu $ ấy thì có 60 triệu $ đáo hạn mà Vinashin không trả được nợ. Quỹ đầu cơ
Elliott của tỷ phú Paul Singer lại đòi lãi vay đắt bằng Hi Lạp khi đi vay trước
đây vài tỷ $, đó là họ đòi tiền lãi 35 cent khi vay 1 USD, tức là tiền lãi ấy
cao tới tận mây xanh là 35%. Chính phủ VN phủ VN thì cũng chẳng hiểu sao tờ giấy
nợ đó lại rơi vào tay Paul Singer.
Ôi thôi tôi nhắc lại rằng bây giờ nếu chính phủ VN phát hành
trái phiếu đi vay nợ, hay việc họ tự phát hành trong nước vay bằng ngoại tệ thì
không thể nói là tôi trả lãi thấp như vậy ai mua nợ thì mua, hoặc cái Bộ Tài
chính VN cầm một xấp tờ giấy nợ ấy đứng trước ngã Tư New York, là trung tâm
phát hành trái phiếu lớn nhất thế giới để chào mời khách đầu tư rằng “chúng tôi
cần vay 10 tỷ USD trái phiếu đảm bảo là trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm với
lợi suất phải thấp hơn lợi suất trái phiếu kho bạc chính phủ Mỹ đang đấu thầu.
Bởi vì VN chúng tôi có kho dự trữ ngoại hối kỷ lục 52 tỷ $, tăng trưởng GDP cả
năm 2017 cao kỷ lục ở Á châu là 6,81%, thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất Á
châu, Hà Nội và TP.HCM có những tòa nhà cao trọc trời, hay kinh tế VN đạt kỷ lục
nhất thế giới là xuất-nhập khẩu cả năm hơn 400 tỷ $, tức là hơn 196% của tổng sản
lượng GDP….”.
Hãy nhớ rằng quốc tế họ chả quan tâm mấy thứ vớ vẩn đó, họ
cũng chẳng cần vào tận VN kiểm chứng hay đánh giá để coi quốc gia ấy như thế
nào, và họ cũng chẳng cần quan tâm thành phố đó hay quốc gia đó đang có mấy
trăm ngàn tòa nhà cao trọc trời với kích thước to hơn sân bóng Old Trafford, của
đội bóng Manchester United để mà làm vật thế chấp vay nợ, đó là quốc tế họ chỉ
xem quốc gia đó đang mắc nợ bao nhiêu so với tỷ lệ phần trăm trên GDP, VN thì đội
sổ về hồ sơ nợ nần này. Tức nếu mắc nợ nhiều thì phải trả lãi cao, hoặc rất khó
đi vay thì giới đầu tư họ lại chỉ dựa vào các công ty thậm định rủi ro tín dụng
là các tờ giấy nợ thế giới qua tay họ thẩm lượng rủi ro là: Standard &
Poor’s, Moody's, Fitch Ratings và AM Best đánh giá tín nhiệm.
Chẳng hạn họ đang đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với cơ
quan Standard & Poor's cho điểm VN ở mức BB- với triển vọng ổn định; Moody's đối với Việt Nam lần lượt là B1 với
triển vọng tích cực, và đối với Fitch Ratings thì cho VN ở mức BB- (tích cực),…
Với mức xếp hạng như vậy thì làm sao mà đòi vay lãi suất thấp hơn cả Mỹ được.
Đó là mức xếp hạng rất rủi ro mà VN rất khó tìm kiếm được lãi suất thấp. Mức xếp
hạng này của VN chỉ nhỉnh hơn Argentina một cấp. Kém Philippines tới 1 cấp và 2
điểm nâng đỡ, thua Malaysia tới 3 cấp, kém Indonesia đúng 1 cấp, ôi thôi thậm
chí VN còn thua Bangladesh trong sự lượng giá tín dụng của Moody's, đó là cơ
quan này cho Bangladesh ở cấp Ba3, trong khi
VN là B1(tức là B+ tích cực), và chỉ bằng cấp hạng mà Standard &
Poor's chấm điểm cho Argentina,…thì ta tự hỏi làm sao mà đi vay kiên quyết đòi
lãi suất thấp hơn cả lãi suất của Mỹ được.
Đi vay bên ngoài thì VN cần trải qua nhiều cửa ải, đó là trước
VN chào bán tráo phiếu cho nhà đầu tư mua do chính phủ VN phát hành thông qua sự
chủ trì của Bộ Tài chính cần vay tiền mà nhà đầu tư cho vay thì họ sẽ suy tính
là khi họ cho vay như vậy là họ có được đảm bảo là sẽ nhận lại được tiền lãi và
vốn khi đáo hạn hay không? Lúc đó, các nhà đầu tư họ sẽ cần tới các công ty xếp
hạng tín dụng để đánh giá trái phiếu doanh nghiệp hay quốc gia đó đi vay. Và
chính phủ VN thông qua Bộ Tài chính cần mời các ngân hàng quốc tế như Morgan
Stanley, Citigroup, Barclays, Deutsche Bank, Credit Suisse,…đứng ra làm trung
gian phát hành trái phiếu đã thế họ phải mời công ty tư vấn về pháp lý, tức là
tư vấn về luật, thí dụ như công ty Allen
& Overy của Mỹ để làm cố vấn cho việc phát hành các tờ giấy nợ, và sau đó
quyết định "lãi suất" thì do các công ty thẩm định tài chính thẩm định,
phần thương lượng tăng giảm lãi suất (yield) đó sẽ do nhà đầu tư hay ngân hàng
cho vay họ quyết định và mọi phí tổn vay mượn thì VN phải trả tiền hoa hồng cho
họ tư vấn nghiệp vụ này thì nhà nước VN phải tốn một ít tiền trả cho họ, tức là
tiền thuế của người dân mà ra,…chứ nó không do chính phủ VN tự ấn định lãi suất
ấy được.
Thường thường là giới đầu tư và thị trường tài chính họ ưa
chuộng mức tín nhiệm của các chính phủ ở cấp BBB+ tới A+ đối với các nước thị
trường mới nổi (tất nhiên ta không nói cấp khả tín đáng tin cậy nhất của Mỹ là
AAA). Đó là những cấp xếp hạng đó các chủ nợ hay các nhà đầu tư họ sẵn sàng chấp
nhận lợi tức thấp để đổi lấy rủi ro thấp chứ họ không ham lợi tức được trả lãi
cao để mà gặp rủi ro mất nợ khi quốc gia đó hoãn trả nợ hay đi vay không có khả
năng trả nợ. Nếu thấy mức tín nhiệm của VN mà bị đánh sụt, lợi suất trái phiếu
tăng lên nữa khi VN tiếp tục phát hành giấy nợ để đi vay tiếp thì các nhà đầu
tư đã mua trái phiếu trước ấy của VN có lẽ họ sẽ giật mình bán nó đi cho chủ nợ
khác, vì thực tế chẳng có nhà đầu tư nào họ giữ các tờ giấy nợ đó cho hết thời
gian đáo hạn để nhận cả lãi lẫn lời gốc cả…Thậm chí sau này khi việc lợi suất
trái phiếu của VN xuống thấp mà chính phủ VN manh nha muốn phát hành thêm nợ để
đi vay đảo nợ với ý nghĩ sẽ giảm được lãi đắt trước đây, tức VN sẽ phát hành nợ
mới lấy tiền đó để thu hồi nợ cũ đã phát hành trước đấy đi vay với lãi đắt hơn
thì chưa chắc thu hồi được nợ khi gặp chủ nợ ban đầu, vì có thể chủ nợ đó đã
bán nó cho ai đó là nhà đầu tư khác rồi,…
Kết luận của tôi là chuyện hoang tưởng của những ông bà lãnh
đạo ở VN, nhất là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Vì nếu nói chỉ đi
vay lãi thấp mà không thương lượng lãi cao thì buồn cười. Vì hiện nay chính quyền
Hà Nội thiếu tiền trong các lĩnh vực
kinh tế. Đó là hồ sơ đã rồi các dự án đội vốn. Cụ thể dự án đường sắt Cát Linh
- Hà Đông bị chậm tiến độ nhiều năm và cũng bài ca quen thuộc là đội vốn và thiếu
tiền, và phải trì hoãn khi đi cầu viện ngân hàng Exim Bank of China bên Tàu tài
trợ vốn vay có vài trăm triệu $, gọi là vay lãi rẻ kiểu ODA là Exim Bank of
China họ đòi lãi 2%-3%, thậm chí là 4%, đó ,ức lãi rất rẻ mà bên Tàu họ còn
không tiếp cận được. Tuy nhiên cái ngân hàng mang cái tên xuất nhập khẩu Exim
Bank of China, của TQ này họ còn rất nghi ngại cho vay, vì họ biết chắc là cái
dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông này sẽ là của nợ là đống sắt vụn là không thể
thu hồi được vốn vay để trả nợ khi khai thác sử dụng, và công trình này tiếp tục
bị trì hoãn kéo dài tới tận sang cuối năm 2018 vì còn chờ vốn.
Thế thì sao nói VN vay lãi rẻ sao không dứt điểm phát hành
giấy nợ vay lãi thấp hơn cả lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ mà đắp nợ hoàn thành
công trình đó đi nhỉ chứ không cứ trễ một ngày thì người dân VN phải trả bao
nhiêu tiền lãi nhỉ. Có lẽ cứ một ngày trôi qua thì VN phải trả lãi tệ lắm là
trên 1,3 tỷ VND cho 1 ngày. Có lẽ cộng thêm phí tổn trả lương cho nhân công tạm
nghỉ hay bảo trì thì cũng 1 ngày trôi qua VN phải bỏ rat hay cho chính quyền Hà
Nội ít nhất 1,5 tỷ VND. Rồi dự án metro ở TP.HCM bị thiếu và đội vốn, và người
ta phải tạm dừng dự án metro số 1 TP.HCM (đoạn Bến Thành - Suối Tiên), thì hàng
ngày phải trả lãi bao nhiêu nhỉ? Có lẽ trả lãi nhiều gấp bội so với Hà Nội, vì
vốn đầu tư lớn hơn,…
Cho nên đừng có ảo giác phát biểu linh tinh về hồ sơ khá
chuyên môn về chuyện vay nợ này. Vì đi vay nợ quốc tế nó do thị trường quyết định
cho vay lãi bao nhiêu hoặc không cho vay chứ không do cái định hướng XHCN chỉ
thị quyết định.
(*) Có lẽ chính phủ VN nên đánh thuế vào những người hay nói mê sảng đó, và VN cần phải giảm nợ xuống để sau này tập làm quen đi vay nợ tài trợ cho đầu tư, vì vay ODA cũng sẽ phải chấm dứt khi nền kinh tế được nâng cao lên, vì WB, ADB họ không phải là nhà tài trợ mãi mãi cho VN lãi rẻ được vì họ còn lo cho nhiều nước nghèo khác, mà vay ODA nó cũng chẳng phải hay ho gì vì mất chủ quyền trong đầu tư. Chính phủ VN họ cần giảm bộ máy tiến sĩ giấy kinh tế cồng kềnh đông hơn quân Nguyên kia, và bổ sung chỉ cần vài chiến lược gia giàu kinh nghiệm am hiểu chuyên môn về tài chính như về thị trường trái phiếu để họ ra quyết sách dứt điểm mà đi lên thay vì toàn những ông bà tiến sĩ học cử tuyển bên Liên Xô, học chuyên ngành hàng không mà cũng đào tạo tiến sĩ kinh tế, tài chính thì quả là chuyện lạ, nếu họ có chuyên môn về tài chính thì Liên Xô không bị tan vỡ bởi chính những tờ trái phiếu của Liên Xô bị cháy rách và vỡ tan.