Khi lãnh đạo Chính phủ VN nghiện đầu tư vào nhà máy in tiền.
Trong bài báo: “Dồn dập bơm tiền bốn tháng cuối năm?”:
http://vneconomy.vn/tai-chinh/don-dap-bom-tien-bon-thang-cuoi-nam-2017083109102667.htm
Đúng lãnh đạo nào thì quốc gia ấy. Trong đoạn trích rất đáng
báo động: “Cùng đó, như nhiều lần gợi mở gần đây, Chính phủ đã chính thức nêu
rõ yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ dự kiến khoảng 18% ban đầu
lên 21-22% - là một trong những biện pháp góp phần hỗ trợ thực hiện được mục
tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7%.”.
Ôi thôi thôi thì mỉa mai là một cái chính phủ hồ đồ nghiện
tăng trưởng GDP cao mà cũng nghiện in tiền. Đó là thói quen đặc sản của “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”, hay Socialist-oriented market economy.
Đối với VN,lãnh đạo quốc gia có món ăn mà có lẽ thành con
nghiện, đó là họ hay dùng thủ thuật kích cầu cứu tăng trưởng bằng thủ thuật in
tiền lên hay đưa đến lạm phát cao và bất ổn.
Thậm chí nếu tính từ 2000-2011 thì lãnh đạo chính phủ quốc
gia này đã dùng thủ thuật kích cầu bằng tín được đo qua tỷ lệ tín dụng trên GDP
tăng nhanh chóng từ 35% lên mấp mé vượt 125% GDP của họ. Và từ thời gian
2011-2017 có lẽ còn lớn lao hơn.
Họ kích cầu bằng thủ thuật tài chính trong một thế giới đại
đồng XHCN của họ với một đồng bạc không được tín nhiệm ngay cả với dân chúng quốc
gia đó, thì tất nhiên người dân hay những nhà giàu có tài sản lớn họ phải bảo vệ
tài sản có giá trị như vàng các đồng ngoại tệ khác như USD, Yên Nhật (JPY),
EUR,… là điều dễ hiểu nên đừng hồ đồ mị dân là oán trách người dân VN họ ưa
tích trữ vàng-đô, hay bất cứ tài sản nào, miễn rằng đó không phải là giấy bạc
VND là được, và người nhà cua đảng là những lãnh đạo quốc gia này hay cả cái
Ngân hàng Nhà nước cũng đừng đổ lỗi cho ai hết hoặc đừng mị dân với chiêu bài
“chống đô la hóa”, hay “chống vàng hóa”.
Hãy nhớ rằng đối với ngay cả các quốc gia có đồng tiền mạnh
được thị trường tin dùng là đồng tiền có giá trị quốc tế nhưu đồng USD, EUR,
JPY,… nếu họ dùng thủ thuật kích cầu bằng tài chính như tăng trưởng tín dụng
(tăng dư nợ cho vay bằng dồng nội tệ) của họ dù có 10%, 15%, hay 20%,….thì nó vẫn
không quan trọng mà cái quan trọng của họ là cấp phát tín dụng bơm đúng chỗ mà
nền kinh tế cần. Còn ở VN thì tôi nghi ngờ họ kích cầu bằng thủ thuật bơm tín dụng
để nâng đỡ tài sản quốc doanh nhà nước đầu tưu ở thị trường cổ phiếu và bất động
sản. Thậm chí họ tôi nghi ngờ cái NHNN này họ lãi suất bất thường cũng chỉ để
bơm vốn lãi rẻ cho doanh nghiệp kém phẩm chất sân sau của nhóm doanh nghiệp quốc
doanh nhà nước được sở hữu bởi một nhóm người lãnh đạo ở VN thì rất nguy hiểm.
Tôi nhắc lại là tăng trưởng tín dụng khu vực đồng EUR đến
tháng 7.2017 này chỉ có 2,6%, trong khi của Nhật bằng đồng JPY là chỉ có 3,30%.
Đồng JPY có giá trị cao là nhiều năm nền kinh tế đánh mất này có mức tăng trưởng
tín dụng bằng đồng JPY thậm chí là âm. Đông EUR thì dù có bơm tiền mạnh nhưng họ
cũng chỉ có mức tăng trưởng tín dụng ấy tring bình nhiều năm kể từ khi đồng tiền
này ra đời chỉ cỡ 3,71-3,72% mà thôi. Tức tăng dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ của
họ là rất thấp nên tiền của họ rất hiếm và luôn có giá dù nền kinh tế dùng đồng
EUR trả giá nhiều năm trong nợ nần, nhưng đồng EUR vẫn được tín nhiệm cao, và
được giới đầu tư ưa chuộng là chỉ xếp sau đồng USD của Mỹ mà thôi.
Ôi thôi, đối với VN thì tăng dự nợ cho vay bằng đồng nội tệ
của họ thật vĩ đại là cái nhà máy in tiền có lẽ hoạt động hết công suất mà người
ta nếu gom tiền ra đếm có lẽ chất cao lên tới sao Hỏa bằng mệnh giá cao nhất của
họ thì quả là tiền như giấy lộn. Nó cũng giải thích phần nào quốc gia này có
thành tích trong quá khứ là phải đổi tiền nhiều lần vì người ta xây cái bậc
thang đồng tiền mất giá quá cao nên cần tháo bớt xuống qua hình thức in giấy bạc
khác,…
Về hồ sơ VN đeo đuổi con số tăng trưởng GDP cao theo chỉ
tiêu đề ra là 6,7% năm 2017. Tôi thì giải thích ngăn gọn thế này. Ta xem như
tăng trưởng GDP thích hợp của nền kinh tế nó như nhiệt độ cơ thể trung bình là
36,77 độ C, tương đương với 98,2 độ F là thích hợp để cỗ máy kinh tế không bị
nóng lạnh thất thường mà lâm nguy.
Chẳng hạn khi nền kinh tế tăng trưởng cao như cơ thể con người
đang nóng lên hơn 100 độ F, điều đó cho thấy con bệnh kinh tế đang lâm nguy, tức
là bệnh nhân đang sốt quá nóng là cần cho uông thuốc để hạ nhiệt xuống (ở VN
thì càng tăng trường càng cao thì càng hồ hởi lach quan). Tức là cần làm giảm
tăng trưởng GDP xuống, như tăng lãi suất và những thủ thuật tài chính khác.
Hiệu ứng ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng thấp đi, tức
là bệnh nhân đột ngột lạnh đi (cảm lạnh), đó là nhiệt độ rơi xuống 80 độ F chẳng
hạn, tức là con bệnh có nguy cơ sắp chết thì ta cần làm gì để đưa con bệnh tăng
lại nhiệt độ lý tưởng ở 98,2 độ F, thì mình cần chuẩn đoán bệnh tật ở đâu ra để
bốc thuốc cho đúng bệnh chứ nếu thấy con bệnh bị lạnh thất thường như GDP sụt
giảm thì cứ chỉ nghĩ đến việc bơm nước biển và cho thuốc chống cảm lạnh (như việc
bơm tiền vào kinh tế) thì con bệnh sẽ càng mau chóng chết nhanh hơn.
Đó là bài học mà ở VN họ chả biết cái gì để điều hành kinh tế
cả. Họ chỉ nghĩ đến chuyện kích cầu bằng tăng tiền vào kinh tế. Một thủ thuật
tài chính đơn giản dễ làm nhất mà ai cũng có thể làm được, là chỉ cần đầu tư
vào cái nhà máy in tiền thật lớn. Đó là đặc sản của “nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN”.
(*) Tôi nhắc lại rất thận trọng là khi người ta nói đến việc tăng dự nợ cho vay, hay tăng trưởng tín dụng ở quốc gia nào thì ta đang hiểu đó là họ đang nói đến tăng trưởng tín dụng bằng đồng nội tệ chứ không phải là ngoại tệ. Vì làm gì có chuyện VN nói tăng trưởng tín dụng bằng đồng USD hay EUR,...lên đến 21-22% so với GDP vì làm gì có lắm ngoại tệ như vậy.