Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Giá cổ phiếu LienVietPostBank sụt giá theo tâm lý cây "tỷ đô mắc ca".


Giá cổ phiếu của Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, hay LienVietPostBank có mã chứng khoán LPB yết giá trên thị trường UPCoM  được biết với thương hiệu “cây tỷ đô mắc ca”, tên khoa học “Macadamia” trước khi chào sàn Nguyễn Đức Hưởng, Chủ chủ tịch LienVietPostBank đã PR rất kỹ lưỡng được sự yểm trợ bởi tờ Vneconomy. Ngân hàng này định mức giá chào sàn phiên đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu để huy động 6.460 tỷ VND.

Thật bất nhưu tôi hay phân tích là tâm lý bóng gió trước đây ông Hưởng này tuyên bố sẽ kiếm ra 20.000 tỷ VND để đầu tư trồng “cây tỷ đô mắc ca”. Không biết họ có thực sự bơm vốn vào cây tỷ đô ấy không, dù đã qua mấy năm rồi. Đó là rủi ro mất nợ và vỡ nợ rất lớn và giá cổ phiếu này sẽ sụt giá nặng nề là bất cứ khi nào có bản tin cây tỷ đô mắc ca này sụt giá hay bị xịt không ra trái vì không hợp thổ dưỡng thì cái ngân hàng LienVietPostBank sẽ bị thần chết gọi tên với cái giá 0 đồng.

Làm sao mà LienVietPostBank hay ông Hưởng này kiếm đâu ra 20.000 tỷ VND nhỉ, bởi vì vốn chủ sở hữu cổ phần viên của họ đáng giá bao nhiêu. Có lẽ nếu lấy tiền ký thác của công chúng đi đánh bạc trên thị trường cây tỷ đô mắc ca ấy làm sai nghiệp vụ khi giá cả đảo chiều thì thật nguy hiểm bởi trò chơi ném tiền qua cửa sổ này rất tai hại rất nghiêm trọng. Vì đầu tư rủi ro vào bất động sản còn có thể thu hồi vốn vớt vát tài sản thế chấp chứ đầu tư vào cây mắc ca mà giá nó sụt mạnh, hay không ra trái thì hết thu được vốn liếng là chỉ có sụp vỡ là hết ai có thể cứu hay mua lại không đồng nữa.

Ôi thôi, giá cổ phiếu của LienVietPostBank kể từ khi niêm yết rơi giá không phanh là sụt tới hơn -13,48% giá trị. Chỉ một tuần giao dịch thôi mà giá nó giảm mấy phiên liền là rơi rụng đến -12,23%. Trong 3 phiên giao dịch gần đây là từ phiên giao dịch ngày 11-13 của tháng 10/2017 thì giá cổ phiếu LienVietPostBank rơi mất toi -11,55%.

Ngân hàng nợ xấu người nhà của LienVietPostBank là Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) có mã chứng khoán STB trên sàn HOSE của Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng này cũng không khá mấy khi cũng có 3 phiên giao dịch liền giá cổ phiếu rơi giá mất -7,72%. Có lẽ gặp rắc rối thô thiển khi ông Chủ tịch Dương Công Minh này đòi đổi mã chứng khoán STB thành mã “SCM”. Làm sao mà hồ đổ khi đổi thành cái mã SCM (nhiều người có thể hiểu là “SacomMinh”. Hãy nhớ rằng về kinh nghiệm mã cổ phiếu chứng khoán nó gắn liền cái tên viết tắt dễ nhớ và độc quyền của nó như việc người ta đăng ký thương hiệu. Chẳng hạn các chuyên gia chứng khoán của VN sang Mỹ học thì các chuyên gia Wall Street họ chắc chắn dạy phần cơ bản rất quan trọng này. Chẳng hạn, nếu quốc gia đó có những công ty đông đảo và niêm yết ở nhiều thị trường thì là sẽ có nhiều mã chứng khoán khác nhau thì cách tốt nhất họ ghi mã số chứng khoán ở nước họ bằng con số kèm chỉ số hay sàn giao dịch ví dụ như 00125: HOSE,…hoặc nếu có thể thì tốt nhất lấy mẫu số ký tự viết tắt của mã công ty đó như SacomBank (SCB) nếu chưa có trùng lặp tên, còn nếu trùng lặp tên Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Saigon Commercial Bank (SCB) thì họ cần làm thế nào đó tính toán thương lượng cho việc tránh trùng tên để sau này sẽ dễ hút khách đầu tư hoặc SacomBank có thể lấy cái mã SAB, nhưng lại trùng cãi mã SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Đúng là kẹt là lấy ký tự nào cũng trùng lặp. Sau này mà IPO các đại công ty nhà nước có ký tự “Vina” thì cũng bị trùng lặp.

Các công ty hay tập đoàn ngân hàng Mỹ thì có mã rất dễ nhớ theo ký tự. Chẳng hạn Morgan Stanley có mã khá dễ nhớ là “MS”, Goldman Sachs có mã “GS”, JPMorgan Chase & Co. có mã rất khôn khéo là “JPM”. Trong khi Facebook có mã dễ nhớ “FB”. Tập đoàn Toyota Motor Corp của Nhật niêm yết bằng đồng USD tại sàn NYSE có ký tự cũng khá dễ hiểu “TM” có thể là viết tắt từ “Toyota Motor” bỏ “Corp” đi và lấn áp cả mã ở nhà niêm yết bằng đồng JPY là mã ký hiệu bằng con số “7203”, nhưng ghi rõ “TYO” kèm theo là viết từ “Tokyo Stock Exchange”. Thậm chí là cả mã của Google sau khi đổi tên thành chữ cái “Alphabet” thì dù có như thế nào đi nữa họ cũng quyết liệt giữ lại cái mã quen thuộc sống còn ngay từ đầu IPO là “GOOGL” rất đơn điệu chỉ cần bớt chữ “E” đi là đã không trùng lặp cái tên “GOOGLE” rồi.

Kết luận của tôi là kinh nghiêm làm nghiệp về đầu tư chứng khoán cả mấy chục năm kể cả tham gia tham vấn và tư vấn phân tích IPO cho các công ty đa quốc gia thì cần nhớ rằng cái tên công ty nói lên tất cả mọi thứ, tuy nhiên nếu khôn khéo thì cái mã chứng khoán thay thế cả cái tên thương hiệu công ty đó có giá trị rất cao. Chẳng hạn cái mã chứng khoán “IBM” của công ty International Business Machines Corp. thì cả thế giới công nghệ họ chỉ đọc cái mã là “IBM” rất nổi tiếng này chứ í tai để ý cái tên công ty dài dai dẳng dỡ hơi khó nhớ kia. Và nhiều thứ khác rất kinh điển là chỉ cần cái tên mã chứng khoán tốt theo sát tên công ty đó thôi thì có khi sau này nó thay đổi cả số phận công ty đó rất lớn. Các nhà đầu tư quốc tế họ chỉ quen đọc ký hiệu công ty đó theo ký tự tiếng Anh không dấu nên công ty VN cần cố gắng có được cái tên đó. Nếu khôn khéo thì cái UBCK Nhà nước VN có thể cho phép công ty thu gọn mã chứng khoán từ 3 ký tự thì có thể 2 hay 1 ký tự, ví dụ như Ford Motor Company thì có mã chứng khoán là "F" trên sàn NYSE, rất đơn giản mà cũng tránh được trùng lặp khi phải ghi 3 ký tự như ở VN công ty thì ít mà mã chứng khoán lấy ký tự 3 chữ cái thì trùng lặp quá nhiều.

3 nhận xét:

  1. Ông Võ Quang Huệ, phó tổng giám đốc tổ hợp sản xuất ô-tô Vinfast: Theo chiến lược của Vinfast, DN này sẽ cung cấp ra thị trường 100.000 chiếc xe con đầu tiên vào quý III-2018. Chuẩn bị nhà máy trong vòng khoảng 11 tháng, mà sản xuất được 100.000 chiếc xe con ? Có nước nào làm được không PT ?

    http://nld.com.vn/kinh-te/tranh-cai-nay-lua-ve-phat-trien-cong-nghiep-o-to-20171013113517201.htm

    Trả lờiXóa
  2. Mảnh đất màu mỡ trong giai đoạn hiện nay để lượm tiền bá tánh (những kẻ thích đi tắt đón đầu , giàu nhanh không phải đổ môi sôi nước mắt...) chính là in giấy lấy tiền...được luật pháp thừa nhận

    Trả lờiXóa
  3. 1) Hai ngân hàng LienViet và Sacombank thực chất đã phá sản, chỉ nhờ làm giả sổ sách và bưng bít thông tin, nên còn tồn tại được. Hai ngân hàng này tồn tại là để gạt dân ngu và doanh nghiệp gởi tiền vàng vô. Đồng thời, dụ nhà đầu tư tiếp tục ở lại, không rút vốn khỏi VN.
    2) Sacombank phá sản vì nợ quá cao, gấp 3-4 lần tài sản. Ngân hàng này bắt buộc phải bị mua với giá 0đ.
    3) LVP cũng sắp phá sản tới nơi vì cây macca. Cây này được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới như Úc, Nam Mỹ, Phí Châu, Nam Á, nên nguồn cung rất lớn. Người ta đã trồng trước VN cả 20 năm nay, công nghệ trồng trọt hiện đại và được standardised hết. Nên Vn rất khó xâm nhập vào thị trường, vì chất lượng hàng hóa kém, giá cao và không có nguồn để bán ra. Vậy thì sẽ có 1 đống macca ế thừa, bán không ai mua, rồi bao nhiêu vốn đầu tư mất hết. Thế là ngân hàng LVP phải phá sản thôi, rồi phải bị mua với giá 0đ.
    4) Nói là mua với giá 0đ, nhưng thật ra phải bơm 100,000 tỷ đ (4.7 tỷ USD) cho mỗi ngân hàng để trả bớt nợ, và duy trì hoạt động. Đây là tiền của dân thôi, dân gánh nợ, gánh thêm lạm phát.

    Trả lờiXóa