Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Những chuyện hài diễn ra ở VN trong vài ngày qua


Đó là những hồ sơ thật mà như đùa, có lẽ trước đây tôi đã phân tích là Vietnam is a surrealist's dream (Vietnam là giấc mơ của siêu thực). Đó là hồ sơ khó tin nổi là “bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm mà người ta giải tỏa mấy ngàn hộ dân nó mất tích”. Chuyện nghe như đơn giản, nhưng nó cực kỳ nghiêm trọng, ấy vậy mà mấy ông thứ trưởng Bộ Xây dựng vội vã đăng đàn nó đã vô giá trị là hết thời hạn. Câu chuyện nghe như đùa vậy. Đúng là một đất nước đang vô chủ là vô chính phủ.

Tôi thì nghiệm ra rằng, các hồ sơ khác trong sinh hoạt kinh tế chính trị VN hiện tại, những đề xuất chuyện quái đản tốn kém đều do những cấp từ “Cục”, và cấp “Thứ trưởng” đề xuất. Từ đánh thuế xăng dầu, rồi đến thuế VAT, hay các đề xuất đầu tư vĩ cuồng mà cần gọi vốn con số quen thuộc 50 tỷ USD để đầu tư dự án kéo dài 50 năm đều do những cấp Thứ trưởng đề xuất. Mà những đề xuất đó lẽ do nó phải do cấp Chính phủ và Quốc hội đưa ra, và nếu nó được chuẩn thuận thì phải do người đứng đầu cao nhất của Chính phủ ký và thi hành đạo luật đó. Ngay cả các nước tư bản cao độ như Mỹ nổi tiếng về lĩnh vực tài chính ngân hàng nổi tiếng là độc lập với Chính phủ thì những luật tài chính ngân hàng mới nó phải do Quốc hội và Chính phủ Liên bang phê chuẩn và thi hành, những đạo luật đưa ra phải do người đứng đầu các Hạ viện, Thượng viện chuẩn thuận, và được Tổng thống ký thành luật.

Tuy nhiên ở VN thì khác biệt, đó là quốc gia này đang đẻ ra các luật ma quỷ đều do những thành phần “Cấp phó”, hay “Cấp Thứ trưởng” đề xuất và thi hành. Khốn nỗi những đám người cấp Phó này thì đông hơn quân Nguyên, và rất kém chuyên môn. Họ gần như làm thay mọi thứ những chuyện khó tin nổi ở xứ này. Những thành phần này đều ngồi nhầm chỗ. Tôi lấy ví dụ ngay cả cái Bộ Xây dựng này. Đó là bộ này có 1 ông Bộ trưởng, và dưới đó là 5 Thứ trưởng. Các bộ khác cũng thế, có lúc cao trào thì có tới 7 thứ trưởng.

Đó là hậu quả cái đất nước này rối tung lên bởi những phát ngôn và những đề xuất quái đản đang gây nhiễu loạn cho đất nước này. Nước khác họ chỉ có một ông bộ trưởng và 1 cấp Phó, hoặc quá lắm là 2 cấp Phó, phần còn lại là những cố vẫn chiến lược được chọn lọc phải am hiểu rất chuyên môn từng lĩnh vực để tư vấn cho cấp bộ trưởng.

Tôi hay nhắc lại chuyện khá bi kịch cho VN về hồ sơ Formosa Vũng Áng xả thải chất độc trước đây gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều tỉnh, nhiều bang ở vùng biển VN thì nhân vật cấp thứ trưởng Võ Tuấn Nhân Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từng kiêm nhiệm chức Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 12, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 13. Ông này có những đề xuất và có những phát biểu rất quái đản. Nó cũng dễ giải thích mấy tay chân cấp Phó này trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Xã hội học mà đi làm chức Thứ trưởng về khoa học công nghệ, thay vì chức tước đó nó do cố vấn, là một chuyên gia về lĩnh vực khoa học chuyên ngành đó.

Ngay cả cái Bộ Xây dựng VN, thì đối với một quốc gia như VN thì họ cần một ông bộ trưởng phải am hiểu chuyên ngành đó, và phải có chuyên môn và kinh nghiệm lĩnh vực đó, còn lĩnh vực kinh tế hay đầu tư thì cần bổ nhiệm các cố vấn là chiến lược gia phân tích kinh tế và đầu tư giàu kinh nghiệm là đủ để thay thế các cấp Thứ trưởng. Tuy nhiên cái chuyện ngẫu nhiên trùng hợp thì tôi lại khá bất ngờ là chức danh Bộ Trưởng Bộ Xây dựng hiện tại của VN là một ông chỉ lấy bằng Thạc sĩ Kinh tế năm 2007 điều hành cái Bộ Xây cất này. Trước đó ông Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hiện tại thì giữ chức thì dính dáng đến nghiệp vụ làm kinh tế nhiều hơn nghiệp vụ làm kỹ sư xây dựng,… đó là chuyện quái đản đang diễn ra ở VN, và nó đang ung thối bùng phát khi mà nền kinh tế VN nó đổi mới nhanh hơn dự kiến thì những người lãnh đạo già nua bảo thủ có thời chiến tranh lại đang không theo kịp và không hiểu biết được nên cái đuôi thì chạy trước cái đầu, rốt cục quốc gia này đang ra những chuyện rối tung. Đó là những di sản tàn tích còn lại thời Liên Xô đào tạo ra những con người làm kinh tế đang lãnh đạo VN họ đã đuối sức không theo kịp sự đổi mới của quốc gia này, họ là nguyên nhân kéo sự trì trệ của VN bằng não trạng bảo thủ giáo điều.


Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018


Trở lại hồ sơ mỏ dầu Bạch Hổ của VN


Trước hết ở VN rất ít ai chú ý thông tin về hồ sơ mỏ Bạch Hổ này, vì nó được chế độ cầm quyền Cộng sản VN giấu nhẹm rất kín. Hồ sơ này nó chỉ được bung ra khi đó VN từ năm 1994 thời ông Thủ tướng Chính phủ khi đó là Võ Văn Kiệt đã có sự sai lầm tổi tệ nhất khi duy ý chí ký quyết định chọn địa điểm để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, bất chấp sự cảnh báo của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như WB, IMF cũng như các tổ hợp dầu khí của Pháp, Mỹ, và cả LHQ nữa. Đó là vì vấn đề chọn sai địa điểm, và nó gây tốn kém về vận chuyển cũng như đầu tư, và cái nhà máy lọc dầu Dung Quất nó đang là gánh nặng cho VN nhiều thứ. Vấn đề tranh cãi xưa kia thì tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil Corporation (NYSE: XOM) họ mới đề cập tới cái hồ sơ mỏ dầu Bạch Hổ của VN thì người ta mới bất ngờ là cái mỏ dầu Bạch Hổ đó nó do tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil và chính quyền cũ Sài Gòn là VNCH đầu tư sở hữu và khai thác nó.

Có lẽ khi nói tới đây thì tôi giật mình, đó là cái chế độ CSVN này làm tôi nhớ lại chuyện cũ là họ có thói quen vu vạ của một chế độ cướp chính quyền thì đúng hơn thay vì dùng từ mĩ miều giải phóng Miền Nam. Lý do trước đây thì người CSVN đổ lỗi cho chế độ VNCH và người Mỹ lất đi 16 tấn vàng trong tổng số hơn 40 tấn vàng tuồn qua Mỹ hay Thụy Sĩ. Tức là người CSVN họ vừa ăn cướp và đổ lỗi linh tinh thì sau này cái tờ báo Tuổi Trẻ cũng phải thừa nhận số vàng đó chế độ VNCH họ để lại nguyên vẹn cho chế độ CSVN tiếp quản, do nó được Thụy Sĩ và một số giới chức người cộng sản thừa nhận là chính họ lấy số vàng đó, một phần trả nợ cho Liên Xô, phần còn lại tài trợ cho sự nghèo khổ của họ khi chiến tranh kết thúc.

Câu chuyện đó thì tôi lại liên tưởng đến cái mỏ dầu Bạch Hổ của VN, và sau năm 1975 công ty Mỹ là Exxon Mobil và chính quyền Sài Gòn đã để lại nguyên cái tài sản “vàng đen” đó cho chế độ CSVN Bắc Việt tiếp quản thì nói tới đây ngoài khối dự trữ ngoại hối lẫn vàng và nhiều tài sản có giá trị kinh tế rất cao thời đó đều do sở hữu của chế độ cũ Sài Gòn mới có nghiệp vụ chuyên môn để quản trị dự án đầu tư, trong khi người Cộng sản Bắc Việt thì họ không biết làm cái gì cả về kinh tế lẫn quản trị dự án đầu tư. Họ đi đến đâu gọi là giải phóng đến đó thì khố rách áo ôm, là không có tiền dự trữ ngoại hối hay ngân sách để lo cho người dân họ cả, mà chủ yếu thì dành lấy những chiến lợi phẩm của chế độ cũ Sài Gòn để lại.

Cái mỏ Bạch Hổ này sau khi người CSVN họ tiếp quản thì cũng chẳng biết làm thế nào và họ rước Liên Xô vào chia phần, cụ thể họ liên doanh lấy tên nó rất giống cái thời làm kinh tế rách nát gọi là “hợp tác xã xí nghiệp”, và lấy tên là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô, rồi có cái tên Liên doanh Vietsovpetro.

Cái chế độ cũ Sài Gòn này họ có tầm nhìn khá chiến lược khi vẽ ra dự án đầu tư liên doanh với Exxon Mobil mà đến ngày nay nó vẫn còn chi phối đến an ninh năng lượng và đóng góp cho kinh tế của VN rất lớn, nó còn thể hiện sự chủ quyền quyết liệt của chế độ cũ Sài Gòn, gọi là VNCH. Bởi vì cái khu vực khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ đó nó được vẽ ra chiếm tới một diện tích cả gần 90 ngàn cây số vuông, tức là 90.000 km vuông, sản lượng khac thác bằng một phần mấy so cái túi dầu của Indonesia khi quốc gia này còn ở trong nhóm OPEC, dù Indonesia có trữ lượng dầu rất lớn là khoảng 3,2 tỷ thùng dầu dự trữ. Mỏ dầu Bạch Hổ đó suốt chiều dài lịch sử cả gần nửa thế kỷ rồi thì nó là nguồn thu ngân sách và đóng góp ngoại tệ khá nhiều cho nhà nước VN này.

Cái mỏ dầu Bạch Hổ này gần như nó chi phối toàn bộ sản lượng khai thác dầu khí của VN, có thể hơn 65% sản lượng khai thác.

Sau này người CSVN làm mất quá nhiều lãnh hải biển đảo vào tay TQ thì việc mở rộng khai thác thăm dò dầu khí của VN bị ngưng và thu hẹp, thí dụ như dự án thăm dò khí đốt Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc bãi cạn Tư Chính, dự án Cá Rồng Đỏ của VN, thì họ cũng rút đi vì  sự nhược tiểu yếu hèn của VN không xác quyết chủ quyền, kể cả dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil ở lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng cũng thế.

Ôi thôi đó là kết cục bi kịch cho VN, vì tôi nghiệm ra rằng cái mỏ Bạch Hổ thì cũng chỉ khai thác dăm vài năm nữa là cạn dầu, và VN hiện nay họ không đầu tư thăm dò dầu khí để dự phòng cũng như xác quyết chủ quyền thì đến một ngày không xa thì quốc gia này sẽ trở thành nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, mà đã nhập dầu thô thì phải thanh toán bằng USD và cần dự trữ ngoại hối rất lớn thì nó sẽ gieo họa cho VN phải đóng thuế cao hơn nữa để có được giá dầu và giá xăng chế biến để dùng. Chế độ cầm quyền CSVN này đã gần nửa thế kỷ quản lý đất nước rồi, và họ chưa khi nào tạo ra một sản phẩm dự án đầu tư chia sẻ cho người dân họ cái gì cả, mà trái lại mà người dân còn phải đóng thuế phí để trả thêm tiền nữa, như lĩnh vực dầu khí chẳng hạn, họ xây cái nhà máy lọc dầu đội vốn và tốn kém vì công nghệ lạc hậu khi sản xuất ra xăng dầu thành phẩm rồi thì còn bán đắt hơn cả xăng dầu nhập khẩu nên họ đề xuất đánh thuế cho cao để bắt tất cả người dân trả thêm tiền bù đắp cho sự thua lỗ ấy thì quả là chuyện lạ khó tin nổi, rồi còn thuế xăng dầu môi trường nữa thì tăng hết biên độ cũng là chuyện hài cũng rất khó tin nổi.