Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

NHỮNG KHÍ CỤ CƠ BẢN MƠ HỒ CỦA NGHIỆP VỤ CỦA MỘT NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ NƯỚC

Đó là người ta hay nghe thuật ngữ “lãi suất”, thậm chí là khí cụ lãi suất mới là là “lãi suất âm (tiêu cực)”, hay “negative interest rate”, hay “lạm phát”, hoặc “giảm phát”,…Nghe có vẻ lý thuyết, nếu nói về mặt này thì mọi người ai cũng hiểu kể cả các chuyên gia phân tích kinh tế, tài chính của NHNN VN, họ sẽ lật đật mở giáo trình lý thuyết tài chính cũ kỹ và lệch lạc ra thuyết giải và áp dụng vào nó khi nghe tổ chức hay cá nhân bất tài vô lực lực nào đó phân tích. Kể cả những người của đảng, những người không hiểu về thị trường tài chính và kinh tế hay thò bàn tay vào chỉ thị và can thiệp.

Hậu quả kết cục sau cùng gây phá hoại nền kinh tế. Đó là trên thế giới thì trong quá khứ thì chưa có quốc gia nào phá kỷ lục như tại VN mấy chục năm trước, đó là nạn đổi tiền vì lạm phát phi mã, nó cũng do người ta áp dụng máy móc các lý thuyết kinh tế lệch lạc trong hệ thống tài chính ngân hàng. Đó là họ không chịu tự xuất bản bản tin hay báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong nước hay ngoài nước để bắt mạch nền kinh tế đang ở mức độ nào để điều chỉnh lãi suất, như việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (hoặc thắt chặt).

Đó là thảm họa khi ngân hàng trung ương đó không đủ nghiệp vụ chuyên môn độc lập theo dõi sát thực tế của nền kinh tế đang diễn ra. Chẳng hạn, nền kinh tế đó đang tăng trưởng quá nóng, thì người ta cũng chả biết nó đang ở cái độ nhiệt kế nào, mà chỉ biết nhóm lợi ích nào đó nói rằng sự khó khăn một số lĩnh vực như bất động sản chẳng hạn. Kết cục cái ngân hàng trung ương (ở VN gọi là NHNN), lập tức thi hành “chính sách tiền tệ mở rộng” để cấp cứu thiểu số kinh doanh bất động sản chẳng hạn.  Tức là cái ngân hàng trung ương VN sẽ bắt đầu sử dụng các công cụ tài chính này để kích thích nền kinh tế, như việc đề suất nới thêm trần “tăng trưởng tín dụng”, thậm chí là theo chỉ tiêu phải đạt được 22% như đã thấy cho tài khóa năm 2017. Tức là họ đang làm tăng cung tiền, để tiếp tục làm giảm lãi suất trá hình, và làm tăng tổng cầu. Để tìm kiếm tăng trưởng, tức là đo bằng sản phẩm trong nước (GDP), nó cũng có thể khiến làm giá trị của đồng tiền đó giảm sau này để bơm lên mức tăng trưởng gấp đôi, hậu quả nạn lạm phát và nền kinh tế sẽ quay đẩu vỡ vụn tan tành vài năm sau, thay vì người ta siết cái vòi tín dụng nó lại để giảm bớt tăng trưởng quá nóng.

Cho nên quyết định tăng/giảm lãi suấtcủa ngân hàng trung ương là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng trung ương đó và cả hệ thồng tài chính ngân hàng và cả nền kinh tế vĩ mô quốc gia đó, và họ cần theo dõi phí tổn chi phí lợi suất trái phiếu của họ đang treo trên cao hay thấp ở đâu, vì nó tác dụng đến ảnh ưởng của lạm phát hoặc giảm phát trong toàn bộ nền kinh tế của đất nước đó. Điều đó là buộc các ngân hàng trung ương đó phải có nhiệm vụ cực nhọc là hàng tháng phải đánh giá nghiên cứu vĩ mô của toàn bộ hệ thống nền kinh tế đó qua nhiều báo cáo để theo sát thực tế mà ra quyết định đúng lúc cho kinh tế. Tức là họ phải có nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên đối với VN thì với ông Thống đốc Lê Minh Hưng này thì có đến hàng ta cấp Phó như có đến 6 cấp Phó, họ chỉ có nhiệm vụ ngồi chơi và đọc các lý thuyết kinh tế tài chính cũ nát để thi hành nghiệp vụ chứ chả có hiểu biết gì về hệ thống tài chính của họ và càng không thể hiểu tài chính quốc tế.

Về hồ sơ lạm phát có lẽ ai cũng rõ, và tôi định nghĩa ngắn gọn lại, đó là người ta thường hay đề cập đến vấn đề lạm phát như xứ Venezuela, Argentina, Liên Xô, Zimbabwe, VN,…đó là lạm phát nó gói trong đó làm giá trị đồng tiền suy giảm mạnh và mọi thứ hàng hóa trở nên đắt hơn trong nền kinh tế quốc gia đó.

Trong khi hiệu ứng ngược lại là “giảm phát”. Nó là khái niệm mơ hồ khó hiểu cho người bình dân. Tức là ta chỉ hiểu ngắn gọn nhất, đó là giảm phát, thực tế người ta đang nhức đầu cân nhắc để định giá của đồng tiền ở giá trị nào cho phù hợp (theo xu hướng giảm giá trị, vì giảm phát nó khiến đồng tiền treo lên cao không chịu xuống, kể cả người ta áp dụng lãi suất âm tiêu cực cho nó rơi xuống mà bất thành). Hiểu theo nghĩa bình dân dễ hiểu hơn, đó là, khi nền kinh tế rơi vào giảm phát, điều đó thường là khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp họ tích trữ tiền mặt hơn là chi tiêu cũng như đầu tư, điều đó nó làm giảm nhu cầu về tiêu dùng mua sắm sản phẩm và dịch vụ và nó gây áp lực giảm giá hàng hóa cũng như dịch vụ. Tức là khi giá đã giảm rồi thì không nói gì mà nó còn giảm thấp hơn mà chả ai muốn mua hàng hóa thì có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và tất nhiên sụt giảm tăng trưởng kinh, khiến người tiêu dùng tích trữ thêm tiền mặt nhiều hơn. Tức là người tiêu dùng đang giữ vai trò thay cho ngân hàng trung ương là họ đang thu hồi tiền trên thị trường vào ví của họ cất giữ chứ không phải ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để thu hồi tiền về nhà, điều đó khiến tiền tăng giá khó định đoạt mà tôi định nghĩa ở trên.

Tại VN người ta chỉ có thể lý luận lãi suất âm tiêu cực của một số nước đang thì hành là chủ yếu đánh thuế và chi phí vào người gửi tiền để ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại có thêm tiền chi phí. Đó là lý luận cực kỳ ngu xuẩn và gian ý của một con buôn thời vụ là họ chỉ biết nghĩ đến thuế và phí, và sau ấy người ta thi hành áp dụng máy móc cho lãi suất đồng $ ở 0% (dự kiến là âm tiêu cực nhưng chưa dám thi hành). Vì thực tế các nước hạ lãi suất âm đó chính phủ họ đang dư giả tiền bạc vì thu ngân sách quá nhiều mà người ta không muốn thu nữa mà còn muốn cho tiền người dân họ như đã thấy Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan còn đề xuất phát tiền lương cho người không chịu đi làm,…. Lãi suất âm thực tế có thể họ làm gioảm giá đồng nội tệ để tính toán khối dự trữ ngoại hối lớn lao của họ khỏi bị hao hụt vì tài sản của họ có giá như nếu đồng Franc Thụy sĩ (CHF) tăng giá quá cao khiến cho giới đầu tư nhiều năm gửi tài sản bằng đồng CHF làm hầm trú ẩn an toàn nay họ chốt tiền kéo ra thì khối dự trữ ngoại hối bằng đồng USD, EUR của Thụy Sĩ bị hao hụt, vì đồng CHF xưa kia nay có giá sẽ mua nhiều đồng USD, EUR, JPY hơn.

Thực tế giá cước lãi suất âm tiêu cực ở một số nước Nhật Bản, Âu châu họ chủ yếu thiết kế để chống lại nạn giảm phát quá lâu bằng việc thúc đẩy khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay nhiều hơn và chi tiêu tiền hơn để nâng mức tiêu dùng nội địa cao hơn, vì thực tế tăng trưởng tín dụng của các nước này là siêu thấp chứ không như người ta nghĩ là họ in tiền bừa bãi,…kể cả họ khuyến khích khách đầu tư và người dân bán đi đồng nội tệ của họ mà họ kiểm soát được sao cho giá trị đơn vị tiền tệ của họ giảm xuống nhằm thúc đẩy xuất khẩu cũng có thể được nhắc đến,…họ không áp dụng lãi suất âm tiêu cực cho các ngoại tệ khác nên đừng lầm lẫn mà học kinh nghiệm của họ.

Một số các nhà kinh tế học cho rằng lãi suất âm tiêu cực nhằm khuyến khích người dân và giới đầu tư có thể gửi vốn sang các thị trường nước ngoài và cuối cùng giúp hạ thấp giá trị tiền tệ của một quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu mà không muốn hạ lãi suất âm tiêu cực sâu hơn nữa, vì thực tế lãi suất âm tiêu cực nó là con dao hai lưỡi, đó là khi đánh sụt giá cước lãi suất âm quá mức thì vô tình đánh sụt luôn tiền lời đầu tư tiết kiệm của người về hưu hay kể cả những hình thức người gửi tiền thông thường khiến người ta không có lời lại còn giảm chi tiêu thì lại rơi vào thế kẹt là tiêu dùng trong nước yếu đi mà xuất khẩu thì chưa đảm bảo chắc chắn là tiền nhiều và rẻ có thể xuất khẩu được có thể dẫn đến cơn hoảng loạn bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng tiền thiết kế lãi suất âm đó. Lãi suất âm tiêu cực được thiết kế chủ yếu ở các nước họ đảm bảo trong giao dịch là các nhà đầu tư hay quỹ thị trường tiền tệ có thể rút vốn hay chuyển đổi tỷ giá hối đoái chiếm 70% khối dự trữ ngoại tệ sẵn có của những nước đó như Thụy Sĩ chẳng hạn.

Kết luận của tôi là lãi suất âm chỉ là trò chơi đầu tư bảo toàn khối dự trữ ngoại hối lớn lao của các nước có đồng tiền mạnh như Thụy Sĩ, Nhật,….vì thực chất lãi suất âm tiêu cực chưa ai chứng minh nó có tác dụng nào cả trong thúc đẩy kích thích kinh tế bằng thủ thuật tài chính này cả. Kể cả đầu tư theo khí cụ như việc thực hiện giao dịch "carry trade" bằng đồng JPY, là giao dịch tiền tệ được thiết kế để tận dụng sự khác biệt giữa lãi suất ở hai nước. Tức là các nhà đầu tư, các tổ chức họ vay một đồng tiền với lãi suất thấp chẳng hạn đồng JPY, và sử dụng các quỹ giao dịch tiền tệ để mua một loại tiền tệ khác nhau với mức lãi suất cao hơn nhằm chuyển đổi ra đồng USD, EUR,.. để đầu tư hay giao dịch kiếm lời nhờ chênh lệch lãi suất này,… thì nếu tinh ý sẽ thấy BoJ của Nhật tăng giảm bất thường trong việc mua hay ban trái phiếu kho bạc Mỹ để đẩy giá đồng JPY tăng giảm cũng bất thường khi các khoản nợ vay bằng đồng JPY đáo hạn mà nước khác vay Nhật.

(*) Ta thấy sự di chuyển của đồng JPY và CHF rất bất thường, đó là năm 2011, Nhật lãnh đòn trận động đất sóng thần Tohoku, thì sau ấy và năm 2012, doanh nghiệp Nhật giải kết tư bản rút vốn về tái thiết đất nước này sau đó thì đồng JPY tăng giá mạnh mẽ, vì Nhật cần nhập khẩu và thúc đẩy kích hoạt đầu tư hạ tầng hay tạo ra nợ để tái thiết đất nước, điều đó tất nhiên sẽ đẩy GDP của Nhật tăng lên và cũng chất thêm nợ tăng lên, rồi sau ấy đồng JPY hạ giá rất mơ hồ.




Đặt biệt đối với Thụy Sĩ, ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF) đổi ra 1 EUR, và đồng thời bất ngờ hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75% (nhiều người chuyên gia kinh tế ở VN hay lầm lẫn mà áp dụng cả lãi suất đồng bạc khác như đồng USD) khiến thị trường tài chính rúng động và nhiều nhà đầu tư và quỹ thị trường tiền tệ lỗ nặng khi đầu tư vào tỷ giá hối đoái đồng Franc Thụy Sĩ mà manh nha chốt lời để vét kho dự trữ ngoại hối lớn lao của họ. Hãy nhớ rằng Thụy Sĩ, hay Thụy Điển họ không có tham vọng lãnh đạo thế giới, vì diện tích đất đai của họ quá nhỏ, dân số quá ít, nhưng kinh nghiệm và bản lĩnh về nghiệp vụ tài chính của họ thì đi trước thế giới cả nhiều thế kỷ. Chẳng hạn Ngân hàng Trung Thụy Điển Sveriges Riksbank có tuổi đời tới gần như 3,5 thế kỷ, nó cũng không khác mấy nghiệp vụ của SNB (Thụy Sĩ) dù rằng SNB chỉ có hơn 1 thế kỷ.

3 nhận xét:

  1. Tư duy con vịt...mà cứ ngỡ mình là thiên nga..nền kinh tế phi thị trường mà cứ ngỡ là thị trường ,..học thuyết theo đuổi là Mac-Lê mà đòi áp dụng Adam Smith,...ăn cướp mà cứ nghĩ mình là lương thiện,..dối trá mà cứ cho là thật thà,... sử dụng luật rừng mà cứ cho là có công lý,..ngu dốt mà cứ nghĩ mình là đỉnh cao trí tuệ
    Học lỏm cách bơm QE (bơm hút tiền bằng trái phiếu) và lãi suất 0% cứ nghĩ là hay mà quên đi một điều cơ bản BẢN CHẤT MÌNH LÀ AI ?
    Tóm lại : CÔNG KHAI MINH BẠCH thì chắc chắn một điều họ sẽ không có chỗ đứng ..để mà thực hiện chính sách của kẻ cướp

    Trả lờiXóa
  2. Một nhận định khá hay mới ra lò của TS.Ngyuễn Xuân Nghĩa :

    Cải cách cái gì tại Việt Nam?

    http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/what-to-reform-in-vietnam-10042017082534.html

    Trả lờiXóa
  3. Giấu đầu lòi đuôi : Kiểm soát chặt cho vay bằng ngoại tệ
    http://cafef.vn/kiem-soat-chat-cho-vay-bang-ngoai-te-20171006102641801.chn

    Trả lờiXóa